I. Phát triển thể chất.
a. Dinh dưỡng sức khoẻ.
- Biết một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và lợi ích của chúng.
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống.
- Nhận biết và tránh một số vật dụng, con vật nơi nguy hiểm đối với bản thân.
b. Vận động:
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: Tập làm công việc nôi trợ, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình.
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Đi bước dồn ngang trên ghế băng
II. Phát triển nhận thức.
- Tên, đặc điểm,lợi ích của một số con vật.
- Biết cách so sánh sự giống và khác nhau của một số con vật quen thuộc, gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa đặc điểm với môi trường sống( thưc ăn, sinh sản, vận động.) của các con vật.
- Nhận biết được chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 5,6. Tách gộp các đối tượng trong phạm vi 6.
- Có một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật gần gũi.
93 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7613 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Thế giới động vật.
Từ ngày 17/12/2010 đến ngày 18/01/2011.
A.Mục tiêu.
I. Phát triển thể chất.
a. Dinh dưỡng sức khoẻ.
- Biết một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và lợi ích của chúng.
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống..
- Nhận biết và tránh một số vật dụng, con vật nơi nguy hiểm đối với bản thân.
b. Vận động:
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: Tập làm công việc nôi trợ, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình.
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Đi bước dồn ngang trên ghế băng
II. Phát triển nhận thức.
- Tên, đặc điểm,lợi ích của một số con vật..
- Biết cách so sánh sự giống và khác nhau của một số con vật quen thuộc, gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa đặc điểm với môi trường sống( thưc ăn, sinh sản, vận động....) của các con vật.
- Nhận biết được chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 5,6. Tách gộp các đối tượng trong phạm vi 6.
- Có một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật gần gũi.
III. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi.
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát.
- Nhận biết, phát âm được các chữ cái i, t, c qua tên gọi của các con vật.
- Biết một số bài thơ, câu truyện về thế giới động vật: Đàn gà con, Chim chích bông, mèo đi câu cá, chú dê đen…
- Biết xem sách tranh, ảnh về các con vật.
IV. Phát triển tình cảm xã hội:
- Yêu thích các con vật nuôi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quý hiếm.
- Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình.
- Quý trọng người chăn nuôi.
- Tập cho trẻ một số phẩm chất và kỹ năng sống phù hợp: mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao( chăm sóc con vật nuôi...).
V. Phát triển thẩm mỹ.
- Yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú của thế giới động vật và môi trường sống.
-Thể hiện được cảm xúc, tình cảm phù hợp qua các bài hát, múa, vận động nói về các con vật.
- Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa qua vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.
B. Chuẩn bị học liệu:
- Sưu tầm một số mô hình cây cối, con vật……….
- Tranh ảnh và đồ chơi về một số loại thực phẩm: Rau; củ; quả; trứng….
- Chuẩn bị bút màu, phấn, giấy màu, giấy vẽ, hoạ báo để trẻ xé dán gấp.
- Các khối gỗ, khối nhựa để trẻ chơi xây dựng, lắp ghép.
- Đồ chơi để bé chơi đóng vai, cửa hàng bách hoá.
- Cây cảnh, ô doa tưới cây.
- Cờ, nơ, hoa tay, mũ.
- Đồ dùng, đồ chơi trong gia đình: Xoong, nồi, bát, đĩa, cốc, chén..
- Album ảnh: Các loại con vật nuôi trong gia đình; dưới nước, chim và một số côn trùng…..
I. MẠNG NỘI DUNG:
- Trẻ biết tên gọi.
- Đặc điểm, sự giống và khác nhau giữa một số con vật sống trong rừng về: Cấu tạo, hình dạng, vận động, thói quen kiếm mồi.
- Trẻ biết tên gọi.
- Đặc điểm, sự giống và khác nhau giữa một số loài côn trùng về: Cấu tạo, màu sắc, vận động, thói quen kiếm mồi.
- Ích lợi( hay tác hại).
- Bảo vệ( hay diệt trừ).
- Trẻ biết tên gọi của một số loài động vật sống ở dưới nước.
- Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau về: Cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi.
- Mối quan hệ giữa cấu tạo, vận động và môi trường sống.
- Ích lợi của con vật sống dưới nước.
Thế giới động vật
Một số đv nuôi trong gia đình
Một số đv sống dưới nước
Một số loài côn trùng
Một số đv sống trong rừng.
- Trẻ biết tên gọi.
- Biết đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của một số con vật nuôi trong gđ.
- Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn.
- Quá trình phát triển.
- Cách tiếp xúc với con vật (an toàn) và giữ gìn vệ sinh.
- Cách chăm sóc, bảo vệ dộng vật.
- Ích lợi của các con vật nuôi.
Một số loại chim
- Trẻ biết tên gọi.
- Đặc điểm, sự giống và khác nhau giữa một số loại chim về: Cấu tạo, hình dạng, cách vận động, thói quen kiếm mồi.
II. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Tạo hình:
+ Vẽ con gà trống.
+ Xé dán con cá.
+ Nặn các con vật gần gũi.
Âm nhạc:
- Dạy hát: Gà trống, mèo con và cún con; Chú voi con, Con chuồn chuồn, Cá vàng bơi.
- Nghe: Thương con mèo, Hoa thơm bướm lượn, Gà gáy le te, Chim chích bông, Bèo dạt mây trôi.
- Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Trò chuyện về những con vật mà bé yêu thích.
- Trẻ trò chuyện với những người chăn nuôi. Lao động chăm sóc vườn trường, góc thiên nhiên.
- Yêu mến thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
- Chơi: Phòng khám thú y; cửa hàng thực phẩm; nấu ăn; Trại chăn nuôi.
- Trò chuyện, mô tả các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi.
- Thảo luận về những điều đã quan sát được từ những con vật.
- Nhận biết các chữ cái i,t,c qua tên gọi của các con vật.
- Kể về một số các con vật gần gũi( qua tranh, ảnh, quan sát các con vật).
- Làm sách, tranh về các con vật.
Vận động:
Vận động cơ bản:
+ Bật chụm tách chân.
+ Ném túng đích nằm ngang
+ Trườn sấp kết hợp trèo qua ghê thể dục
Trò chơi vận động:
+ Mèo đuổi chuột.
+ Cáo và thỏ.
+ Cho thỏ ăn.
* Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
- Trò chuyện, thảo luận về những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vâvật, cách đề phòng và tránh.
Thế giới động vật
Nhận thức
Vận động
Ngôn ngữ
Thẩm mĩ
Tình cảm- Xã hội
Làm quen với biểu tượng toán:
Đếm, nhận biết thêm bớt, tách gộp 2 nhóm đồ chơi và số lượng trong phạm vi 5,6.
Khám phá khoa học:
Trò chuyện: + Một số động vật nuôi trong gia đình.
+Một số động vật nuôi trong gia đình.
+Một số động vật sống trong rừng.
+Một số động vật sống dưới nước.
+một số côn trùng có ích, có hại.
+Làm quen với một số loại chim.
THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp 2, tay 1, chân 1, bụng 4, bật 2.
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô, biết chuyển đội hình từ hàng dọc- vòng tròn- hàng dọc- hàng ngang.
- Rèn cho trẻ thói quen thể dục hàng ngày.
- Giáo dục trẻ thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Trang phục của trẻ ngọn ngàng.
III. Tổ chức hoạt động:
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo đội hình vòng tròn: Đi thường - Đi gót - Đi thường – Đi mũi chân – Đi thường - Chạy chậm - Chạy nhanh - Chạy chậm – Đi thường - Về ga.
2. Hoạt động 2: Trọng động
- Cho trẻ chuyển đội hình về 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung gồm các động tác:
- Hô hấp 2 ( 2-8 ): Hít vào thật sâu, 2 tay thả xuôi xuống, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực.
- Tay 1( 2-8 ): Đưa 2 tay ra phía trước, sau.
- Chân 1( 2-8 ): Khụy gối.
- Bụng 4( 2-8 ): Cúi về trước, ngửa ra sau.
- Bật 2( 2-8 ): Bật tiến về phia trước.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 2-3 vòng.
Đi theo đội hình.
Tập cùng cô các động tác.
Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
Tuần I
Một số động vật nuôi trong gia đình.
(Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12 năm 2012.)
Hoạt động góc
*Nội dung:
1. Góc phân vai:
- Cửa hàng bán thức ăn gia súc, đóng vai mẹ – con, bác sỹ thú y.
2.Góc xây dựng- lắp ghép:
Xây dựng trang trại chăn nuôi, mô hình gia đình vườn – ao- chuồng..
3.Góc nghệ thuật:
- Vẽ , cắt, xé, dán, tô màu con vật nuôi trong gia đình.
- Hát múa, đọc thơ về các con vật nuôi gần gũi.
4. Góc học tập:
Xem sách, tranh truyện về con vật nuôi trong gia đình....
5. Góc thiên nhiên:
Chăm sóc con vật nuôi, chăm sóc cây...
I.Mục tiêu.
- Trẻ biết về các góc chơi, biết thể hiện vai chơi và hành động chơi.
- Biết lắp ghép nhà và xếp mô hình trang trại.
- Biết đóng vai người bán hàng, mua hàng,...
- Biết cắt, vẽ, xé, dán, tô màu tranh, nặn các con vật nuôi gần gũi ...
- Quan sát tranh truyện các con vật nuôi và trò truyện công việc của người chăn nuôi...
- Biết chăm sóc cây, con vật.
II. Chuẩn bị.
- Hàng rào,khối các loại, thảm cỏ, cây xanh, bộ lắp ghép, con vật làm bằng bìa, con vật bằng nhựa…
- Bút , vở, …
- Giấy vẽ, vở bé tập tạo hình, bút màu, bảng con, đất nặn, một số bài thơ, bài hát về chủ đề …
- Tranh ảnh các con vật nuôi.....
- Các loại rau củ, quả nhựa, bộ đồ nấu ăn, búp bê, gói thóc, ngô, cám....
- Cây xanh, bình nước, sỏi, hột hạt…
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.Hoạt động 1: Thỏa thuận, trò truyện.
Cô hỏi trẻ:
- Các con đang học chủ đề gì?
- Chủ đề động vật nuôi trong gia đình nói về cái gì?
- Các con co yêu quý những con vật nuôi trong gia đình mình không?
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các góc chơi cho các con cùng chơi và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
- Cô giới thiệu các góc chơi: Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật…
- Hôm nay con sẽ chơi ở góc nào?
- Ai thích chơi ở góc xây dựng (phân vai, thiên nhiên)?
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng ( phân vai, thiên nhiên,…) thì về góc chơi đó.
- Trong khi chơi các con phải chơi cùng nhau không tranh giành, quăng ném đồ chơi.
- Lấy cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi qui định.
2. Hoạt động 2. Trẻ chơi:
Trẻ về góc chơi và tự thỏa thuận vai chơi.
- Khi trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi thì cô đến giúp trẻ thỏa thuận vai chơi.
- Cô quan sát và dàn xếp góc chơi.
- Góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể chơi cùng trẻ.
- Trong giờ chơi cô chú ý đến góc xây dựng, học tập, nghệ thuật.
- Cô bao quát khuyến khích các nhóm chơi liên kết với nhau( góc phân vai).
3. Hoạt động 3.
- Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
- Cho trẻ tham quan góc xây dựng.
- Cuối giờ cho trẻ hát bài “Bạn ơi hết giờ rồi” và cất gọn đồ chơi.
Trẻ trả lời.
Nghe cô giới thiệu.
Trẻ trả lời.
Về góc chơi lựa chọn.
Chơi theo hướng dẫn.
Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2012.
Hoạt động học:
Trò chuyện về một số vật nuôi trong gia đình.
I. Mục tiêu:
KT- Trẻ biết tên, nhận xét được một số đặc điểm nổi bật của một số loài vật nuôi trong gia đình. Biết được lợi ích của các con vật nuôi đó.
- Trẻ nhận xét được một số đặc điểm giống và khác nhau của một số gia súc và gia cầm.
- Trẻ hứng thú khi được tham gia vào hoạt động.
KN- giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý.
TĐ- Trẻ biết chăm sóc và yêu quý các con vật nuôi. Cách giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc với các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh môi trường: + Gia súc: Con mèo; con lợn; con trâu.
+ Gia cầm: Con gà; con vịt; con ngan.
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát: Gà trống, mèo con và cún con.
2. Hoạt động 2: Làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Hãy kể tên các con vật trong bài hát?
- Hôm nay cô con mình hãy cùng làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình nhé.
a. Làm quen với con gà trống.
- Cô đọc câu đố:
" Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức dậy"
Là con gì?
- Cô cho xuất hiện bức tranh: Con gà trống.
- Đây là bức tranh gì?
- Các con hãy quan sát và cho cô biết:
+ Con gà gồm mấy phần? Là những phần nào?
+ Đầu gà gồm những bộ phận nào?
+ Mình gà có đặc điểm gì?
+ Gà có mấy chân? Hãy kiểm tra?
+ Thức ăn của gà là gì?
+ Tiếng gáy của gà trống như thế nào?
+ Người ta nuôi gà để làm gì?
- Cô củng cố lại.
+ Gà mái đẻ con hay đẻ trứng?
b. Làm quen với con vịt.
- Cô nói: Chốn cô, chốn cô.
- Cô cho xuất hiện bức tranh: Con vịt.
- Đây là bức tranh gì?
- Các con hãy quan sát và cho cô biết:
+ Con vịt gồm mấy phần? Là những phần nào?
+ Đầu vịt gồm có những gì?
+ Mình vịt có đặc điểm gì?
+ Vịt có mấy chân? Hãy kiểm tra? Đặc điểm của chân vịt?
+ Thức ăn của Vịt là gì?
+ Vịt cái đẻ con hay đẻ trứng?
+ Tiếng kêu của vịt như thế nào?
+ Người ta nuôi vịt để làm gì?
- Cô củng cố lại.
* So sánh con gà – con vịt:
- Con gà và con vịt có điểm gì giống nhau?
Con gà và con vịt có điểm giống nhau là: Đều là những con vật nuôi trong gia đình, có 2 chân, đẻ trứng.
- Điểm khác nhau giữa chúng?
Con gà Con vịt
- Con gà trống gáy ò, ó, o. - Con vịt kêu cạp cạp.
- Không bơi được - Bơi được
- Những con vật sống trong gia đình có hai chân đẻ trứng thì được gọi là gia cầm.
c. Làm quen với con mèo.
- Cô đọc câu đố: " Con gì kêu meo meo
Hay leo trèo
Chân có vuốt
Thích bắt chuột"
Là con gì?
- Cô cho xuất hiện bức tranh: Con mèo.
- Đây là bức tranh con gì?
- Các con hãy quan sát và cho cô biết:
+ Con mèo gồm mấy phần? Là những phần nào?
+ Đầu mèo gồm những bộ phận nào?
+ Mình mèo có đặc điểm gì?
+ Mèo có mấy chân? Hãy kiểm tra?
+ Mèo thích ăn gì?
+ Mèo cái đẻ con hay đẻ trứng?
+ Tiếng kêu của mèo như thế nào?
+ Người ta nuôi mèo để làm gì?
- Cô củng cố lại.
d. Làm quen với con trâu.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi:
Trời sáng- trời tối
- Cô cho xuất hiện bức tranh: Con trâu.
- Đây là bức tranh gì?
- Các con hãy quan sát và cho cô biết:
+ Con trâu gồm mấy phần? Là những phần nào?
+ Đầu trâu gồm những bộ phận nào?
+ Mình trâu có đặc điểm gì?
+ Trâu có mấy chân? Hãy kiểm tra?
+ Thức ăn của Trâu là gì?
+ Trâu mẹ đẻ con hay đẻ trứng?
+ Người ta nuôi trâu để làm gì?
- Cô củng cố lại.
Hôm nay cô con mình đã cùng quan sát những con vật gì? Hãy kể tên?
* So sánh con trâu – con mèo.
Các con hãy cùng cô chơi trò chơi: Con gì biến mất.
- Trên bảng cô có con vật gì?
- Con trâu và con mèo có điểm gì giống nhau?
Con trâu và con mèo có điểm giống nhau là: Đều là những con vật sống trong gia đình, có 4 chân, đẻ con.
- Điểm khác nhau giữa chúng?
Con trâu Con mèo
- Con trâu có kêu ghé ọ . - Con mèo kêu meo meo.
- Thích ăn cỏ, cám. - Thích ăn chuột
- Những con vật nuôi trong gia đình có bốn chân, đẻ con thì được gọi là gia súc.
* Mở rộng:
- Hãy kể tên một số loại gia súc mà con biết?
- Hãy kể tên một số loại gia cầm mà con biết?
- Hãy kể tên một số công việc mà chúng mình giúp đỡ bố mẹ chăm sóc các con vật nuôi?
- Những con vật nuôi tuy khác nhau nhưng chúng đều rất có ích đối với con người như: Cho thịt, trứng, con trâu còn giúp cày ruộng, chở hàng hóa, con mèo bắt chuột... vì vậy các con phải biêt yêu quý và chăm sóc chúng và phải biết ơn những người chăn nuôi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét tiết học.
- Cho trẻ ra chơi.
Hát cùng cô.
Trẻ trả lời.
Lắng nghe.
Trẻ trả lời.
Qs và trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Qs tranh.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Lắng nghe.
Con mèo.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Qs tranh và trả lời câu hỏi.
Trẻ trả lời.
Đẻ con.
Cày ruộng và lấy thịt làm thực phẩm.
Trẻ kể.
Trẻ trả lời.
Trẻ kể theo hiểu biết.
Lắng nghe.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát có mục đích: Cây rau cải nàn.
Trò chơi vận động: + Bịt mắt bắt dê.
+ Gieo hạt.
Chơi theo ý thích: Chơi tự do.
I. Mục tiêu.
KT- Trẻ biết tên, đặc điểm bên ngoài, lợi ích của cây rau cải nàn.
KN- Biết chơi trò chơi, hứng thú khi chơi.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát.
TĐ- Trẻ biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát.
- Quần áo trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Quan sát rau cải nàn.
- Cho trẻ biết mục đích của buổi quan sát.
- Cô cùng trẻ đến địa điểm của buổi quan sát.
- Các con hãy quan sát thật kỹ và cho cô biết:
+ Đây là cây rau gì?
+ Hãy kể tên từng phần của cây rau cải nàn?
+ Lá màu gì?
+ Lá to hay nhỏ?
+ Thân cây rau như thế nào?
+ Hoa màu gì?
- Cô chốt lại: Đây là cây rau cải nàn. Cây rau cải nàn có thân, lá, hoa. Lá màu xanh, thân cây ngồng cao, hoa màu vàng.
+ Dùng cây rau cải nàn để làm gì?
+ Các con đã được ăn loại rau này chưa?
+ Bố mẹ các con đã chế biến rau thành các món gì?
+ Rau cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Rau cung cấp rất nhiều chất vitamin cho cơ thể ngoài ra nó còn rất tốt cho môi trường vì vậy mỗi nhà nên làm một mảnh vườn nhỏ để trồng cây hoặc trồng loại rau mà mình thích. Các con có thể giúp bố mẹ chăm sóc vườn rau đấy.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động:
a. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
b. Trò chơi: Gieo hạt.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Phổ biến luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ.
3. Hoạt động 3: Chơi theo ý thích- chơi tự do.
Cho trẻ về các khu vực chơi với các đồ chơi cô đã chuẩn bị.Chơi với sỏi, hột hạt, một số trẻ tưới nước cho cây…
Cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ.
Cho trẻ vs cá nhân rồi vào lớp
Qs.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Nêu cách chơi luật chơi, chơi theo hướng dẫn.
Về khu chơi theo lụa chọn.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn số 5 ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết được số 5.
- Rèn kỹ năng đếm, tạo nhóm trong phạm vi 5 cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học.
- Làm quen một số bài hát trong chủ đề: Gà trống mèo con và cún con.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 5 con cá, 5 con mèo bằng bìa, thẻ số từ 1 đến 5,bảng con.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.
- Một số đồ dùng có số lượng 5.
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài Gà trống, mèo con và cún con.
- Trò chuyện về bài hát.
- Cô giới thiệu bài.
- Cho trẻ xếp cá, mèo tương ứng, đếm, tạo nhóm có số lượng 5 và đặt thẻ số.
- Cô giới thiệu số 5.
- Luyện cho trẻ đếm và tạo nhóm trong phạm vi 5 nhiều lần.
- Cho trẻ lấy đồ dùng xung quanh lớp có số lượng 5.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm nhà
- Nhận xét giờ học và cho trẻ chơi.
Dạy tăng cường Tiếng Việt cho trẻ
- Dạy từ mới: con mèo, con chó, con lợn.
- Câu: Nhà em nuôi mèo để bắt chuột, con chó canh nhà. Con lợn nuôi lấy thịt.
Ôn từ đã học.
I. Mục tiêu.
- KT: Trẻ nghe, nói được từ: con mèo, con chó, con lợn
- KN: Nghe, hiểu từ: con mèo, con chó, con lợn.
- TĐ: Chú ý nghe cô dạy.
II. Chuẩn bị.
-Tranh về các con vật.
- Một số câu hỏi phù hợp với nôi dung từ mới
III. Hướng dẫn hoạt động
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1
Cho đọc bài thơ
- Cô hỏi lại các từ cũ
- Cô nhắc lại các từ, mẫu câu đã học
- Cô cho cả lớp ôn lại các từ mẫu câu đã học 3-4 lần.
- Gọi 2-3 cá nhân trẻ nhắc lại từ cũ, mẫu câu cũ.
2.Hoạt động 2
*Từ con mèo.
- Cô cho trẻ qs tranh giới thiệu từ “con mèo”
- Cô nói mẫu và cho cả lớp nói 3-4 lần.
- cho từng tổ, cá nhân nói 3-4 lần
- Cô nói từ đây con mèo và cho cả lớp nói.
*Từ công an
- Cô cho trẻ qs tranh giới thiệu từ “con chó”
- Cô nói mẫu và cho cả lớp nói 3-4 lần.
- cho từng tổ, cá nhân nói 3-4 lần
- Cô nói từ đây là con chó và cho cả lớp nói
-Tương tự dạy với từ con lợn.
3.Hoạt động 3
- Cô dạy cả lớp câu: Nhà em nuôi mèo để bắt chuột.
- Cho cả lớp nói cùng cô,
- Từng tổ, cá nhân đọc.
-tương tự cô dạy các câu còn lại.
* Tạo tình huống để trẻ được nói các câu vừa học
-Trả lời câu hỏi
-Quan sát
-Qs và lắng nghe
-Thưc hiện theo yêu cầu
Nói cùng cô cả câu.
Nhật ký:
TTSK………………………………………………………………………………………KTKN…………………………………………………………………………………….HVCX………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..............................
Thứ 3 ngày 18 tháng 12 năm 2012
Hoạt động học:
Vẽ con gà trống ( mẫu )
I. Mục tiêu:
KT-Trẻ 3 tuổi tô màu cho con gà trống
Trẻ 4-5 tuổi biết sử dụng, phối hợp các nét cong, nét xiên để tạo thành hình con gà. Biết tô màu cho sản phẩm của mình.
KN- Rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi tay, mắt quan sát thẩm mỹ.
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.
TĐ- Giáo dục trẻ yêu quý, biết cách chăm sóc các con vật nuôi gần gũi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu.
- Bút chì, bút màu, giấy vẽ.
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát: Con gà trống.
2. Hoạt động 2: Vẽ con gà trống.
a.Quan sát và nhận xét mẫu.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói đến con vật nào?
- Cô cho xuất hiện bức tranh.
- Cô có bức tranh gì?
- Con gà trống có mấy phần? Là những phần nào?
- Đầu gà có dạng hình gì? Bao gồm những bộ phận gì?
- Mình gà có những gì?
- Màu sắc của mình gà?
- Gà có mấy chân? Đặc điểm của chân?
Hôm nay cô con mình sẽ cùng vẽ bức tranh chú gà trống thật đẹp. Nhưng trước tiên các con hãy chú ý xem cô vẽ mẫu.
b. Cô vẽ mẫu.
Để vẽ được bức tranh cô cần bút chì, bút màu, giấy vẽ.
- Đầu tiên cô cầm bút bằng tay phải. Cô vẽ đầu gà là một hình tròn, cổ gà là hai nét xiên. Mình gà là một hình tròn to. Gà có hai chân, chân có ngón. Bây giờ cô vẽ thêm mắt, mỏ, mào, cánh đuôi.
- Vậy là cô đã có bức tranh con gà hoàn chỉnh rồi. Bây giờ cô sẽ tô màu bức tranh thêm đẹp.
- Nào các con hãy cùng vẽ với cô nhé.
c. Trẻ thực hiện.
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện.
- Quan sát, hướng dẫn, động viên những trẻ chưa thực hiện được.
- Cô gợi ý để trẻ vẽ sáng tạo thêm cây, cỏ hoa, thóc....
d. Trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ treo tranh theo tổ.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Cô đặt câu hỏi gợi ý trẻ nhận xét:
+ Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
+ Bạn vẽ con gà trống có đầy đủ các bộ phận không?
+ Bạn tô màu như thế nào?
+ Ngoài con gà bạn còn vẽ thêm được gì?
- Cô củng cố lại.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét tiết học.
- Cho trẻ ra chơi.
Hát cùng cô.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Hai chân.
Qs cô vẽ mẫu.
Vẽ theo hướng dẫn.
Mang tranh lên treo.
Trẻ trả lời.
Trả lời.
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát: Cây hoa lưỡi hổ.
Trò chơi: - Mèo đuổi chuột.
- Bóng tròn to.
Chơi theo ý thích: Chơi tự do.
I. Mục tiêu.
KT- Trẻ biết tên, đặc điểm lợi ích của cây lưỡi hổ.
KN- Biết chơi trò chơi, hứng thú khi chơi.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý.
TĐ- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, yêu mến thiên nhiên gần gũi.
II. Chuân bị:
- Sân chơi sạch sẽ.
- Quần áo trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Quan sát cây lưỡi hổ.
- Cô cho trẻ biết mục đích của buổi quan sát.
- Cô cùng trẻ đến địa điểm của buổi quan sát.
- Cho trẻ quan sát thật kỹ và tiến hành đàm thoại.
- Đây là cây hoa gì?
- Hãy kể tên các phần của cây hoa?
- Đặc điểm của lá?
- Lá màu gì?
- Cô chốt lại: Đây là cây hoa lưỡi hổ, cây có gốc thân, lá. Thân cây mềm, lá hình tim, màu đỏ,viền quanh lá có hình răng cưa, màu vàng.
- Trồng cây lưỡi hổ để làm gì?
- Muốn cây xanh tốt, lớn nhanh thì phải làm gì?
- Muốn cây lớn nhanh thì hàng ngày các con phải chăm sóc cho cây và không được ngắt lá cây để nghịch.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động.
a. Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
b. Trò chơi: Bóng tròn to.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Trẻ nêu cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ.
3. Hoạt động 3: Chơi theo ý thích- Chơi tự do
Cho trẻ về các khu vực chơi với các đồ chơi cô đã chuẩn bị.Chơi với sỏi, hột hạt, một số trẻ tưới nước cho cây…
Cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ.
Cho trẻ vs cá nhân rồi vào lớp.
Qs
Trẻ trả lời.
Lắng nghe.
Trẻ trả lời.
Nêu cách chơi, luật chơi, chơi theo yêu cầu.
Về khu chơi lựa chọn.
Hoạt động chiều
Trò chơi mới: Đua ngựa.
I. Mục tiêu:
- Giúp trẻ phát triển cơ bắp.
- Rèn kỹ năng chạy cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
Lớp học sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu cách chơi:
Cô cho trẻ đứng thành 3 tổ. Cô giáo nói: “ Các cháu giả làm các con ngựa. Bây giờ chúng ta chơi đua ngựa. Khi chạy các cháu nhớ làm động tác chạy như phi ngựa bằng cách nâng cao đùi lên. Thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Sau đó cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại. Mỗi lần 3 cháu của 3 tổ cùng chơi, thi đua xem tổ nào có nhiều con ngựa phi nhanh.
- Cô chơi mẫu 2- 3 lần cho trẻ quan sát.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
Dạy tăng cường Tiếng Việt cho trẻ
- Dạy từ mới: bộ đội,công an, bác sĩ.
- Câu: chú bộ đội canh giữ quê hương,bạn Anh thích làm công an, Bé làm bác sĩ.
Ôn từ đã học.
I. Mục tiêu.
- KT: Trẻ nghe, nói được từ: bộ đội,công an, bác sĩ.
- KN: Nghe, hiểu từ: bộ đội,công an, bác sĩ.
- TĐ: Chú ý nghe cô dạy.
II. Chuẩn bị.
-Tranh về các nghề.
- Một số câu hỏi phù hợp với nôi dung từ mới
III. Hướng dẫn hoạt động
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1
Cho đọc bài thơ
- Cô hỏi lại các từ cũ
- Cô nhắc lại các từ, mẫu câu đã học
- Cô cho cả lớp ôn lại các từ mẫu câu đã học 3-4 lần.
- Gọi 2-3 cá nhân trẻ nhắc lại từ cũ, mẫu câu cũ.
2.Hoạt động 2
-Từ bộ đội
- Cô cho trẻ qs tranh giới thiệu từ “bộ đội”
- Cô nói mẫu và cho cả lớp nói 3-4 lần.
- cho từng tổ, cá nhân nói 3-4 lần
- Cô nói từ đây là chú bộ đội và cho cả lớp nói.
-Từ công an
- Cô cho trẻ qs tranh giới thiệu từ “công an”
- Cô nói mẫu và cho cả lớp nói 3-4 lần.
- cho từng tổ, cá nhân nói 3-4 lần
- Cô nói từ đây là chú công an và cho cả lớp nói
-Tương tự dạy với từ bác sĩ
3.Hoạt động 3
- Cô dạy cả lớp câu: chú bộ đội canh giữ quê hương
- Cho cả lớp nói cùng cô,
- Từng tổ, cá nhân đọc.
-tương tự cô dạy các câu còn lại.
* Tạo tình huống để trẻ được nói các câu vừa học
-Trả lời c
File đính kèm:
- chu de tgdv.doc