Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật (thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần)

- Giáo viên xây dựng kế hoạch cho chủ đề.

- Sưu tầm tranh ảnh, họa, báo phục vụ cho chủ đề “Thế giới động vật”

- Trang trí lớp học theo chủ “Thế giới động vật”: tranh, ảnh, đồ dùng, đồ chơi, bảng tuyên truyền, bố trí các đồ dung, đồ chơi ở các góc cho phù hợp với chủ đề.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm các tranh ảnh, vật thật, sáng tác thư, truyện, bài hát, câu đố về chủ đề.

- Trò chuyện với trẻ về:

+ Một số con vật sống trong gia đình

+ Một số động vật sống dưới nước

+ Một số con vật sống trong rừng

+ Côn trùng

- Khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra câu hỏi có liên quan.

- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn cho trẻ máy hát, các bài hát bài thơ, câu truyện về chủ đề.

- Làm một số đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở như: sopbitit, hộp giấy, bút màu, giấy A4, tranh, ảnh, các bài hát về chủ đề

 

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật (thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: 4 tuần Từ ngày 24/ 12→ 18/01/2013 Giáo viên xây dựng kế hoạch cho chủ đề. Sưu tầm tranh ảnh, họa, báo…phục vụ cho chủ đề “Thế giới động vật” Trang trí lớp học theo chủ “Thế giới động vật”: tranh, ảnh, đồ dùng, đồ chơi, bảng tuyên truyền, bố trí các đồ dung, đồ chơi ở các góc cho phù hợp với chủ đề. Phối hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm các tranh ảnh, vật thật, sáng tác thư, truyện, bài hát, câu đố về chủ đề. Trò chuyện với trẻ về: + Một số con vật sống trong gia đình + Một số động vật sống dưới nước + Một số con vật sống trong rừng + Côn trùng Khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra câu hỏi có liên quan. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn cho trẻ máy hát, các bài hát bài thơ, câu truyện về chủ đề. Làm một số đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở như: sopbitit, hộp giấy, bút màu, giấy A4, tranh, ảnh, các bài hát về chủ đề… MỤC TIÊU Phát triển thể chất: + Dinh dưỡng sức khỏe: Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng Biết cách phòng tránh các bệnh: Ho, sốt, tay chân miệng…. + Vận động: Trẻ biết thực hiện tốt các vận động: Lăn bóng và di chuyển theo bóng, Ném trúng đích nằm ngang- chạy 12m, bật nhảy từ trên cao xuống (30-35cm). Trẻ biết phối hợp giữa bàn tay, cẳng chân, và mắt khi lăn bóng, khi bật nhảy,khi chạy.trẻ biết giữ thân bằng khi bật nhảy từ trên cao xuống …. Biết phòng tránh những nơi nguy hiểm. Phát triển nhận thức: Trẻ biết kể tên một số con vật sống trong gia đình, sống dưới nước, sống trong rừng, một số loại côn trùng. Biết được các đặc điểm, hoạt động, đặc tính sinh sản của một số loài động vật. Biết được lợi ích của các con vật đối với cuộc sống của con người, tranh xa các con vật nguy hiểm. Nhận biết khối vuông, tam giác, chữ nhật, so sánh cao thấp 3 đối tượng, đếm đến 5 nhận biết chữ số 5,phân biệt hính tam giác, hính vuông. Phát triển ngôn ngữ: Trẻ biết bày tỏ tình cảm,nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. Biết lắng nghe cô giáo và các bạn nói. Biết đặt và trả lời câu hỏi. Kể về các con vật mà trẻ biết. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động : hát, đọc thơ,kể truyện Trẻ nhận biết và phát âm rõ các chữ cái : ư, i, t, c Trẻ được học câu truyện: “ Rùa con tìm nhà ”, “ Dê con nhanh trí”. Bài thơ: “Có chú gà con”, “Tiếng ve” Trẻ chú ý trả lời đúng các câu hỏi cô đặt ra, trẻ nhớ nội dung thơ, nhớ cốt truyện, các nhân vật trong truyện, trẻ đọc thơ diễn cảm. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình và các bạn làm ra làm ra. - Trẻ thể hiện cảm xúc khả năng sáng tạo của mình qua các sản phẩm tạo hình chủ đề thế giới động vật - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động của nghệ thuật trong lớp. Phát triển tình cảm – xã hội: - Biết chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Thích thú và có ý thức tham gia các hoạt động tự phục vụ. - Biết giữ gìn cẩn thận quần áo của mình, trẻ yêu thương chăm sóc các con vật nuôi. MẠNG NỘI DUNG: Một số con vật sống trong gia đình - Trẻ biết kể tên các con vật sống trong gia đình. - Biết được những đặc điểm, hoạt động, tiếng kêu của các con vật. - Trẻ biết được lợi ích của các con vật, biết yêu thương chăm sóc các con vật . Tìm hiểu 1 số động vật sống dưới nước - Trẻ biết kể tên các con vật sống dưới nước. - Biết được những đặc điểm, hoạt động của chúng. - Trẻ biết được lợi ích của các con vật, biết cách chăm sóc các con vật . Thế giới động vật Côn trùng - Trẻ biết kể tên các côn trùng. - Biết được những đặc điểm, hoạt động, nơi sống của các loài côn trùng. - Trẻ biết được lợi ích , tác hại của các con vật, Một số con vật sống trong rừng - Trẻ biết kể tên các con vật sống trong rừng. - Biết được những đặc điểm, hoạt động, tiếng kêu của các con vật. - Trẻ biết được lợi ích , tác hại của các con vật các con vật . MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển thẩm mỹ: *Tạo hình : -Vẽ gà trống (M) - Nặn theo ý thích - Xé dán hình con bướm * Âm nhạc: - Thương con mèo - Cá vàng bơi - Thật là hay - Biểu diễn văn nghệ Phát triển nhận thức: + Toán: - Làm quen NB khối vuông,CN, tam giác - So sánh cao thấp 3 đối tượng - Đếm đến 5 nhận biết chữ số 5 - Phân biệt hình tam giác và hình vuông. * Khám phá khoa học - Một số con vật sống trong gia đình - Một số con vật sống dưới nước - Một số con vật sống trong rừng - Côn trùng * Phát triển ngôn ngữ: Văn học: - Truyện: Rua con tìm nhà, Dê con nhanh trí. - Thơ: Có chú gà con, Tiếng ve. ● LQCC: - Làm quen chữ cái : ư, i ,t,c THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT *Phát triển thể chất: + DD sức khỏe: - Trẻ biết ăn uống hợp vệ sinh - NB và tránh xa nơi nguy hiểm. - Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi. + Vận động: - Lăn bóng và di chuyển theo bóng - Ném trúng đích nằm ngang - Bật nhảy từ trên cao xuống * Phát triển tình cảm xã hội: - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú, xây ao cá - Góc phân vai: Cửa hàng bán vật nuôi, bán cá, Trại chăn nuôi - Góc học tập: đọc truyện,xem tranh, làm album. - Góc nghệ thuật: hát múa theo chủ đề, vẽ ,tô màu tranh theo chủ đề - Góc thiên nhiên: chăm sóc cây. KẾ HOẠCH TUẦN 01: ♦ CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU ♦ THỜI GIAN THỰC HIỆN: 24/12→ 28/12/2012 HOẠT ĐỘNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp,cho trẻ cất đồ dùng đúng chổ, điểm danh, trò chuyện với trẻ về những ngày nghỉ trẻ đã đi đâu và làm gì? - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm thế giới động vật - Cho trẻ chơi tự do. THỂ DỤC SÁNG 1. YÊU CẦU: - Trẻ thực hiện tốt các động tác thể dục - Rèn cho trẻ khả năng tập luyện theo nhạc một cách nhịp nhàng. - GD trẻ thường xuyên luyện tập thể dục. 2. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ,nhạc, nơ. 3. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian:7h45→8h - Địa điểm: Lớp học 4.HƯỚNG DẪN: + Hoạt động 1:Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn và thực hiện các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân,đi bằng gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh… + Hoạt động 2:Trọng động · HÔ HẤP: Thổi bóng bay - TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay cầm bóng thả xuôi. - Thực hiện: Trẻ đưa bóng ra phía trước và thổi mạnh để “bóng bay xa”. - Cho trẻ tập thể dục sáng kết hợp với bài hát “ Một con vịt” · TAY: Đưa 2 tay ra phía trước vổ vào nhau (2X4) TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân. Nhịp 1: 2 tay sang ngang . Nhịp 2: Hai tay ra trước vổ vào nhau Nhịp 3: 2 tay sang ngang. Nhịp 4: Về TTCB. Lần 2 Thực hiện như trên. · BỤNG: Nghiêng người sang bên (2X4) TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi Nhịp 1: 2 tay chống hông Nhịp 2: Quay người sang trái Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Lần 2 như trên, quay người sang phải. · CHÂN: Đứng 1 chân nâng cao gập gối (2X4) TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi Nhịp 1: 2 tay chống hông nâng cao chân trái gập gối. Nhịp 2: về TTCB Nhịp 3: 2 tay chống hông nâng cao chân phải gập gối. Nhịp 4: Về TTCB. Lần 2 Tiếp tục thực hiện như trên. · BẬT: Bật tai chổ (2X4) TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông. Bật theo nhịp đếm của cô 1,2,3,4. + Hoạt động 2: HỒI TĨNH: - Cho trẻ đi vun tay hít tay hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH Một số con vật sống trong gia đình PTTC Lăn bóng và di chuyển theo bóng PTNT Làm quen NB khối vuông, tam giác, CN PTTM Thương con mèo PTNN Thơ: Có chú gà con HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I .YÊU CẦU: - Trẻ chơi tốt các trò chơi,tuân thủ theo luật chơi. - Rèn cho trẻ khả năng chú ý nhanh nhẹn - GD trẻ chơi nghiêm túc,tuân thủ theo luật chơi. II.CHUẨN BỊ: - Đồ dùng và tranh ảnh một con vật sống trong gia đình….. III THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian:8h25→8h55 - Địa điểm: Lớp học VI.HƯỚNG DẪN: + Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu - Cô cho trẻ hát bài hát “Một con vịt” - Các bạn vừa hát bài gì? - Bài hát nhắc đến con vật nào? - Con vịt kêu như thế nào? - Vịt là động vật sống ở đâu? - Ngoài ra con động vật nào sống trong gia đình nữa? - Các bạn có biết những con vật đó có tiếng kêu như thế nào không? - Để xem ai biết được nhiều tiếng của các con vật hơn tí nữa các bạn cùng tham gia trò chơi với cô nha. + Hoạt động2. Bé tham gia trò chơi: + Trò chơi: “Mèo và chim sẽ” - Cách chơi: Cô chọn 1 bạn làm mèo đang canh giữ lúa, các bạn còn lại làm chim sẽ đang đi kiếm ăn, khi những chú chim sẽ đi kiếm ăn vượt qua vạch mức cho phép thì chú mèo có nhiệm vụ chụp bắt các chú chim sẽ. - Luật chơi: Chú chim sẽ nào bị mèo bắt được sẽ bị phạt. + Trò chơi: “ Tiếng con vật gì” - Cách chơi: Cô giã giọng làm tiếng kêu của 1 số con vật : Vịt, gà trống, gà mái, gà con, mèo, chó….để trẻ đoán xem con gì kêu. - Luật chơi: Bạn nào đoán nhanh và đúng sẽ được khen. - Cho cả lớp thi đua - Cho 2 trẻ thi đua nhau. + Hoạt động 3 : Chơi tự do - Cô giới thiệu các đồ chơi - Cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà mình thích - Cho trẻ chơi - Cô quan sát trẻ chơi ª Nhận xét: Cô hỏi lại những việc trẻ đã làm Cô nhận xét tuyên dương trẻ + Thứ 3: Cho trẻ chơi các trò chơi: - Mèo và chim sẽ Tiếng con vật gì Chơi tự do Yêu cầu cần đạt: Trẻ nói đúng các tiếng kêu của các con vật, tuân thủ theo luật chơi. + Thứ 4: - Trò chuyện với trẻ về tiếng kêu của các con vật Trò chơi: Mèo và chim sẽ Chơi tự do Yêu cầu: Trẻ nhận ra được các tiếng kêu của các con vật, trẻ tuân thủ theo luật chơi. + Thứ 5: - Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Trò chơi: Tiếng con vật gì - Chơi tự do Yêu cầu: Trẻ nhận ra được các tiếng kêu của các con vật, trẻ tuân thủ theo luật chơi. + Thứ 6: Cho trẻ chơi các trò chơi: - Mèo và chim sẽ Tiếng con vật gì Chơi tự do Yêu cầu cần đạt: Trẻ nói đúng các tiếng kêu của các con vật, tuân thủ theo luật chơi. HOẠT ĐỘNG GÓC I .YÊU CẦU: - Trẻ chơi tốt các ở các góc chơi. - Rèn cho trẻ khả năng chú ý nhanh nhẹn,biết phối hợp chơi cùng bạn. - GD trẻ biết thu dọn đồ chơi khi chơi xong. II.CHUẨN BỊ: - Khối gỗ,cây xanh, cá, bông múa, máy hát, giấy vẽ, bút màu...... III. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian: 8h55→ 9h35 - Địa điểm: Lớp học VI. HƯỚNG DẪN: HĐ 1:Trò chuyện cùng cô: - Cô và trẻ hátt bài “Cá vàng bơi” - Các bạn vừa hát bài gì? - Bài hát nói về con vật gì? - Cá sống ở đâu? - Nhà các bạn có nuôi cá không? - Các bạn có cho cá ăn không? - Cá cung cấp cho ta thịt để làm bữa ăn hằng ngày vì thế các bạn phải thường xuyên cho cá ăn nha. - Các bạn có thích nuôi cá không? - Vậy lát nữa hoạt động góc cô sẽ cho các bạn xây ao cá nha. HĐ 2:Tìm hiểu góc chơi: ♦ GÓC XÂY DỰNG: Xây ao cá Các bạn sẽ xây như thế nào? Các bạn cần xây những gì? Các bạn sẽ nuôi những loại cá nào? ♦ GÓC PHÂN VAI: Bán cá. Ai là người bán? Ai là người mua? Thái độ người bán và người mua như thế nào? Trước khi bán người bán phải làm gì? Bán ♦ GÓC HỌC TẬP: Đọc truyện, xem tranh. Các bạn đọc truyện xem tranh như thế nào? Các bạn lật sách như thế nào? Đọc xong các bạn làm gì? ♦ GÓC NGHỆ THUẬT: Biểu diễn văn nghệ, vẽ và tô màu tranh các con vật sống trong gia đình. Các bạn biểu diễn văn nghệ như thế nào? Ai làm ca sĩ, ai làm khán giả? Khi ca sĩ hát xong khán giả làm gì? Các bạn vẽ và tô màu như thế nào? Tay nào cầm bút,tư thế ngồi như thế nào? ♦ GÓC THIÊN NHIÊN : Chăm sóc cây Các bạn chăm sóc cây như thế nào? HĐ 3: Bé nhập vai vào trò chơi: Cho trẻ lựa chọn góc chơi Cho trẻ vào góc chơi Cô đi quan sát, nhắc nhở, động viên trẻ chơi nhập vai, biết liên kết các góc chơi với nhau. HĐ 4.Xem ai chơi giỏi: Tập chung trẻ lại góc xây dựng. Cô nhận xét từng góc chơi và tuyên dương trẻ. ª NHẬN XÉT: Cô hỏi lại những việc trẻ đã làm Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Làm quen bài hát “Thương con mèo” PTTM Vẽ gà trống (ĐT) Làm quen bài thơ “Chú gà con” PTNN Làm quen chữ cái ư Ôn bài hát “Thương con mèo” VỆ SINH TRẢ TRẺ Kế hoạch ngày ● Ngày dạy: Thứ hai, ngày 24, tháng 12, năm 2012 A .HOẠT ĐỘNG SÁNG: ª Đón trẻ: - Đón trẻ vào lớp,cho trẻ cất đồ dùng đúng chổ,điểm danh, trò chuyện với trẻ về những ngày nghỉ trẻ đã đi đâu và làm gì? - Hướng trẻ đến các bức tranh chủ điểm trong lớp. - Cho trẻ chơi tự do. ª Thể dục sáng: ( từ thứ 2→ thứ 6) + HĐ 1 KHỞI ĐỘNG: Cho trẻ đi vòng tròn và thực hiện các kiểu đi. + HĐ 2 TRỌNG ĐỘNG: · HÔ HẤP: Thổi bóng bay ·TAY: Đưa 2 tay ra phía trước vỗ vào nhau (2X4) ·BỤNG: Nghiêng người sang bên (2X4) ·CHÂN: Đứng 1 chân nâng cao gập gối (2x4) ·BẬT: Bật tạt chỗ (2X4) + HĐ 3. HỒI TĨNH: - Cho trẻ đi vun tay hít tay hít thở nhẹ nhàng. ª HOẠT ĐỘNG HỌC: § Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC § Đề tài: MỘT SỐ CON VẬT TRONG GIA ĐÌNH I. YÊU CẦU: - Trẻ biết được tên, 1 số đặc điểm đặc trưng ( đặc điểm riêng, tiếng kêu, thức ăn, vận động…)của 1 số con vật nuôi trong gia đình . Trẻ biết được ích lợi của các con vật đó đối với cuộc sống của gia đình. - Trẻ có thể quan sát, phân tích, đưa ra nhận xét về các con vật.Trẻ biết so sánh, biết khái quát về 1 số đặc trưng của con vật.Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng và rành mạch. - Giáo dục trẻ biết được lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình, biết chăm sóc và bảo vệ chúng. II/ CHUẨN BỊ: - Một số hình ảnh các con vật trẻ quan sát đàm thoại: chó, mèo, trâu, bò, lợn, thỏ… - Lô tô các con vật cho trẻ chơi trò chơi……….. III. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian: 8h→8h25 - Địa điểm: Lớp học VI. HƯỚNG DẪN: STT Cấu trúc- thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 1 2 3 4 HĐ 1: Khám phá đề tài:( 2p) HĐ 2: Bé cùng cô tìm hiểu các con vật sống trong gia đình.( 13p) HĐ 3:So sánh- mở rộng: (3p) HĐ4: Bé thi tài: (7p) - Cô và trẻ hát bài: “Một con Vịt” - Trong bài hát nhắc đến tên con vật nào? - Vịt được nuôi ở đâu? - Ngoài con vịt được nuôi trong gia đình ra còn có con vật nào cũng được nuôi trong gia đình nữa. - Để biết các con vật đó có đặc điểm như thế nào, mang lại cho chúng ta những lợi ích gì hôm nay cô và các bạn cùng trò chuyện về 1 số con vật sống trong gia đình nha. + Con chó - Các bạn xem cô có tranh gì đây? - Các con có nhận xét gì về chú chó này?( Cô có thể gợi ý cho trẻ nhận xét về bộ lông, đặc điểm riêng…) - Chúng mình cho cô biết chó có mấy chân nào? - Tiếng kêu của chó như thế nào? => Cô cho cả lớp bắt trước tiếng chó sủa. - Vậy chúng mình có biết chó được nuôi trong nhà làm gì không? - Chó là động vật đẻ con hay đẻ trứng? => Cô khái quát lại: Cô thấy chúng mình trả lời rất giỏi đấy. Chó được nuôi trong gia đình để giữ nhà,Chó có 4 chân, toàn thân có nhiều lông. Chó thường kêu: “ Gâu, gâu”. + Con mèo - Đây là con vật gì? - Con mèo có những đặc điểm gì? - Con mèo có mấy chân? - Các con có biết công việc của mèo là gì không? => À mèo cũng thường được nuôi trong gia đình, mèo có 4 chân, có nhiều lông, công việc mèo yêu thích là bắt chuột giúp con người đấy. Các con có biết vì sao mèo lại chạy nhanh, trèo giỏi và bắt chuột rất tài không? => Mèo chạy, leo trèo rất nhanh và nhẹ là vì chân của chúng có móng vuốt nhọn và nệm thịt đấy. Mèo cũng có đôi tai rất thính, hàm răng sắc nhọn nên dễ dàng phát hiện và tiêu diệt lũ chuột gây hại. - Mèo thích ăn gì nhất nào? - Mèo kêu ra sao? - Mèo là động vât đẻ con hay đẻ trứng? => Mèo kêu: Meo meo, chúng thích ăn cá và là động vât đẻ con. + Con trâu Vừa rồi cô thấy các bạn học rất ngoan, Giờ cô sẽ đọc tặng chúng mình 1 bài ca dao nhé: “ Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” - Bài ca dao nói về con vật gì? - Các con thấy con trâu có gì đặc biệt? => Con trâu có sừng to, dài, lông thưa, da đen, có 4 chân và có chiếc đuôi rất dài đấy. - Trâu thường ăn gì nào? => Trâu thường được thả ở ngoài đồng để ăn cỏ. - Trâu có ích lợi gì đối với gia đình nhà nông? => Trâu thường được nuôi trong các gia đình nhà nông để giúp con người cày, bừa làm đất trồng lúa, ngô, khoai… - Con trâu đẻ con, con trâu con được gọi là con gì? ( Cho trẻ xem hình ảnh con nghé) - Chúng mình có biết còn có 1 con vật cũng làm việc cày bừa giúp con người. Đó là con gì nào? + Con bò - Các con có nhận xét gì về con bò? - Con bò kêu như thế nào? - Bò đẻ con hay đẻ trứng ? Con bò con đẻ ra gọi là con gì ? + Con trâu – Con bò + Chúng có những đặc điểm gì khác nhau ? => Cô KQ lại : Trâu thì da đen còn bò thì da vàng, nâu.Sừng trâu thì dài hơn sừng bò. + Chúng có điểm gì giống nhau ? => Cô KQ : Chúng đều được nuôi trong gia đình có 4 chân, có đuôi dài, có sừng, chúng đều ăn cỏ, đều đẻ con và đều giúp nông dân cày ruộng đấy. + Con chó – Con mèo + Chúng có điểm gì khác nhau ? => Cô KQ : Mèo thích bắt chuột còn chó thì thường làm công việc giữ nhà. Mèo kêu meo meo, còn chó sủa : Gâu, gâu. + Chúng có điểm gì giông nhau ? => Cô KQ : Chúng đều được nuôi trong gia đình, chúng có rất nhiều lông, có 4 chân, chúng đều thích ăn cá và đều đẻ con. + Tương tự cô giới thiệu tranh các ngành nghề : cô giáo, công an, thợ điện và cho trẻ biết rõ hơn công việc của các nghề đó. - Cho trẻ kể tên các con vật khác được nuôi trong gia đình. + Giáo dục: - Các con vật này đều là những con vât có ích cho gia đình, vậy chúng mình phải làm những gì để bảo vệ, chăm sóc chúng ? - Chúng mình nhớ phải cho chúng ăn, chăm sóc và bảo vệ chúng, tuy nhiên móng vuốt của chúng rất sắc nhọn nên khi chơi đùa với chó mèo phải thât cẩn thận không để chúng cào. + Trò chơi: “ Tiếng con vật gì?” Cách chơi: Cô làm tiếng kêu các con vật và cho trẻ đoán. Luật chơi: Ai đoán đúng sẽ được khen + Trò chơi: “ Chọn đúng con vật ” - Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội ,khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng sẽ chạy lên chọn 1 thẻ hình các con vật sống trong gia đình rồi để vào rổ của đội mình, sau đó cuối hàng.Các bạn còn lại sẽ thực hiện như thế cho đến hết thời gian quy định. - Luật chơi: Mỗi lần chỉ lấy 1 đồ dùng, đội nào có được nhiều đồ dùng nhất sẽ thắng cuộc. + Kết thúc: - Cô hỏi lại tên đề tài - Cô nhận xét tuyên dương trẻ -Cô cho trẻ tô màu tranh các các con vật sống trong gia đình HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (8h25→8h55) : Trò chơi: - Mèo và chim sẽ - Tiếng con vật gì 2. Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC( 8h55→ 9h35): Góc xây dựng: Xây ao cá Góc học tập: Đọc truyện, xem tranh Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: (14h→16h) - Đón trẻ, điểm danh. Cho trẻ làm quen bài hát: “Thương con mèo” Cho trẻ chơi tự do · Vệ sinh trả trẻ Kế hoạch ngày ● Ngày dạy: Thứ ba, ngày 25, tháng 12, năm 2012 A.HOẠT ĐỘNG SÁNG: ª Đón trẻ: -Đón trẻ vào lớp,cho trẻ cất đồ dùng đúng chổ , điểm danh - Hướng trẻ đến các bức tranh chủ điểm trong - Trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong gia đình. - Cho trẻ tự do. ª Thể dục sáng: ( giống thứ 2) ª HOẠT ĐỘNG HỌC: § Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT § Đề tài: LĂN BÓNG VÀ DI CHUYỂN THEO BÓNG I. YÊU CẦU: - Trẻ thực hiện tốt vận động lăn bóng và di chuyển theo bóng - Rèn cho trẻ khả năng khóe léo, giữ thăng bằng khi chơi trò chơi - GD trẻ tập luyện nghiêm túc, bảo đảm an toàn khi thực hiện và chơi trò chơi. II. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ,nhạc, nơ, vạch chuẩn, bóng, rổ… III. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian: 8h→8h25 - Địa điểm: Lớp học VI. HƯỚNG DẪN: STT Cấu trúc- Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 1 2 3 HĐ 1:khởi động (5p) HĐ 2: Bé thực hiện vận động (17p) HĐ3 : Hồi tĩnh(3p) - Trẻ đi vòng tròn và thực hiện các kiểu đi : Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân, đi bằng mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. + BTPTC: Kết hợp với bài hát “ Thương con mèo” - TAY: Đưa tay ra trước gập khuỷu tay(3X4) - BỤNG: Quay người sang 2 bên(2X)4 - CHÂN: đứng nhún chân khuỵu gối(3x4) - BẬT: Bật tại chổ(2x4) + VĐCB: - Các bạn vừa tập thể dục kết hợp với bài hát gì? - Bài hát nói về con vật nào? - Mèo sống ở đâu? - Mèo giúp chúng ta làm gì? - Vậy các bạn phải làm gì để chú mèo có đủ sức khỏe để bắt chuột cho chúng ta. - Các bạn ơi chú mèo rất dễ thương và rất thích chơi với các quả bóng, hôm nay cô sẽ cho lớp mình đóng vai làm những chú mèo thực hiện vận động “lăn bóng và đi theo bóng” nha. - Để thực hiện tốt các bạn chú ý xem cô làm mẫu nha. + Cô làm mẫu lần đầu thật chậm + Lần 2: kết hợp giải thích - TTCB: Đứng khum người ở vạch mức, 2 tay vịnh quả bóng. - TH: Khi có hiệu lệnh các bạn dùng sức các ngón tay lăn quả bóng về trước, vừa lăn vừa di chuyển theo bóng, mắt luôn nhìn về trước. - Cô mời lần lượt 2 trẻ khá lên thực hiện. - Cô mời lần lượt từng trẻ lên thực hiện - Cho 2 trẻ thi đua nhau - Cô quan sát trẻ chơi nhắc nhở trẻ hướng dẫn thêm cho trẻ - Cô mời trẻ yếu lên thực hiện - Cô chú ý sửa sai cho trẻ + Bé tham gia trò chơi - Trò chơi “ Nhảy lò cò” + Cách chơi: Cô sẽ mời lên mỗi lần 5 bạn, các bạn sẽ thi đua nhảy lò cò xem ai đến vạch mức trước. + Luật chơi : Ai đến vạch mức trước sẽ thắng cuộc. - Cho trẻ đi vun tay hít thở nhẹ nhàng Kết thúc: - Cô hỏi lại tên đề tài - Cô nhận xét tuyên dương trẻ Ø HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ( 8h25→ 8h55) 1. Trò chơi: - Tiếng con vật gì - Mèo và chim sẽ Yêu cầu cần đạt: Trẻ nói đúng các tiếng kêu của các con vật, tuân thủ theo luật chơi. 2. Chơi tự do Ø HOẠT ĐỘNG GÓC( 8h55→ 9h35): Góc xây dựng: Xây ao cá Góc học tập: Đọc truyện, xem tranh Góc phân vai: Bán cá B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU: (14h→16h) - Đón trẻ, điểm danh § Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ § Đề tài: VẼ GÀ TRỐNG (M) I. YÊU CẦU: - Trẻ biết vẽ con gà trống và tô màu thật đẹp cho bức tranh của mình. - Rèn cho trẻ vẽ các nét tròn, xiên, thẳng, trẻ chú ý và ghi nhớ cách vẽ các bộ phận của chú gà. Rèn cho trẻ cách sử dụng bút màu cách cầm bút khi vẽ. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của cô, bút màu, giấy vẽ, bút chì….. III. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian: 14h-14h25 - Địa điểm: Lớp học VI. HƯỚNG DẪN: STT Cấu trúc- thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 1 2 3 4 HĐ 1: Khám phá đề tài: (3p) HĐ 2: Quan sát tranh: (10p) HĐ 3: Trẻ trổ tài vẽ chú gà trống. (8p) HĐ 4: Sản phẩm của trẻ (4p) - Cô và trẻ hát bài “Đàn gà trong sân” - Các bạn vừa hát bài gì? - Bài hát nhắc đến con vật nào? - Gà là động vật được nuôi ở đâu? - Nhà các bạn có nuôi gà không? - Để chú gà mau lớn các bạn phải làm gì? - Vậy các bạn có thích vẽ chú gà không? - Thế hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vẽ “ Gà trống” nha. - Cho trẻ nhắc lại. * C« cho trÎ quan s¸t tranh: - Các bạn xem cô có tranh gì đây? - Tranh cô vẽ những gì? - Những chú gà đang làm gì? - Có bao nhiêu chú gà trong tranh? + Còn bức tranh này vẽ gì? - Đây là chú gà gì? - Chú gà có mấy phần? - Đây là gì của gà? Đầu gà có gì? - Mắt gà có hình dạng như thế nào? - Đây là gì của gà? - Mình gà có hình dạng gì? Trên mình gà có gì nữa? - Còn đây là gì của gà? - Đuôi gà dài và có nhiều sợ lông có màu sắc rất đẹp. - Để vẽ được chú gà trống thật đẹp các bạn chú ý xem cô làm mẫu nha. + Cô làm mẫu: Lần đầu thật chậm Lần 2 kết hợp giải thích: Tay phải cô cầm bút, cô vẽ 1 vòng tròn lớn làm mình gà, cô vẽ 2 nét xiên làm cổ gà, sau đó cô vẽ 1 vòng tròn nhỏ ở trên để làm đầu gà, tiếp theo cô vẽ mỏ gà ,mào gà, vẽ mắt gà bằng 2 vòng tròn nhỏ, sau đó cô vẽ đuôi gà bằng những nét cong, tiếp theo cô vẽ chân gà, cánh gà. + Hỏi lại cách vẽ chú gà trống: - Các bạn sẽ vẽ như thế nào? - Các bạn sẽ vẽ phần nào trước? - Vẽ xong các bạn làm gì? - Khi vẽ các bạn cầm bút bằng tay nào? - Tư thế ngồi như thế nào mới đúng? - Cho trẻ nhẹ nhàng vào chổ ngồi vẽ - Cô đi quan sát gợi ý hướng dẫn thêm cho trẻ - Cô cho trẻ đem tranh lên treo - Cô mời 1 vài trẻ lên chọn tranh đep và nói rõ lí do + Kết thúc: - Cô hỏi lại tên đề tài - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Cô và trẻ hát bài “ thương con mèo” - Vệ sinh trả trẻ Kế hoạch ngày ● Ngày dạy: Thứ tư, ngày 26, tháng 12, năm 2012 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: ª Đón trẻ: - Đón trẻ vào lớp,cho trẻ cất đồ dùng đúng chổ, điểm danh - Trò chuyện với về thức ăn của các con vật trong gia đình - Cho trẻ tự do. ª Thể dục sáng: ( giống thứ 2) ª HOẠT ĐỘNG HỌC: § Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC § Đề tài: LÀM QUEN NHẬN BIẾT KHỐI VUÔNG, TAM GIÁC, CHỮ NHẬT I. YÊU CẦU: - Trẻ nhận

File đính kèm:

  • docDAU TAY.doc
Giáo án liên quan