I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần. Biết một tuần có 7 ngày, mõi ngày có màu sắc khác nhau, ngày thứ bảy, chủ nhật có màu đỏ.
-Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học(từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày.
- Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định .
-Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần.
Kỹ năng:
- Trẻ biết sắp xếp theo dúng thứ tự các ngày trong tuần
- Biết sắp xếp theo thứ tự ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai.
Thái độ:
- Trẻ yêu thích môn học
- Biết yêu quí mọi người xung quanh
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài Nhận biết cỏc ngày trong tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Môn: HTBTTSĐ
Đề tài: Nhận biết các ngày trong tuần
NDTH: HĐTH: cắt dán tạo lốc lịch
Đối tượng 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần. Biết một tuần có 7 ngày, mõi ngày có màu sắc khác nhau, ngày thứ bảy, chủ nhật có màu đỏ.
-Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học(từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày.
- Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định .
-Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần.
Kỹ năng:
- Trẻ biết sắp xếp theo dúng thứ tự các ngày trong tuần
- Biết sắp xếp theo thứ tự ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai.
Thái độ:
- Trẻ yêu thích môn học
- Biết yêu quí mọi người xung quanh
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
- Lịch về các thứ trong tuần
- Hình ảnh về các giờ học của trẻ
- Các tranh lô tô về thứ tự thời gian trong ngày
Đồ dùng của trẻ:
- Mõi trẻ có các tờ lịch từ thứ 2 đến chủ nhật
- Giấy có ảnh các tờ lịch, kéo, hồ dán
III. Phương pháp:
- Luyện tập- Trò chơi
IV. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú (1-2 phút)
- Hát “Em yêu cây xanh”trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát ( Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh )
- Chào mừng các bạn đến với chương trình “ ô cửa bí mật”. Đến với chương trình hôm nay, tôi xin giới thiệu có 3 đội chơi đến từ lớp mẫu giáo Nhỡ B trường MN Phú Phong: Đội Hoa Hồng, Hoa cúc, Hoa sen và người dẫn chương trình là cô giáo Nguyễn Thị Nghệ. Và chủ đề của chương trình hôm nay là “Khám phá thời gian”
* Hoạt động 2: Ôn thứ tự thời gian trong ngày ( 5 phút )
-Các đội đã sẵn sàng tham gia cuộc thi chưa?Vậy xin mời các đội đến với phần thi đầu tiên của chương trình được mang tên “Chung sức”.Để hiểu rõ về phần thi này các đội hãy chú ý lắng nghe cô nói cách chơi nhé:
- Cách chơi:Trên này cô có rất nhiều các hình ảnh nói về thời gian trong ngày và nhiệm vụ của các đội phải đi qua các vườn cây ăn quả và sắp xếp thời gian trong ngày theo đúng trình tự sáng, trưa, chiều, tối. Đội nào xếp sai hoặc xếp không đúng trình tự thì đội đó không được tính điểm
- Các bạn đã rõ cách chơi chưa?
- Phần thi “Chung sức” bắt đầu ( Trẻ chơi trên nền nhạc bài hát “em yêu cây xanh”
- Kết thúc cô cho trẻ nói về trình tự bức tranh của mình sau đó cô và các bạn kiểm tra tranh.
* Hoạt động 3: Nhận biết các thứ trong tuần ( 15-16 phút )
- Vừa rồi các đội đã tìm hiểu về thời gian trong ngày qua phần thi “Chung sức” rất tốt . Còn tìm hiểu về thứ tự các ngày trong tuần thì sao nhỉ? Để biết các đội tìm hiểu có tốt không cô xin mời 3 đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng tìm hiểu”.Để phần thi này được sôi nổi hơn cô xin mơì các đội hãy lại đây cùng hát với cô bài hát “ Cả tuần đều ngoan”
- Các con vừa hát bài hát nói về những thứ nào trong tuần?
- Thứ hai là ngày gì trong tuần.
- Và trên bảng cô có tờ lịch thứ hai.Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ hai?( Các đội cùng lấy tờ lịch thứ hai ra trước mặt)
( Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm ) ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”.
- Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy?
- Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì?
- Thứ ba chúng mình học gì? ( Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý trẻ trả lời)
- Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì? ( Trẻ trả lời theo nhận xét của trẻ)
- Sau thứ tư là thứ mấy? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ tư?
- Hãy lấy tờ lịch “ thứ năm” xếp ra trước mặt? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? thứ năm chúng mình học gì?
- Sau thứ năm là thứ mấy?( Thứ sáu) Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ sáu” ? Thứ sáu các bạn tham gia vào hoạt động gì?
- Sau thứ sáu là thứ mấy?( Thứ bảy) Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ bảy” ? Thứ bảy các bạn làm gì?( Đi học, ở nhà với ba, mẹ…)
- Còn đây là tờ lịch của ngày chủ nhật. Các đội thấy tờ lịch của ngày chủ nhật có gì đặc biệt? ( Tờ lịch có màu đỏ) Cô giải thích thêm là tất cả các tờ lịch chủ nhật trong lốc lịch đều cơ màu đỏ.
- Các con có biết vì sao tất cả các tờ lịch chủ nhật đều có màu đỏ không ?
Bởi vì ngày chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người và cũng là ngày cuối tuần đấy các con ạ
- Sau khi tìm hiểu về các thứ trong tuần thì các đội có nhận xét gì về các thứ trong tuần? Mời đại diện mõi đội có nhận xét
( Có bảy ngày, các tờ lịch có màu sắc khác nhau…)
- Đúng rồi một tuần thì có bảy ngày, các ngày trong tuần thì có màu sắc khác nhau, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và ngày chủ nhật thì có màu đỏ.
- Vậy thì một tuần có mấy ngày?
- Các con đi học vào thứ mấy?
- Vậy thì một tuần chúng mình đi học mấy ngày?
- Các con hãy xếp những ngày đi học xuống dưới
( Có trẻ xếp từ thứ 2 đến thứ 6, có trẻ xếp từ thứ 2 đến thứ 7) Cô giải thích thêm cho trẻ là thứ 7 cũng là ngày nghỉ nhưng có bạn muốn giỏi hơn nên đi học thêm một ngày nữa)
- Cho trẻ xếp đúng số ngày học chính thức là từ thứ 2 đến thứ 6
- Cô cùng trẻ đếm ngày đi học và kiểm tra.
- Vậy một tuần chúng mình được nghỉ mấy ngày? những ngày này là thứ mấy?(cô cùng trẻ kiểm tra)
( Một tuần chúng mình đi học 5 ngày, thứ bảy, chủ nhật( lịch đỏ) nghỉ và sau 2 ngày nghỉ lại đi học bắt đầu là thứ hai )
Vậy cô đố các đội biết hôm nay là thứ mấy?( thứ 5) Thứ 5 hôm nay mình đang học gì
Hôm qua là thứ mấy? Hôm qua các con học gì?làm những công việc gì?
- Thế ngày mai là thứ mấy ? ngày mai các con học gì? làm những công việc gì?Những công việc này con đã làm vào hôm nay chưa?
- Các con ạ các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ và nói lại còn những công việc mà các con nói vào ngay mai thì đó chỉ là những dự định của chúng mình những dự định này sẽ được các bạn thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các bạn đi ngủ, sáng mai thức dậy là các bạn sẽ thực hiện được dự định của mình rồi đấy
- Vậy các con thấy thời gian có đáng quí không?
- Vì thời gian đáng quí như vậy nên khi chúng mình đã dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay và đừng để lâu nếu để lâu là chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. Thế chúng mình có đồng ý hứa với cô là sẽ tiết kiệm thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí không?
- Vậy là cô cùng các đội đã tìm hiểu xong về các thứ trong tuần rồi.Các đội thấy các thứ trong tuần có hấp dẫn không?
( Các con ạ : trong 1 tuần có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và hết chủ nhật lịch đỏ lại bắt đầu là thứ hai )
Hoạt Động 4: Luyện tập ( 5-6 phút )
Trò chơi : Mình cùng trổ tài
-Năm cũ sắp hết và năm mới đã sắp đến rồi thế các đội đã có tờ lịch cho riêng ra đình mình chưa? Vậy để tăng thêm phần hấp dẫn cô xin mời các đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng trổ tài” ( Cắt dán tạo thành một lốc lịch theo thứ tự từ thứ 2 đến chủ nhật)
- Cô nói cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi
- Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội thắng
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Môn: HTBTTSĐ
Đề tài: So sánh chiều cao của 3 đối tượng
NDTH: TD: Chuyền bóng
Đối tượng 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đặt các đối tượng đặt cạnh nhau để so sánh
- Trẻ nói được cao nhất, thấp hơn và thấp nhất
- Trẻ biết cách so sánh chiều cao của các đối tượng
- Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng và suy luận của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ, nói trọn câu, đủ câu.
- Trẻ tham gia vào trò chơi hứng thú
II. Chuẩn bị:
- Cô: + Mô hình ngôi nhà cao và ngôi nhà thấp
+ 3 chậu cây : chậu cây màu đỏ cao nhất
Chậu cây màu vàng thấp hơn
Chậu cây màu xanh thấp nhất
+ Máy đĩa nhạc không lời “ tổ ấm gia đình
+ 3 lọ hoa : Lọ hoa màu xanh cao nhất
Lọ hoa màu vàng thấp hơn.
Lọ hoa màu đỏ thấp nhất.
- Trẻ: 3 chậu cây và 3 chậu hoa giống cô nhưng có kích thước nhỏ hơn.
+ Gạch, kéo, giấy, hồ, tranh
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Cho trẻ hát bài “ nhà của tôi”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
À ngôi nhà là nơi chúng ta sinh sống, ngôi nhà giúp cho chúng ta che mưa, che nắng nhưng gia đình bạn Lan lại không có nhà để ở vậy lớp mình hãy cùng nhau chuyển những viên gạch này thật nhiều để xây nhà cho bạn Lan các bạn có đồng ý không .
( Cho lớp chuyển thành 3 hàng dọc thi đua chuyền gạch )
- Vùa rồi cô thấy các chú công nhân đã chuyển thật nhiều gạch để xây nhà cho bạn Lan .
- Bây giờ lớp mình cùng đến xem ngôi nhà các chú đã xây cho bạn Lan như thế nào nhé . Trẻ vứa đi đến mô hình vừa đọc thơ:
Nào các bạn ơi
Ta cùng tới đây
Với bao bàn tay
Chung sức ta xây
Với lòng hăng say
Háo hức ta đi
Xem ai xây nhà
Đẹp hơ bạn nhé.
-Các bạn nhìn xem các chú công nhân đã xây được bao nhiêu ngôi nhà cho bạn Lan ( 2 ngôi nhà)Các bạn nhìn xem các chú công nhân đã xây được bao nhiêu ngôi nhà cho bạn Lan ( 2 ngôi nhà)
- Con có nhận xét gì về 2 ngôi nhà này?
-Ngôi nhà nào cao hơn? Ngôi nhà nào thấp hơn ?
-Ngôi nhà thấp có màu gì?
-Bạn nào là đội trưởng chỉ dẫn xây cho ngôi nhà này ?
- Còn bạn nào là đội trưởng chỉ dẫn xây cho ngôi nhà cao màu đỏ này
- Đố các bạn, bạn Huy và bạn Chánh bạn nào cao hơn ?( Bạn Huy cao hơn )
- Bạn Huy và bạn Chánh bạn nào thấp hơn ?( Bạn Chánh thấp hơn)
- Bây giờ lớp mình cùng ca hát để chúc mừng gia đình bạn Lan đã có nhà ở ( Cho trẻ về đội hình chữ U vàvận động bài:tổ ấm gia đình )
* Hoạt động 2: So sánh chiều cao của 3 đối tượng
-Gia đình bạn Lan rất cảm ơn lớp mình đã xây cho gia đình bạn Lan ngôi nhà rất đẹp để ở nên bố, mẹ, bạn Lan mời chúng mình ở lại dùng cơm với gia đình bạn Lan đó.
- Nhưng nhà bạn Lan lại rất lộn xộn trước khi ăn cơm chúng mình giúp bạn Lan xếp những chậu cây này cho gọn gàng để nhà rộng có chỗ mình dùng cơm nhé.
- Chậu cây này màu gì? ( Màu đỏ) ( cô đặt lên bàn).
- Còn chậu caay này màu gì?( màu vàng) ( cho trẻ lên đặt lên bàn giúp cô).
- Con có nhận xét gì về 2 chậu cây này?
- Chậu cây màu đỏ và chậu cây màu xanh thì chậu cây nào cao hơn? ( chậu cây màu đỏ cao hơn).
- Chậu cây màu xanh như thế nào so với chậu cây màu đỏ( chậu cây màu xanh thấp hơn chậu cây màu đỏ).
- Vì sao con biết chậu cây màu đỏ cao hơn chậu cây màu xanh?( vì dư ra một đoạn cây của chậu cây màu đỏ) ( cô cất chậu cây màu đỏ, đưa ra chậu cây màu xanh)
- Thế chậu cây màu vàng và chậu cây màu xanh chậu cây nào cao hơn( chậu cây màu vàng cao hơn) chậu cây nào thấp hơn?( chậu cây màu xanh thấp hơn).
- Vì sao con biết chậu cây màu vàng cao hơn chậu cây màu xanh? ( vì dư ra một đoạn cây của chậu cây màu vàng).
- À lúc nãy chậu cây màu đỏ cao hơn chậu cây màu vàng, chậu cây màu vàng lại cao hơn chậu cây màu xanh vậy theo con chậu cây nào cao nhất, chậu cây nào thấp nhất? ( cô đặt 3 chậu cây cạnh nhau).
- Cho trẻ dọc: Chậu cây màu đỏ cao nhất.
Chậu cây màu vàng thấp hơn.
Chậu cây màu xanh thấp nhất.
- Theo con để so sánh chiều cao của 2 hay nhiều đối tượng thì con làm sao?( đặt các đối tượng cạnh nhau)
- Nhưng bố bạn Lan lại không thích đặt như thế mà đặt chậu cây thấp nhất,đến cao hơn và cuối cùng là chậu cây cao nhất các con có làm được không?( trẻ xếp từ thấp đến cao).
- Nhà bạn an không chỉ có chậu cây mà còn có nhiều lọ hoa các con hãy chuyển các lọ hoa đó nữa nhé.( các con hãy xếp các lọ hoa từ cao đến thấp)
- Như vậy con xếp lọ hoa nào đầu tiên? Đến lọ nào và cuối cùng là lọ nào? ( trẻ trả lời)
- Cho trẻ xếp ngược lại từ thấp đến cao.
* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
- Để hôm nay được vui hơn ố bạn Lan sẽ tổ chức các trò chơi:
+ Trò chơi 1:Cùng nhau thi tài.
Chia thành 3 đội thi nhau cắt dán theo hình cô yêu cầu đã chuẩn bị sẵn( Dán từ thấp đến cao và từ cao đến thấp).
+ Trò chơi 2: Kết bạn.
- cách chơi: trẻ sẽ tạo thành nhóm có 3 bạn và 3 bạn sẽ dứng theo thứ tự: cao nhất, thấp hơn và thấp nhất. Đội nào không đứng đúng sẽ phải leen hát một bài hát để góp vui cho bữa tiệc hôm nay.
File đính kèm:
- giao an nhan biet cac ngay trong tuan.doc