Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm gia đình

I/PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

- Phân biệt được ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.

- Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt.

- Biết mặc trang phục phù hợp thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.

- Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.

- Biết nói với người lớn khi ốm, đau.

II/PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

 - Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình.

 - Biết địa chỉ và số điện thoại của gia đình.

 - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ.

 - Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ.

III/PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:

 - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói .

 - Biết lắng nghe đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kể lại được một số sự kiện trong gia đình có trình tự,lôgíc.

 - Có thể miêu tả mạch lạc về đồ dùng đồ chơi của gia đình.

 - Thích sách và chọn sách theo ý thích về chủ đề.

 - Thích nghe đọc thơ đọc sách và kể chyện diễn cảm về gia đình.

 - Biết sử dụng lời nói có kỹ năng giao tiếp,chào hỏi lễ phép lịch sự

 

doc48 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6340 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN I/PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: - Phân biệt được ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản. - Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt. - Biết mặc trang phục phù hợp thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định. - Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh. - Biết nói với người lớn khi ốm, đau. II/PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: - Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình. - Biết địa chỉ và số điện thoại của gia đình. - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ. - Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ. III/PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói . - Biết lắng nghe đặt và trả lời câu hỏi. - Kể lại được một số sự kiện trong gia đình có trình tự,lôgíc. - Có thể miêu tả mạch lạc về đồ dùng đồ chơi của gia đình. - Thích sách và chọn sách theo ý thích về chủ đề. - Thích nghe đọc thơ đọc sách và kể chyện diễn cảm về gia đình. - Biết sử dụng lời nói có kỹ năng giao tiếp,chào hỏi lễ phép lịch sự. IV/PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI: - Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp. - Thực hiện một số quy tắc của gia đình: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định. - Biết cách cư xử với các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ chia sẻ khi cần thiết. - Có ý thức về những điều nên làm như khoá nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng. V/PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: - Biết tạo ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về các đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà, các thành viên trong gia đình. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan tới gia đình. - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng . - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi múa hát vận động theo nhạc. MẠNG NỘI DUNG - Các thành viên trong gia đình : tôi , bố mẹ, anh em, tên sở thích ngày sinh nhật… - Công việc của các thành viên trong gia đình. - Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình: bé tham gia hoạt động cùng mọi người trong gia đình vào các ngày kỷ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách. Những thay đổi trong gia đình.( có người chuyển đi,có người sinh ra, có người mất đi…) Gia đình của Bé GIA ĐÌNH Những người thân và họ hàng của bé Nhu cầu của gia đình bé - Trẻ biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình, họ hang cho phù hợp, biết mối quan hệ của trong họ hàng, kính trọng quan tâm tới những người than, biết mỗi khi người thân có công việc gì tất cả mọi người phải đến để giúp đỡ nhau, biết nhường nhịn các em nhỏ, kính trọng người lớn tuổi, biêt giao tiếp có văn hoá. - Đồ dùng gia đình,phương tiện đi lại của gia đình. - Chất liệu làm ra đồ dùng của gia đình. - Các loại thực phẩm cần cho gia đình, cần ăn thức ăn hợp vệ sinh. - Cần giữ gìn quần áo sạch sẽ. MẠNG NỘI DUNG GIA ĐÌNH CỦA BÉ Các thành viên Tình cảm đối trong gia đình với gia đình - Biết họ tên và một số đặc điểm của người thân trong gia đình,hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. - Biết công việc và cuộc sống hằng ngày của các thành viên trong gia đình. . - Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình. - Biết công lao kính trọng và lễ phép với ông bà, bố mẹ… - Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đìh Việt Nam. MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN I CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ Thực hiện từ ngày29/10 đến ngày2/11 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN Chạy tiếp cờ Ném vòng vào cỗ chai HOẠT ĐỘNG GÓC TÊN TRÒ CHƠI CHỦ ĐỀ CHƠI Góc phân vai Gia đình, mẹ con, chế biến các món ăn và mua sắm. Góc xây dựng - lắp ghép Xây nhà của bé. Góc học tập - sách Xem tranh về các gia đình. Góc nghệ thuật Tổ chức vui múa hát mừng sinh nhật bé. Góc thiên nhiên Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh nhà bé. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH THỨ NGÀY MÔN TÊN BÀI DẠY Thứ hai Thể dục kỹ năng Khám phá khoa học -Bật xa 45 cm, ném xa bằng 1 tay -Trò chuyện về gia đình của bé Thứ ba Hoạt động tạo hình -Vẽ ngôi nhà của bé Thứ tư Làm quen văn học -Truyện: Ba cô gái Thứ năm Làm quen với toán -Đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, làm quen số 6 Thứ sáu Làm quen chữ cái Hoạt động âm nhạc - Làm quen nhóm chữ cái a, a, â. - Hát vận động: Cả nhà thường nhau. Nghe hát: Bàn tay mẹ. Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật. TUẦN I::CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: MỘT NGÀY TÍCH HỢP. Thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2012 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ: -Trao đổi trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập, Ăn uống,sinh hoạt của trẻ ở lớp. -Nhắc cháu cất đồ dung cá nhân vào nơi quy định. II. THÊ DỤC BUỔI SÁNG: -Tập bài nhịp điệu tháng 11: Bài “Bé quét nhà”. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: * Quan sát thiên nhiên: Thời tiết trong ngày như hoa lá, cây cối , quang cảnh xung quanh trường. *Quan sát xã hội: -Trò chuyện : Quan sát hình ảnh (Về gia đình, các thành viên trong gia đình, nhu cầu cần thiết cho gia đình bé)hướng về bài dạy trong ngày . - Hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi . -Đọc thơ, kể chuyện về chủ điểm. *Trò chơi vận động: chạy tiếp cờ. *Cách chơi -Chia trẻ thành 3 nhóm, xếp thành 3 hàng dọc coc hiêu lệnh hai, ba ,cháu thứ nhất của 3 tổ chạy nhanh đến ống cờ và lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho ban thứ 2,cháu thứ 2 nhận được cờ thi chạy tiếp đến ống cờ đổi cờ khác, chày về đưa cho bạn tiếp theo, sau đó về cuối hàng, cứ như vầy cho đến hết hàng, tổ nào xong trước là thắng cuộc *Trò chơi dân gian: ném vòng cổ chai. -Cách chơi : Đặt 3 cái chai thành 3 hàng cách nhau 60cm, cho trẻ xếp hàng đứng dưới hàng kẻ mỗi lần chơi 3 trẻ ném, mỗi trẻ ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng vào cỗ là người đó thắng cuộc. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH 1 MÔN: THỂ DỤC KỸ NĂNG: Đề tài: BẬT XA 25CM, NÉM XA BẰNG 1 TAY. I.Mục đich yêu cầu: -Trẻ biết thưc hiện lần lượt bật xa và ném xa bằng 1 tay. -Rén kỹ năng bật xa và ném xa đúng tư thế. -Giáo dục trẻ trật tự khi luyện tập. II. Chuẩn bị: -Túi cái. -Sân rộng sạch sẻ, -Một số bài thơ, bài hát nội dung về chủ điểm. III. Phương pháp dạy học: -Trực quan- thực hành-dùng lời: IV. Tiến hành hoạt động: 1.Hoạt đông mở dầu: *Trò chuyện: -Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” -Các con vừa hát xong bài hát gì? -Trong bài hát nhắc tới gì? -Ngôi nhà của bạn thế nào? -Còn ngôi nhà của các con thì sao? -Bạn nào hay kể về ngôi nhà của mình nào? -Để làm mọi việc tôt hơn chúng ta cần gì nhỉ? -Để có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì? -À vậy bây giờ chúng ta cùng đi tập thể dục nha? 2. Hoạt động trọng tâm: a. khởi động: Trẻ đi chạy vòng tròn, đi các kiểu chân. b.Trọng động: *.Bài tập phát triển chung: -Tập theo bài: “Bé quét nhà” 3 lần. *Vận động cơ bản:( Bật xa 45cm, ném bóng bằng một tay) -Cô làm mẫu lần1, trẻ quan sát. -Cô làm mẫu lần 2 phân tích ( Bật xa 45cm :tư thế chuẩn bị hay tay chống vào hông khi có hiệu lệnh thì người hơi nhún xuống và nhảy xa về phía trước. Ném bóng bàng một tay : Tay phải thả lỏng, tay trái cầm túi cát từ từ đưa về phía sau rồi ném mạnh về phía trước.) -Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu sửa sai. -Trẻ thực hiện, cô bao quát và sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ. c. Hồi tỉnh: trẻ đi theo vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. 3. Kết thúc hoạt động: -Đọc thơ: “làm anh” HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH 2: MÔN: KHÁM PHÁ KHOA HỌC. Đề tài: GIA ĐÌNH CỦA BÉ. I.Mục đich yêu cầu: -Trẻ hiểu biết về gia đình của trẻ là gia đình đông con hay ít con. -Biết quan sát nhanh và nhận xét đúng về gia đình của trẻ. -Giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng, chăm sóc người trong gia đình mình. II. Chuẩn bị: -Một số tranh ảnh về những người thân trong gia đình, tranh gia đình đông con, ít con, gia đình có 3 thế hệ. Đất nặn. -Một số bài thơ, bài hát nội dùng về chủ đề. III. Phương pháp dạy học: -Trực quan- đàm thoại- phân tích. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt đông mở dầu: *Trò chuyện: -Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” -Các con vừa hát xong bài gì? -Ba đi xa thì? -Mẹ đi xa thì làm sao? -Cả nhà ta ….? -Cô trò chuyện theo chủ điểm, chủ đề hướng vào bài dạy. 2. Hoạt động trọng tâm -Hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về gia đình của mình và gia đình các bạn nhé! *Tiến hành: Cô hỏi các con vừa hát bài gì ? Cô gợi ý cháu tự giới thiệu về các thành viên trong gia đình Mình. Bố mẹ tên gì ? làm nghề gì ?nhà cháu ở đâu ? -Nhà cháu có mấy anh chị em ? ở nhà,cháu thường làm những việc gì?( cha mẹ là người có công sinh ra các con, nuôi dưỡng ,chăm sóc và dạy dỗ các con nên người. Công ơn của cha mẹ như núi biển.) -Đọc ca dao: “ Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. -Trẻ chọn số thành viển trong gia đình bằng số lượng thành viên trong tranh.(Cô gắn 3 tranh lên bảng) -Trẻ nhận xét về sự giống nhau, khác nhau giữa gia đình trẻ. + Giống: đều có bố mẹ và các con. + Khác: Số lượng thành viên của mỗi gia đình -Cho trẻ biết gia đình 1-2 con là gia đình ít con, gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con. -Giáo dục trẻ yêu thương và giúp đỡ người thân trong gia đình đối với ông bà hay những người lớn tuổi thì biết kính trọng lễ phép, đối với em nhỏ phải nhường, yêu thương em. *Trò chơi: Về đúng nhà của mình -Cô để 3 tranh ở 3 chổ khác nhau, trẻ về đúng số lượng nhà Mình -Trẻ đếm số lượng người trong gia đình gắn số tương ứng. -Trẻ đọc bài thơ: “làm anh” -Nặn những người thân trong gia đình. 3. Kết thúc hoạt động: -Hát múa bài : “cháu lên ba” V. HOẠT ĐỘNG GÓC: 1. Góc phân vai *Chủ đề chơi: Gia đình, mẹ con, chế biến các món ăn và mua sắm. a/Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình, biết mô phỏng các động tác của các thành viên trong gia đình. b/Chuẩn bị: -Một số đồ dùng gia đình: Quần áo phù hợp với các thành viên, đồ dùng nấu ăn. c/Tiến hành chơi -Cô giới thiệu trò chơi, góc chơi -Cô gợi ý cho trẻ thỏa thuận trước khi chơi, nhận vai chơi rồi về góc chơi. -Qúa trình chơi cô bao quát gợi ý cho trẻ cách chơi khi trẻ chơi không đúng. -Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét trẻ chơi. 2. Góc xây dựng - lắp ghép *Chủ đề chơi: Xây nhà của bé a/Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu của trò chơi lắp ghép để làm thành một ngôi nhà có đầy đủ các phần. b/Chuẩn bị: -Gạch khối các loại, mô hình nhà, cây xanh, hoa,…. c/Tiến hành chơi -Thỏa thuận trước khi chơi: Cô gợi ý nội dung góc chơi, trẻ về góc chơi tự phận chia và chơi. -Qúa trình chơi: Cô bao quát hướng dẫn trẻ cách chơi, nên làm công việc nào trước, công việc nào sau. -Nhận xét sau khi chơi: Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét 3. Góc học tập – sách *Chủ đề chơi: Xem tranh ảnh vẽ về các gia đình. a/Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết cách xem tranh, khi xem nói được đặc điểm của tranh. b/Chuẩn bị: -Tranh ảnh về gia đình : Gia đình nhiều người, gia đình ít người… c/Tiến hành chơi -Thỏa thuận trước khi chơi: Trẻ tự thỏa thuận trước khi chơi. -Qúa trình chơi: Cô quan sát hướng dẫn trẻ cách chơi. -Nhận xét sau khi chơi: Sau khi chơi xong cô lại góc chơi nhận xét. 4. Góc nghệ thuật *Chủ đề chơi: Tổ chức vui múa hát mừng sinh nhật bé. a/Mục đích yêu cầu: -Trẻ thuộc các bài hát theo chủ đề, biết nghe nhạc múa hát mừng sinh nhật bé. b/Chuẩn bị: -Đĩa nhạc, hoa múa..... c/Tiến hành chơi -Thỏa thuận trước khi chơi: Trẻ tự thỏa thuận trước khi chơi. -Qúa trình chơi: Cô quan sát hướng dẫn trẻ cách chơi. -Nhận xét sau khi chơi: Sau khi chơi xong cô lại góc chơi nhận xét. 5. Góc thiên nhiên *Chủ đề chơi: Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh nhà bé. a/Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết cách chăm sóc vườn hoa, cây cảnh. b/Chuẩn bị: -Xô, ca múc nước..v.. c/Tiến hành chơi -Thỏa thuận trước khi chơi: Cô giới thiệu góc chơi, cách chơi, trẻ về góc chơi. -Qúa trình chơi: Trẻ chơi theo ý thích cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. -Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ chơi cô nhận xét giờ chơi. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Ôn kiến thức cũ:Bật xa 4.5cm, ném xa bằng một tay. Trò chuyện về gia đình bé. - Làm quen kiến thức mới: Vẽ ngôi nhà bé. -Hoạt động tự do ở các góc, múa hát, đọc thơ về chủ đề. -Nêu gương bình cờ. -Vệ sinh, trả trẻ. VII.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CUỐI NGÀY: -Cất đồ dùng, lau dọn lớp học. ******************************************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: MỘT NGÀY TÍCH HỢP. CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ. Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2012 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Đề tài: VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ. I.Mục đich yêu cầu -Trẻ biết vẽ Ngôi nhà theo tưởng tựơng của trẻ có đầy đủ các phần của nhà, biết vẽ cân đối, tô màu hợp lý. -Trẻ thể hiện được ý tưởng của mình ra giấy. -Giáo dục trẻ biết bảo vệ ngôn nhà của mình. II.Chuẩn bị -Tranh mẫu các ngôi nhà. -Vở vẽ,bút chì, bút màu.Máy và băng đĩa -Nội dung tích hợp: âm nhạc, toán, văn học,môi trường xung quanh. III. Phương pháp dạy học -Trực quan- thực hành- đàm thoại. IV. Tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu -Trẻ hát bài: “ngôi nhà của tôi” -Trò chuyện theo bài hát gây hứng thú với trẻ. -Cô giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động trọng tâm -Cô cho trẻ xem tranh mẫu các ngôi nhà đàm thoai về tranh. -Trẻ nêu sự lựa chọn của mình về cách vẽ, tô màu ngôi nhà. -hướng dẫn cách ngồi và cầm bút. -Trẻ đọc bài thơ: “mẹ ốm” -Cô hướng dẫn trẻ cần vễ thêm nhũng gì và cách tô màu cho thật đẹp. -Nhắc nhở trẻ cách ngồi, cách cầm bút màu. -Trẻ thực hành cô đi từng bàn gợi ý cho trẻ tô cho đẹp, động viên trẻ còn lúng túng. *Trưng bày sản phẩm: - Trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình. -Cô cho 2-3 trẻ lên nhận xét. -Cô nhận xét tuyên dương. -Trẻ đếm bao nhiêu bài đẹp. 3. Kết thúc hoạt động -Đọc bài thơ: “làm anh” V. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai -Gia đình, mẹ con, chế biến các món ăn và mua sắm. 2. Góc xây dựng - lắp ghép -Xây nhà của bé. - 3. Góc học tập – sách -Xem ảnh về các gia đình. 4. Góc nghệ thuật -Tổ chức vui múa hát mừng sinh nhật cho bé. 5. Góc thiên nhiên -Chăm sóc vườn hoa cây cảnh nhà bé. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn kiến thức cũ: Vẽ ngôi nhà bé. Làm quen kiến thức mới: Truyện : Ba cô gái. Hoạt động tự do ở các góc, múa hát, đọc thơ về chủ đề. Nêu gương bình cờ. Vệ sinh, trả trẻ. VII.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CUỐI NGÀY: -Cất đồ dùng, lau dọn lớp học. ************************************************* KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: MỘT NGÀY TÍCH HỢP. CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ. Thứ 4 ngày 31 tháng 10 năm 2012 MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC. Đề tài: CHUYỆN BA CÔ GÁI. I.Mục đich yêu cầu -Trẻ hiểu nội dung chuyện và biết các nhân vật trong chuyện. -Rèn kỹ năng nghe và kể lại chuyện. -Giáo dục trẻ biết hiếu thảo với bố mẹ.. II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ, tranh chữ to của chuyện -Các từ có chứa chữ cái đã học. -Bút màu, bút chì. -Nội dung tích hợp: toán, chữ cái, âm nhạc. III. Phương pháp dạy học -Trực quan- luỵên tập- đàm thoại. IV. Tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu *Mở đầu hoạt động : Ổn định: Trẻ đọc ca dao “Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con -Thế gia đình con có thương yêu nhau không? -Con thương ai nhất? -À mọi thành viên trong gia đình rất là thương yêu các con vì vậy các con cần quan tâm và tôn trọng mọi thành viên trong gia đình các con nhớ chưa nào! 2. Hoạt động trọng tâm -Ngày xưa có một bà mẹ sinh ra được ba cô gái. Bà rất thương yêu các con. Để biết được ba cô gái có thương mẹ không ? Các con lắng nghe cô kể chuyện “Ba cô gái” nhé. - Cô kể diễn cảm 1 lần -Nội dung: Câu chuyện nói lên tình cảm của ba cô gái đối với mẹ. Hai chị đầu thì không thương yêu mẹ. Cô út là người con hiếu thảo nhất, biết thương yêu chăm sóc mẹ. -Cô kể lần 2 theo tranh minh hoạ. - Cô kể lần 3 theo tranh chữ to *Đàm thoại: + Câu chuyện có tên là gì + Trong chuyện có những nhân vật nào ? + Trong ba cô gái, ai là người thương yêu mẹ nhất ? + Chị Cả và chị Hai đã nói gì khi nghe tin mẹ ốm + Chị Cả hóa con gì? Chị Hai hóa con gì ? + Trong ba cô gái con yêu ai nhất?Vì sao? + Nếu mẹ ốm, cháu sẽ làm gì ? - Cho trẻ đọc và tìm dưới các từ mẹ già, ba cô gái, sóc con *Trẻ kể chuyện theo tranh. -Cho trẻ kể một đoạn theo tranh chữ to, cô giúp trẻ kể. * Đọc thơ: “mẹ của em” * Trò chơi: Trẻ gạch chân chữ đã học trong từ “bà già nghèo”, thi đua 2 trẻ. * Trò chơi: Điền chữ cái còn thiếu trong từ “ ba cô gái” * Trò chơi: gắn hình vào chữ: 2 đội thi đua. 3. Kết thúc hoạt động -Trẻ vẽ người thân trong gia đình VI. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai -Gia đình, mẹ con, chế biến các món ăn và mua sắm. 2. Góc xây dựng - lắp ghép -Xây nhà của bé. - 3. Góc học tập – sách -Xem ảnh về các gia đình. 4. Góc nghệ thuật -Tổ chức vui múa hát mừng sinh nhật cho bé. 5. Góc thiên nhiên -Chăm sóc vườn hoa cây cảnh nhà bé. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Ôn kiến thức cũ: Truyện : Ba cô gái. - Làm quen kiến thức mới: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng và làm quen chữ số 6. -Hoạt động tự do ở các góc, múa hát, đọc thơ về chủ đề. -Nêu gương bình cờ. -Vệ sinh, trả trẻ. VII.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CUỐI NGÀY: -Cất đồ dùng, lau dọn lớp học. ***************************************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: MỘT NGÀY TÍCH HỢP. CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ. Thứ 5 ngày 1 tháng 11 năm 2012 MÔN: LÀM QUEN VỚI TOÁN. Đề tài: ĐẾM ĐẾN 6, NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 6. I.Mục đich yêu cầu -Trẻ đếm đến 6 nhận biêt các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6. -Rèn kỹ năng so sánh,xếp tương ứng 1.1. -Giáo dục trẻ chăm sóc phát biểu, học có nề nếp. II. Chuẩn bị -Đồ dùng có số lượng 6, số 6. -Một số bài hát, bài thơ nội dung về chủ đề. -Vở toán, bút chì ,bút màu. III. Phương pháp dạy học -Dùng lời- luỵên tập-trò chơi. IV. Tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu -Trẻ hát bài: “cả nhà thương nhau” -Trò chuyện theo bài hát gây hứng thú với trẻ. -Cô giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động trọng tâm *Ôn luyện số 5 Tìm xung quanh lớp có đồ dung gì có số lượng 5 đếm và gắn số 5. *Nhận biết số lượng 6 và số 6 -Cô gắn lên bảng 6 cái mũ. -Gắn 5 đôi dép, trẻ đếm mũ và dép, trẻ so sánh số mũ và số dép như thế nào? số nào nhiều hơn? số nào ít hơn?(nhiều hơn bao nhiêu. Ít hơn bao nhiêu. -Cô gắ them 1 đôi dép, trẻ đọc 5 thêm 1 là 6, đếm mũ và dép. -Mũ và dép đã bằng nhau chưa, đều có số lượng là mấy? *Tạo nhóm: trẻ tìm đồ dùng quanh lớp có số lượng 6 đếm. -Để tương ứng với 6 mũ, 6 dép cô gắn số mấy? cô giới thiệu số 6, trẻ tri giác số 6. -Trẻ lấy số 6 gắn vào nhóm trẻ vừa tạo. *Làm thữ sữa sai: gọi 1 trẻ lên lấy đồ dùng và số gắn theo yêu cầu của cô. *Luyện tập: cả lớp xếp đồ dùng và số theo yêu cầu của cô. -Trẻ đọc thơ: “làm anh” *Trò chơi: tìm đúng số nhà. *Trò chơi: tô màu chấm tròn, tô viết số 6,nối số 6 với đồ dùng trong khoanh tròn. * 3. Kết thúc hoạt động -Hát múa bài : “Ông cháu” VI. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai -Gia đình, mẹ con, chế biến các món ăn và mua sắm. 2. Góc xây dựng - lắp ghép -Xây nhà của bé. - 3. Góc học tập – sách -Xem ảnh về các gia đình. 4. Góc nghệ thuật -Tổ chức vui múa hát mừng sinh nhật cho bé. 5. Góc thiên nhiên -Chăm sóc vườn hoa cây cảnh nhà bé. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Ôn kiến thức cũ: đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng và làm quen chữ số 6. - Làm quen kiến thức mới: Làm quen chữ cái a, ă, â. Hát vận động: Cả nhà thương nhau. -Hoạt động tự do ở các góc, múa hát, đọc thơ về chủ đề. -Nêu gương bình cờ. -Vệ sinh, trả trẻ. VII.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CUỐI NGÀY: -Cất đồ dùng, lau dọn lớp học. *********************************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: MỘT NGÀY TÍCH HỢP. CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ. Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH 1: MÔN: LÀM QUEN CHỮ CÁI. Đề tài: LÀM QUEN CHỮ CÁI A, Ă, Â. I.Mục đich yêu cầu -Trẻ biết nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â, -Trẻ biết kỹ năng nhận biết phát âm đúng. -Giáo dục trẻ biết đoàn kết gíup đỡ nhau trong hoạt động. II. Chuẩn bị -Tranh bà, bé ăn cơm, gia đình quây quần ,thẻ chữ a, ă, â và các chữ khác. -Hai bài thơ :có chứa chữ cái a, ă, â, một số hình ảnh khác nhau. -Nội dung tích hợp: môi trường xung quanh, toán, âm nhạc. III. Phương pháp dạy học -Dùng lời- luyện tập-trò chơi. IV. Tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu -Cho trẻ đọc bài thơ “ Lòng mẹ” -Các con vừa đọc xong bài thơ gì? -En bé trong bài thơ có yêu quý mẹ không? -Vậy các con có yêu quý mẹ của mình không? -Vì sao? -Thế ngoài mẹ ra trong gia đình con còn có những ai nữa -Thế con có yêu quý mọi người trong gia đình mình giống như là mẹ không. -Để mọi người trong gia đình được vui con cần làm gì? 2. Hoạt động trọng tâm -Treo tranh em bé, trẻ đọc, cô giảng tranh. -Cô giáo. Phân tích tiếng và từ. -Cô gắn thẻ rời từ: Bà ngoại.trẻ đọc từ: bà ngoại, trẻ so sánh 2 từ. -Cháu lên rút chữ giống nhau. -Nhận biết chữ a, qua tranh và từ Bà ngoại. -Cô phát âm mẫu a. Trẻ phát âm a. -Trẻ quan sát chữ a. - Phân tích chữ.Giới thiệu các kiểu chữ. -Cô treo tranh: bé ăn cơm, gia đình quây quần và tiến hành tương tự. - So sánh chữ a, ă, â, giống và khác nhau. -Cô cho trẻ phát âm lại chữ a, ă, â. *Trẻ đọc bài thơ: “làm anh” *Trò chơi: Gạch chân chữ cái a, ă, â, trong các câu thơ.2 nhóm bật qua 3 vòng thể dục lên gạch chân chữ. *Trò chơi: dán hoa theo màu. - Kể tên người thân trong gia đình có chữ cái a, ă, â. Thi đua 2 nhóm. 3. Kết thúc hoạt động - Hát và vận động bài: “ba ngọn nến lung linh”. I/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 2 MÔN: HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ĐỀ TÀI:Hát vận động:CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU Nghe hát: BÀN TAY MẸ Trò chơi : NGHE TIẾT TẤU TÌM ĐỒ VẬT 1/Mục đích yêu cầu: a/Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài hát “cả nhà thương nhau” -Học thuộc bài hát, nhớ nội dung bài hát và tác giả. b/Kỹ năng: -Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng lời, đúng nhịp. -Rèn cho trẻ mạnh dạn đứng hát trước các bạn. c/Thái độ: -Trẻ yêu quý môn học, thích được đi học. -Khi đi học biết chào mọi người, không khóc. 2/Chuẩn bị môi trường hoạt động: a/Chuẩn bị của cô: -Xúc xắc, đài đĩa nhạc b/Chuẩn bị của trẻ: -Xúc xắc, xắc xô, phách trẻ. 3/Phương pháp dạy học: -Đàm thoại, quan sát, thực hành,dùng lời. IV. Tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu -Trẻ hát bài: “cả nhà thương nhau”. -Trò chuyện theo bài hát gây hứng thú với trẻ. -Cô giới thiệu bài hát: “múa cho mẹ xem” 2. Hoạt động trọng tâm -Có một bài hát nói về tình yêu thương gia đình rất là hay đấy! Để biết bài hát nói về điều gì bây giờ lớp mình cùng lắng nghe cô hát nha. -Cô hát cho trẻ nghe 1 lần ,giới thiêu tác giả, giảng nội dung. -Bài hát có tên là “Cả nhà thương nhau” bài hat nói về tinh yêu thương của mọi người trong gia đình đối với nhau. Ba đi xa thì con giống mẹ…cả nhà ta đều thương yêu nhau. *Trẻ hát: -Cô cho cả lớp hát 2-3 lần : Đàm thoại : +Các con vừa hát xong bài gì? +Do ai sáng tác? +Trong bài hát nhắc tới những ai? +Ba thương con vì con giống ai? +Mẹ thương con vì con giống ai? +Cả nhà ta đều..? -Hát theo nhóm, tổ, cá nhân. -Cô chỉ tay về phía náo phía đó hát. -Trẻ hát vỗ tay theo lời bài hát. -Hát kết hợp với dụng cụ âm nhạc. -Trẻ vừa hát vừa vận động theo ý thích. *Nghe hát: Bàn tay mẹ -Cô giới thiệu bài hát. -Cô hát 1 lần rồi giảng nội dung. -Lần 2 cô mở nhạc cho trẻ nghe và múa minh họa. *Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật. c/Kết thúc hoạt động: -Cho trẻ hát bài “ Yêu me” VI. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai -Gia đình, mẹ con, chế biến các món ăn và mua sắm. 2. Góc xây dựng - lắp ghép -Xây nhà của bé. - 3. Góc học tập – sách -Xem ảnh về các gia đình. 4. Góc nghệ thuật -Tổ chức vui múa hát mừng sinh nhật cho bé. 5. Góc thiên nhiên -Chăm sóc vườn hoa cây cảnh nhà bé. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn kiến thức cũ: Làm quen kiến thức mới. Hoạt động tự do ở các góc, múa hát, đọc thơ về chủ đề. Nêu gương bình cờ. Vệ sinh, trả trẻ. VII.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CUỐI NGÀY: -Cất đồ dùng, lau dọn lớp học. *********************************************** ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ I/Đánh giá về 5 mục tiêu phát triển: * Về phát triển thể chất: -Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng để thực hiện vận động bật xa 45m, ném xa bằng 1 tay. -Trẻ biết sử dụng sự khéo léo của đôi tay và các kỹ năng để vẽ được ngôi nhà cho bé. * Về phát triển nhận thức: -Trẻ biết được ai cùng có một gia đình, gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên -Trẻ biết được nhà mình sống

File đính kèm:

  • docgiao an chu diem gia dinh(2).doc
Giáo án liên quan