Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Trường mầm non

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1-Kiến thức:-Trẻ biết tập các động thể buổi sáng theo yêu cầu của cô từng động tác

2- Kỹ năng: Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng

3- Thái độ: Trẻ hứng thú học

4- Giáo dục: Trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh

II/- CHUẨN BỊ:

 Địa điểm: - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ

 Dụng cụ: - Trang phục quần áo gọn gàng

III/ TIẾN HÀNH:

 

doc53 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I : tháng 9 chủ điểm: trường mầm non (Từ ngày 07/09 ->11/09/ 2009) Ngày soạn: 05/09/2009 Ngày giảng:07/09/2009 Thứ 2 ngày 07 tháng 09 năm 2009 Thể dục sáng I/ mục đích yêu cầu: 1-Kiến thức:-Trẻ biết tập các động thể buổi sáng theo yêu cầu của cô từng động tác 2- Kỹ năng: Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng 3- Thái độ: Trẻ hứng thú học 4- Giáo dục: Trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh II/- Chuẩn bị: Địa điểm: - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ Dụng cụ: - Trang phục quần áo gọn gàng III/ tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “đoàn tàu nhỏ xíu”và đi các kiểu đi theo hiêụ lệnh của cô - Đội hình hàng dọc 2) Hoạt động 2: * Bài tập phát triển chung: đội hình 2 hàng ngang, tập theo cô + Động tác hô hấp : 1 Hai tay khum trước miệng giả làm tiếng gà gáy ( 5lần 4 nhịp) + Động tác tay: 2 - Hai tay đưa ngang lên cao + động tác chân: 1 - Ngồi xổm ,đứng lên, ngồi liên tục + Động tác bụng: 2 - Đứng nghiêng người sang hai bên + Động tác bật: 1 - Bật nhảy tại chỗ * Trò chơi; “ Gieo hạt nẩy mầm” - Khi chơi cô khuyến khích động viên trẻ chơi * Nhận xét trò chơi: cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất là giỏi và ngoan… 3)Hoạt động 3 : Các chú chim bay về tổ: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân Trẻ khởi động cùng cô Trẻ tập hợp 2 hàng dọc - Trẻ tập phát triển chung Trẻ chơi trò chơi Trò chơi Trò chơi phân vai: Cô giáo - lớp học I )-mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ tái hiện lại hành động,công việc của cô giáo của lớp học một cách rõ ràng - Trẻ biết chơi theo nhóm,tự phân vai chơi cho nhau - Phát huy sự sáng tạo của trẻ thông qua trò chơi. - Biết giữ gìn và bảo vệ đồ chơi. II)-chuẩn bị: - Cô trò chuyện về trường Mầm non,cô giáo,lớp học - Một số đồ dùng,đồ chơi phục vụ cho học tập và vui chơi III)- Tiến hành: Thoả thuận trước khi chơi: - Cô hỏi ý định của trẻ và gợi ý để trẻ nêu lên chủ đề chơi, nội dung chơi ( cháu chơi cái gì? chơi như thế nào?...) - Trẻ tự thoả thuận và phân vai chơi cho nhau( cô chỉ tác động gián tiếp) 2-Quá trình chơi: -trẻ phân vai chơi trong nhóm,trẻ lấy đồ chơi và thực hiện dự định của mình -cô quan sát trẻ chơI hoặc đóng vai chơi cùng trẻ để trẻ tích cực trong khi chơi hơn 3-Nhận xét sau khi chơi: -Trẻ nhận xét hành động của mình,của bạn qua vai chơi Thông qua nội dung chơi,vai chơi, toàn bộ quá trình chơi - Cô nhận xét giò chơi: Hôm nay cô thấy lớp mình chơi trò chơi PV lớp học rất là giỏi. Các vai chơi đều thể hiện rất tốt… Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng I)-mục đích yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu cho trẻ II) luật chơi: - Đọc đến câu thơ cuối cùng,hai trẻ lộn nửa vòng quay lưng vào nhau( hoặc mặt nhau) III) cách chơi: - Cho trẻ từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp .cứ dứt mỗi tiếng,trẻ lại vung tay sang ngang một bên Lộn cầu vồng Có chị mười ba Nước trong nước chảy Hai chị em ta Có cô mười bảy Ra lộn cầu vồng Đọc đến câu cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về cùng một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ dần xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. đến câu cuối cùng thì trẻ lại chui qua tay quay về tư thế ban đầu Trò chơi xây dựng: xây hàng rào I) mục đích yêu cầu: - Phát triển tính sáng tạo, khéo léo của trẻ - Trẻ biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo thành hàng rào - Trẻ không tranh giành đồ dùng,đồ chơi ,phá công trình của bạn II) chuẩn bị: - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non - Đồ chơi: các khối gỗ, hàng rào… III) tiến hành: Cô hướng trẻ chơi đúng chủ đề, mục đích. - Trẻ tự thảo luận, thoả thuận phối hợp với nhau để tạo ra công trình đẹp. * Quá trình chơi: - Cô hướng trẻ sử dụng một số kỹ năng so sánh để chọn ra loại vật liệu giống nhau về kích thước,độ lớn,màu sắc… - Khuyến khích,động viên trẻ chơi * Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét theo nhóm: cô nhận xét chung: cô thấy nhóm bạn nào cũng xây được hàng rào rất đẹp, kết hợp màu rất hài hoà… Tiết 1 Môn : Thể dục Tên bài : bật tại chỗ, bật về phía trước ( Những chú cóc đI kiếm mồi) I) mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức: Trẻ biết bật tại chỗ ,bật về phía trứơc 2- Kỹ năng: Trẻ biết nhún bật bằng hai chân một cách khéo léo 3- Thái độ: Trẻ hào hứng tập luyện để cho cơ thửê phát triển khoẻ mạnh cân đối 4- Giáo dục: Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối II) chuẩn bị : 1. Đồ dùng: sân tập bằng phẳng sạch sẽ -5-6 quả bóng 2. Nội dung tích hợp: Tạo hình: hỏi màu gì? Toán:hỏi có dạng hình gì? III) tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1)Hoạt động 1: Bé và cô lên tàu nào - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “đoàn tàu nhỏ xíu”và đi các kiểu đi theo hiêụ lệnh của cô - Đội hình hàng dọc 2) Hoạt động 2 : Bé cùng tập thể dục nhịp điệu; + Động tác tay 2: - Hai tay đưa ngang lên cao (2 lần 8 nhịp) + Động tác chân 1: - Ngồi xổm ,đứng lên, ngồi liên tục (3 lần 8 nhịp) + Động tác bụng 2: - Đứng nghiêng người sang hai bên(2 lần 8 nhịp) + Động tác bật: - Bật nhảy tại chỗ (2 lần 8 nhịp) 3/ Hoạt động 3 : Bé cùng làm những chú cóc: * Bật tại chỗ, bật về phía trước: - Đội hình vòng tròn.cô đứng giữa vòng tròn *Giới thiệu bài:-giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình bật tại chỗ bật về phía trước.để bật được trước tiên các cháu quan sát cô làm mẫu trước nhé. + Cô làm mẫu lần 1: hoàn chỉnh + Cô làm mẫu lần 2+ phân tích động tác - Với bật tại chỗ: Ttcb: Hai tay cô chống hông ,đầu gối hơi khuỵu khi có hiệu lệnh bật.thì cô dùng sức mạnh của đôi chân nhún bật mạnh lên và tiếp đất bằng mũi bàn chân một cách nhẹ nhàng - Với bật về phía trước: Ttcb: Cũng giống như bật tại chỗ, nhưng khi bật thì cô bật mạnh tiến về phía trước và tiếp đất một cách nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân *Trẻ thực hiện: - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện - Cô đưa quả bóng ra hỏi trẻ + Cô có gì đây? + Quả bóng này màu gì?và có dạng hình gì? Bây giờ cô sẽ cho cả lớp mình thi xem ai bật nhảy cao hơn quả bóng này nhé - Cô đập bóng xuống đất cho bóng nảy - Cho trẻ bật 5-6 lần - Cô thấy lớp mình rất là giỏi,bây giờ cô sẽ cho lớp mình giả làm chú ếch ộp nhảy đi kiếm mồi nhé - Cho trẻ bật về phía trước 3-4 lần rồi quay lưng bật về vị trí cũ - Cô hỏi tên bài - Cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại 4/ Hoạt động 4 : Bé chơi vói bóng; “Tung bóng cao hơn nữa” - Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi và luật chơi + Luật chơi: - Trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai bàn tay,không được ôm bóng vào ngực + Cách chơi: - Cô sẽ cho 3-4 trẻ một quả bóng thay nhau tung lên cao và cố gắng bắt bằng hai tay.vừa tung vừa đọc: “quả bóngcon con Quả bóng tròn tròn Bạn tung em đỡ Tung cao cao nữa Em bắt rất tài” - tiến hành cho trẻ chơi cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì? - cô nhận xét trò chơi: giờ học hôm nay cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất là giỏi.về nhà chúng mình chịu khó luyện tập thêm nữa để giờ sau cô cho chúng mình thi đua nhau xem ai giỏi hơn nhé 5/ Hoạt động 5 : Chim bay về tổ; Cho trẻ giả làm chim bay đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân Trẻ khởi động cùng cô -2 hàng dọc Trẻ tập phát triển chung Trẻ đứng thành vòng tròn Trẻ quan sát cô làm mẫu -trẻ nghe cô pt động tác 2 trẻ khá lên thực hiện quả bóng màu đỏ, hình tròn ạ Trẻ bật tại chỗ Trẻ bật về phía trước 1 trẻ lên TH Trẻ chơi trò chơi Tung cao hơn nữa vâng ạ Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng./. Tiết 2: Môn : văn học Tiết Thơ : bé tới trường ( Tiết 1 ) I) Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: -Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ 2. Kỹ năng: -Trẻ đọc diễn cảm theo cô ,ngắt nghỉ đúng chỗ 3. Ngôn ngữ: -Trẻ đọc bài thơ mạch lạc rõ ràng 4. Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên ,yêu trường lớp II) Chuẩn bị : 1- Đồ dùng: Tranh minh hoạ thơ, thơ chữ to 2-Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Cháu đi mẫu giáo -Toán : Trẻ đếm nhóm bạn đọc III) Tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: Bé hát về trường MG của mình: - Cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo” - Các cháu vừa hát bài gì? - Trong bài hát nói về ai? - Thế các cháu có thích đến trường mẫu giáo không? - Đến lớp để được cô giáo thương chúng mình phải như thế nào? 2. Hoạt động 2: Bé cùng cô kể về trường MN của mình a) Giới thiệu bài: Vừa rồi cô cho lớp mình hát bài cháu đi mẫu giáo, bài hát nói về em bé đi mẫu giáo rất là ngoan đấy.và không chỉ có bài hát mà còn có cả bài thơ cũng nói về em bé tới trường. Đó là bài thơ “Bé tới trường” của nhà thơ Nguyễn Thanh Sáu mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy 3. Hoạt động 3: + Cô đọc diễn cảm lần1: Nói tên bài thơ tên tác giả + Cô đọc diễn cảm lần2: Kết hợp tranh minh hoạ 4. Hoạt động 4 : Bé và chim cùng vui đến trường: + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? + Bài thơ nói về ai? + Em bé đang đi đâu? + Trên đường tới trường bé thấy những gì? “Sáng sớm trên cây đa Đàn chim hót vang ca Dưới đường làng êm ả Bé cũng hoà tiếng ca” - Trên đương tới trường gặp đàn chim hót vang ca,tâm trạng của bé như thế nào? + Tâm trạng của bé rất vui khi tới trường phảI không nhỉ “ Bé cũng vui như chim” - Vậy bé và chim đều hát khúc hát gì nhỉ? “ Bé và chim đều hát Khúc hát yêu trường ta” =>Bài thơ nói lên tâm trạng của bé khi tới trường rất là vui vẻ hồn nhiên như những chú chim đang hót và bé hát cùng những chú chim khúc hát yêu trường. + Các cháu có yêu trường không? - Cô đọc lần 3: + chỉ chữ to 5. Hoạt động 5 : Bé cùng trổ tài - Cô mời cả lớp đọc ( 3 lần )chỉ chữ to - Tổ đọc luân phiên - Nhóm đọc ( 4 người) -cho trẻ đếm nhóm bạn đọc - Cá nhân đọc( 1 trẻ khá đọc) - Tập thể đọc lại 1 lần 6. Hoạt động 6 : + Củng cố giáo dục trẻ - Giờ học hôm nay cô dạy lớp mình đọc bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Về nhà các cháu nhớ đọc thuộc bài thơ để giờ sau đến lớp đọc cho cô và các bạn cùng nghe nhé - Các cháu nhớ khi tới lớp các cháu phải ngoan nghe lời cô giáo, không được khóc nhè này, các cháu nhớ chưa. - Cả lớp hát - Cháu đi mẫu giáo - Nói về em bé đi học ạ - Có ạ - Ngoan,nghe lời cô giáo - Trẻ nghe cô đọc thơ - Bé tới trường - Nguyễn Thanh Sáu - Nói về em bé - Đang tới trường - Trẻ trả lời - Bé rất vui - Khúc hát yêu trường - Có ạ - Nghe cô đọc - Cả lớp đọc - Tổ đọc - Nhóm đọc - Trẻ đếm nhóm bạn - Cá nhân dọc - Tập thể đọc - Bé tới trường - Vâng ạ./. Ngày soạn : 06/09/2009 Thứ 3 ngày 08 tháng 09 năm 2009 Ngày giảng:08/09/2009 Tiết 1: Môn : tạo hình Bài : vẽ bánh cho búp bê ( Đề tài ) (Bé làm bánh mời bạn búp bê) I- mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức:Trẻ biết vẽ những nét cong tròn, nét dài để vẽ các loại bánh mà cháu thích 2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi vẽ 3 Thái độ: Trẻ tích cực trong khi vẽ 4. Giáo dục: Giáo dục trẻ giữ gìn những sản phẩm mà mình đã tạo ra II) chuẩn bị : 1 Đồ dùng: Tranh vẽ bánh ( 3 tranh) Bút chì, bút màu, giấy A4 2. Nội dung tích hợp: Toán : hỏi trẻ hình dạng III) tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bạn búp bê tặng quà gì cho lớp mình nào? Cô đàm thoại với trẻ: Nghe tin lớp mình học rất ngoan và giỏi.hôm nay bạn búp bê đến thăm lớp mình đấy.Bạn búp bê muốn biết hàng ngày đến lớp chúng mình được học những gì nhỉ? - Cũng sắp đến rằm trung thu rồi, để thử tài chúng mình bạn búp bê muốn lớp mình vẽ tặng cho búp bê những cái bánh đấy lớp mình có đồng ý không nào? - Vậy hôm nay cô sẽ cho lớp mình vẽ thật nhiều bánh để tặng búp bê nhân dịp trung thu này nhé. 2. Hoạt động 2: Chúng ta cùng khám phá xem bạn búp bê tặng quà gì nhé. - Các cháu chú ý xem cô bức tranh vẽ gì đây? + Cô cho trẻ cùng q/s bức tranh thứ nhất và cho trẻ tự nhận xét về bức tranh cô nhận xét cùng trẻ. + Cô đưa tranh 2 ra: vẽ bánh trưng bánh dầy + Cô đưa tranh 3 ra: vẽ bánh nướng bánh dẻo - Cô cho trẻ xem tiếp các bức tranh còn lại và cho trẻ nhận xét đặc điểm của từng bức tranh và nêu lên ý kiến của mình về bức tranh đó. Cô khái quát lại nội dung của 3 bức tranh và mở rộng đề tài. - Cô hướng dẫn trẻ ngòi đúng tư thế và cách cầm bút 3. Hoạt động 3: Bé cùng làm bánh cho búp bê ăn. - Giờ các cháu vẽ cùng cô trên không nào - Bây giờ các cháu lấy giấy bút ra để vẽ bánh nào - Trong khi trẻ vẽ cô đến gợi ý hỏi xem trẻ vẽ gì, vẽ như thế nào, vẽ xong cháu phải làm gì? - Cô đi từng bàn động viên khuyến khích trẻ vẽ 4. Hoạt động 4: Bé mời búp bê ăn bánh. - Giờ học hôm nay cô cho lớp mình vẽ gì nhỉ? - Cho trẻ mang tranh lên trưng bày sản phẩm - Cô mời 2-3 trẻ lên nhận xét sản phẩm của mình và của bạn - Cô nhận xét chung: dựa trên cơ sở nội dung, bố cụ, hìnhthức * Kết thúc:-giờ học đã kết thúc rồi,chúng mình cùng mang tranh lên tặng cho búp bê nào. Hát, múa, vẽ, nặn…. - Có ạ - Vâng ạ - Vẽ bánh Bánh rán,bánh quẩy… Hình tròn,màu vàng Hình dài Rồi ạ Ngon ạ -3 bức tranh -Trẻ vẽ trên không - Trẻ vẽ - Vẽ bánh - Trẻ nhận xét - Trẻ mang tranh lên tặng búp bê Tiết 2: Môn : MTXQ Bài : lao động của người lớn trong trường mẫu giáo I) mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức:- trẻ biết công việc của từng người trong trường mầm non.cô giáo (đón trẻ, dạy trẻ…)Bác lao công(quét dọn…)… 2-Kỹ năng:- Trẻ kể tên được một số công việc trong trường mầm non 3- Ngôn ngữ: Làm giàu vốn từ cho trẻ 4- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý kính trọng và lễ phép với các cô, các bác …trong trường II) chuẩn bị : 1- Đồ dùng:- Giấy,bút cho trẻ vẽ 2- Nội dung tích hợp: Âm nhạc: “Trường chúng cháu là trường mầm non” Thơ : cô giáo em III) tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: - Cô cho trẻ hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non” + Cô vừa cho lớp mình hát bài hát gì? + Trong bài hát nói về những ai?... - Củng cố giáo dục trẻ 2. Hoạt động 2: - Các cháu ạ! ở trường mầm non của chúng mình có rất nhiều người,nhưng mỗi người đều có những công việc riêng của mình Và giờ học hôm nay cô sẽ cho chúng mình biết lao động của người lớn trong trường mầm non của chúng mình là như thế nào nhé - Bây giờ bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết ở trường chúng mình có những ai? ( cho 2-3 trẻ kể) + ở lớp cô thường làm những công việc gì? + Cô làm những việc đó để làm gì? + Bác lao công thường làm những công việc gì? + Bác lao công thường làm những công việc đó để làm gì?.... - Các cháu ạ! ở trường chúng mình có cô giáo,bác lao công… - Cô giáo là người mà hàng ngày đón chúng mình vào lớp,dạy chúng mình học và chơI các trò chơI rất là bổ ích. - Bác lao công hàng ngày quét dọn cho sân trường luôn sạch đẹp… => các cháu phảI biết ơn những người đã day dỗ,chăm lo cho chúng mình,để chúng mình học thật tốt,để bố mẹ yên tâm đi làm… + Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ cô giáo em” - Cô cùng cả lớp đọc 2 lần 3) Hoạt động 3: Củng cố-giáo dục: - Cô hỏi lại tên bài *Bây giờ cô sẽ cho lớp mình vẽ về trường mầm non của chúng mình nhé -Trẻ vẽ cô đến hỏi trẻ để gợi mở cho trẻ + Cháu đang vẽ gì đấy? + Trong trường cháu còn vẽ những ai nữa?... - Cô nhận xét tranh vẽ * Kết thúc: - Bây giò cô cháu mình cùng dán tranh lên xung quanh lớp mình nhé Trẻ hát -Trường chúng…non -Trẻ trả lời - Cô giáo… - Cô dạy hát… - Trẻ trả lời - Quét dọn - Để cho lớp học sạch sẽ - Vâng ạ - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ vẽ - Vẽ trường ạ - Cô giáo… Ngày soạn :07/09/2009 Ngày giảng:09/09/2009 Thứ 4 ngày 09 tháng 09 năm 2009 Tiết 1: MÔN : âm nhạc ( Tiết 1) ndtt-Dạy hát: Vui đến trường ` -Ôn vận động: Cháu đI mẫu giáo -Trò chơi: Ai đoán giỏi I/ mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức: Trẻ hát được theo cô cả bài “Vui đến trường” -Trẻ vận động thành thạo bài” Cháu đI mẫu giáo” 2- Kỹ năng: -Rèn khả năng nghe hát cho trẻ.hứng thú chơi trò chơi 3. Ngôn ngữ:- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4- Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu thích trường lớp II) chuẩn bị : 1-Đồ dùng: - Cô tập bài hát thật tốt để dạy trẻ, Mũ âm nhạc 2- Nội dung tích hợp: - Toán :đếm số lượng -VH: thơ: Bé tới trường III) tiến hành : Phương pháp của cô Hoạt đông của trẻ 1. Hoạt động 1; - Cho trẻ đọc bài thơ” Bé tới trường” - Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ 2- Hoạt động 2: Bé xem cô biểu diễn. a)- Dạy hát: “Vui đến trường” - Các cháu ạ, đến trường là niềm vui của biết bao bạn nhỏ.bởi vậy mà nhạc sĩ Hồ Bắc đã sáng tác ra bài hát Vui đến trường mà giờ học hôm nay cô sẽ dậy lớp mình hát đấy. - Giờ các cháu nghe cô hát nhé + Cô hát mẫu lần 1: giới thiệu tên bài tên tác giả + Cô hát lần 2: nói tính chất và giảng nội dung bài hát -Bài hát “Vui đến trường” giai điệu rất vui tươi, hồn nhiên.nói về buổi sáng bé đánh răng,rửa mặt và được mẹ đưa đến trường học đấy. - Cô hỏi tên bài hát,tên tác giả + Cô hát lần 3 : 3. Hoạt động 3 : Bé tập làm ca sĩ. * Dạy trẻ hát: - Cô mời cả lớp hát 3 lần - Cô cho tổ thi đua nhau - Cô mời nhóm hát - Cho trẻ đếm nhóm bạn hát - Cá nhân hát - Cô mời cả lớp hát lại 1 l 4. Hoạt động 4 : Bé biểu diễn văn nghệ. - Cô cho trẻ hát lại 1 lần - Sau đó cho trẻ hát kết hợp vỗ tay đệm nhịp 1-2 lần - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cho tổ, nhóm vận động - Cá nhân vận động - Cô nhận xét - khen trẻ 5. Hoạt động 5 : “Ai nghe tinh tai và đoán giỏi” - Cô giới thiệu trò chơi - Cô nói cách chơi và luật chơi + Cách chơi:- Cô cho trẻ A lên bảng đầu đội mũ chóp che kín mắt. Cô gọi trẻ B khác đứng tại chỗ hát và kết hợp gõ dụng cụ âm nhạc.đố trẻ A biết tên bài hát, số lượng bạn hát, dụng cụ gõ là gì? + Luật chơi: Ai đoán sai sẽ phải nhẩy lò cò quanh lớp - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét sau khi chơi: - Cô hỏi tên trò chơi - Giờ học đến đây là kết thúc rồi, về nhà các cháu tập hát cho thành thạo để giò sau cô cháu mình cùng tập tiếp nhé - Trẻ đọc thơ - Bé tới trường -Vâng ạ -Nghe cô hát -Trẻ trả lời -Nghe cô hát - Cả lớp hát -Tổ hát - Nhóm hát _Trẻ đếm nhóm bạn hát - Cá nhân hát -Cả lớp hát -Trẻ hát -Trẻ vận động -Tổ,nhóm vận động - Cá nhân vận động - Nghe cô nói cách chơI và luật chơi -Trẻ chơi -Trẻ trả lời -Vâng ạ Tiết 2: Môn : toán dạy trẻ so sánh, nhận biết sự bằng nhau về số lượng của 2 nhóm đồ vật I)-Mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức:-Trẻ biết so sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồvật 2- Kỹ năng: - Trẻ biết ghép tương ứng 1-1 3- Ngôn ngữ:-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4- Giáo dục:- Trẻ giữ gìn đồ dùng, có ý thức trong học tập II)-Chuẩn bị: Đồ dùng:- cô và mỗi trẻ 4 que tính, 4 hình tam giác bằng giấy, 4 con thỏ đồ chơi ( Đồ dùng của cô có kích thước to hơn) -một số nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng bằng nhau để quanh lớp 2- Nội dung tích hợp: Môn: Âm nhạc: Vui đến trường III) Tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1 . Hoạt động 1 : Bé cùng hát vui đến trường. - Cho trẻ hát bài “Vui đến trường” + Các cháu vừa hát bài hát gì? - Đàm thoại về bài hát 2. Hoạt động 2 : Bé cùng dẫn mấy chú thỏ đi hái nấm a)-Phần 1: Ôn lại kỹ năng ghép tương ứng 1-1: Để thưởng cho lớp mình ngoan, đi học đều trên đây cô có rất nhiều đồ chơi + Các cháu xem cô có những gì đây? + Con thỏ này màu gì? + Các cháu cùng đếm xem cô có mấy con thỏ nào? + Có mấy cây nấm ? + Mấy con thỏ? + Thế số nấm và số thỏ như thế nào với nhau? + Vì sao cháu biết bằng nhau? - Số nấm và số thỏ nhiều bằng nhau vì mỗi con thỏ đều có một cây nấm đúng không nào. => cho nên số nấm và số thỏ giống nhau và bằng nhau phải không các cháu cháu b) Phần 2: So sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật - Cô phát đồ chơi cho trẻ + Các cháu xem trong rổ đồ chơI của các cháu có những gì nào? - Các cháu hãy gắn 1 que tính với 1 hình tam giác để làm thành lá cờ nào - Cho trẻ gắn lá cờ - Trong rổ chúng mình có còn hình tam giác hay que tính nào không. có cái gì thừa ra không +Vậy số que tính và hình tam giác như thế nào với nhau? - Bây giờ cô muốn các bạn thỏ cầm giúp cô những lá cờ này chúng mình phải làm như thế nào? Cho trẻ xếp mỗi chú thỏ bên cạnh một lá cờ + Số lá cờ và số thỏ như thế nào với nhau ? + Vì sao ? - Cho trẻ nói số thỏ và số cờ giống nhau và bằng nhau 3 . Hoạt động 3 : Bé cùng chơi với bát thìa. - Cho trẻ tìm đồ dùng đồ chơI quanh lớp có số lượng nhiều bằng nhau -Tiến hành cho trẻ chơi - Cho trẻ lên tìm,cô hỏi trẻ + Cháu tìm được cái gì? + Trong cái bát có cái gì đây? + Vậy số bát và thìa này có bằng nhau không? + Vì sao? - Các thứ khác cô cũng hỏi tương tự * Kết thúc : chuyển sang hoạt động khác Trẻ hát Vui đến trường - Thỏ, nấm - Màu trắng - Trẻ đếm 1 cây nấm 1 con thỏ -bằng nhau Vì không có cái gì thừa ra… Que tính,hình tam giác ,thỏ - Trẻ gắn Không ạ Bằng nhau Xếp mỗi chú thỏ 1 lá cờ - Bằng nhau ạ - Trẻ trả lời - Trẻ nói - Que tính… Trẻ tìm Cái bát Cái thìa Bằng nhau 1 cái bát chỉ có một cái thìa Ngày soạn :08/09/2009 Ngày giảng:10/09/2009 Thứ 5 ngày 10 tháng 09 năm 2009 Tiết 1: Môn : thể dục Tên bài: vđcb : tung và bắt bóng ( Tiết 1) Trò chơi: Bắt chước tạo dáng I) mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức: -Trẻ tung và bắt bóng bằng 2 tay liên tục không làm rơi bóng 2- Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh và khéo léo cho trẻ 3-Thái độ: -Trẻ hào hứng tập luyện để cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh cân đối 4- Giáo dục - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối II) chuẩn bị : 1- Đồ dùng:- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ -5-6 quả bóng 2- Nội dung tích hợp: Tạo hình: hỏi màu gì? Toán: Đếm số lượng? III) tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1 : Bé lên tàu đến lớp. - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “đoàn tàu nhỏ xíu”và đi các kiểu đi theo hiêụ lệnh của cô - Đội hình 2 hàng dọc. 2/ Hoạt động 2 : Bé rèn luyện thân thể. a) Bài tập phát triển chung: + Động tác tay : ( đt 3) - Hai tay giơ lên cao gập sau gáy (3 lần 8 nhịp) + Động tác chân: ( đt 1) - Ngồi xổm ,đứng lên, ngồi liên tục (2 lần 8 nhịp) + Động tác bụng: (đt 2) - Đứng nghiêng người sang hai bên(2 lần 8 nhịp) + Động tác bật: ( đt 1) - Bật tiến về phía trước (2 lần 8 nhịp) 3 . Hoạt động 3 : Bé tập làm cầu thủ bóng chuyền. Tung và bắt bóng *Giới thiệu bài: - Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình “ Tung và bắt bóng”. - Để tập được trước tiên các cháu quan sát cô làm mẫu trước nhé : + Cô làm mẫu lần 1: hoàn chỉnh + Cô làm mẫu lần 2 + phân tích động tác -TTCB: - Hai tay cô cầm bóng,mắt nhìn theo bóng.khi có hiệu lệnh tung, cô tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay, không làm rơi bóng * Trẻ thực hiện: - Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện - Cô chia trẻ thành 2 nhóm, cho trẻ tập 2-3 lần - Trong khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cô cho 2 tổ thi đua + Cô vừa cho lớp mình tập bài vận động gì? - cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại 4 . Hoạt động 4: Bé giả làm những chú gà, vịt rất giống nè. ( “Bắt chước tạo dáng”) - Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi và luật chơi + Cách chơi: - Để chơi được trò chơi này, trước tiên các cháu hãy nghĩ xem là mình sẽ bắt chước dáng con gì và là ai, khi cô gõ xắc xô cả lớp mình chạy vòng quanh lớp theo nhịp gõ của cô. khi cô nói “Tạo dáng” thì tất cả các cháu dừng lại, tạo dáng những con vật mà mình đã chọn. + Luật chơi: - Khi có hiệu lệnh “Tạo dáng” thì các cháu phải đứng lại và nói được dự định của mình dáng đứng tượng trưng cho con gì, cái gì - Tiến hành cho trẻ chơi - Cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì? - Cô nhận xét trò chơi: Giờ học hôm nay cô thấy lớp mình chơi trò chơi “tạo dáng”rất là giỏi. Về nhà chúng mình tạo những dáng khác nữa để cho bố mẹ chúng mình cùng xem nhé 5. Hoạt động 5 : Hồi tĩnh: Cho trẻ giả làm chim bay đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân. - Trẻ khởi động cùng cô -2 hàng dọc - Trẻ tập phát triển chung - Trẻ quan sát cô làm mẫu Trẻ nghe cô pt động tác -1 trẻ lên thực hiện - trẻ tập - tổ thi đua nhau - tung và bắt bóng - 1 trẻ TH lại Trẻ chơi Bắt chước tạo dáng - Trẻ đi nhẹ nhàng Tiết 2: Môn : Tạo hình Tên bài : xé dán theo ý thích ( ý thích ) (Bé chơi với giấy màu) I- mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức:- Trẻ tái tạo lại những ấn tượng về đồ vật hay con vật mà trẻ yêu thích 2- Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 3- Ngôn ngữ:-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4- Giáo dục: - Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm mà mình đã tạo ra II) chuẩn bị : 1- Đồ dùng: Giấy A4, giấy màu, hồ dán cho trẻ Giá treo tranh, 4 tranh mẫu xé dán của cô 2- Nội dung tích hợp: Âm nhạc : Vui đến trường III) tiến hành : Phương pháp của cô Hoạt đông của trẻ 1/ Hoạt động 1: - Cho trẻ hát bài “Vui đến trường” - Các cháu vừa hát bài hát gì? - Đàm thoại về nội dung bài hát 2/ Hoạt động 2 : Bé thăm quan 1 số tranh triển

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuoi CT CC.doc
Giáo án liên quan