1.Phát triển thể chất:
a.Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Biết 4 nhóm thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đử lượng, đử chất. Biết chế biến thức uống đơn giản.Biết các bữa ăn và tên các món ăn hàng ngày mà trẻ thường ăn.
- Có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt và trong ăn uống
b.Phát triển vận động:
- Biết thực hiện một số VĐCB :Đi, chạy các kiểu chân và thay đổi tốc độ
- Biết vận động các nhóm cơ tay, chân, bụng và hệ hô hấp
- Biết sử dụng vở, sách, cầm bút đúng tư thế
40 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm Trường mầm non – Tết Trung Thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO TP NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON NGÔ THỜI NHIỆM
LỚP MẪU GIÁO LỚN
Chủ điểm
Trường mầm non – Tết Trung Thu
Thời gian thực hiện : 3 tuần, từ ngày 17-9-2008 đến 5-10 -2008
Nha Trang tháng 9 năm 2007
MỤC TIÊU
MẠNG HOẠT ĐỘNG
1.Phát triển thể chất:
a.Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Biết 4 nhóm thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đử lượng, đử chất. Biết chế biến thức uống đơn giản.Biết các bữa ăn và tên các món ăn hàng ngày mà trẻ thường ăn.
- Có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt và trong ăn uống
b.Phát triển vận động:
- Biết thực hiện một số VĐCB :Đi, chạy các kiểu chân và thay đổi tốc độ
- Biết vận động các nhóm cơ tay, chân, bụng và hệ hô hấp
- Biết sử dụng vở, sách, cầm bút đúng tư thế
2.Phát triển nhận thức
- Ngoài biết tên lớp, tên trường, tên cô, cho trẻ biết các bộ phận trong trường và nhiệm vụ tương ứng
- Trẻ nhận biết tên gọi, chất liệu, cách sử dụng và đếm số lượng đồ dùng đồ chơi và các chữ số trong phạm vi 5.
- Nhận biết một số hoạt động ở trường trong một ngày( thể dục sáng, ăn, học, chơi, ngủ…)
- Biết được thứ tự các ngày trong tuần, những ngày đi học và những ngày nghỉ học.
- Đối với trẻ khuyết tật, cho trẻ nhận biết 1 số hoạt động ở trường trong ngày và thứ tự các ngày trong tuần.
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Biết kể tên trường, tên lớp, địa chỉ trường, tên cô giáo và các bạn trong lớp.
- Đọc thuộc thơ, đồng dao… nói về trường lớp, bạn bè và cô giáo.
- Nhận ra các nhóm chữ cái o, ô, ơ thông qua từ, qua thơ, qua bài hát, qua môi trường chữ xung quanh lớp.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp qua vui chơi, qua giao tiếp với bạn, cô giáo…
- Đối với trẻ khuyết tật. Cho trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ: o, ô, ơ. Nhận ra chữ trong từ, tiếng.
4.Phát triển thẩm mỹ:
- Cảm nhận được cái đẹp của đồ dùng, đồ chơi, của cách bày biện, trang trí lớp học, sân trường trong ngày khai giảng.
- Biết thể hiện các cách vận động theo nhạc, cảm nhận được giai điệu của bài nhạc.
- Thể hiện được các ý tưởng sáng tạo thông qua vẽ tranh về chủ đề trường lớp, qua việc cùng cô tranh trí lớp học.
5.Phát triển tình cảm, xã hội:
- Thích thú và có ý thức tham gia các hoạt động lao động, trang trí lớp học.
- Biết giữ gìn, sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong.
- Có thói quen giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Hoà đồng, nhường nhịn bạn.
- Chào hỏi, lễ phép với người lớn và các cô trong trường mầm non.
1.Phát triển thể chất:
a.Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Bé làm cấp dưỡng giỏi, thi chọn quả. Pha nước chanh, pha sữa đậu nành.
- Trò chuyện về ích lợi của việc ăn uống đủ chất, đủ lượng
- Hướng dẫn trẻ đi VS đúng nơi qui định và đánh răng đúng cách
- Thực hành pha sữa đậu nành, pha nước chanh
b.Phát triển vận động
- Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay, bò bằng bàn tay và cẳng chân chui qua cổng, đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
- Vận động cơ bản: bị zichzac, bật tại chỗ và chụm chân, trèo lên xuống thang
- Tạo dáng các đồ dùng đồ chơi, các chữ cái… bằng cơ thể.
- Trò chơi dân gian: thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây.
2.Phát triển nhận thức:
- Ôn số lượng từ 1 đến 5.
- Ơn nhận biết cc hình hình học.
- Đếm số lượng đồ dùng, đồ chơi, đếm số bạn trai, bạn gái.
- Xác định các hướng trong không gian so với bản thân.
- So sánh kích thước của các đồ dùng trong lớp.
Môi trường xung quanh:
- Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé và ngày Tết Trung Thu, mùa thu.
- Quan sát, đàm thoại về các hoạt động của cô, của bạn và các cô, các bác ở trong trường mầm non
Khám phá khoa học
- Phân biệt, nhận ra dấu hiệu đặc trưng của đồ dùng., đồ chơi.
- So sánh chất liệu của một số đồ chơi.
- Làm thí nghiệm: vật nổi vật chìm.
- Đối với trẻ khuyết tật, cho trẻ tự thực hiện nhưng có sự giúp đỡ của cô, của bạn.
3.Phát triển ngôn ngữ:
-Nghe đọc thơ, kể chuyện, trẻ đàm thoại về ngày Tết Trung Thu.
- Đọc thơ: Đêm Trung Thu, bàn tay cô giáo, cô giáo của em.
- Truyện: chuyện ở lớp mẫu giáo, thầy giáo thỏ trắng, bé mèo lười.
- Tìm các chữ cái o, ô, ơ có trong các bài thơ chữ to , trong truyện tranh.. trong góc thư viện
- Tập sao chép tên của cá nhân mình theo hướng dẫn của cô.
-Đặt các câu hỏi tại sao ? như thế nào ? …..
- Trò chuyện về các hoạt động của trường, của lớp.
- Đối với trẻ khuyết tật cho trẻ phát âm nhiều lần theo cô, theo bạn.
4.Phát triển thẩm mỹ:
*Tạo hình: Cắt tranh trong hoạ báo, tô màu tranh làm album về chủ điểm trường mầm non
- Nặn bánh Trung Thu, các loại hoa quả có trong ngày Tết Trung Thu bằng đất nặn
- Làm lồng đèn chung cho cả lớp cùng cô, dán dây xúc xích trang trí cho ngày Tết Trung Thu.
- Vẽ, nặn, xé dán, tô màu về trường lớp, các đồ dùng trong lớp, trong trường.
- Cng cơ trang trí lớp học.
- Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải bằng hộp sữa yobi, giấy…
.- Hát, muá, vận động theo nhạc nghe hát các bài hát về Trung Thu, về trường mầm non:
* Tết Trung Thu, rước đèn dưới ánh trăng, vầng trăng cổ tích, chú cuội ngồi dưới gốc đa, ánh trăng hoà bình
* Cô giáo em, cháu đi mẫu giáo, em yêu trường em, ngày đầu tiên đi học, cô đi nuôi dạy trẻ
- Chơi các trò chơi âm nhạc: Nghe và phân biệt âm thanh, có bao nhiêu bạn hát, ai đoán giỏi, ai nhanh nhất
- Tham gia biễu diễn các tiết mục văn nghệ mừng Tết Trung Thu
5.Phát triển tình cảm – xã hội:
-Thực hành lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc hoạt động
-Tự nguyện giúp cô chuẩn bị trong các giờ ăn, giờ ngủ, giờ học: Kê bàn ghế, trãi nệm ngủ, xếp khăn..
-Chăm sóc cây trong vườn trường: Tưới nứớc, nhổ cỏ..
-Nêu tình cảm của trẻ về trường, lớp, cô, các bạn, về ngày Tết trung thu
-Trẻ có ý thức giữ gìn, tiết kiệm điện, nước và giữ gìn vệ sinh chung
-Trẻ tích cực tham gia ngày hội đến trường, tham gia diễn văn nghệ, phấn khởi khi đến trường
- Trẻ tự nguyện và tích cực tham gia các hoạt động trong trường, lớp.
MẠNG NỘI DUNG
1.Lớp mẫu giáo của bé:
- Tên lớp, tên cô, tên các bạn
- Sở thích của các bạn
- Đặc điểm của lớp
- Đồ dùng đồ chơi của lớp – Các góc chơi của lớp.
- Các hoạt động trong ngày của lớp
- Cảm nghĩ của trẻ về cô về các bạn.
2.Trường mầm non của bé:
- Tên trường, địa chỉ của trường, đặc điểm của trường.Ý nghiã của ngày hội đến trường của bé
- Các khu vực trong trường, các đồ chơi trong từng khu vực.
- Tên các bộ phận khác và các thành viên trong các bộ phận đó: Hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán, y sĩ..
- Công việc của từng ngưòi trong trường: Cô giáo chăm sóc dạy dỗ các cháu, cấp dưỡng nấu ăn cho cháu, y sĩ chăm sóc sức khoẻ..
- Các hoạt động của trường:
* Ngày hội đến trường ( Diễn văn nghệ, tặng hoa..)
*Vui Trung Thu ( Phá cỗ, múa lân, rước đèn..).
3.Tết Trung Thu:
- Đặc điểm của ngày Tết Trung Thu
- Các món ăn trong ngày Tết Trung Thu
- Các trò chơi trong ngày Tết trung Thu
- Các loại lồng dèn trong ngày Tết Trung Thu
* Chuẩn bị học liệu cho chủ điểm trường mầm non
- Chia khu vực cho các góc chơi: Phân vai, xây dựng, học tập, tạo hình, âm nhạc,thư viện, thiên nhiên.
- Các thẻ số từ 1 đến 5, thẻ chữ cái o, ô ơ. Bút chì đen, bút chì màu, giấy màu, đất nặn, màu nước đủ cho trẻ sử dụng
- Tranh làm quen chữ cái cho bài o, ô, ơ, tranh sử dụng cho cô dạy các bài thơ, rối, sa bàn…..
- Giấy vẽ, hoạ báo, tranh theo chủ đề đã photo, hồ dán giấy,khăn lau tay
- Các vật liệu phế thãi: Hộp sữa yobi, len, hột hạt, giấy loại, ..
- Phát thảo 1 tranh chủ đề trường mầm non để trẻ hoạt động trong góc tạo hình.
-Tranh ảnh , đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề đủ cho trẻ trong tất cả các hoạt động
- Viết các bài thơ chữ to theo chủ đề : cô giáo em, bàn tay cô giáo, thơ Trung Thu
- Một số nhạc cụ cho trẻ hoạt động âm nhạc: Xắc xô, bộ gõ, lục lạc do cô tự làm
- Một số dụng cụ tập thể dục do cô tự làm:Tạ tay, nơ tay..
- Đồ dùng chăm sóc cây: bình tưới, xẻng xúc cát, ..
- Quần áo, nơ kẹp tóc cho các cháu diễn văn nghệ
- Đầu lân, trống lân..và tập cho cháu múa lân mừng Tết Trung Thu
- Máy catset, băng nhạc các bài hát phù hợp chủ điểm
- Bóng đủ cho trẻ tung và bắt bóng
KẾ HOẠCH TUẦN 1 : TỪ NGÀY 17/9/2007 ĐẾN 21/9/2007
Hoạt động
Thứ hai
17/09/2007
Thứ ba
18/ 09/2007
Thứ tư
19/09/ 2007
Thứ năm
20/09/ 2007
Thứ sáu
21/09/ 2007
Trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về lớp: tên lớp, tên cô giáo, các bạn, sở thích của bạn trai, bạn gái, các đồ dùng, đồ chơi có trong lớp, cảm nghĩ của trẻ trong ngày hội đến trường..
Thể dục buổi sáng
1.Khởi động: các cháu đi vòng tròn các kiểu chân
2.Trọng động:* Hô hấp: thổi bóng bay
* Tay 1: Đưa hai tay ra trước, lên cao ( 2l x 8 n)
* Chân 3: Ngồi xổm đứng lên liên tục ( 2l x 8n)
* Bụng 3: Cúi gập người về phía trước ( 2l x 8 n)
* Bật : Bật tiến về phía trước ( 8 nhịp)
3.Hồi tĩnh: Cháu đi dạo nhẹ nhàng
Tập thể dục buổi sáng theo nhạc hàng ngày
Hoạt động chung có mục đích học tập
Tung bóng lên cao và bắt bóng
Trò chuyện về trường mầm non
Vẽ cô giáo của em
Ôn số lượng trong phạm vi 5,nhận biết các chữ số trong phạm vi 5
Thơ bàn tay cô giáo
Hoạt động góc
*.Góc phân vai : Chơi làm cô giáo, cấp dưỡng
*.Xây dựng: Xây trường mầm non của bé
*.Góc tạo hình:Làm tranh chủ điểm trường mầm non cùng cô, làm búp bê bạn trai, bạn gái bằng hộp sữa yobi
*Góc âm nhạc: Múa hát, vận động theo nhạc, các bài hát trong chủ điểm
*Góc học tập: Đếm đồ dùng, đồ chơi có trong lớp theo khả năng của trẻ.in và tô màu các chữ cái o, ô, ơ, các chữ số từ 1 đến 5.Ghép tên bài thơ bằng các chữ cái rời.Xem sách, tập kể chuyện theo tranh, là album về trường mầm non
*Góc thiên nhiên:Chơi với đất, cát, nước
Hoạt động ngoài trời
* Cho cháu đi tham quan, trò chuyện về trường mầm non
* Chơi: Tìm bạn, lộn cầu vồng
* Chơi tự do
* Xem tranh cô giáo của em và trò chuyen về bức tranh
*Chơi bắt bướm, dung dăng dung dẻ
* Chơi tự do
* Cho trẻ quan sát 1 bạn trai, 1 bạn gái và mô tả hình dáng và nêu sở thích của bạn
*Chơi tìm bạn, bắt bướm
* Chơi tự do
*Cho trẻ quan sát đồ chơi có trong trường và trò chuyện cách giữ gìn đồ chơi
*Chơi cướp cờ, lộn cầu vồng
* Chơi tự do
Ra sân nhặt rác bỏ vào sọt rác
*Chơi Tìm bạn, dung dăng dung dẻ
* Chơi tự do
Hoạt động chiều
Hướng dẫn trẻ VS đúng nơi q.định
Lau chùi và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
Tập trẻ pha sữa đậu nành
Âm nhạc: ngày vui của bé
Nêu gương và biểu diễn văn nghệ
Thứ hai ngày 17/09/2007
Tung bóng lên cao và bắt bóng
trò chơi: bịt mắt tìm bạn
1.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay đúng kỹ thuật:Không ôm bóng vào người, không làm rơi bóng
- Rèn luyện khả năng định hướng, phát triển sự khéo léo của đôi tay
- Giáo dục trẻ tính kỹ luật, trật tự và chơi vui cùng bạn
2.Chuẩn bị:
- Mõi trẻ một quả bóng nhựa vừa tay
- Hoa đeo tay tập BTPTC
- Máy catset và băng nhạc có bài hát “trường chúng cháu là trường mầm non, cháu đi mẫu giáo”
- Hai băng vải bịt mắt trẻ
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động:
Cô mở nhạc bài cháu đi mẫu giáo cho các cháu đi chạy các kiểu chân
Hoạt động 2 : Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
- Cô nói : Muốn đến lớp khoẻ mạnh vui tươi chúng ta phải năng rèn luyện thân thể, nào chúng ta cùng tập thể dục thật đều nhé( Cô mở nhạc bài “Trường chúng cháu là trường mầm non)
- Cháu tập các động tác như TDBS tuần 1
* Vận động cơ bản:
- Đội hình: Vòng tròn, tự do
- Cô cho mỗi cháu lấy một qủa bóng và chơi tung bóng xem bạn nào tung bóng cao nhất và bắt bóng không làm rơi xuống đất sẽ được cô khen
- Sau khi cho trẻ chơi thử vài lần cô cho trẻ tự phát hiện xem tại sao không bắt được bóng và hay làm rơi bóng xuống sàn
- Cô hướng dẫn kỹ thuật tung bóng và bắt bóng bằng hai tay: Các con cầm bóng bằng hai tay tung lên cao về phía trước mắt nhìn theo bóng.Khi bóng rơi xuống đón lấy bóng không được ôm bóng vào người và không làm rơi bóng xuống đất
- Cô tung và bắt bóng cho cháu xem vài lần để cháu chơi cho đúng theo hướng dẫn của cô
- Cho các cháu chơi với bóng vài lần nữa ( Cô chú ý theo dõi để sửa cho các cháu thực hành cho đúng hơn và khen ngợi các cháu thực hành đúng kịp thời )
*Trò chơi vận động : Bịt mắt tìm bạn
Cô giới thiệu tên trò chơi và cho các cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: một trẻ lên bịt mắt trước sau đó cô gọi 1 trẻ khác lên bịt mắt sau. Trẻ bịt mắt đầu tiên tìm trẻ bịt mắt sau, nếu bắt được sờ từ đầu tóc xuống chân và đoán xem bạn là trai hay là gái .Nếu đoán đúng sẽ được các ban và cô hoan hô trò chơi lại tiếp tục
Khi trẻ tìm bạn các bạn ở ngoài sẽ chỉ dẫn bằng cách nói phương hướng mà bạn đứng ví dụ: bên phải, bên trái, phía trước, phía sau của bạn đang tìm
Luật chơi: Khi bạn đoán không được nhắc bạn, nếu bạn đoán sai sẽ ra ngoài một lần chơi.
- Cô cho trẻ chơi vài lần.
3. Hồi tĩnh:
- Cho các cháu đi nhẹ nhàng xung quanh lớp.
Buổi chiều
- Cô nhắc trẻ khi có nhu cầu đi vệ sinh phải đi đúng nơi qui định, khi dội cầu tránh làm văng nước phải biết tiết kiệm nước, vào nhà vệ sinh phải đi dép
- Cô hướng dẫn trẻ trai vào nhà vệ sinh dành cho bé trai, các bé gái vào nhà vệ sinh dành cho bé gái và hướng dẫn trẻ cách ngồi trên bồn cầu khi có nhu cầu. Nhắc bé trai khi tiểu không làm văng nước tiểu lên trên bồn cầu rất bẩn và hôi, khai.
* Nhận xét cuối ngày :
Thứ ba ngày 18/ 09 / 2007
Trò chuyện về trường lớp mầm non
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên trường lớp, các bộ phận trong trường và công việc tương ứng.
- Chế độ sinh hoạt trong ngày của lớp, biết tên các bạn trai, bạn gái trong lớp, biết các góc chơi và đặc điểm riêng của lớp..
- Đối với trẻ khuyết tật. Cô cho trẻ biết tên trường lớp, biết các hoạt động trong trường lớp mẫu giáo.
- Trẻ nêu những suy nghĩ của mình về trường, lớp, trả lời tốt các câu hỏi của cô
- Giáo dục trẻ yêu trường, lớp.Kính trọng các cô bác trong trường, chơi biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn.giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi có trong lớp, trong trường
2.Chuẩn bị:
- Máy catset và băng nhạc có các bài hát về chủ điểm trường mầm non
- Tranh ảnh về trường, lớp, các tấm ảnh về các hoạt động trong ngày của trẻ
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1 : Trò chuyện, tìm hiểu khám phá về trường lớp Mầm non
- Cô mở nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”cho các cháu hát và vận động theo nhạc
- Đàm thoại:
* Trường các con đang học có tên là trường gì ? Địa chỉ của trường ở đâu?. Cho trẻ khuyết tật nhắc lại nhiều lần.
* Lớp mình là lớp gì ? Các con có nhớ hết tên của các bạn không hãy kể cho cô và các bạn nghe.
* Hàng ngày đến lớp các con được hoạt động những gì ?
* Các con có biết trong trường của mình có các lớp nào nữa kể cho cô và các bạn nghe ? Các con biết tên những cô nào trong trường và cô đó làm công việc gì ?ban giám hiệu gồm những ai ?..
- Cô cho trẻ xem tranh, hình về các hoạt động trong lớp trong trường cho trẻ cùng trao đổi nêu ý kiến của mình cùng các bạn về các hình ảnh đó.
- Cô khái quát lại các ý của các cháu.
* Đối với trẻ khuyết tật, cô cho trẻ nói theo cô, theo bạn nhiều lần.
- Cô giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ trường lớp, biết yêu thương kính trọng cô giáo và các cô bác trong trường. Nhắc trẻ phải biết chơi chan hoà cùng bạn, luôn nhường nhịn và giup đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với các bạn.
Hoạt động 2 : Trò chơi tìm bạn:
* Trẻ vừa đi vừa hát các bài hát như “Em đi mẫu giáo,em yêu trường em, trường chúng cháu là trường mầm non..”Sau đó tìm bạn theo yêu cầu sau:
+ Một bạn trai tìm 1 bạn trai, 1bạn gái tim 1 bạn gái, +Một bạn trai tìm 1 bạn gái
Cho cháu chơi vài lần
+ Đối với trẻ khuyết tật, cô có thể chơi cùng trẻ hoặc cho bạn giỏi chơi với trẻ.
- Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho cháu nghỉ
Buổi chiều:
Hướng dẫn trẻ lau rửa đồ chơi và sắp xếp vào kệ gọn gàng
Cô lấy hai thau múc nước, cho các cháu lấy một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ cách rửa đồ chơi
+ Cô rửa mẫu cho các cháu xem cách rửa: đầu tiên cô bỏ đồ chơi vào thau và dùng khăn cọ rữa từng đồ chơi 1 và bỏ qua 1 thau nước khác để tráng lại, sau đó vớt đồ chơi ra bỏ vào rổ để cho ráo nước lấy khăn khô lau lại và xếp vào kệ ngay ngắn
+ Cô cho khoảng 3 trẻ lên thực hành rửa một số đồ chơi khác
+ Sau khi trẻ thực hành cô nhắc trẻ khi rửa phải cẩn thận không được làm văng nước tung toé ra ngoài hoặc ra quần áo
* Nhận xét cuối ngày:
Thứ tư ngày 19 / 09 / 2007
Vẽ cô giáo của em
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết mô tả cô giáo của mình qua lời nói, và biết vẽ khuôn mặt cô với các chi tiết : mái tóc, mắt mũi, miệng…..
- Luyện cách vẽ chân dung, sử dụng màu hợp lý để tô cho bức tranh thêm đẹp
- Giáo dục trẻ kính yêu và vâng lời cô giáo
2.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu: chân dung cô giáo
- Máy catsets- băng nhạc có bài hát “Lớp em sao mà vui ghê”
- Vở bé tạo hình, màu sáp, kẹp tranh, giá treo sản phẩm đủ cho trẻ
- Bảng treo tranh cho cô
- Kê bàn ghế cho trẻ ngồi theo nhóm 8 trẻ
3.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Vận động theo nhạc bài hát cô và mẹ.
- Cô trò chuyện với trẻ về mẹ và cô.
- Cho trẻ hát thuộc bài hát cô và mẹ.
- Cô và trẻ cùng nhau vận độg bài hát cô và mẹ.
Hoạt động 2: Vẽ chân dung cô giáo.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học, bạn bè, cô giáo về tình cảm của trẻ dành cho cô giáo của mình
- Cô xuất hiện bức tranh vẽ chân dung cô giáo ( xuất hiện từ từ cho trẻ đoán đó là bức tranh gì)
- Cô cho trẻ nhận xét về cô giáo thật và cô giáo trong tranh
- Cô cho trẻ đàm thoại nét vẽ, mu sắc trong tranh
- Cô vẽ mẫu: Vẽ khuôn mặt to vào giữa tờ giấy, vẽ các chi tiết mắt, mũi, miệng vào khuôn mặt tiếp theo vẽ cổ, bờ vai, vẽ đầu tóc..(Cô vừa vẽ vừa đàm thoại về cách vẽ cùng trẻ, sau đó tô màu phù hợp
- Trẻ thực hành: Cô chú ý theo dõi trẻ yếu, gợi ý để trẻ thực hiện ý định của mình, khuyến khích các trẻ khác cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình
- Đánh giá sản phẩm: Cho trẻ vẽ xong tự đem tranh lên giá treo và cùng quan sát các bức tranh của mình và của các bạn. Cho trẻ lên chọn tranh đẹp nhất, giống mẫu của cô nhất nêu nhận xét
- Cô nhận xét chung các bức tranh của cả lớp, tuyên dương và khuyến khích trẻ.
Buổi chiều
Bé tập làm nội trợ “ hướng dẫn và thực hành pha sữa đậu nành”
1.Chuẩn bị:
- Cháu ngồi bàn theo nhóm 8 trẻ
- Mỗi bàn có 8 ly sữa, 8 cái muỗng và một dĩa đường cát trắng, một khăn lau tay
- Cô có một ly sữa như của trẻ, 1 muỗng, một dĩa đường và một khăn lau tay
2.Tổ chức hoạt động:
Cô tập trung cháu và nói:
- Bạn nào cho cô biết đậu nành là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nào và có cần thiết cho chúng ta không ? Tại sao ?
- Đúng rồi trong đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong đậu nành có nhiều đạm và chất béo rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta nên chúng ta cần phải ăn nhiều đậu nành. Món ăn chế biến từ đậu nành ngon nhất đó là sữa đậu nành, vậy hôm nay cô sẽ dạy các con cách pha sữa đậu nành nhé
- Đầu tiên cô rót sữa ra ly, dùng muỗng múc đường bỏ vào( khoảng 1 muỗng), cô khoáy đều lên và nếm xem vừa ngọt chưa. Nếu ta thích uống ngọt thì bỏ thêm đường vào khi đã vừa uống rồi thì thôi không cho đường vào nữa
- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô.Sau khi trẻ thực hiện xong cho trẻ mời cô và các bạn uống sữa
- Cho trẻ nói cảm nghĩ sau khi uống sữa. Cho trẻ thu dọn đồ dùng
*Nhận xét cuối ngày:
Thứ năm ngày 20 / 09 / 2007
Ôn: so sánh số lượng trong phạm vi 5 và các số 1, 2, 3, 4, 5
1.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các nhóm đồ dùng, đồ chơi trong lớp có số lượng trong phạm vi 5 và các chữ số 1,2,3,4,5
+ Đối với trẻ khuyết tật, cho trẻ phát âm và nhận biệt được các số từ 1 đến 5
- Phát triển cho trẻ khả năng quan sát, chú ý và hoạt độg tích cực
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ, giữ gìn, đồ dùng, đồ chơi trong lớp và có ý thức trật tự trong giờ học
2.Chuẩn bị:
- Mỗi cháu có các thẻ số từ 1 đến 5
- Các nhóm đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp học có số lượng trong phạm vi 5
- Các đồ dùng, đồ chơi được cắt bằng bìa gắn trên bảng các nhóm có số lượng trong phạm vi từ 1 đến 5
- Các thẻ chấm tròn có số lượng từ 1 đến 5 để chơi “tìm về đúng nhà”
3. Tổ chức hoạt động:
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi:
* Trò chơi 1: Truyền tin
+ Cách chơi: cô chia trẻ ra làm hai đội mỗi đội đứng thành một hàng dọc
Bạn đứng đầu ở mỗi độ sẽ lên cô nói thầm vào tai sau đó khi có hiệu lệnh của cô trẻ đó sẽ chạy về nói thầm vào tai bạn kế tiếp và bạn kế đó lại nói thầm vào tai bạn kế tiếp nữa đến người cuối cùng chạy lên thực hiện đúng lời cô yêu cầu
Đôi nào nhanh và thực hiện đúng theo yêu cầu Thì đội đó thắng và trò chơi được tiếp tục.Đội thắng sẽ được cả lớp hoan hô
VD: Cô nói thầm “Số 1,4, 5”Các trẻ sẽ truyền tin đúng như vậy và bạn cuối cùng là người thực hiện đúng yêu cầu
+ Luật chơi: Nếu đội của mình bạn cuối cùng thực hiện sai các bạn trong đoi được quyền nhắc bạn để bạn thực hiện cho đúng( nếu cô chưa báo hết giờ) Sau đó cô cho cả lớp đọc tên thẻ số
* Trò chơi 2: Xếp đồ chơi theo nhóm
+ Cách chơi: Cô cho cháu chọn đồ chơi trong rổ của trẻ và xếp theo ý trẻ các nhóm trong phạm vi 5 và đặt số tương ứng với nhóm mình vừa xếp
Cô yêu cầu trẻ quan sát các bạn cạnh bên mình và cùng điều chỉnh với nhau cho chính xác đồng thời cô quan sát và hỏi trẻ đã xếp nhóm đồ chơi có số lượng là mấy và xem trẻ đã chọn chữ số thích hợp chưa
- Đối với trẻ khuyết tật nếu trẻ không thực hiện được cô có thể giúp đỡ trẻ
- Cô khen trẻ và cho trẻ xếp các nhóm có số lượng khác nhau
* Trò chơi 3: Về đúng nhà của bé
+ Cách chơi: Mỗi cháu cầm một thẻ số vừa đi vừa hát các bài hát :Cháu đi mẫu giáo, trường chúng cháu là trường mầm non, lớp em sao mà vui ghê..” khi có hiệu lệnh của cô các cháu chạy ngay về nhà của mình (Nhà là các thẻ chấm tròn có số lượng tương ứng với thẻ số của trẻ) Bạn nào có thẻ số bao nhiêu thì chạy về nhà có số lượng chấm tròn tương ứng với số của trẻ
+ Luật chơi: Bạn nào nhầm nhà sẽ phải nhảy lò lò 5 cái
- Kết thúc : Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ cất đồ dùng rồi nghỉ.
Buổi chiều
Dạy hát kết hợp vận động vỗ đệm theo phách: “Ngày vui của bé”
Nhạc và lời Hoàng Văn Yến
Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học” nhạc và lời của Nguyễn Văn
Trò chơi âm nhạc: Tiếng hát ở đâu
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát kết hợp vỗ đệm theo phách bài hát “Ngày vui của bé” biết thể hiện niềm vui tâm trạng phấn khởi, thoải mái ,vui tươi khi hát
- Trẻ lắng nghe cô hát và biết thể hiện cảm xúc của mình theo bài hát
- Giáo dục trẻ yêu trường, lớp, cô và các bạn.Đến lớp vui vẻ và chơi hoà đồng cùng các bạn
2.Chuẩn bị:
- Nhạc cụ đủ cho trẻ hoạt động
- Đàn organ, máy catsét băng nhạc có bài hát “ ngày đầu tiên đi học”
3.Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1 : Nghe hát : Ngày đầu tiên đi học
- Cô mở máy catset bài “ ngày đầu tiên đi học” và múa minh hoạ cho trẻ xem
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Hát cho trẻ nghe 2 lần nữa
- Cô hỏi trẻ: Bạn trong bài hát lần đầu tiên đi đến trường đã rất sợ và khóc, thế các con lần đầu tiên đi đến trường có khóc không ? các con có cảm nghĩ như thế nào khi đi đến trường trong ngày đầu tiên mẹ đưa đến trường ? Bây giờ khi các con học lớp mẫu giáo lớn đến khai giảng đi đến trường các con cảm thấy như thế nào?
* Hoạt động 2 : Hát và vỗ đệm theo phách : Ngày vui của bé
- Sau bao năm các con đã đến trường được vui chơi và học tập cùng các bạn thật là vui và ngày khai giảng là ngày mà các bạn rất vui sướng có đúng không nào, tác giả Hoàng Văn Yến đã mô tả niềm vui của các bạn nhỏ trong ngày vui đến trường rất hay ,bây giờ cô sẽ dạy các con hát nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 lần và khuyến khích trẻ nào thuộc thì hát cùng cô
- Cô hát lại cho trẻ nghe và kết hợp vỗ đệm theo phách
- Cô cho cả lớp cùng hát theo lớp nhóm, tổ, cá nhân .cô chú ý sữa cho các cháu hát đúng lời, đúng nhịp điệu của bài hát, khuyến khích trẻ vỗ đệm theo bài hát: Vỗ đệm theo phách
* Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc: tiếng hát ở đâu
+ Cách chơi: chọn 1 trẻ len độ mũ chóp che kín mắt, cô chỉ định t1 đến 3 trẻ hát ,yêu cầu trẻ đội mũ chỉ tay về hướng phát ra tiếng hát và nếu có thể thì đoán tên của bạn vừa hát. Nếu đoán đúng được cô và các bạn khen
+ Luật chơi: Bạn đôị mũ không được mở mũ ra nhìn, khi bạn đoán tên các bạn khác không được chỉ, không được nhắc bạn
- Kết thúc : Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho các cháu nghỉ
* Nhận xét cuối ngày:
Thứ sáu ngày 21 / 09 / 2007
Thơ: Bàn tay cô giáo
Tác giả: Định Hải
1.Mục đích yêu cầu:
- Biết được công việc và tình cảm của cô giáo đối với trẻ thông qua nội dung bài thơ.Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua nhịp điệu của bài thơ, cảm nhận nhịp điệu của bài thơ.
+ Đối trẻ khuyết tật, cô cho trẻ đọc thơ theo cô, theo bạn giỏi
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ
- Giáo dục kính yêu và vâng lời cô giáo
2.Chuẩn bị:
- Băng nhạc có bài hát “Mẹ và cô”, máy catset
- Tranh vẽ cô giáo đang chải tóc cho bé và vá áo cho bé
- Rối tay : 1 rối làm cô giáo, 1 rối làm em bé, 1 rối đứng làm mẹ
3.Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về trường lớp mẫu giáo
- Cô xuất hiện tranh cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về công vịêc của cô giáo hàng ngày
.Cho trẻ đọc từ dưới tranh: Tết tóc cho em, vá áo cho em
* Hoạt động 2: Dạy tr
File đính kèm:
- giao an truong mam non la.doc