Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Cơ thể của bé (1 tuần)

* Trao đổi phụ huynh về sức khỏe ,học tập của các cháu

 + Trò chuyện về các bạn trai gái trong lớp

 + Trò chuyện về các bộ phận cơ thể trẻ

 + Trò chuyện về các giác quan trẻ

 + Trò chuyện về cách giữ gìn vẹ sinh thân thể

 + Trò chuyện về môi trường xanh, sach, đẹp.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Cơ thể của bé (1 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:Thực hiện từ ngày 08/10/đến ngày 12/10/2012 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, trò chuyện. diểm danh * Trao đổi phụ huynh về sức khỏe ,học tập của các cháu + Trò chuyện về các bạn trai gái trong lớp + Trò chuyện về các bộ phận cơ thể trẻ + Trò chuyện về các giác quan trẻ + Trò chuyện về cách giữ gìn vẹ sinh thân thể + Trò chuyện về môi trường xanh, sach, đẹp. Thể dục sáng 1. Khởi động: Cháu chuyển vòng tròn, đi các kiểu chân, khởi động nhẹ nhàng, Chơi trò chơi “Ngón tay của bé” 2. Trọng động: Mỗi động tác thực hiện 4 lần- 4 nhịp. - Hô hấp: Động tác1 : gà gáy - Tay vai: Động tác 4 - Chân: Động tác 5 -Bụng lườn: Động tác 1 - Bật: Động tác 4 3. Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng Hoạt động học có chủ đích - Thực hành phân biệt phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân + Hát “Tập thể dục, dấu tay” + Chơi DG “Cặp kè, giặt chiếu” - Trò chuyện về cơ thể của bé + Hát “Nào chúng ta cùng tập TD” + TCDG: “Oánh tù tì” + Cháu đếm nhận biết số lượng 1,2 trên cơ thể - Ném xa thi tay ai khỏe + Đếm số lượng túi cát +Đồng dao thi đua nu na nu nống -Thơ: “Tâm sự cái mũi” + Hát “Cái mũi” + Trò chuyện về các giác quan - Vẽ chân dung của bé + Hát “Bé khỏe bé ngoan” + Đồng dao tay trắng tay đen - Dạy hát “Cái mũi” -Nghe hát: “Khám tay” - Trò chơi: Làm nhạc trưởng + Trò chuyện về cơ thể bé + Đồng dao Nhảy lò cò Hoạt động ngoài trời * Quan sát có mục đích : - Xác định vị trí đồ chơi quanh bé ( Các phía so với đối tượng khác…) - Quan sát phân biệt bạn trai ,bạn gái ( hình dáng, đặc điểm,tính cách…) - Nhặt sỏi xếp hình bạn trai, bạn gái. - Tham quan nhà bếp phân biệt mùi vị của thức ăn . - Cho cháu nhận biết các giác quan qua trò chơi “ Thi xem ai nhanh” * Trò chơi vận động : * Trò chơi vận động : - Chơi nhận biết bạn mình - Kéo co - Tìm bạn thân. - Lộn cầu vồng - Xem ai bật nhanh - Bịt mắt tìm bạn. - Tạo dáng - Tập tầm vông - Kết bạn - Rồng rắn lên mây * Chơi tự do Hoạt động góc * Phân vai “Phòng khám”: - Chuẩn bị: Sân lớp rộng, đồ bác sĩ, bộ đồ khám của bác sĩ... cho cháu chơi - Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn gợi ý trẻ đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân,kê toa, lấy thuốc…Cô động viên trẻ mạnh dạn thể hiện các vai chơi cho trẻ nói ý đồ chơi khuyến khích trẻ sáng tạo mở rộng nội dung chơi *Xây dựng “Lắp ghép hình các bạn tập thể dục dưới công viên cây xanh”: - Chuẩn bị:Sân lớp rộng, lon sữa, ống hút, khối gỗ, hình học, cây xanh... để cháu chơi - Hướng dẫn cách chơi: Cô gợi ý hướng dẫn gợi ý trẻ chủ đề chơi, chọn vật liệu, ...Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng lắp, ghép, xếp ống hút, hình học, khối gỗ thành hình cơ thể, bạn tập thể dục có sự sáng tạo của mình . *Nghệ thuật: + Âm nhạc : “Nghe máy, hát các bài hát có nội dung về các giác quan” - Chuẩn bị: Góc âm nhạc, đĩa nhạc bản thân, mũ dây nơ, nhạc cụ... cho cháu chơi - Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn gợi ý trẻ biết thể hiện nhịp nhàng theo giai điệu bài hát cháu tự nhiên khi nghe nhạc bản thân. Động viên trẻ tinh thần thi đua khi chơi hát đối đáp và chơi TCÂN + Tạo hình : Dán, làm đồ chơi cùng cô bằng các phế liệu về cơ thể người - Chuẩn bị: Giấy màu, hộp hủ sữa, kéo, hồ dán, đất nặn, len, viết lông...cho cháu chơi - Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn gợi ý trẻ cách sử dụng các vật liệu, khuyến khích trẻ vận dụng các kỹ năng để làm búp bê, bạn trai, gái sáng tạo và mở rộng nội dung chơi *Học tập &Đọc sách + Đọc sách: Xem tranh ảnh kể chuyện về “Cơ thể của bé vệ sinh cá nhân - Chuẩn bị: Sách truyện có dáng ký hiệu riêng của chủ đề... cho cháu Xem.. - Hướng dẫn cách chơi: Cô dẫn gợi ý trẻ cách chọn sách, lật mở sách và đọc kể theo hình ảnh trong sách theo ý tưởng của cháu những chuyện theo tranh bản thân + Học tập: Xác định vị trí đồ dùng đồ chơi các phía trên-dưới, trước sau.... - Chuẩn bị: Một số đồ dùng, đồ chơi...cho trẻ xếp xác định vị trí và các bài tập mở... cho cháu chơi - Hướng dẫn cách chơi: Cô gợi ý hướng dẫn trẻ cách xác định hướng của trẻ và của bạn theo nhiều cách và làm các bài tập mở về xác định các phía.. *Thiên nhiên : + Chăm sóc cây cảnh :Trẻ biết cách lau lá , tưới nước cho cây hoa - Chuẩn bị: Góc thiên nhiên ở lớp và các dụng cụ chơi cát nước - Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn gợi ý trẻ cách chăm sóc cây, lau lá...và tưới nước cho cây hoa....Trẻ có tình cảm tốt đẹp với môi trường thiên nhiên gần gũi. + Khoa học “Thí nghiệm nước đá ở cốc nào tan nhanh hơn” - Chuẩn bị: Hai ly, nước đá, nước... cho cháu chơi - Hướng dẫn cách chơi: Cô gợi ý hướng dẫn trẻ cách làm thí nghiệm và gởi hỏi trẻ xem và nhận xét thí nghiệm trẻ hiểu tại sao đá bên ly này tan nhanh ly kia lại ít tan hơn…. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sử dụng khăn lau và lau mặt đúng cách ,lấy cất đồ dùng đúng ký hiệu đúng chổ, biết rửa tay bằng xà bông sau khi đi vệ sinh - Trẻ biêt mời cô bạn trước khi ăn, ăn nhai kỹ, ăn không rơi vãi ,ăn ho hắc hơi biết lấy tay che miệng, ăn không nói chuyện - Trẻ biết phụ cô trãi nệm, ngủ nằm thoải mái đúng chổ, ngủ ngon đủ giấc ,biết lấy gối nằm, không đi chạy trên nệm, giữ im lặng trong khi ngủ Hoạt động chiều - Chơi trò chơi “Thi xem ai nói nhanh” để xác định các phía + Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân và rửa tay, lau mặt và cài khuyu áo - Làm quen với truyện “Cậu bé mũi dài” + Trò chơi " Tai thính - mắt ai tinh" , để luyện các giác quan . - Làm quen bài hát " Cái mũi ”. + Hướng dẫn cháu cách gấp xếp quần áo bỏ vào giỏ gọn gàng . - Hướng dẫn trẻ làm bài tập vở khám phá khoa học trang 1,2 + Ôn vỗ gõ theo nhịp : Tìm bạn thân - BHDD : Tập trẻ pha sữa + Lao động nhẹ nhặt lá bàng trong sân trường. Vệ sinh trả trẻ - Cháu thu dọn đồ chơi, cô chải tóc gọn gàng cho cháu - Cô và cháu xem lại vòi nước ,tắt quạt ,điện khi ra về Nội dung Hình thức và biện pháp Kết quả *Giáo dục - Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ chăm sóc các bộ phận trên cơ thể - Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt - Trao dổi với phụ huynh cùng hướng dẫn chăm sóc trẻ - Trao đổi với phụ huynh thường xuyên nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh môi trường sạch và biết tắt nước khi làm vệ sinh xong ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. * Sức khỏe ,dinh dưỡng : + Trẻ biết giữ gìn sức khỏe của mình qua ăn uống, biết các bữa ăn trong ngày + Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì + BHDD : Tập trẻ pha sữa * Phòng bệnh + Tiếp tục phòng tay chân miệng cho trẻ + Phòng chống suy dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ + Phòng bệnh viêm gan B. + An toàn cho trẻ: Trẻ biết nói với người lớn khi bị lạc tên bố mẹ, địa chỉ hay anh chị…. * Tuyên truyền + Nuôi con bằng sữa mẹ, nuôi con mau lớn + Rèn luyện để trẻ có tư thế đẹp + Chủ đề : Cơ thể của bé - Trao đổi với phụ huynh cùng nhắc nhở dạy cho trẻ biết ích lợi các bữa ăn…. mọi lúc mọi nơi - Qua bản tin trao đổi với phụ huynh hiểu và cùng chăm sóc trẻ SDD và béo phì - Liên hệ phụ huynh cùng GV khuyến khích trẻ thích tự pha sữa cho mình để uống - Treo tranh, bản tin, trao đổi với phụ huynh về tình trạng bệnh và cách phòng tránh các bệnh để trẻ khỏe mạnh - Trao đổi với phụ huynh không để trẻ đi một mình và cùng dạy cho cháu biết tên bố mẹ, địa chỉ hay tên anh chị… - Treo tranh tuyên truyền cho ba mẹ cùng xem - Treo bản tin, cô trao đổi với phụ huynh cách giữ cho trẻ đi đứng và học tập có tư thế đẹp trong các hoạt động -Cô trao đổi PH về nội dung chủ đề dạy trẻ, vận động PH xin phế liệu làm đồ chơi tự tạo góc chơi ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ……………….. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ………………. ……………….. ………………. ……………….. ………………. ……………….. ………………. ……………….. * Lễ giáo, nề nếp : - Trẻ biết trả lời có dạ thưa, nói nguyên câu lễ phép - Biết để đồ dùng đúng nơi qui định - Biết nhặt bỏ rác vào thùng - Hướng dẫn cho trẻ cách thưa dạ, trả lời và nhắc nhở trẻ thường xuyên . - Phối hợp, trao đổi với phụ huynh nhắc nhở trẻ thường xuyên - Phối hợp phụ huynh nhắc nhở trẻ và tuyên dương kịp thời…. ………………. ……………….. ……………….. ……………….. ………………. ……………… ………………. ………………. ……………….. ………………. ……………….. ………………. ……………….. Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Ngọc Liên Hoàng Như An KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2012 ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN : Cho cháu lấy đồ chơi chơi tự do ở các góc Trò chuyện về các bạn trai gái trong lớp Cháu nhìn xem lớp mình có bạn gái nào? Tại sao gọi bạn là bạn gái? Còn bạn trai có đặc điểm gì khác?…. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển nhận thức: “ Thực hành phân biệt phía trước phía sau, phía trên phía dưới của bản thân 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Kiến thức: Trẻ nhận biết phân biệt được các phía trên – dưới; phía trước- phía sau của bản thân và của đối tượng khác, tập ứng dụng vào thực tế - Kỷ năng: Rèn trẻ kỹ năng định hướng trong không gian để phân biệt vị trí đồ vật, bạn ở các phía trên – dưới; phía trước – sau so với bản thân trẻ và với đối tượng khác. Cháu biết dùng ngôn ngữ toán học mô tả mối liên hệ ở phía trên bé, phía dưới bé, phía trước bé, phía sau bé thông qua trò chơi, hoạt động và luyện tập - Thái độ: Cháu mạnh dạng tự tin và tích cực tham gia hoạt động và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ 2 . CHUẨN BỊ : + Đồ dùng của cô: Bố trí đồ dùng quanh lớp dễ xác định, nhạc chủ đề + Đồ dùng của cháu : Đồ chơi, búp bê cho trẻ chơi trò chơi thi đua 3-TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU @ Hoạt động mở đầu: - Lớp hát “Dấu tay” @ Hoạt động trọng tâm: * Ôn phân biệt nhận biết phía trước, phía trên- dưới - Tay bé đâu? Bé có mấy tay? - Bé đưa tay phía nào thế? Dấu cái tay đi nào? Tay dấu ở đâu thế? Con còn dấu tay được ở đâu nữa? - Trên cơ thể bé còn có gì nữa? Cô gợi hỏi cho trẻ xác định vị trí - Các bé yêu thích chơi trò chơi cùng cô không nào? # Trò chơi “ Làm theo lời cô”: + Lắc (vỗ tay) tay phía trước- sau, trên.. + Dậm chân ở đâu vậy? + Bật về trước 2 cái + Lùi ra sau 3 bước + 1,2,3 bắt bướm…bắt bướm phái nào vậy? + Té bịt đau quá! Té xuống phía nào vậy? Cháu khen hay * Thực hành phận biệt các phía trên-phía dưới, phía trước-phía sau # Trò chơi “Xem ai tài nhất” Các đội chú ý quan sát chung quanh lớp để nói nhanh vị trí đồ vật ở phía nào nha - Cô nói phía trẻ nói tên đồ vật phía đó: + Phía trước cái ti vi? (ngược lại) + Phía sau cô? (ngược lại) + Phía trên đầu các bạn gái? (ngược lại) + Phía dưới cái bàn học? (ngược lại) - Cô nói tên đồ vật trẻ xác định vị trí theo ý trẻ: +Tivi…… + Kệ đồ chơi……. - Cô cho trẻ đổi vị trí và xác định lại vị trí các phía ( cô gợi hỏi từng nhóm bạn trai, gái) + Các bạn gái ơi! Các bạn đang đứng phía nào của cô vậy? ….. + Các bạn trai ơi! Các bạn đang đứng phái nào của cô? Và hỏi ngược lại? # Trò chơi “ Xem ai nhanh hơn”: - Các bé chơi giỏi quá cô sẽ cho các đội thi đua với nhau “Xem ai nhanh hơn” đặt đúng các đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu đặt đúng và nhiều nha! - Chú ý nghe cô nói và đặt nhanh đồ chơi các phía quanh với búp bê nha! - Cháu lần lược chạy lên chọn đặt đồ chơi theo đúng yêu cầu của cô - Hãy nói cho cô biết phía có đồ chơi, đồ dùng ở phía nào của búp bê? @ Hoạt động kết thúc: - Cháu hát “Bé khỏe bé ngoan” Cháu hát chơi với cô Cháu trả lời Cháu trả lời các bộ phận cơ thể, các phía Cháu nghe cô nói Cháu vận động theo cô và xác định phía mình đang làm Cháu vận động theo điều khiển cô Cháu hát đi lấy học cụ về ghế ngồi Cháu nghe cô nói Cháu nói tên đồ vật đồ chơi Cháu nói tên đồ vật đồ chơi Cháu nói tên đồ vật đồ chơi Cháu nói tên đồ vật đồ chơi Cháu nói tên đồ vật đồ chơi Cháu trả lời Cháu trả lời Cháu trả lời Cháu trả lời Cháu trả lời Cháu nghe cô nói Cháu nghe cô nói Cháu tham gia chơi Cháu tham gia nhận xét các phía Cháu vận động hát…. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP: - Chơi trò chơi : “ Chơi bóng bay ” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : - Xác định vị trí đồ chơi quanh bé: Cháu tham chơi tìm đồ chơi và xác định phía đồ chơi mình tìm được -Trò chơi : + VĐ : Chơi nhận biết bạn mình + DG : Kéo co - Chơi tự do : Cô bao quát lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC: *Góc trọng tâm học tập: Xác định vị trí đồ dùng đồ chơi các phía trên-dưới, trước sau của bản thân.... *Các góc phụ: - Góc xây dựng : “Lắp ghép hình các bạn tập thể dục dưới công viên cây xanh”: - Góc phân vai: “Phòng khám” - Góc âm nhạc: Nghe máy, hát các bài hát có nội dung về các giác quan - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Chơi trò chơi “Thi xem ai nói nhanh” để xác định các phía + Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân và rửa tay, lau mặt và cài khuyu áo ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY : ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012 ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN : Cho cháu lấy đồ chơi chơi tự do ở các góc . Trò chuyện về các bộ phận cơ thể trẻ + Con nhìn xem trên cơ thể mình có những gì kể cô nghe? + Cái nào để nghe? Để nhìn? Để ngửi?..... HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển nhận thức: “Trò chuyện về cơ thể của bé ” 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Kiến thức: Cháu nhận biết đúng các bộ phận trên cơ thể và làm quen với các giác quan: thị giác,thính giác,khứu giác,xúc giác,vị giác.Biết cách rèn luyện và chăm sóc cơ thể,các giác quan . - Kỹ năng :Trẻ phân biệt, gọi đúng tên các bộ phận các giác quan, biết được các chức năng của các bộ phận các giác quan trên cơ thể. Biết làm những công việc tự phục . Tích cực tham gia các hoạt động - Thái độ : Giáo dục cháu biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ các giác quan trên cơ thể, không chơi các vật dụng nguy hiểm để tránh gây thương tích cho cơ thể .biết giữ vệ sinh trong ăn uống 2. CHUẨN BỊ: + Đồ dùng của cô: Máy vi tính, bài tập powerpoint về cơ thể bé + Đồ dùng của cháu : Các thẻ hình các hoạt động trong ngày cho trẻ xếp 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU @ Hoạt động mở đầu : Lớp hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục” @ Hoạt động trọng tâm : Trò chuyện đàm thoại : Trong bài hát các cháu dùng các bộ phận gì của cơ thể để tập thể dục ? Đúng rồi ! Đầu, mình , tay, chân là các bộ phận của cơ thể.Nhưng cơ thể chúng ta còn 1 số bộ phận và các giác quan nữa.Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé ! Nhìn xem cơ thể con có các bộ phận nào ? Vậy phần đầu có những gì ? Còn mắt để làm gì ? Con có mấy mắt ? • Chơi “ Trốn cô” các cháu nhắm mắt lại có thấy cô không ? Đúng rồi ! Nếu nhắm mắt lại thì sẽ không nhìn thấy gì cả, như vậy mắt để nhìn, nên người ta còn gọi là “thị giác” đó các con. Trời tối! ( Cô mở máy có tiếng nhạc) . Đố các cháu đó là tiếng gì ? + Vì sao các cháu biết đó là tiếng đàn ? + Vậy các cháu nghe được là nhờ cái gì ? Có mấy tai ? + Bây giờ các cháu bịt tai lại nghe cô gõ các cháu thấy thế nào ?( Có nghe được không ?) + Vậy tai dùng để làm gì ? Còn gọi là gì ? Nếu điếc có nghe thấy gì không ? • Trò chơi “ Đoán xem quả gì” ? Cô cho quả quýt vào túi cho các cháu ngửi và đoán tên đó là quả gì ? + Vì sao các cháu biết đó là quả quýt + Nhờ có cái gì mà các cháu ngửi thấy mùi của quả quýt ? Mỗi bạn có mấy cái mũi. + Như vậy mũi dùng để làm gì ? Vậy mũi để ngửi còn gọi là gì ? • Trò chơi “ Bé hãy nếm thử ” Mỗi tổ cử 1 bạn lên nếm quýt và tự nhận xét. + Cháu thấy vị quýt như thế nào ? + Nhờ cái gì mà con biết quýt chua ngọt ? Đúng rồi ! Cái lưỡi dùng để nếm thức ăn còn gọi là gì ? • Trò chơi “ oánh tù tì ” Con chơi bằng cái gì vậy? Thế tay của con còn làm gì nữa? Cô cho cháu sờ tay vào 1 cục đá lạnh và một ly nước bình thường. + Con thấy thế nào khi sờ vào cục đá và ly nước ? Con dùng cái gì đề sờ ? Mỗi bạn có mấy tay? - Tay trái con đâu ? Tay phải con đâu ? Khi lấy tay sờ vào cục đá lạnh, đó còn gọi là gì nè? • Tất cả các giác quan : Tai, mắt, mũi, lưỡi… đều có ích cho cơ thể, nhờ nó mà ta phân biệt được mọi thứ.Vậy muốn giữ gìn các giác quan ta phải làm gì ? Chúng ta biết phải giữ gìn vệ sinh các giác quan như : rửa mắt, mắt, mũi, miệng… qua đó giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh để không bị bệnh. • Trò chơi: + Trò chơi “ Ai mà tài thế ” Từng tổ lên thi đua ghép các bộ phận trên cô thể và nối các chức năng của các giác quan trên cơ thể VD: Ghép các bộ phận: đầu, mình, tay chân… Nối các giác quan đến chức năng của các giác quan như : mắt nối đến ti vi, tai nối đến máy casset. Cô tổ chức chơi @ Hoạt động kết thúc : - Cháu hát "Đôi mắt em" Cháu hát đến bên cô Đầu , mình, chân, tay. Cháu nghe cô nói Cháu kể đầu, mình, chân,tay Tóc,mắt, mũi, miệng, tai. Cháu trả lời theo ý của cháu. Cháu “ đi ngủ” Cháu lắng nghe và trả lời. Nghe thấy đàn Nhờ có tai -2 tai. Không nghe được. Cháu trả lời theo sự hiểu biết của cháu. Cháu ngửi và đoán tên quả. Con ngửi thấy. Cái mũi, có 1 cái mũi. Mũi dùng để ngửi. Mũi còn gọi là khứu giác. Cháu lên nếm. Cháu nếm và nêu nhận xét chua ngọt Vì có cái lưỡi Còn gọi là vị giác Cháu chơi với nhau Cháu đưa 2 tay và sờ ly nước nêu nhận xét theo ý cháu. Con dùng tay.mỗi bạn có 2 tay Cháu trả lời và giơ tay lên Lấy tay sờ còn gọi là xúc giác. Cháu chú ý nghe và trả lời. Cháu chú ý nghe Cháu chơi theo yêu cầu của cô. - Cháu đọc thơ làm ĐTMH. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP: Chơi trò chơi : “ Giặc chiếu ” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : - Quan sát phân biệt bạn trai ,bạn gái: Cháu chuyền nau bóng và nhận biết gọi tên hình dáng, đặc điểm... của bạn nhận được bóng khi bài hát kết thúc - Trò chơi : + VĐ : Tìm bạn thân + DG : Lộn cầu vồng - Chơi tự do : Cô bao quát lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC: *Góc trọng tâm phân vai : Phòng khám *Các góc phụ: - Góc xây dựng : Lắp ghép hình các bạn tập thể dục dưới công viên cây xanh - Góc tạo hình: Dán, làm đồ chơi cùng cô bằng các phế liệu về cơ thể người - Góc đọc sách: Xem tranh ảnh kể chuyện về “Cơ thể của bé vệ sinh cá nhân” - Góc khoa học: Xem cô làm thí nghiệm nước đá ở cốc nào tan nhanh hơn HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Làm quen với truyện “Cậu bé mũi dài” + Trò chơi " Tai thính - mắt ai tinh" , để luyện các giác quan . ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY : ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012 ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN : Cho cháu lấy đồ chơi chơi tự do ở các góc Trò chuyện về các giác quan trẻ + Cháu hãy kể các giác quan trên cơ thể mình có gì? + Nếu không có thính giác mình sẽ như thế nào? HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Phát triển vận động : Ném xa thi tay ai khỏe 1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Kiến thức : Trẻ biết cách ném xa bằng một tay, dùng sức ném túi cát thẳng hướng - Kỹ năng : - 2/3 cháu biết vận dụng kỹ năng ném xa để ném thi đua nhau và rèn các cơ tay trẻ khéo léo linh hoạt, cháu hứng thú tham gia các hoạt động - Thái độ: - Cháu cảm nhận không khí thi đua, cháu biết rèn luyện giữ gìn sức khỏe .Cháu biết gửi vệ sinh chung môi trường xanh sạch đẹp .. 2 . CHUẨN BỊ : + Đồ dùng của cô : Nhạc chủ đề bản thân + Đồ dùng của cháu : Vạch chuẩn, túi cát, dây chơi 3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động cô Hoạt động cháu @ Hoạt động mở đầu: -Khởi động: Chuyển đội hình vòng tròn đi các kiểu đi @ Hoạt động trọng tâm: -Trọng động + Bài tập phát triển chung: - Tay vai; động tác 4 - Chân: động tác 5 -Bụng: động tác 1 - Bật : động tác 4 +Vận động cơ bản; - Hát bài “Dấu cái tay ’ - Tay các bé cầm gì mà dấu thế? - À với túi cát mình làm gì nào? Đúng rồi hôm nay cô tổ chức hội thi “Ném xa thi tay ai khỏe” nha! + Cô làm mẫu và giải thích: - TTCB: Con đứng ngay vạch chuẩn, đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau. - TTVĐ:Khi nghe hiệu lệnh tay cầm túi cát từ từ đưa ra sau lên cao dùng sức ném xa về trước - Cho vài cháu làm thử. - Cháu thực hành.thi đua nhau - Cháu đọc “Nu na nu nống” +Trò chơi vận động; “Ném qua dây” Cô sẽ cho lớp chơi trò chơi với túi cát nữa đó là trò chơi “Ném qua dây” - Các đội sẽ thi đua nhau cầm túi cát ném qua dây! Xem đội nào ném giỏi ném cao qua được dây nhiều đội đó thắng cuộc... - Cô bao quát động viên trẻ chơi ... +Hồi tĩnh :chơi uống nước @ Hoạt động kết thúc: - Cho cháu thư giãn . - Cháu đi vòng tròn các kiểu chân - Thực hiện 4 lần – 4 nhịp - Thực hiện 4 lần – 4 nhịp - Thực hiện 2 lần – 4 nhịp - Thực hiện 2 lần – 4 nhịp - Cháu hát đến gần cô - Cháu trả lời - Cháu kể … và nghe cô nói - Cháu chú ý nghe cô giải thích - Cháu chú ý xem cô làm mẫu - Vài cháu vận động thử. - Cháu thi đua ném xa… - Cháu đọc chuyển đội hình - Cháu nghe cô nói - Cháu chú ý nghe cô giải thích - Cháu chơi thi đua nhau - Cô cho cháu chơi “Uống nước” - Cháu đấm lưng nhau… HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP: Chơi trò chơi : “ Đá bóng ” Phát triển ngôn ngữ: Thơ “ Tâm sự cái mũi ” 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Kiến thức. - Cháu hiểu được nội dung bài thơ, biết công dụng của các bộ phận trên cơ thể. - Kỹ năng: Cháu trả lời câu hỏi tròn câu, đủ ý, hứng thú đọc thơ cùng bạn và cô, hứng thú thi đua cùng bạn - Thái độ: - Giáo dục cháu mạnh dạn tự tin ,cháu biết vâng lời cô giáo ,đoàn kết với bạn và giữ thân thể sạch sẽ 2 . CHUẨN BỊ : + Đồ dùng của cô, cháu : Giáo án điện tử có nội dung câu thơ và các tranh bài thơ cho trẻ thi đua xếp tranh 3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động cô Hoạt động cháu @ Hoạt động mở đầu: Cô cho lớp hát “Hãy xoay nào” @ Hoạt động trọng tâm * Kể chuyện - Con vừa hát bài hát nói về gì ? - Mắt để nhìn vậy mũi dùng để làm gì? - Để biết công dụng của cái mũi các con nghe cô đọc bài thơ “ Tâm sự cái mũi” nha! - Cô đọc diễn cảm lần 1 - Cô đọc lần 2 kèm tranh minh họa - Cô cho cháu đọc theo cô cả bài thơ - Cô cho cháu đọc diễn cảm kèm động tác minh họa - Cháu đọc theo tổ , nhóm, cá nhân - Cháu đọc nối tiếp theo nhóm .* Đàm thoại - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về bộ phận nào của cơ thể? - Chiếc mũi trong bài thơ được diễn tả như thế nào? - Mũi giúp chúng ta ngữi được những gì? - Ngoài việc ngữi hương lúa mũi còn giúp ta việc gì nữa ? - Chúng ta phải làm gì để chiếc mũi ngày thêm xinh? Mũi giúp chúng ta ngữi hương thơm, giúp ta hít thở, vì vậy con nhớ phải vệ sinh chiếc mũi sạch sẽ nha! * Trò chơi “Xem ai nhanh hơn.” - Cách chơi: Chia trẻ làm 4 nhóm, cô có các tranh bài thơ cháu lên gắn tranh theo thứ tự thích hợp của bài thơ. Đội nào nhanh sẽ thắng - Cô tổ chức trò chơi – Cho trẻ đọc lại bài thơ khi gắn xong @ Hoạt động kết thúc: Cháu hát “Dấu tay” - Cháu hát - Cháu trả lời - Cháu trả lời - Cháu lắng nghe - Cháu đọc thơ - Cháu đọc thơ kèm minh họa - Tổ nhóm, cá nhân đọc thơ - Cháu đọc nối tiếp theo nhóm - Cháu trả lời - Cháu trả lời - Cháu trả lời - Cháu trả lời - Cháu trả lời - Cháu lắng nghe - Cháu nghe cô nói - Cháu tham gia chơi - Cháu hát HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : - Nhặt sỏi xếp hình bạn trai, bạn gái.: Cháu biết cùng nhau nhặt lá sỏi trên sân để xếp hình bạn trai, gái mà mình thích - Trò chơi : + VĐ : Xem ai bật nhanh + DG : Bịt mắt tìm bạn - Chơi tự do : Cô bao quát lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC: *Góc trọng tâm đọc sách: Xem tranh kể chuyện về “Cơ thể của bé, vệ sinh cá nhân” *Các góc phụ: - Góc phân vai: Phòng khám - Góc xây dựng : Lắp ghép hình các bạn tập thể dục dưới công viên cây xanh - Góc tạo hình: Dán, làm đồ chơi cùng cô bằng các phế liệu về cơ thể người - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Làm quen bài hát " Cái mũi ”. + Hướng dẫn cháu cách gấp xếp quần áo bỏ vào giỏ gọn gàng . ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY : ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

File đính kèm:

  • docCo the cua be.doc