I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cùng nhau bà bạc về chủ đề chơi, phân vai chơi, tìm được đồ dùng thay thế cho ý tưởng chơi.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng sở thú.
- Trẻ biết vẽ, tô màu, xếp hình hình học để tạo thành bức tranh đẹp về các con vật sống ở trong rừng, biết cắt hình ảnh đã tô màu để tạo thành album các con vật sống trong rừng.
- Trẻ biết hát và vận động những bài hát về chủ điểm động vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán của trẻ: dùng hình tam giác làm đầu, hình chữ nhật làm minh ., nhìn hình ảnh và kể chuyện.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết đoàn kết với bạn để chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trẻ biết yêu quí, chăm sóc các con vật xung quanh mình.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Góc động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cùng nhau bà bạc về chủ đề chơi, phân vai chơi, tìm được đồ dùng thay thế cho ý tưởng chơi.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng sở thú.
- Trẻ biết vẽ, tô màu, xếp hình hình học để tạo thành bức tranh đẹp về các con vật sống ở trong rừng, biết cắt hình ảnh đã tô màu để tạo thành album các con vật sống trong rừng.
- Trẻ biết hát và vận động những bài hát về chủ điểm động vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán của trẻ: dùng hình tam giác làm đầu, hình chữ nhật làm minh…., nhìn hình ảnh và kể chuyện.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết đoàn kết với bạn để chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trẻ biết yêu quí, chăm sóc các con vật xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, gọn gang, an toàn
Trang trí và sắp xếp các góc chơi phù hợp.
Đồ dùng: - Bộ đồ chơi đồ dùng gia đình, các con vật làm bằng nguyên vật liệu mở: cá, tôm, cua, gấu, thỏ…
- Vật liệu xây dựng: Gạch, đá, cây, cỏ..
- Giấy A4, bút màu, vỏ sò, ốc, len..
-Lô tô các con vật, hình học, bộ xâu thú…
- Sách, truyện về các con vật.
- Loa, đầu máy, bộ dụng cụ âm nhạc, bài hát về các con vật.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Dự kiến thời điểm và hình thức chọ góc:
Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ chọn góc và cắm thẻ của mình vào góc mà mình chọn.
Định hướng cho trẻ vào góc:
Hát và vận động bài “Ta đi vào rừng xanh”
+ Lớp chúng ta đang tìm hiểu về cái gì?
+ Bây giờ chúng ta hãy thể hiện những hiểu biết của chúng ta về các con vật xung quanh chúng ta nhé.
Hỏi ý định của từng góc
Khi chơi trong nhóm thì các con phải làm như thế nào?
Cho trẻ về góc mà trẻ chọn và sắp xếp đồ chơi.
Trẻ thực hiện:
Trẻ tự lấy đồ dùng, đồ chơi và đi về góc chơi của mình
Góc xây dựng
Trẻ phân công nhiệm vụ và tiến hành chơi.
Trẻ lien kết với góc phân vai để mua các con vật về trang trí cho góc của mình.
Góc phân vai
-Gia đình:bố mẹ và con cùng nấu ăn, đi mua hàng, đưa các con vật đi khám bệnh.
-Bác sĩ: thể hiện sự chăm sóc bệnh nhân nhẹ nhàng, chu đáo
-Bán hàng: +biết chào hỏi và mời khách khi khách đến mua hàng.
Góc nghệ thuật
-Góc tạo hình :Trang trí bức tranh thế giới động vật bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
-Góc âm nhạc: hát múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc thể hiện các bài hát : ta đi vào rừng xanh, chú voi con ở Bản Đôn, ….
Góc học tập:
Trẻ tập đếm số, làm toán, tô màu, ráp hình tạo thành các con vật…
-Cô gợi ý để trẻ nhập vai chơi của mình, thể hiện được lời nói, ứng xử phù hợp với vai của mình
-Trong quá trình chơi cô gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ, mở rộng mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau.
-Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết, tham gia chơi cùng trẻ
-Cô nhận xét giờ chơi của trẻ.
-Cho trẻ thu dọn đồ chơi
Kết thúc chuyển hoạt động
File đính kèm:
- Goc dong vat.doc