I/ Phát triển thể chất:
1.Dinh dưỡng - sức khỏe:
- Trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh chung.
- Trẻ biết một số thực phẩm giàu chất bột đường: Gạo, khoai lang, khoai tây, củ mì, mì tôm, bánh mì, bắp, mía, đường.
- Trẻ có thể chế biến một số món ăn đơn giản.
- Trẻ thể hiện được một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt phù hợp với thời tiết mùa đông.
- Trẻ có thể nhận biết một số biểu hiện của các bệnh mùa đông
2.Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản và biết phối hợp vận động giữa tay, chận, mắt để thực hiện vận động cơ bản đúng kỹ thuật
- Trẻ thực hiện được 1 số kỹ năng cử động bàn tay, ngón tay
- Thực hiện được các BTPTC
-Trẻ biết được cách chơi và luật chơi của một số trò chơ
II/ Phát triển nhận thức:
1.Khám phá xã hội:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng 1 số công cụ của 1 số nghề
- Trẻ biết tên gọi, sản phẩm, ích lợi của 1 số nghề phổ biến và biết phân loại chúng
- Trẻ biết tham gia chơi một số trò chơi.
2.Khám phá khoa học:
- Trẻ có khả năng tái sử dụng các đồ vật thành các dụng cụ lao động đồ vật
- Trẻ biết phân loại công cụ một số nghề gần gũi.
- Trẻ có thể làm quen một số thí nghiệm đợn giản
3. Làm quen với toán:
- Trẻ biết phía trên-phía dưới, phía trước- phía sau.
- Trẻ biết phân biệt tay phải – tay trái của bản thân
- Trẻ biết so sánh, phận biệt hình tam giác, hình tròn.
- Trẻ biết được các nhóm có số lượng 3, số 3
- Trẻ biết chơi các trò chơi học tập
III/ Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ nói đựơc ý nghĩa của ngày 22-12
-Trẻ đọc được một số bài thơ, đồng dao, ca dao rõ ràng và giải được các câu đố về chủ đề
-Trẻ hiểu được một số nội dung cốt truyện, bắt chuốc giọng nói điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết xem và nghe cô đọc các loại sách khác nhau.
IV/ Phát triển thẩm mỹ:
1/ Tạo hình:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ các nét: Cong, xiên, thẳng.; nặn; xé dán, gấp hình để tạo ra các sản phẩm; Sử dụng các kỹ năng để tô kín tranh, mịn
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu mở để tạo nên sản phẩm
2/ Âm nhạc:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời hát, hát rõ lời và thể hiện sắc thái qua bài hát, nét mặt và biết vỗ tay theo các tiết tấu, vận động theo bài hát
- Trẻ biết cảm nhận và hứng thú khi được nghe cô hát
- Trẻ biết tham gia các trò chơi âm nhạc
V/ Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Trẻ biết yêu quý và biết ơn các cô bác nông dân
- Trẻ biết yêu mến và biết ơn những người làm trong các ngành nghề khác nhau trong xã hội
- Trẻ yêu thích không khí Noel, yêu mến và tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội.
- Trẻ biết chào hỏi khách đến lớp – đến nhà
- Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng chơi.
47 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6280 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Lớn lên bé làm nghề gì?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG MAÃU GIAÙO SÓC NÂU– CAM LAÂM – KHAÙNH HOØA
{
KEÁ HOAÏCH TOÅ CHÖÙC HOAÏT ÑOÄNG
( 4 TUAÀN: 10 / 09– 04/ 01 /2013)
LÔÙP : MG NHỠ B
ÑOÄ TUOÅI : 4 – 5 TUOÅI
GIAÙO VIEÂN: HOÀ THÒ MINH TRANG
NĂM HỌC 2012 - 2013
MỤC TIÊU – MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ : LỚN LÊN BÉ LÀM NGHỀ GÌ?
Thời gian 4 tuần (10/12/2012/-04/01/2013)
I.MỤC TIÊU
II.MẠNG HOẠT ĐỘNG
I/ Phát triển thể chất:
1.Dinh dưỡng - sức khỏe:
- Trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh chung.
- Trẻ biết một số thực phẩm giàu chất bột đường: Gạo, khoai lang, khoai tây, củ mì, mì tôm, bánh mì, bắp, mía, đường.
- Trẻ có thể chế biến một số món ăn đơn giản.
- Trẻ thể hiện được một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt phù hợp với thời tiết mùa đông.
- Trẻ có thể nhận biết một số biểu hiện của các bệnh mùa đông
2.Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản và biết phối hợp vận động giữa tay, chận, mắt để thực hiện vận động cơ bản đúng kỹ thuật
- Trẻ thực hiện được 1 số kỹ năng cử động bàn tay, ngón tay
- Thực hiện được các BTPTC
-Trẻ biết được cách chơi và luật chơi của một số trò chơi
II/ Phát triển nhận thức:
1.Khám phá xã hội:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng 1 số công cụ của 1 số nghề
- Trẻ biết tên gọi, sản phẩm, ích lợi của 1 số nghề phổ biến và biết phân loại chúng
Trẻ biết tham gia chơi một số trò chơi.
2.Khám phá khoa học:
- Trẻ có khả năng tái sử dụng các đồ vật thành các dụng cụ lao động đồ vật
- Trẻ biết phân loại công cụ một số nghề gần gũi.
- Trẻ có thể làm quen một số thí nghiệm đợn giản
3. Làm quen với toán:
- Trẻ biết phía trên-phía dưới, phía trước- phía sau.
- Trẻ biết phân biệt tay phải – tay trái của bản thân
- Trẻ biết so sánh, phận biệt hình tam giác, hình tròn.
- Trẻ biết được các nhóm có số lượng 3, số 3
- Trẻ biết chơi các trò chơi học tập
III/ Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ nói đựơc ý nghĩa của ngày 22-12
-Trẻ đọc được một số bài thơ, đồng dao, ca dao rõ ràng và giải được các câu đố về chủ đề
-Trẻ hiểu được một số nội dung cốt truyện, bắt chuốc giọng nói điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết xem và nghe cô đọc các loại sách khác nhau.
IV/ Phát triển thẩm mỹ:
1/ Tạo hình:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ các nét: Cong, xiên, thẳng...; nặn; xé dán, gấp hình để tạo ra các sản phẩm; Sử dụng các kỹ năng để tô kín tranh, mịn
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu mở để tạo nên sản phẩm
2/ Âm nhạc:
Trẻ hát đúng giai điệu, lời hát, hát rõ lời và thể hiện sắc thái qua bài hát, nét mặt và biết vỗ tay theo các tiết tấu, vận động theo bài hát…
Trẻ biết cảm nhận và hứng thú khi được nghe cô hát
Trẻ biết tham gia các trò chơi âm nhạc
V/ Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Trẻ biết yêu quý và biết ơn các cô bác nông dân
- Trẻ biết yêu mến và biết ơn những người làm trong các ngành nghề khác nhau trong xã hội
- Trẻ yêu thích không khí Noel, yêu mến và tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội.
- Trẻ biết chào hỏi khách đến lớp – đến nhà
- Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng chơi.
I/ Phát triển thể chất:
1.Dinh dưỡng - sức khỏe:
- Trò chơi: Hành vi văn minh.
- Trò chơi: “ Mắt ai tinh”
- Làm quen một số món ăn đơn giản của nghề đầu bếp: Trộn các loại gỏi, salad củ quả ,làm nước sữa đậu nành, Làm quen nghề làm bánh nậm.
- Trò chơi: Tay ai khéo
- Xem phim tranh ảnh, đàm thoại về 1 số bệnh mùa đông: sốt, cảm, sổ mũi,….
2.Phát triển vận động:
- VĐCB:
+ Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn
+ Chuyền bóng qua đầu, qua chân.
+ Bật nhảy từ trên cao xuống.
- VĐT: May áo; làm kẹo Nặn các dụng cụ lao động từ đất sét.
- Thể dục sáng, tập BTPTC
* Trò chơi:
Chuyển gạch, Bác nông dân và đàn gà con, , câu cá thi ai nhanh, người tài xế giỏi, chuyển trứng, nhảy tiếp sức, ném còn,chạy tiếp cờ,Bánh xe quay, đổi khăn,gieo hạt, bịt mắt đá bóng, kéo co, cướp cờ, kéo cưa lừa xẻ rồng rắn, Lộn cầu vồng, uống nước ...
II/ Phát triển nhận thức:
1.Khám phá xã hội:
- Khám phá nghề nông
- Khám phá nghề xây dựng
- Khám phá về mùa Noel
* Trò chơi: Chọn dụng cụ của bác nông dân, chuyển muối, ráp tranh, hóa trang cô – chú bộ đội, trang trí cây thông –hang đá,Đội nào giỏi nhất, hò kéo lưới, câu cá, kể đủ 3 thứ, đội nòa nhanh hơn, thiết kế thời trang
2.Khám phá khoa học:
- Bé thi ai khéo tay
- Phân loại công cụ của một số nghề.
-Sức hút của nam châm. Sự tan chảy của mỡ lợn, chìm nổi của một số vật, chìm nổi của các loại gia vị.
3. Làm quen với toán:
- Nhận biết phía trên-phía dưới, phía trước- phía sau so với mình
- Phân biệt tay phải – tay trái của bản thân
- So sánh, phận biệt hình tam giác, hình tròn.
- Ôn số lượng trong phạm vi 3
*Trò chơi: Thi ai đúng và nhanh, dấu tay, Ghép tay trái- tay phải, thi ai nhanh, gắn hình nhanh, ai đếm đúng, về đúng nhà, xây nhà.
III/ Phát triển ngôn ngữ:
- Hoạt động ngoại khóa (22/12)
- Thơ: Chiếc cầu mới, Em cũng là cô giáo, Em làm thợ xây, Làm bác sĩ, chú giải phóng quân.bé làm bao nhiêu nghề
- Đồng dao: Dệt vải
- Giải các câu đố của chủ đề
- Truyện: Truyền thuyết về muối biển, chiếc áo đẹp.
- Hoạt động góc: Đọc sách, truyện, tranh ảnh theo chủ đề. Kể chuyện theo ý thích
- Hoạt động chiều
IV/ Phát triển thẩm mỹ:
1/ Tạo hình:
- Vẽ thêm răng và tóc cho bé- tô màu tranh.
- Tô màu tranh nghề nông- nối số
- Làm thiệp tặng chú bộ đội
- Nặn một số dụng cụ của các nghề gần gũi
+ Vẽ dụng cụ của các nghề gần gũi. Làm kẹo.
+ Trang trí tranh các nghề gần giũi
+ Làm quả châu và ông già Noel
+ Làm tranh về chủ đề
- Làm thiệp tặng chú bộ đội, Làm thiệp mừng Noel bằng nguyên vật liệu mở.
- làm Album về và dụng cụ các nghề
- Làm tranh chủ đề.
2/ Âm nhạc:
- Dạy hát: Bác đưa thư vui tính;Cháu yêu cô chú công nhân; Cô giáo em; Làm chú bộ đội
+Tía má em,em tập lái ô tô, cháu thương chú bộ đội, Noel về.
- Nghe hát:Cô giáo miền xuôi; Xe chỉ luồn kim; Màu áo chú bộ đội; Anh phi công ơi.
- TCAN: Hát theo hình; Miếng ghép bí mật;
V/ Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Đàm thoại và xem phim về công việc của các bác nông dân. Qua đó trẻ biết quý những thức ăn mà trẻ được ăn ( cơm…)
- Đàm thoại – xem phim về công việc của một số nghề gần gũi
- Mừng lễ hội cháu yêu chú bộ đội; Cùng với cô và gia đình chuẩn bị và đón mừng noel
- Chào hỏi cô giáo, chú bộ đội khi đến lớp, đến nhà, vâng lời cô giáo.
- Phân vai:+ Gia đinh: Nấu ăn,chơi mẹ con, bố; Bán các thức ăn , đồ dùng cho gia đình;
Bác sĩ: Khám và chữa bệnh, kê đơn thuốc cho bệnh nhân;Xây dựng: Xây tường rào, cổng ra vào, lắp ráp theo ý thích, xây khu nhà tập thể
II. CHUẨN BỊ:
- Trò chuyện và giới thiệu chủ đề: Lớn lên bé làm nghề gì?
- Cô hát và đọc 1 số bài thơ về chủ đề: Lớn lên bé làm nghề gì?
- Cho cháu sưu tầm tranh ảnh về chủ đề
- Sưu tầm các loại lá cây khô, sỏi, đá, chai lọ, hột hạt, lịch cũ...làm sản phẩm về chủ đề.
- Sưu tầm thêm các trò chơi, câu đố, bài hát phục vụ cho chủ đề.
- Liên hệ nơi cho trẻ tham quan: nhà thờ, công ty may, bệnh viện.
- Cô cùng trẻ trang trí lớp, chuẩn bị đồ dùng mới
- Tuyên truyền phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho chủ đề.
III/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I (10 - 14/12/2012)
ND
Thứ 2
10.12
Thứ 3
11.12
Thứ 4
12.12
Thứ 5
13.12
Thứ 6
14.12
Đón
trẻ
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ
- Trò chuyện tên, công việc của các thành viên trong gia đình
- Trò chuyện về chủ đề mới.
Thể
Dục
Sáng
Khởi động: Đi vòng tròn kết hợp làm quen các kiểu đi, chạy khác nhau.
Trọng động:Thể dục sáng
- Động tác hô hấp: Thổi bong bóng ( 4 lần )
- Động tác tay : Tay đưa ra trước rồi đưa lên cao ( 2l + 4n )
- Động tác bụng : Nghiêng người sang 2 bên ( 2l + 4n )
- Động tác chân : Khụyu chân (2l + 4n )
- Động tác bật : Bật tại chỗ ( 4lần )
Hồi tỉnh: Đi thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng.
+ Thứ 2, 6 theo tập với bài hát: bác đưa thư vui tính, Cháu yêu cô chú công nhân.
Hoạt động chung
Đi trên vạch kẻ thẳng
Khám phá nghề nông
Xác định phía trên-dưới-trước-sau của bản thân.
Bác đưa thư vui tính
Tô màu tranh nghề nông
Hoạt động ngoài trời
-Quan sát bác bảo vệ làm vườn
- TC:Nhảy tiếp sức
- Chơi tự do
-Lao động nhổ cỏ góc thiên nhiên của lớp.
- Chơi tự do
-TC :
Chuyển gạch, uống nước
- Chơi tự do
- Làm thí nghiệm: sức hút nam châm dụng cụ lao động
- TC: Kéo co
- Chơi tự do
- Lao động nhặt rác
- TC: Bỏ khăn. Trời mưa
- Chơi tự do
Hoạt động góc
Thứ 2:
* Bé tập làm người lớn
-Chơi bán hàng:bán rau, củ, quả, thịt, các, tôm cua,đường, muối; dụng cụ lao động; vật liêu xây dựng .
- Chơi gia đình: bố, mẹ, con, nấu ăn
- Chơi bác sĩ: khám chữa bệnh cho cô chú công nhân. Hướng dẫn cách phòng bệnh mùa đông.
* Bé là kỹ sư
- Xây trường học có tường rào, các lớp học, khu vui chơi, hoa...
* Bé vui học tập
- Nối số với số lượng dụng cụ lao động của nghề nông, y tương ứng:số 2, 3,4
- Đọc sách truyện theo ý thích
- Xem sách, truyện về chủ đề
- Tô màu các số in rỗng
- Xâu gỗ só số chấm từ ít đến nhiều
* Bé yêu nghệ thuật:
+Vẽ , tô màu các dụng cụ lao động: xẻng, liềm, cuốc…
+ Trang trí tranh về nghề nông theo phát họa bằng nguyên vật liệu mở
+ Làm tranh chủ đề
Bổ sung
Hoạt động chiều
- Đàm thoại và xem phim về công việc của các bác nông dân.
- TC: Kéo co
- Làm quen bài Bác đưa thư vui tính.
-Làm quen món gỏi: cà rốt, rau cau, tôm.
-TC:Cướp cờ.
-Đọc thơ Chiếc cầu mới
- Làm quen thực phẩm chất bột đường.
- Lộn cầu vồng
- Làm đồ chơi: dụng cụ lao động nghề nông
-Truyện truyền thuyết về muối biển
- Ôn bài hát và bài thơ đã học
-TC: Chuyển trứng
- Đánh giá cuối tuần
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG TRÊN SÀN
HĐPH: TC vận động “Chuyển gạch”
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết đi trên vạch kẻ, đi thẳng hướng.
- Rèn kỹ năng đi: chân này thẳng lên phía trước chân kia, đi theo hướng thẳng
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, phối hợp với bạn khi chơi.
II CHUẨN BỊ:
- Vạch kẽ thẳng trên sản (2 vạch)
- Một số viên gạch bằng hộp giấy
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
v Hoạt động 1: Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn theo các kiểu đi khác nhau ( đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh…)
- Chuyển đội hình thực hiện BTPTC
v Hoạt động 2: Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung
- Động tác hô hấp: thổi bong bóng ( 4 lần)
- Động tác tay: tay dưa ra trước rồi dưa lên cao (2l x 4n)
- Động tác bụng: nghiêng người sang 2 bên (2l x 4n)
- Động tác chân: khụyu chân (4l x 4n)
- Động tác bật: bật tại chỗ (4lần)
b. Vận động cơ bản:
- Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang
- Cô giới thiệu tên vận động cơ bản: Đi trên vạch kẽ thẳng trên sàn
X x x x x x x x x x x x x x x x x x
X x x x x x x x x x x x x x x x x x
- Đội hình
- Cô làm mẫu 1 lần
- Lần 2 kết hợp phân tích:TTCB đứng vào vạch, khi có hiệu lệnh bắt đầu đi, chận nọ đặt lên trước chân kia, chú ý đi cho trẳng hướng, đi đến cuối hàng rẽ ra và về cuối hàng.
- Gọi trẻ lên thực hiện ( nếu trẻ làm sai thì cô sửa sai cho trẻ)
- Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần. Mỗi lần 2 bạn lên thực hiện, thực hiện xong về cuối hàng
- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát và sửa sai kịp thời cho trẻ
- Cô nhận xét
c. Trò chơi vận động: “ Chuyển gạch”
- Chuyển hoạt động, cho trẻ chơi trò chơi “ chuyển gạch”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ chơi 1 – 2 lần.
- Nhận xét cả hoạt động, tuyên dương trẻ tích cực tham gia nghiêm túc trong giờ học, nhắc nhở động viên trẻ chưa thực hiện được, chưa chú ý trong giờ hoạt động.
v Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo cô.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 11 tháng 12năm 2012
KHÁM PHÁ NGHỀ NÔNG
NDPH : AN : Tía má em
TC : Chọn dụng cụ của bác nông dân
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết được một số công việc của các bác nông dân, qua đó biết được một số dụng cụ để làm việc: cuốc, cày, liềm...
- Rèn trả lời trọn câu, rõ ràng. Kỹ năng chọn đúng dụng cụ nghề nông.
- Trẻ biết ích lợi của nghề nông và biết quý trọng những sản phẩm của nghề nông.
II CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính có các hình ảnh bác nông dân đang làm việc
- Máy hát có bài “ Tía má em”
- Một số dụng cụ lao động của nghề nông và nghề khác
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt Động1: Hát, vận động “ Tía má em”
Cô bật nhạc, cô và trẻ cùng vận động theo bài “ Tía má em”
Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
+ Bài hát kể về ai?
+ Công việc của tía- má là gì?
+ Đó là công việc của nghề gì?
Hôm nay cô cháu mình cùng khám phá về nghề nông mà hàng ngày ba mẹ mình thường làm nhé!
Hoạt Động2: Trò chuyện về công việc của các bác nông dân
Bác nông dân thường làm việc ở đâu?
Công việc của bác nông dân là gì?
Cho trẻ xem các hình ảnh về công việc của các bác nông dân đang làm trên cánh đồng: cày, bừa; cuốc đất, làm cỏ, làm lúa, làm mía, làm mì, hái ngô....
Đàm thoại về các hình ảnh đã xem:
+ Thế các bác nông dân làm gì trên cánh đồng ( trẻ kể)
+ Các bác nông dân cần những dụng cụ nào để làm việc?
( nếu trẻ quên cô cho trẻ xem lại hình ảnh)
+ Các bác nông dân làm ra những gì cho chúng ta dùng?
+ Các bác nông dân phải đi làm việc ở ngoài trời mưa- nắng hay làm trong nhà mát? Thế có vất vả không? Vậy nếu ai cũng sợ vất vả không làm thì có gạo cơm, bắp, mía, mì cho chúng ta dùng không? Thế nên nghề nông rất cần thiết cho đời sống của chúng ta
+ Vậy chúng ta ăn những sản phẩm do các bác nông dân làm ra thì phải như thế nào?
Giáo dục trẻ khi ăn cơm hoặc khi dùng những sản phẩm khác thì phải biết quý trọng, ăn không rơi vãi, ăn hết không bỏ phí...
Hoạt Động 3: Trò chơi củng cố
Cho trẻ chơi: “ Chọn dụng cụ của bác nông dân”
Cô nói cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 đội. Cô chuẩn bị rất nhiều dụng cụ lao động của nhiều nghề khác nhau trong 2 cái sọt. Khi có hiệu lệnh từng bạn trong mỗi đội lên chọn đúng dụng cụ của nghề nông đem móc lên giá, chạy về,cứ như thế lần lượt bạn trong đội ra chơi.
Luật chơi: Mỗi lần chỉ lên 1 bạn và chỉ được chọn 1 dụng cụ.
Cho trẻ chơi
Nhận xét- tuyên dương.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 12 tháng 12năm 2011
PHÂN BIỆT TRÊN DƯỚI TRƯỚC SAU CỦA BẢN THÂN
NDPH : TC: Gieo hạt, Thi ai đúng và nhanh
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết xác định được vị trí trên - dưới, trước – sau của bản thân trẻ.
- Rèn kỹ năng diễn đạt trọn câu “ Phía trên, phí dưới, phía trước, phía sau của con”
- Giáo dục trẻ tham gia tích cực và biết nhường lời bạn.
II CHUẨN BỊ:
- Một số bong bóng bay cho trẻ
- Xắc xô, sân bãi rộng và sạch sẽ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt Động 1: Chơi “ Gieo hạt”
Cho trẻ chơi: “ Gieo hạt”
Đàm thoại:
+ Hỏi trẻ vừa cơi trò chơi gì? (gieo hạt )
+ Trong trò chơi gieo hạt, hạt nảy mầm ở đâu? (ở dưới )
+ Cây lớn lên ra nụ, ra hoa ở phía nào của con?
+ Khi gió thổi lá lay ở phí nào của con?
Để con xác định chính xác hơn cô cháu mình cùng tìm hiểu về các phía của bản thân mình nhé!
Hoạt Động 2: Xác định phía trên- dưới, trước sau của bản thân trẻ
Cô đọc câu đố về quả bong bóng đố trẻ
Cho mỗi bạn chọn một quả bóng bay, ra mang dép đi dạo cùng cô
Cô hỏi quả bóng ở phía nào của với con?
Vậy đôi dép ở phía nào của con?
Cô hỏi một số trẻ để trẻ trả lời trọn câu.
Đi một lúc cô hỏi con thấy có gì? (vườn hoa), cho trẻ ngồi xuống. Vậy vườn hoa ở phía nào của con ? (phía trước), Vì sao con thấy?
Vậy các con có biết hồ cá ở phía nào của con? (phía sau), nếu mình không quay lại để nhìn thì mình có thấy được không?
Cô cho trẻ chỉ tay và nói các phía: Phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau
Mời các cháu rụt rè, nói chưa rõ phát âm
Hoạt Động 3:
Cho trẻ chơi: “ Thi ai đúng và nhanh”
Cô nói cách chơi: cho trẻ đứng thành nhóm, cô nói phía nào thì trẻ phải chỉ tay về phía đó. Khi trẻ đã thành thạo làm theo cô yêu cầu của cô:Ví dụ: cô nói phía trẻ - trẻ nói “ bầu trời”; phía dưới –trẻ “mặt đất”….Ngược lại cô nói bầu trời- trẻ nói phía trên; vườn hoa- trẻ phía trước; bức tường – trẻ phía sau…
Luật chơi: trẻ nào nơi hoặc làm sai thì phải nói hoặc làm lại 3 lần.
Cho trẻ chơi- nhận xét sau khi chơi.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ năm ngày 13 tháng 12năm 2011
BÁC ĐƯA THƯ VUI TÍNH
NNNH : Anh phi công ơi
TCAN : Hát theo hình
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết hát rõ lời bài hát, biết nhún nhảy và làm điệu bộ bài hát “ Bác đưa thư vui tính”. Biết lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài “Anh phi công ơi”. Biết chơi trò chơi “ hát theo hình”
- Rèn kỹ năng hát rõ lời, nhún nhảy – làm điệu bộ theo bài hát. Kỹ năng cảm nhận giai điệu bài hát. Kỹ năng chơi trò chơi “ Hát theo hình” nhanh nhẹn, và chính xác.
- Giáo dục trẻ
II CHUẨN BỊ:
- Đàn, đĩa nhạc có bài “Anh phi công ơi”, “ Bác đưa thư vui tính”.
- Một số hình ảnh có nội dụng bài hát về chủ đề
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt Động 1: Cho trẻ chơi “ Hát theo hình”
Cho trẻ chơi “ Hát theo hình”
Giới thiệu trò chơi
Cách chơi:Chia lớp thành 3 đội. Trên bảng cô có nhiều bức tranh có các nốt nhạc với nhiều màu khác nhau. Mỗi đội sẽ lên chọn 1 nốt nhạc có màu tùy thích, lật nốt nhạc lên có hình, đội đó sẽ hát một bài hát có nội dung trong hình. Kết thúc trò chơi đội nào được thưởng nhiều nốt nhạc đội đó thắng.
Cho trẻ chơi và nhận xét
Hoạt Động 2: Dạy hát “Bác đưa thư vui tính”
Hỏi trẻ lại mình đã chơi có những hình vẽ gì?
Có rất nhiều hình, cô cũng có một hình khác về một người lớn- chiếc xe đạp. Cho trẻ xem hình.
Cô xướng âm la đố trẻ bài hát gì?
Cô giới thiệu: bài hát “Bác đưa thư vui tính”nhạc và lời Hoàng Lân
Cô đàn và hát diễn cảm
Đàm thoại :
+ Có ai? ( Bác đưa thư)
+ Trong bài hát có xe gì? ( xe đạp) là phương tiện giao thông đường gì?
+ Xe đạp kêu như thế nào? ( kính koong)
+ Khi nhận thư cầm mấy tay? Nhận được thư rồi nói gì?(cảm ơn)
Đúng rồi khi người lớn đưa cho mình thì mình nhận bằng 2 tay, miệng thì nói cám ơn, phải lễ phép thì mọi người sẽ thương yêu mình....
Cô bắt nhịp cho lớp hát (cô chú ý sửa sai cho cháu – nhắc cháu hát rõ lời)
Mời tổ - nhóm nam, nhóm nữ(cô chú ý sửa sai cho cháu – nhắc cháu hát rõ lời)
Để cho bài hát được hay hơn mình có thể làm gì? ( trẻ trả lời) và mời trẻ thể hiện
Cô cũng có những điệu bộ làm cho bài hát được hay hơn, cô hát và làm điệu bộ- nhún nhảy theo bài hát.
Cô tập cho lớp nhún nhảy- làm điệu bộ theo bài hát
Mời nhóm nam – nữ
Mời hai cháu biểu diễn.
Mở nhạc cho lớp nhún nhảy- làm điệu bộ theo nhạc
Hoạt Động 3: Nghe hát “Anh phi công ơi”
Cô giới thiệu bài hát“Anh phi công ơi”. Nhạc Xuân Giao- thơ Xuân Quỳnh
Cô đàn và hát.
Cô mở nhạc và múa theo nhạc “Anh phi công ơi”.
Cô mở nhạc và mời các cháu tham gia múa và đi tham quan cùng cô.
*************************************************
HĐ CHIỀU TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT VỀ MUỐI BIỂN
NDPH : AN : Em tập lái ô tô
TC : Chuyển muối
I.YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện: Người em hiền lành chăm chỉ làm việc, người anh tham lam độc ác – lười biếng nên bị trừng phạt.
- Rèn trả lời trọn câu, rõ ràng; Rèn kỹ năng xúc muối, buộc dây và gánh khéo léo.
- Giáo dục trẻ siêng năng chăm chỉ và yêu thương giúp đỡ mọi người.
II CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính có hình ảnh nội dung truyện: “ Truyền thuyết về muối biển”
- Muối, bao ni lông, dây thun, muỗng xúc, quan ghánh, khay lớn.
- Nhạc thúc dục cho trẻ chơi
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt Động 1: Giới thiệu hát “ Em tập lái ô tô”
Cho trẻ hát “Em tập lái ô tô”
Cho trẻ tham quan mô hình “ Gia đình nông dân”
Cô hỏi : Cháu nhìn thấy gì? ( 1 ngôi nhà , 2 người , có thuyền, có người chèo thuyền....) Thế các cháu có biết người ấy chèo thuyền đi đâu không?
Cô giới thiệu truyện: Truyền thuyết về muối biển
Hoạt Động 2:
Cô kể chuyện lần 1 thật diễn cảm
Hỏi: cô vừa kể chuyện gì?
+Trong truyện có những nhân vật nào?
+Khi người anh chia gia tài người anh đã lấy những gì? Còn người em thì nhận được gì? Các cháu chú ý lắng nghe nhé!
Cô kể lần 2 kết hợp xem hình ảnh trên máy vi tính.
Đàm thoại:
+ Khi người anh chia gia tài đã để lại cho em những gì? (Thuyền cũ và lưới rách)
+ Thế người anh có thương em không?
+Khi người em bị anh đuổi đi ra khỏi nhà người em kiếm sống bằng nghề gì? ( chài lưới) Nhưng người em có kéo được cá để ăn không? Vì sao (lưới rách)
+ Cuối cùng trong lưới rách của người em mắc lại con gì?
+ Con cá nhỏ đã cho người em cái gì? Và người em đã kiếm sống bằng nghề gì?
+ Người anh nghe em khá giả, người anh đã làm gì? ( mượn thuyền và nồi thần)
+ Người em có cho mượn không? Người em có giận ghét anh không?
+ Và cuối cùng người anh bị sao?
+ Qua câu chuyện con thích ai? Vì sao thích?
Giáo dục cháu : Sống chung trong một nhà, hoặc trong lớp học phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau. Biết siêng năng giúp đỡ cô- bạn và những người đang gặp khó khăn.
Hoạt Động 3:
Cho trẻ chơi: “ Chuyển muối”
Cách chơi:Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có chuẩn bị muối- bị-dây thun- quan gánh- rổ. Nhiệm vụ của mỗi đội về nhóm chơi phân chia công việc: 1 số bạn xúc muối vào bị, 1 số bạn cột bị, bạn thì gánh muối về kho. Trong cùng một thời gian đội nào có được muối trong kho nhiều hơn đội đó thắng.
Luật chơi:chỉ được gánh muối chứ không được cầm muối chạy về kho, sẽ không tính.
Cho trẻ chơi
Nhận xét- tuyên dương và kết thúc.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 14 tháng 12năm 2011
TÔ MÀU TRANH NGHỀ NÔNG
NDPH :TC: Ráp tranh
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng màu phù hợp để tô màu tranh, biết nối số tương ứng với bức tranh
- Rèn kỹ năng tô màu gọn, đều màu, không lem ra ngoài, kỹ năng nối số đúng.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề nông.
II CHUẨN BỊ:
- Vở tạo hình, màu tô, bút chì, các miếng ghép rời của nội dung tranh nghề nông.
- Nhạc không lời
- máy vi tính có hình ảnh nội dung bức tranh.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt Động 1: Giới thiệu
Cho trẻ chơi “Ráp tranh”
Cách chơi:Chia lớp ra thành 3 đội,nhiệm vụ mỗi đội ráp được 1 bức tranh theo số thứ tự từ 1,2,3,4,5. trong cùng một thời gian đội nào ráp đúng và nhanh hơn là thắng cuộc.
Luật chơi:Mỗi lượt chỉ được ráp một tranh, trong đội mình phải ráp đúng theo số thứ tự từ 1đến 5
Cho trẻ chơi- nhận xét
Giới thiệu: các bức trnah này chưa được tô màu, vậy hôm nay lớp mình sẽ tô màu cho các bức trnah nhé!
Hoạt Động 2:
Cô hỏi trẻ các hình ảnh có trong tranh
Hỏi trẻ về màu sắc của một số hình ảnh: con trâu, cánh đồng lúa...
Cho trẻ xem một số hình ảnh đã tô màu và hướng dẫn cháu nối số trên máy vi tính
Hỏi trẻ về ý định sẽ tô màu gì?
Cô nhắc một số kỹ năng tô: Tô đều màu, không lem ra ngoài...
Hoạt Động 3:
Cho trẻ về nhóm kê bàn ghế, lấy đồ dùng và thực hiện
Mở nhạc cho trẻ nghe
Quá trình trẻ thực hiện cô quan sát và gợi ý cho trẻ tô và nối số đúng
Hoạt Động 4:
Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình của bạn
Hỏi vì sao thích? Bạn đã tô màu đẹp chưa? Đã nối đúng số chưa?
Cô nhận xét chung và kết thúc hoạt động.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
I. Mục tiêu:
1. Phát triển nhận thức:
- Trẻ tìm hiểu về hình ảnh ông
File đính kèm:
- chu de nghe nghiep(1).doc