- Trò chuyện đầu giờ với trẻ về chủ đề Phương tiện giao thông đường bộ.
- Điểm cháu theo danh sách lớp.
-Trao đổi với phụ huynh về việc học của cháu.
* Hô hấp: Thổi bong bóng.
* Tay vai 1: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, rồi sang ngang.
* Lưng bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên.
* Chân 2: Đứng, một chân nâng cao, gập gối.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Nhánh: phương tiện giao thông đường bộ (Tuần 17), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 17 ( Từ ngày - …./…./ 2012 )
NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
Ngày
Hoạt
động
Thứ Hai
Ngày
Thứ Ba
Ngày
Thứ Tư
Ngày
Thứ Năm
Ngày
Thứ Sáu
Ngày .
Đón trẻ
- Trò chuyện đầu giờ với trẻ về chủ đề Phương tiện giao thông đường bộ.
- Điểm cháu theo danh sách lớp.
-Trao đổi với phụ huynh về việc học của cháu.
Thể dục sáng
* Hô hấp: Thổi bong bóng.
* Tay vai 1: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, rồi sang ngang.
* Lưng bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên.
* Chân 2: Đứng, một chân nâng cao, gập gối.
Hoạt động học
THỂ CHÁT
* Ném trúng đích bằng một tay
TC VÀ KNXH
* Thơ: Giúp bà.
NHẬNTHỨC
*Phương tiện giao thông đường bộ.
THẪM MỸ
* Hát: Em đi qua ngã tư đường phố
NGÔN NGỮ
* Truyện: Vì sao thỏ cụt đuôi.
Hoạt động góc
*TN:Béchăm sóc cây xanh
*TV: Xem tranh ảnh về chủ đề.
*TH: Vẽ, nặn, xé dán về các phương tiên giao thông.
*PV: Làm chú cảnh sát giao thông.
*TH: Vẽ nặn, xé dán các biển báo giao thông.
*XD: Bé xây nhà để xe.
*TN:Bé chăm sóc cây xanh
*AN:Hát,biểu diển các bài hát về chủ đề.
*TV:Xem tranh ảnh về chủ đề.
*TV:Xem tranh ảnh về chủ đề.
*AN:Hát các bài hát về chủ đề.
* XD: Bé xây nhà để xe.
*AN: Hát các bài hát về chủ đề.
*TV:Xem tranh ảnh về chủ đề.
*PV: Làm chú cảnh sát giao thông.
Hoạt động ngoài trời
- Ôtô về bến.
- Đi dạo quanh sân trường.
- Ô tô và chim sẽ.
- Em qua ngã tư đường phố.
- Đoàn tàu nhỏ xíu.
Trả trẻ
- Nêu gương.
- Dặn dò.
-Trả trẻ.
Duyệt tổ khối GV lập kế hoạch
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI : NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG 1 TAY
NGÀY DẠY : ………..
¤¤¤
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1.Kiến thức:
-Cháu biết tên bài tập vận động, biết cách thực hiện vận động,
- Biết được luật chơi, cách chơi khi cô tổ chức trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Cháu biết kết hợp tốt giữa các bộ phận trên cơ thể
- Rèn khả năng giữ thăng bằng và rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và bàn chân..
3. Thái độ:
- Khi tập luyện cháu không tranh giành biết đợi đến lượt của mình, cố gắng thực hiện công việc đến cùng.
- Rèn luyện khả năng chính xác, nhanh nhẹn cho trẻ, định hướng và khả năng giữ thăng bằng ở trẻ
- Khi tập luyện cháu không được xô đẩy nhau.
II / Chuẩn Bị :
- Vạch chuẩn
- Lớp học rộng thoáng.
- Vòng tròn làm đích nằm ngang
- Trụ đích thẳng đứng.
III / Tiến Hành Hoạt Động :
1/ Khởi động:
- Cô trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ.
- Cô hát bài “ Một đoàn tàu”, Cho cháu tập hợp thành 3 hàng dọc theo tổ của lớp.
- Cháu di chuyển thành vòng tròn và thực hiên đi các kiểu chân, kết hợp đi các kiểng chân và tay.
- Di chuyển thành 3 hàng ngang theo tổ.
2 / Trọng động :
- Cho cháu tập bài tập phát triển chung.
* Hô hấp: Ngữi hoa.
*Cơ tay và bả vai 3:
+ Chuẩn Bị: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
+ Hai tay đưa về phía trước cao bằng vai.
+ Gập khuỷu tay lại, bàn tay chạm vai.
+ Hai tay đưa về phía trước .
+ Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người.
* Cơ lưng bụng 3:
+ Chuẩn Bị: Đứng thẳng 2 chân dang rộng, giơ 2 tay lên cao.
+ Cúi xuống, 2 chân đứng thẳng, 2 tay chạm đất.
+ Trở lại tư thế căn bằng .
+ Đứng lên, giơ 2 tay lên cao.
+ Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người
* Cơ Chân 5:
+ Chuẩn Bị: Đứng thẳng, hai tay chống hông.
+ Nhảy tiến lên phía trước.
+ Nhảy lùi phía sau.
+ Nhảy sang bên phải.
+ Nhảy sang bên trái.
3 / Vận động cơ bản :
- Cho cháu xếp thành 2 hàng ngang theo nhóm và ngồi đối diện nhau.
- Cô giới thiệu với cháu bài tập “ Ném trúng đích bằng một tay..”.
- Cô hướng dẫn cháu cách thực hiện.
* Cách thực hiện: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân, cầm túi cát hoặc bóng đưa cao ngang tầm mắt, nhắm đích và ném về đích
- Cho trẻ thực hiện ném đích nằm ngang, sau đó đến đích thẳng đứng.
- Cô cho cháu thực hiện, theo tồ ,nhóm, cá nhân từng động tác.
- Cô cho cháu thực hiện phối hợp 2 động tác.
- Cô mời một vài cháu khá lên thực hiện.
_cô gợi hỏi cháu về cách thực hiện.
- Cho cháu lần lượt thực hiện.
- Cho cháu thực hiện theo các hình thức như : nhớm, lớp, cá nhân,….
- Cháu thực hiện cô bao quát lớp và sữa sai cho cháu kịp thời.
* Trò Chơi :
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Ai nhanh hơn ”.
- Cô giới thiệu trò chơi,cô giải thích cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu.
- Giáo dục cháu tuân thủ luật khi chơi.
- Cho cháu chơi thử 1lần.
- Trò chơi được thực hiện 2-3 lần.
- Chơi theo hình thức thi đua tổ.
4 / Hồi Tĩnh:
- Giáo dục cháu ăn nhiều loại thực phẩm có ít cho cơ thể.
- Cô và cháu cùng đi nhẹ nhàng 1-2 vòng tròn kết hợp với hít thở khi kết thúc tiết học.
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
* LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* ĐỀ TÀI: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
* NGÀY DẠY : …………….
¤¤¤
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1. Kiến thức:
- Cháu biết được các phương tiện giao thông đường bộ như: Xe đạp, xe đạp điện, ôtô, xe gắn máy, xe trâu, xe bò, người đi bộ,…
.- Cháu biết một số luật giao thông đường bộ như: phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe honda, đi trên vĩa hè và đi đường bên phải, tuân thủ các các tín hiệu đèn giao thông,…
- Biết được công dụng của các loại phương tiện giao thông, , nhiên liệu, người điều khiển,…
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát cho trẻ và khả năng nói mạch lạc
- Rèn sư ghi nhớ và tư duy ở trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ một số luật giao thông
II / Chuẩn Bị :
- Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ ( xe buyt, xe ô tô, xe mô tô, xe đạp…)
- Các vòng hình hoa và lá (dùng khi chơi trò chơi).
- Một số phần quà.
- Chậu hoa.
III / Tiến Hành Hoạt Động :
1. Quan sát, trò chuyện:
- Cô và cháu cùng hát bài hát “ Đường em đi”.
- Trò chuyện về nội dung của bài hát
+ Bài hát nói đến ai ?
+ Các bạn đi trên dường phải đi bên tay nào? Đi ở đâu?
- Cô mời vài cháu mời cháu trả lời.
- Giaó dục cháu biết đi trên vĩa hè và đi đường bên phải, tuân thủ các các tín hiệu đèn giao thông,……..
2. Dạy nhận thức:
- Cô cho cháu quan sát tranh xe mô tô
- Cô gợi hỏi cháu về nội dung tranh.
+ Tranh có phương tiện gì?
+ Đây là PTGT đường gì?
+ Xe honda chạy bằng gì?
+ Khi đi xe Honda, xe gắn máy các bạn phải làm gì?
- Tương tự cô cho xuất hiện tranh xe đạp. Cô đàm thoại cùng cháu.
+ Xe đạp chạy được là nhờ vào đâu gì ?
+ Có những đặc điểm gì?
Cô cho cháu quan sát xe buyt, xe ô tô, xe đạp điện, …
Cô gợi hỏi và trò chuyện cùng cháu.
+ Xe buyt dùng để làm gì?
+ Xe ôtô có mấy bánh xe?
+ Xe đạp điện chạy bàng gì?
- Cô mời cháu so sánh sự giống và khác nhau giữa một số loại xe: xe tải và xe buyt, xe xích lô và xe đẩy, …..
- Cô gợi hỏi để cháu trả lời câu hỏi của cô.
- Giaó dục tiết kiệm năng lượng, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe honda, đi trên vĩa hè và đi đường bên phải, tuân thủ các các tín hiệu đèn giao thông,…….
3. Luyện tập:
Trò chơi:
* Nói nhanh:
- Cô chỉ vào tranh và gọi hỏi trẻ về phương tiện, công dụng, nơi hoạt động, người điều khiển của phương tiện mà cô đã chỉ.
- Cô chỉ vào các tranh và gọi vài cháu trả lời.
* Xe nào biến mất
- Cô giới thiệu trò chơi ‘‘Xe nào biến mất”.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu.
- Cho cháu chơi trò chơi 1-2 lần.
* Giaó dục :
- Giaó dục tiết kiệm năng lượng, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe honda, đi trên vĩa hè và đi đường bên phải, tuân thủ các các tín hiệu đèn giao thông,…….
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
* LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.
* ĐỀ TÀI : EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ
* NGÀY DẠY : …………..
¤¤¤
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” thật vui tươi, hồn nhiên.
- Trẻ có thể vận động nhẹ nhàng theo bài hát.
- Biết lắng nghe giai điệu của bài hát.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng chú ý, tư duy, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tư duy và ngôn ngữ, khả năng vận động theo nhạc.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có tinh thần học tập và ý thức rèn luyện bản thân.
- Trẻ thích thú học tập, thích thú hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý các phương tiện giao thông, biết khi đi trên tàu xe không được vứt rác bừa bãi ra ngoài.
II / Chuẩn Bị :
- Tranh ảnh về chủ đề Phương tiện giao thông đường bộ.
- Các dụng cụ âm nhạc : Trống, phách, bộ gõ, xúc xắc,….
- Nốt nhạc màu xanh, màu đỏ.
III / Tiến Hành Hoạt Động :
Quan sát trò chuyện.
- Cô dùng tín hiệu tập trung trẻ lại.
- Cô cho trẻ xem bức tranh về bé đi qua ngã tư đường phố.
- Cô cũng có một bài hát rất hay về các cô của chúng ta đó là bài: Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc và lời của chú Hoàng Văn Yến hôm nay cô cháu chúng ta sẽ cùng hát nhe.
* Dạy hát:
- Cô hát lần 1: cho trẻ nghe.
- Cô hát lần 2: Tóm nội dung: Bài hát nói về việc đi đường đúng quy định của bé, bé biết đường nào được đi, đường nào dừng lại.
- Trẻ hát:
+ Cho cả lớp hát theo cô vài lần.
+ Cho tổ hát
+ Cho nhóm hát và cá nhân hát.
*Vận động theo nhạc:
- Cô hát lần 2 và cho trẻ cầm nhạc cụ vỗ tay theo nhịp bài hát . Cho trẻ thực hiện theo cô vài lần.
- Cô cho cháu vỗ tay với nhiều hình thức khác nhau: nhóm, cá nhân, tổ, lớp,…kết hợp với dụng cụ âm nhạc như: trống, phách, …
3.Trò Chơi :
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Những nót nhạc xinh”.
- Cô giới thiệu trò chơi “Những nót nhạc xinh” cô giải thích cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu.
- ( Cô giơ nốt nhạc màu xanh thì cháu sẽ hát theo yêu cầu của cô, khi cô gio nốt nhạc màu đỏ thì cháu sẽ dừng lại….)
- Cháu tham gia chơi vài lần 2-3 lần.
- Cô giáo dục cháu cách đi đường, đi trên vĩa hè, di đường bên phải và tuân thủ các luật lệ giao thông.
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
* LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* ĐỀ TÀI:( Truyện) Vì sao thỏ cụt đuôi
* NGÀY DẠY : …………
¤¤
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức
- Cháu nghe cô kể và hiểu được nội dung câu chuyện , về sự tinh nghịch nhất thời của chú thỏ mà chú đã cụt mất cái đuôi.
2. Kỹ năng:
- Cháu biết dùng giọng nói truyền cảm của mình để kể lại chuyện khi nghe cô gợi ý và đàm thoại.
- Lời kễ rõ ràng thể hiện cảm xúc qua cữ chỉ, nét mặt,
3. Thái độ:
- Giáo dục cháu biết vâng lời không tinh nghịch, không được chơi rong ngoài đường, phải biết cách đi đường đi phần đường bên phải, nếu qua đường phải có người lớn dắt qua.
- GD trẻ biết phối hợp cùng bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ không xảy ra mâu thuẫn.
II. Chuẩn bị:
-Tranh kể chuyện.
-Tranh bé đi đường.
III. Tổ chức hoạt động.
1.Trò chuyện.
-Cô dắt cháu dạo chơi hát bài “ Đi đường em nhớ ”,xem tranh.
+ Tranh vẽ có những phương tiện nào vậy?( Cháu kể).
+ Những phương tiện con vừa kể đang đi ở đâu?( Đi trên đường).
+ Vậy những phương tiện như xe đạp, xe đẩy, xe máy thì gọi là phương tiện gì?( là phương tiện giao thông đường bộ).
- Cô cho cháu xem tranh về bé đi sang đường không có sự giúp đỡ của người lớn và trò chuyện cùng trẻ.
+ Con thây các bạn đi đường như thế nào? Nếu là con , con sẽ làm gì?(Cháu kể)
- Vậy khi con đi trên đường thì các con phải đi như thế nào?( Cháu nói...)
Giáo dục cháu biết cách đi đường bên phải, không được đùa giởn ngoài đường rất nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn.
- Cô liên hệ giới thiệu câu chuyện “ vì sao thỏ cụt đuôi ” nói về chú thỏ rất tinh nghịch và chuyện gì đã xảy ra với chú thỏ thì cô mời các bạn cùng nghe cô kể câu chuyện này.
2. Kể diển cảm.
- Cô kể lần 1. Giọng kể nhẹ nhàng hấp dẫn cháu, giọng Thỏ thì thông minh và nhanh nhẹn, giọng nhím cẩn thận và tự tin trước lời nói của mình.
- Cô tóm tắt nội dung câu chuyện: nói về chú thỏ rất thông minh nhanh nhẹn nhưng tinh nghịch, chú thỏ đã chạy sang đường mà không quan sát nên đã bị xe ô tô va vào và hậu quả là chú thỏ ta đã bị cụt chiếc đuôi của mình.
- Cô kể lần 2.(Trên tranh).
3. Trích dẫn làm rỏ ý.
-“Từ đầu............. Ngắm hoa cũng được”
“ Thỏ thấy hoa nở bên đường thật đẹp nên Thỏ rủ Nhím cùng qua đường để hái hoa bất bướm nhưng Nhím không đống ý”.
- Đoạn 2: “ Thỏ nghĩ............Đứt rời ra”.
“ Thỏ không nghe lời Nhím nói và chạy băng qua đường không nhìn xe nên đã bị ôtô cán đứt mất cái đuôi.
- Đoạn 3: Phần còn lại
“ Thỏ tỏ thái độ hối hận và hứa lần sau khi đi qua đường phải cẩn thận hơn ”.
*Giải thích từ mới:
+ Nghịch ngợm: hay đùa giỡn và chọc phá lung tung.
+ Cẩn thận, chắc chắn: Là khi làm một việc gì đó là phải tính toán thật cẩn thận.
+ Phanh thắng lại: Thắng xe lại.
3. Câu hỏi đàm thoại.
- Câu chuyện có tên là gì?( Vì sao thỏ cụt đuôi).
- Câu chuyện có những nhân vật nào?( Thỏ trắng, Nhím, Bác tài xế).
- Thỏ rủ Nhím đi đâu?( Qua đường hái hoa bắt bướm).
- Qua câu chuyện con thấy thỏ là người như thế nào?( Cháu kể).
- Các con có được học như bạn thỏ?( Không). Tại sao?
- Giáo dục cháu đi đứng phần đường bên phải và khi qua đường có người lớn dắt qua.
Tóm lại do bạn thỏ không ngoan không chụi nghe lời nên hậu quả là bị xe ôtô cán đứt mất cái đuôi.
4.Trò chơi: Kể chuyện luân phiên
Cách chơi:
- Cô chia trẻ thành 3 tổ, trẻ thảo luận và mời bạn đại diện trẻ kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến của câu chuyện theo từng tổ, tổ sau sẽ kể nối tiếp tổ trước.
- Cô là người dẫn chuyện cháu sẽ nói lời thoại của từng nhân vật.
Giáo dục cháu biết mạnh dạng để chơi, cất đồ dùng vào nơi qui định
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
* LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN TC VÀ KNXH
* ĐỀ TÀI:( THƠ) Giúp Bà
* NGÀY DẠY : …………
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ
- Trẻ nhận ra được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào
2. Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện tình cảm , cách nói chuyện rõ ràng)
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
II.Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ
- Tranh chữ to bài thơ
- Hình ảnh đẹp của bé biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
III. Tiến hành hoạt động:
1.Trò chuyện :
- Đọc thơ : Cô dạy con
- Trong bài thơ cô giáo dạy các con những gì ? cô giáo dạy các cháu biết về các PTGT, dạy các con phải biết chấp hành tốt luật lệ giao thông nữa.
- Có một bài thơ ca ngợi một việc làm rất tốt của bạn nhỏ , để biết bạn nhỏ ấy đã làm việc tốt gì thì các con cùng cô đọc bài thơ : Giúp bà sáng tác của cô Hoàng Thị Phảng để biết rõ điều đó nhé !
2. Cô đọc thơ.
- Lần 1: Cô đọc thơ diển cảm giới thiệu tên bài thơ, tác giả.
- Cô giảng nội dung:
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi việc làm tốt của bạn nhỏ, khi đi học về bạn thấy bà già muốn qua đường, bạn nhỏ đã đến bà và dẫn bà qua đường . Khi chia tay bà cảm động và khen em bé rất ngoan
- Lần 2 : Cô đọc kèm tranh minh họa
- Cô trích dẫn làm rõ ý và giải thích một số từ khó trong bài thơ cho trẻ hiểu.
+ Đoạn 1: Chiều nay….Em thấy: Đoạn thơ nói về bạn nhỏ trên đường đi học về bạn đi trên vĩa hè .
Cô giải thích từ vĩa hè: là lề đường nơi dành cho người đi bộ.
Cô gợi hỏi trẻ khi đi trên đường phải đi như thế nào?Trẻ trả lời
+ Đoạn 2: Một bà già chống gậy… qua đường: Đoạn thơ nói về bạn nhỏ trên đường đi học về bạn đi trên vĩa hè thì nhìn thấy một bà lão đang chống gậy
- Từ Bà già chống gậy: Bà lão đã lớn tuổi nên rất là yếu nên khi đi bà phải chống trên 1 cái cây cho vững
+ Đoạn 3 : Em vội…. nói nhỏ :Bạn đến bên bà và nói nhỏ với bà, thể hiện sự kính trọng, thương yêu.
+ Đoạn 4: Phần còn lại: Tình cảm của bà nhỏ dành cho bạn nhỏ
- Cô cho cháu đọc tên bài thơ và tìm chữ cái đã học
3. Trẻ đọc thơ :
- Chơi trò chơi :Trốn cô
- Cô cho xuất hiện tranh chữ to, cô giới thiệu các hình ảnh thay thế và cách đọc qua tranh chữ to đọc từ trái qua phải từ trên xuống dưới.
- Cho cháu đọc theo lớp
- Lần lượt các tổ đọc , cho cháu đọc theo tranh minh họa, thể hiện điệu bộ nét mặt phù hợp với nội dung bài thơ.
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
- Cô bao quát sữa sai cho trẻ
4. Đàm thoại:
- Các bạn vừa đọc bài thơ “ Giúp Bà” Của tác giả Trần Thị Phảng.
- Khi đi học về bạn nhỏ thấy ai ? Bà cụ già đang tránh xe qua đường
- Nếu là con thì con sẽ làm gì? Trẻ nói lên ý kiên của mình.
- Nhưng mà con còn quá nhỏ cũng không tự sang đường một mình con sẽ làm gì để giúp bà?
- Bạn nhỏ đã làm gì ? đến bên bà
- Bạn nói chuyện với bà như thế nào? Nói nhỏ
- Cô mời trẻ sẽ đóng vai bạn nhỏ trong tình huống này trẻ sẽ nói như thế nào, thái độ ra sao.
- Bạn nói với bà điểu gì ? đề nghị được dắt bà qua đường
- Bà như thế nào khi bạn nhỏ đã giúp bà ? Rất vui
- Khi cháu đi trên đường cháu thấy người già qua đường cháu có giúp không ? Vì sao ? và sau khi được giúp đỡ thì họ sẽ như thế nào?
+ Giáo dục : Các con ạ ! Khi tham gia giao thông trên đường các con phải biết giúp đỡ người khác khi qua đường, nhất là các cụ già và các em nhỏ . Đó là hành động văn minh trong việc chấp hành luật giao thông đấy các con ạ !
5. Trò chơi:
- Đọc thơ theo tranh:
* Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ và đọc thơ tương ứng với nội dung tranh của cô
- Cháu đọc xong đoạn thơ.
- Cô nhận xét cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình qua đoạn thơ trẻ vừa đọc.
- Cho trẻ đọc lại bài thơ.Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ.
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
File đính kèm:
- KH TUAN 26- DUONG BO-CHOI.doc