Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Nhánh: phương tiện giao thông đường thủy (Tuần 18)

- Trò chuyện đầu giờ với trẻ về chủ đề Phương tiện giao thông đường bộ.

- Điểm cháu theo danh sách lớp.

-Trao đổi với phụ huynh về việc học của cháu.

* Hô hấp: Thổi bong bóng.

* Tay vai 3: Đưa 2 tay ra phía trước, rồi gập khuỷu tay.

* Lưng bụng 3: Đúng cuối người về phía trước.

* Chân 5: Bật lên trước, ra sau, sang bên.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 29969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Nhánh: phương tiện giao thông đường thủy (Tuần 18), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 18 ( Từ ngày - …./…./ 2012 ) NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY. Ngày Hoạt động Thứ Hai Ngày Thứ Ba Ngày Thứ Tư Ngày Thứ Năm Ngày Thứ Sáu Ngày . Đón trẻ - Trò chuyện đầu giờ với trẻ về chủ đề Phương tiện giao thông đường bộ. - Điểm cháu theo danh sách lớp. -Trao đổi với phụ huynh về việc học của cháu. Thể dục sáng * Hô hấp: Thổi bong bóng. * Tay vai 3: Đưa 2 tay ra phía trước, rồi gập khuỷu tay. * Lưng bụng 3: Đúng cuối người về phía trước. * Chân 5: Bật lên trước, ra sau, sang bên. Hoạt động học THỂ CHÁT * Ném trúng đích bằng một tay NGÔNNGỮ * Thơ: Thuyền Giấy NHẬNTHỨC * Một số PTGT đường thủy THẪM MỸ * Vẽ thuyền trên biển TC&KNXH * Em đi chơi thuyền. Hoạt động góc *TN:Béchăm sóc cây xanh *TV: Xem tranh ảnh về chủ đề. *TH: Vẽ, nặn, xé dán về các phương tiên giao thông. *PV: Làm chú cảnh sát giao thông. *TH: Vẽ nặn, xé dán các biển báo giao thông. *XD: Bé làm chiếc phà *TN:Bé chăm sóc cây xanh *AN:Hát,biểu diển các bài hát về chủ đề. *TV:Xem tranh ảnh về chủ đề. *TV:Xem tranh ảnh về chủ đề. *AN:Hát các bài hát về chủ đề. * XD: Bé làm chiếc phà . *AN: Hát các bài hát về chủ đề. *TV:Xem tranh ảnh về chủ đề. *PV: Làm chú cảnh sát giao thông. Hoạt động ngoài trời - Ôtô về bến. - Đi dạo quanh sân trường. - Ô tô và chim sẽ. - Em qua ngã tư đường phố. - Đoàn tàu nhỏ xíu. Trả trẻ - Nêu gương. - Dặn dò. -Trả trẻ. Duyệt tổ khối GV lập kế hoạch Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI : BÒ CHUI QUA CỔNG, ỐNG DÀI NGÀY DẠY : ……….. ¤¤¤ I / Mục Đích Yêu Cầu : 1.Kiến thức: -Cháu biết tên bài tập vận động, biết cách thực hiện vận động, - Biết được luật chơi, cách chơi khi cô tổ chức trò chơi. 2. Kỹ năng: - Cháu biết kết hợp tốt giữa các bộ phận trên cơ thể - Rèn khả năng phối hợp chân tay khéo léo. - Rèn luyện khả năng chính xác, nhanh nhẹn cho trẻ, định hướng và khả năng giữ thăng bằng ở trẻ 3. Thái độ: - Khi tập luyện cháu không được xô đẩy nhau. - Khi tập luyện cháu không tranh giành biết đợi đến lượt của mình, cố gắng thực hiện công việc đến cùng. II / Chuẩn Bị : - Vạch chuẩn - Một sợi dây làm cổng, - III / Tiến Hành Hoạt Động : 1/ Khởi động: - Cô hát bài “ Một đoàn tàu”, Cho cháu tập hợp thành 3 hàng dọc theo tổ của lớp. - Cháu di chuyển thành vòng tròn và thực hiên đi các kiểu chân, kết hợp đi các kiểng chân và tay. - Di chuyển thành 3 hàng ngang theo tổ. 2 / Trọng động : - Cho cháu tập bài tập phát triển chung. * Hô hấp: Ngữi hoa. *Cơ tay và bả vai 3: + Chuẩn Bị: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. + Hai tay đưa về phía trước cao bằng vai. + Gập khuỷu tay lại, bàn tay chạm vai. + Hai tay đưa về phía trước . + Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người. * Cơ lưng bụng 3: + Chuẩn Bị: Đứng thẳng 2 chân dang rộng, giơ 2 tay lên cao. + Cúi xuống, 2 chân đứng thẳng, 2 tay chạm đất. + Trở lại tư thế căn bằng . + Đứng lên, giơ 2 tay lên cao. + Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người * Cơ Chân 5: + Chuẩn Bị: Đứng thẳng, hai tay chống hông. + Nhảy tiến lên phía trước. + Nhảy lùi phía sau. + Nhảy sang bên phải. + Nhảy sang bên trái. 3 / Vận động cơ bản : - Cho cháu xếp thành 2 hàng ngang theo nhóm và ngồi đối diện nhau. - Cô giới thiệu với cháu bài tập “ Bò chui qua cổng, ống dài ”. - Cô hướng dẫn cháu cách thực hiện. * Cách thực hiện: Trẻ đứng tại vạch, khi có hiệu lệnh trẻ thực hiện bò chui dưới dây, khi thực hiện bò bằng 2 tay, không chạm vào dây - Cho mời 1 trẻ thực hiện mẫu - Cô cho cháu thực hiện theo cá nhân lần lượt đến hết lớp. - Tương tự khi trẻ thực hiện tốt cô cho trẻ thực hiện bò chui qua ống dài - Cô hướng dẫn cách thực hiện - Cho cháu thực hiện từng cá nhân, cô chú ý sữa sai, động viên trẻ thực hiện. - Cô cho cháu thực hiện phối hợp 2 vận động. - Cháu thực hiện cô bao quát lớp và sữa sai cho cháu kịp thời. * Trò Chơi : - Cô cho cháu chơi trò chơi “Lăn bóng ”. - Cô giới thiệu trò chơi,cô giải thích cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu. + Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm, đứng trước vạch xuất phát mỗi nhóm một quả bóng trẻ lăn bóng về trước chui qua dây không chạm dây và không rời bóng , xong rồi lăn về, tiếp tục đến bạn khác thực hiện, nhóm nào thực hiện đến hết bạn trước là nhóm chiến thắng. - Giáo dục cháu tuân thủ luật khi chơi. - Mời 2 cháu chơi thử 1lần. - Chơi theo hình thức thi đua tổ. 4 / Hồi Tĩnh: - Giáo dục cháu ăn nhiều loại thực phẩm có ít cho cơ thể. - Cô và cháu cùng đi nhẹ nhàng 1-2 vòng tròn kết hợp với hít thở khi kết thúc tiết học. * Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân * LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * ĐỀ TÀI: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY * NGÀY DẠY : ……………. ¤¤¤ I / Mục Đích Yêu Cầu : 1. Kiến thức: - Cháu biết được các phương tiện giao thông đường thủy như: tàu, thuyền, xuồng, bobo, thuyền buồm,… - Biết được công dụng của các loại phương tiện giao thông đường thủy, nhiên liệu, người điều khiển,… 2. Kỹ năng: - Rèn luyện được khả năng quan sát cho trẻ và khả năng nói mạch lạc - Rèn sư ghi nhớ và tư duy ở trẻ. - Cháu nhận ra một vài điểm giống và khác nhau giữa 2 loại phương tiện. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ an toàn khi khi tàu thuyền, không vứt rác bừa bãi xuống sông… II / Chuẩn Bị : - Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường thủy ( tàu, thuyền, xuồng, ca nô…) - Tranh lô tô về một số phương tiện. (dùng khi chơi trò chơi). - Hình ảnh trên máy. III / Tiến Hành Hoạt Động : 1. Quan sát, trò chuyện: - Cô và cháu cùng hát bài hát “ Em đi chơi thuyền”. - Trò chuyện về nội dung của bài hát + Bài hát nói đến những PTGT đường gì ? Thuyền + Có những thuyền nào? Thuyền rồng, thuyền vịt,… - Cô mời vài cháu mời cháu trả lời. - Giaó dục cháu khi đi trên tàu, thuyền phải ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn, đưa tay phát nước… 2. Dạy nhận thức: - Cháu chơi trò chơi trời tối, trời sang.cô cho xuất hiện tranh - Cô cho cháu quan sát tranh về chiếc tàu - Cô trò chuyện về nội dung tranh + Tranh có phương tiện gì? Tàu + Tàu chạy bằng gì?ở đâu? Dưới nước, tàu chạy bằng xăng + Tàu có những bộ phận nào? Đầu tàu, thân tàu, đuôi tàu,… + Đầu tàu có gì? Bác lái tàu + Tàu có ích lợi gì? Chở người và hàng hóa - Tương tự cô cho cháu quan sát tranh thuyền buồm, cô trò truyện Về nội dung tranh. + Tranh có phương tiện gì? + Đây là PTGT đường gì? Thuyền buồm + Có những đặc điểm gì nổi bật ?có cánh buồm to + Cánh buồm có lợi ích gì? Mời trẻ trả lời - Cô mời cháu so sánh sự giống và khác nhau giữa : thuyền buồm và tàu - Cô gợi hỏi để cháu so sánh tìm những điểm giống và khác nhau giữa 2 loại phương tiện.. - Tương tự cô cô trò chuyện, gợi hỏi trẻ về những phương tiện tiện thủy gần gủi mà trẻ biết ( xuồng, ghe,…) Cô mời trẻ nói lên một vài đặc điểm nổi bật - Giaó dục biết giữ an toàn khi ngồi trền tàu, thuyền… 3.Trò chơi: * TC : Nói nhanh - Cô chỉ vào tranh và gọi hỏi trẻ về phương tiện, công dụng, nơi hoạt động, người điều khiển của phương tiện mà cô đã chỉ. - Cô chỉ vào các tranh và gọi vài cháu trả lời. * Cô giới thiệu trò chơi ‘‘Thuyền vào bến”. - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu. - ( cháu cầm thẻ tranh trên tay, cô cùng cháu đi thành vòng tròn và hát bài hát «  Một đoàn tàu », kết thúc bài hát cháu chạy về đúng bến giống với phương tiện bé cầm trên tay. - Cho cháu chơi trò chơi 1-2 lần. - Cô nhân xét, tuyên dương cháu. * Giaó dục : - Giaó dục cháu không vứt rác bừa bãi xuống sông rạch,.. * Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân * LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. * ĐỀ TÀI : VẼ THUYỀN TRÊN BIỂN ( mẫu) * NGÀY DẠY : ………….. ¤¤¤ I / Mục Đích Yêu Cầu : 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách vẽ một số hình đơn giản, sắp xếp chúng thành thuyền trên biển. - Biết cách trình bày, bố cục tranh 2. Kỹ năng: - Luyện kỷ năng vẽ, tô màu theo 1 chiều nhất định và sự khéo léo của đôi bàn tay 3. Thái độ: - Biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra. II.Chuẩn bị : - Tranh mẫu , tranh vẽ thuyền - Giấy A 4, Bút chì, sáp màu,… III. Tiến hành hoạt động : 1. Mở đầu : Hát : Em đi chơi thuyền - Các con hát bài hát nói về PTGT gì ? thuyền rồng, thuyền vịt,.. - Các con được bố mẹ cho đi chơi thuyền chưa ? - Giáo dục các cháu khi đi chơi phải ngồi ngay ngắn , không bỏ tay xuống dưới nước. - Các con thấy thuyền ở đâu ?ở dưới sông, - Thuyền là PTGT đường gì ? Đường thủy - Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ thuyền trên biển nhé . 2. Quan sát tranh mẫu ,đàm thoại * Cho trẻ xem tranh vẽ thuyền + Tranh vẽ gì ? thuyền buồm + Thuyền buồm có những bộ phận nào ? Thuyền, cánh buồm * Cho cháu quan sát tranh mẫu + Tranh vẽ gì ? Thuyền buồm + Những chiếc thuyền có hình gì ? Hình chữ nhật + Buồm có hình gì ? Hình tam giác. + Tại sao các thuyền ở gần lại to , các thuyền xa lại nhỏ hơn ? - Cô nói về quy luật xa gần để trẻ hiểu * Cô cho cháu xem tranh mẫu khác thuyền hình trăng khuyết - Tranh xé dán gì ? thuyền trên biển - Những chiếc thuyền như thế nào có đặc điểm gì hình dáng ra sao? Trẻ kể - Cho cháu nhận xét về bố cục tranh phần trên là mây, ông mặt trời, phần dưới là nước, trên mặt nước là thuyền. - Ngoài thuyền ra tranh cô còn có các chi tiết gì nữa ?Ông mặt trời, mây, … 2. Trẻ thực hiện - Cho trẻ về chổ ngồi và tiến hành thực hiện - Cô vừa vẽ vừa hướng dẫn trẻ cách vẽ. ( Trước tiên vẽ một đường để phân chia giữa trời và biển, cho cô hình chữ nhật , chúng ta có gì? Thêm hình tam giác làm cánh buồm để thuyền chạy xa hơn, có một chiếc thuyền sẽ rất buồn các bạn vẽ thêm vài chiếc nữa để thuyền có bạn, trên trời có gì? Ông mặt trời, những đám mây…) - trẻ thực hiện cùng cô - Cô quan sát, nhắc nhở trẻ cách ngồi, gợi ý cách vẽ và bố cục tranh sao cho hợp lý. 3. Trưng bày và nhận xét sản phẩm -Cho cháu trưng bày sản phẩm - Mời 2-3 nhận xét sản phẩm đẹp - Cô gợi hỏi trẻ. + Con thích bức tranh nào ? + Vì sao con thích ? Trẻ nói lên suy nghĩ của mình - Cô nhận xét chung và giải thích với trẻ vì sao sản phẩm đó đẹp. - Cô nhận xét sản phẩm đẹp và động viên sản phẩm chưa đẹp. - Sản phẩm nào chưa hoàn chỉnh thì lần sau cố gắng hơn - Cô nhận xét chung các sản phẩm của cháu . - Tuyên dương các cháu thực hiện tốt và kuyến khích các cháu thực hiện chưa tốt lần sau thực hiện tốt hơn. - Giaó dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Kết thúc : Đọc thơ : Cô dạy con * Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân * LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * ĐỀ TÀI:( Thơ) Thuyền Giấy * NGÀY DẠY : ………… ¤¤ I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức - Cháu nghe thuộc và hiểu được nội dung bài thơ. - Cháu đọc thơ rõ lời , mạch lạc, diển cảm, hồn nhiên,…. - Cháu ghi nhớ được nội dung của bài thơ, ghi nhớ tên tác giả. 2. Kỹ năng: - Cháu biết dùng giọng nói truyền cảm của mình thể hiện nhịp điệu của bài thơ - Cháu trả tốt các câu hỏi của cô, một cách rỏ ràng và mạch lạc 3. Thái độ:- Giáo dục trẻ biết giữ an toàn khi đi trên tàu, thuyền,… II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số PTGT đường thủy: ( Tàu,thuyền, ca nô, xuồng…). - Tranh minh họa bài thơ. - Các thẻ chữ từ khó. - Tranh thơ chữ to. III. Tổ chức hoạt động. 1.Trò chuyện .- Vào giờ cô cùng cháu hát bài “ Em đi chơi thuyền”. Cô trò chuyện gợi hỏi cháu. + Các bạn vừa hát bài hát gì?Em đi chơi thuyền + Trong bài hát có nhắc đến những phượng tiện gì?Thuyền rồng, thuyền vịt,… - Giáo dục cháu khi đi vui chơi bằng tàu xe phải ngồi ngay ngắn không đùa giỡn, xô đẩy nhau… * Giới thiệu : - Cô gợi ý giới thiệu về bài thơ “Thuyền giấy ”. thơ sưu tầm . 2. Cô đọc thơ : - Cô đọc qua một lần 1, nhẹ nhàng, diễn cảm - Cô đọc lần 2 giải thích nội dung của bài thơ. * Nội dung : - Bài thơ nói về một bạn nhỏ chơi với chiếc thuyền giấy do bạn làm và sự thích thú của bạn. *Trích dẫn làm rỏ ý: - Cô chia đoạn bài thơ làm rỏ ý của bài thơ: + Đoạn 1: “Hai câu thơ đầu ”.: Bé thả thuyền giấy xuống nước +Đoạn 2: “ 6 câu tiếp theo”: bé dõi theo chiếc thuyền giấy đang trôi + Đoạn 3: “6 câu cuối”: sự thích thú của bé nhìn thấy thuyền giấy trôi.Cô giải thích một số từ khó cho cháu hiểu + Với xuống: nghiêng người về một phía nào đó. + Hối hả: thể hiện sự nhanh nhẹn. + Phăng phăng: trôi nhanh, lướt trên nước * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô giới thiệu tranh chữ to bài thơ, cô hướng dẫn cách đọc qua tranh chữ to đọc từ trái qua phải từ trên xuống dưới, và các hình ảnh thay thế trên tranh chữ to. - Cô cho cháu đọc thơ cùng cô vài lần - cháu đọc qua các hình thức: tổ, nhóm, cá nhân… *. Đàm thoại câu hỏi: - Cô và cháu cùng trò truyện về nội dung của bài thơ: + Bài thơ nhắc đến PTGT gì? Thuyển giấy + Thuyền trôi như thế nào? Trôi nhanh + Ai đã thả thuyền trôi? Bạn nhỏ + Thuyền trôi bạn nhỏ đã làm gì khi thuyền trôi? Chạy theo thuyền mãi - Cô mời vài cháu trả lời. - Cô giáo dục cháu biết giữ an toàn khi đi chơi ở khu vực sông nước phải có người lớn đi cùng. 3. Trò chơi: - Chơi trò chơi “Đọc thơ theo tranh ”. - Cô giải thích cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu. * Cách chơi: cô chia cháu thành 3 nhóm , cô mời từng tổ đứng lên và thể hiện theo nội dung tranh của cô. - Cho cháu chơi 1-2 lần . - Cô giáo dục cháu không vứt rác bừa bài xuống sông, nước. * Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân * LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN TC VÀ KNXH * ĐỀ TÀI: (AN) EM ĐI CHƠI THUYÊN * NGÀY DẠY : ………… I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ hiểu nội dung bài hát và biết trả lời câu hỏi của cô. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết mô tả tình cảm của mình đến người khác 3.Thái độ: - Trẻ không làm một số việc gây nguy hiểm như: thò tay , thò chân xuống nước, hoặc thả đồ chơi xuống nước - Trẻ về những hành vi đúng sai của con người với môi trường II/Chuẩn bị : - Tranh vẽ về nội dung bài hát - Mô hình thuyền trong công viên. III/ Tiến hành: *Trò chuyện - Cả lớp đọc thơ “ Cô dạy con”.Cô dẫn trẻ quan sát mô hình, và gợi hỏi trẻ. - Bài thơ nói về gì ?( Phương tiện giao thông ). - Những loại gì Phương tiện giao thông ( trẻ kể). - Có gì chạy trên sông ?( tàu, thuyền) - Khi tham gia những phương tiện thủy các con làm sao ?( cẩn thận không được thò tay , chân xuống nước). - Khi đi các bạn có thả những vật dụng xuống song làm ô nhiểm môi trường không? Vì sao? - Theo bạn những hành vi nào đúng và những hành vi sai gây ô nhiễm môi trường? Mời một vài trẻ kể. - Giáo dục trẻ: Khi đi tàu thuyền không thò đầu,tay ra ngoài, không thả vật dụng xuống dòng sông. *Giới thiệu bài : - Bài hát “ Em đi chơi thuyền”.Nhạc và lời ( Trần Kiết Tường) a /Dạy hát : - Cô hát lần 1: - Tóm nội dung bài hát :Bài hát nói về bé đi chơi thuyền trong thảo cầm viên rất vui. - Cô hát lần 2 : - Cả lớp hát cùng cô,tổ,nhóm ,cá nhân hát . b/ Vận động theo nhạc : - Cô hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát. - Cả lớp hát kết hợp vỗ tay cùng cô, nhóm, cá nhân hát. - Các con vừa hát bìa hát gì ? (Thưa cô bài hát Em đi chơi thuyền ). - Tác giả của ai ? (Trần Kiết Tường ). - Bài hát nói lên đề gì ?(Trẻ trả lời ). - Qua bài hát các con phải biết làm gì ?(Trẻ trả lời ). - Để dược bố mẹ đưa đi chơi các con phải biết làm gì ?(Trẻ trả lời ). - Bài hát giáo dục chúng ta đều gì ?(Trẻ trả lời ). - Cô gọi một vài trẻ trả lời . - Cô gợi ý để trẻ nói lên tình cảm của mình đối với mẹ khi được đưa đi chơi . - Cô tóm tắt ý trẻ trả lời. * Trò chơi : “Xem tranh cùng hát” - Cách chơi : Cô cho trẻ quan sát tranh nói về bài hát nào thì trẻ sẽ hát về bài hát có nôi dung trong tranh.Nếu như trẻ nào xem trnh hát chưa đúng nội dung thì trẻ đó nhảy lò cò 1 vòng. - Trò chơi tiếp tục 2-3 lần. - Kết thúc hát Cô giáo dục trẻ không làm một số việc gây nguy hiểm như: thò tay , thò chân xuống nước, hoặc thả đồ chơi xuống nước. - Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân

File đính kèm:

  • docKH TUAN 18 DUONG THUY -CHOI.doc
Giáo án liên quan