Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 18

- Cô trang trí lớp theo chủ đề

- Tranh, ảnh về chủ để động vật sống dưới nước

- Bảng cho trẻ trưng bày sản phẩm

- Loa nhạc cho trẻ nghe hát và chơi trò chơi

- Sân tập rộng rãi

- Túi cát và vạch cho trẻ ném

- Cô thuộc thơ, bài hát

- Các con vật sống dưới nước cho trẻ xem

- Bức tranh con cá vẽ rồi

- Chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ, tranh, ảnh cho trẻ chơi trò chơi

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 18 Động vật sông dưới nước (từ ngày 16/12 – 20/12/2013) Lĩnh vực phát triển Mục tiêu Phát triển thể chất - Phát triển cơ tay và chân - Trẻ biết tên gọi của vận động là ném trúng đích Phát triển nhận thức - Biết trò chuyện và quan sát các loại cá Phát triển ngôn ngữ - Mạnh dạn giao tiếp và trả lời các câu hỏi của cô - Đọc thơ có liên quan đến chủ điểm động vật sống dưới nước “Rong và cá” Phát triển thẩm mỹ - Trẻ biết vẽ được con cá - Biết nhận xét sản phẩm của mình và bạn - Biết hát và vỗ tay theo tiết tấu bài hát “Cá vàng bơi” Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Trẻ biết yêu quý các loài cá Chuẩn bị - Cô trang trí lớp theo chủ đề - Tranh, ảnh về chủ để động vật sống dưới nước - Bảng cho trẻ trưng bày sản phẩm - Loa nhạc cho trẻ nghe hát và chơi trò chơi - Sân tập rộng rãi - Túi cát và vạch cho trẻ ném - Cô thuộc thơ, bài hát - Các con vật sống dưới nước cho trẻ xem - Bức tranh con cá vẽ rồi - Chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ, tranh, ảnh cho trẻ chơi trò chơi Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh + Trò chuyện về chủ điểm động vật sống dưới nước + Trò chuyện về sức khỏe trẻ + Trẻ cắm hoa Thể dục sáng - Động tác tay: Đưa tay lên cao, hai tay đưa về áp sát vào thân - Động tác chân: Chân khụy gối - Động tác bụng: Cuối khom người tay chạm mu bàn chân - Động tác bật: 2 chân bật ra và khép lại - Động tác bật liên tục: Bật liên tục theo nhịp đếm Hoạt động học Thứ Ngày Môn Tên bài dạy Thứ hai 16/12/2013 HĐPTTM - Hát: “Cà vàng bơi” - TT: Vỗ tay theo nhịp - Nghe hát: “Tôm, cá, cua thi tài” - Trò chơi: “Ai đoán giỏi” Thứ ba 17/12/2013 HĐPTTM - Vẽ con cá Thứ tư 18/12/2013 HĐPTNT - Trò chuyện và quan sát các loại cá Thứ năm 19/12/2013 HĐPTNN - Thơ: Rong và cá Thứ sáu 20/12/2013 HĐPTTC - Ném trúng đích Học động góc Góc xây dựng - Xây trại chăn nuôi Góc học tập - Xem tranh, truyện tranh về một số con vật nuôi Góc phân vai - Đóng vai người bán hàng các con vật nuôi Góc nghệ thuật - Tô màu, vẽ, dán các con vật nuôi trong gia đình Góc thiên nhiên - Trò chuyện về cách chăm sóc con vật nuôi Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện về các con vật sống dưới nước - TCVĐ: Bé chăm sóc các con vật sống dưới nước - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Hình thức tổ chức - Góc xây dựng: - Xây trại chăn nuôi - Góc học tập: - Xem tranh, truyện tranh về một số con vật nuôi - Góc phân vai: - Đóng vai người bán hàng các con vật nuôi - Góc nghệ thuật: - Tô màu, vẽ, dán các con vật nuôi trong gia đình - Góc thiên nhiên: - Trò chuyện về cách chăm sóc con vật nuôi - Trẻ biết sử dụng các dụng cụ của cô để xây nên khuôn viên trang trại chăn nuôi - Trẻ biết xem tranh truyện về các con vật nuôi - Trẻ biết tự phân vai và thực hiện đúng vai của mình - Trẻ biết tô đúng màu và tô đẹp không bị lem - Trẻ yêu quý và biết chăm sóc các con vật nuôi - Các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ xây - Các tranh, ảnh mẫu về các con vật nuôi - Một số các con vật như: con gà, heo, vịt… - Tranh, ảnh về các các con vật nuôi trong gia đình: con gà, con heo, con vịt - Tranh ảnh các bé đang thực hiện chăm sóc các con vật nuôi - Xây khuôn viên theo trẻ nghĩ: cô gợi ý như vỉa hè, cây xanh, gạch, máy, thân cửa sổ trang trại - Cô hướng dẫn trẻ xem tranh, truyện về một số các con vật nuôi - Một trẻ thực hiện vai mua va 1 trẻ thực hiện vai bán - Cô hướng dẫn trẻ quan sát tranh và giải thích về các con vật nuôi trong gia đình để trẻ tô màu, dán, vẽ cho đẹp - Trẻ nhận vai chơi, thực hiện sự yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi (trẻ cho vật nuôi ăn, uống, tắm…) Hoạt động ngoài trời Tên hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành - Trò chuyện về các con vật sống dưới nước - TCVĐ: Bé chăm sóc các con vật sống dưới nước - Chơi tự do Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm rõ nét về các con vật sống dưới nước - Biết yêu quý và chăm sóc các con vật sống dưới nước - Cho trẻ quan sát các con vật sống dưới nước - Đọc thơ bài: “Rong và cá” - Cô hỏi trẻ về các con vật sống dưới nước - Những đặc điểm của các con vật sống dưới nước có những gì ? - Giáo dục trẻ biết yêu quý con vật sống dưới nước - Cô giới thiệu trò chơi vận động và giải thích luật chơi, cách chơi. Cho trẻ chơi vài lần - Cho trẻ chơi tự do. Cô theo dõi trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài: Hát “Cá vàng bơi” Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu Nghe hát: “Tôm, cá, cua thi tài” Trò chơi hát: Ai đoán giỏi Ngày dạy: Thứ hai, Ngày 16/12/2013 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên, thuộc lời và hát đúng nhịp của bài hát. - Biết vỗ tiết tấu theo nhịp của bài hát cho bài hát. - Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và trẻ. - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô. II. Chuẩn bị - Loa nhạc - Cô thuộc bài hát III.Nội dung tích hợp - HĐPTNN: Bài hát “Một con vịt” IV. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cho trẻ hát“Một con vịt”, trò chuyện về nội dung bài hát - Giáo dục trẻ yêu quý các con vật - Hôm nay cô có 1 bài hát cũng nói về các con vật nhưng không phải con vật nuôi trong gia đình vậy các con hãy cùng lắng nghe nhe về con vật sống ở đâu nhe ! Hoạt động 2: Dạy hát - Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát. - Hát lần 2: tóm tắt nội dung bài hát (Bài hát nói về chú cá vàng ở trong bể nước) - Cô cho cả lớp hát lại 2-3 lần, sau đó mới nhóm, tổ, cá nhân hát Hoạt động 3: Vận động - Múa theo lời bài hát - Nhìn xem! Nhìn xem! - Xem cô làm gì cho bài hát thêm sinh động nhe các con - Cô hát múa lần 1 không giải thích - Cô hát vỗ tiết tấu lần 2 kết hợp giải thích: Cô vỗ từng tiếng vào từ “Hai” sau đó nghỉ một nhịp vào chữ “Vây” rồi vỗ tiếp vào từ “ Xinh” cứ như vậy vỗ tương tự cho đến hết bài - Cô cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tiết tấu theo cô sau đó mời nhóm, tổ, cá nhân lên thực hiện - Cô quan sát sửa sai cho trẻ Hoạt động 4: Nghe hát - Hôm nay lớp mình học rất ngoan, múa cũng rất đẹp, để thưởng cho các con cô sẽ cho các con nghe 1 bài hát rất hay đó là bài “Tôm, cá, cua thi tài” - Cô mở nhạc cho trẻ nghe 1 lần - Hỏi trẻ tên bài hát - Mở nhạc cho trẻ nghe lần 2 - Trò chơi: “Ai đoán giỏi” - Cho trẻ chia làm 3 tổ, cô mời đại diện từng tổ lên đứng xoay mặt vào tường đoán xem bạn phía dưới lớp hát tên gì, tổ nào đoán đúng nhiều hơn sẽ được thưởng - Cho trẻ chơi 2-3 lần, lần sau cô mời trẻ khác lên hát - Cô quan sát và nhận xét trẻ chơi Hoạt động 4: Kết thúc - Nhận xét tuyên dương - Cho trẻ cắm hoa Trẻ hát cùng cô Trẻ lắng nghe Dạ Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Xem gì? Xem gì? Trẻ quan sát Quan sát, lắng nghe Thực hiện Lắng nghe Tôm, cá , cua thi tài Lắng nghe Trẻ chơi cùng cô Trẻ lắng nghe Trẻ cắm hoa HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Chủ đề: Vẽ con cá Ngày dạy: Thứ ba, Ngày 17/12//2013 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ vẽ được bức tranh con cá - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô II. Chuẩn bị - Bức tranh con cá đã vẽ và chưa vẽ - Bàn nghế ngay ngắn III. Nội dung tích hợp - HĐPTTM: Nhạc không lời “Con gà trống”, bài hát “Cá vàng bơi” - HĐPTNN: Thơ: “Đàn gà con” IV. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. Ổn định - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con” - Đàm thoại ngắn về bài thơ Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức * Xem tranh vẽ mẫu - Cô cho trẻ xem tranh, trò chuyện về bức tranh + Cô có bức tranh gì? + Con cá những bộ phận nào? + Chú cá được nuôi ở đâu? - Các con ơi nhìn xem! Nhìn xem! - Xem cô có bức tranh vẽ gì đây? - Chúng ta bắt đầu vẽ hai đường vòng ở bên trên và bên dưới để được hai bên mép thân con cá nhe. - Từ hai đường vòng đó, các bé hãy vẽ một hình tròn nối liền hai mép thân cá để được miệng con cá. - Con cá bơi được nhờ cái gì các con nhỉ, đó chính là cái vây đấy, vậy chúng ta cùng vẽ hai cái vây ở hai bên thân con cá . - Một phần quan trọng nữa trên thân con cá đấy chính là cái đuôi nữa các con ạ, nhìn vào hình vẽ các con hãy cùng vẽ cái đuôi cho con cá nhé!  - Ngoài ra con cá còn có 2 cái vây nhỏ nữa ở phía dưới mang cá, nhìn vào hình vẽ chúng ta có thể vẽ một cách đơn giản để được 2 cái vây nữa phải không nào? - Bây giờ các phần trên mình con cá đã được vẽ xong rồi, giờ thì chúng ta sẽ có được một con cá dễ thương đúng không các con! - Các con có muôn vẽ con cá đẹp như vậy không? - Trước khi cho các con vẽ thì cô sẽ vẽ lại cho các con xem 1 lần nữa nhe, trước khi vẽ chúng ta cầm bút tay phải, cầm bằng 3 ngón tay, không cúi ngừơi, không áp sát người xuống bàn - Trước tiên chúng ta vẽ 2 đường gì bên trên và bên dưới vậy các con - Tiếp theo đến gì nữa - Vẽ 1 đường tron nối liền hai mép thân để thành gì các con - Ở trên miệng ta vẽ 1 chấm tròn thành gì vậy các con - Cá muốn bơi được phải có gì vậy các con? - Các con rất giỏi vậy để thành vây thì chúng ta vẽ 2 nét xiên cho chú cá nhe - Vẽ miệng vẽ thân xong rồi ta vẽ gì nữa các con - Đuôi con cá thì ta vẽ những nét gì? - Cô đã vẽ xong con cá rồi, con cá này rất đẹp phải không các bạn? - Vậy các con có muốn tự mình vẽ được một bức tranh đẹp vậy không? - Vậy bây giờ chúng ta cùng vẽ cho bức tranh của các con cùng đẹp nhe - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Gà trống mèo con và cún con” và vào bàn ngồi tô * Trẻ thực hiện - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ + Cho trẻ cầm bút tay phải + Tư thế ngồi thẳng, không áp sát xuống mặt bàn - Sau khi vẽ xong cho trẻ trưng bày sản phẩm - Mời trẻ lên chọn sản phẩm mà trẻ thích - Hỏi trẻ vì sao bức tranh đó đẹp nhất - Cô nhận xét Hoạt động 3: Kết thúc - Nhận xét tuyên dương - Cho trẻ cắm hoa Đọc cùng cô Quan sát, lắng nghe Con cá vàng Phần đầu, thân, vây, mắt, mỏ (miệng) Ở dưới nước, trong bể cá Xem gì! Xem gì! Con cá Dạ Dạ có Vẽ 2 đường vòng Vẽ 1 hình tròn Thành miệng con cá Thành mắt Nhờ vây Vẽ đuôi con cá 2 nét xiên và 1 nét thẳng đứng Dạ Dạ muốn Thực hiện Thực hiện Trưng bày Thực hiện Trả lời Lắng nghe Lắng nghe Cắm hoa HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Trò chuyện và quan sát các loại cá Ngày dạy: Thứ tư, ngày 18/12/2013 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết về các loài cá - Trả lời lớn tiếng, lưu loát - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô II. Chuẩn bị - Tranh ảnh về các loài cá - Tranh lôtô về các loài cá - Tranh cắt rời - Bàn ghế ngay ngắn III. Nội dung tích hợp - HĐPTNN: Bài thơ “Đàn gà con” - HĐPTTM: Bài hát : “Cá vàng bơi” , và nhạc không lời bài hát “Con gà trống” - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật sống dưới nước IV. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cho trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con”, trò chuyện về nội dung bài thơ - Giáo dục trẻ biết yêu quý, các loài cá Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức - Cho trẻ xem tranh về các loài cá (cá lóc, cá sặc, cá rô) hỏi trẻ đây là bức tranh nói về các loài gì? - Con cá sống ở đâu? - Nó ăn thức ăn gì? - Lấy tranh bức tranh con cá lóc ra cho trẻ xem hỏi trẻ đây là bức tranh con cá gì? - Con cá lóc có mấy bộ phận? Gồm những bộ phận gì? - Thân cá lóc như thế nào vậy các con? - Cá lóc có màu gì vậy các con? - Bụng cá lóc màu gì vậy các con? - Cá lóc có vây không các con, vây to hay nhỏ - Đuôi nó như thế nào các con, to hay nhỏ - Nó ăn thức ăn gì vậy các con? - Các con ơi chúng ta vừa trò chuyện và quan sát về loài cá lóc, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu thêm về loài cá các con nhìn xem đây là loài cá gì đây nhe các con? - Lấy tranh cá sặc ra cho trẻ xem hỏi trẻ đây là cá gì? - Con cá lóc có mấy bộ phận? Gồm những bộ phận gì? - Thân cá sặc như thế nào vậy các con? - Cá sặc có vậy không các con? To hay nhỏ - Cá sặc có màu gì vậy các con? - Đuôi nó như thế nào các con, to hay nhỏ - Nó ăn thức ăn gì vậy các con? - Cho trẻ chơi trời tối trời sáng lấy tranh về con cá rô ra cho trẻ xem hỏi trẻ đây là cá gì? - Con cá rô có bao nhiêu bộ phận? - Cá rô có màu gì? - Cá rô có vây không các con, vây to hay nhỏ - Đuôi nó như thế nào? - Nó ăn thức ăn gì? * Chúng ta vừa tìm hiểu về các loài cá chúng ta cùng so sánh sự giống và khác nhau của các loài cá này nhe - Giống nhau: Đều là các loài cá sống dưới nước, ăn thức ăn và rong, có vâycó đuôi, có 3 bộ phân, đều là nguồn thức ăn cho con người -Khác nhau: Cá lóc vây to, đuôi to, thân tròn và dài thân màu đen bụng màu trắng, 2 loài cá con lại là cá rô và cá sặc đuôi nhỏ, cá sặc màu đen vây nhỏ đuôi nhỏ, thân dẹp, cá rô đuôi nhỏ vây nhỏ màu đen - Các con phải biết yêu quý các loài động vật sống dưới nước nhe các con -Hoạt động 3: Củng cố - Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” và lấy rổ ra trước mặt, cô nói tên những con vật sống dưới nước có trong rổ cho trẻ lấy đưa lên, cô nhận xét - Lần sau cô nói đặc điểm của con vật đó cho trẻ chọn và đưa lên, cô nhận xét - Cho trẻ đọc bài thơ “ Đàn gà con” và vào bàn chơi trò chơi, khi thực hiện cô cho trẻ nghe nhạc không lời bài “Con gà trống” - Cô có 3 bức tranh về các loài cá đã bị cắt rời cô chia lớp thành 3 đội mỗi đội ghép 1 bức tranh đội nào ghép nhanh hơn và đúng trình tự bức tranh sẽ chiến thắng, đội chậm nhất sẽ bị phạt nhảy lò cò. Hoạt động 4: Kết thúc - Nhận xét tuyên dương - Trẻ cắm hoa Đọc cùng cô Lắng nghe Các loài cá Sống dưới nước Ăn thức ăn, rong Cá lóc 3 bộ phận, phần đầu, thân và đuôi Mình tròn và dài Màu đen Bụng màu trắng Có vây, vây to Đuôi to Ăn thức ăn, rong Cá sặc 3 bộ phận, phần đầu, thân và đuôi Thân dẹp Có vây, vây nhỏ Màu trắng Đuôi nhỏ Ăn thức ăn, rong Cá rô 3 bộ phân, thân đầu và đuôi Vây nhỏ Đuôi nhỏ Ăn thức ăn, rong Lắng nghe Dạ Thực hiện Thực hiện Lắng nghe Trẻ cắm hoa HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Thơ: “Rong và cá” Ngày dạy: Thứ năm, ngày 19/12/2013 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ (nói về cô rong xanh và 1 đàn cá nhỏ) - Trả lời tròn câu lớn tiếng - Biết chăm chỉ, cần cù khi làm mọi việc - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô II. Chuẩn bị - Tranh nội dung bài thơ “Rong và cá” cắt rời cho trẻ chơi trò chơi - Cô thuộc thơ - Loa nhạc III. Nội dung tích hợp - HĐPTNN: Thơ: “ Đàn gà con” - HĐPTTM: Nhạc không lời bài “Con gà trống” và bái hát “cá vàng bơi” IV. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con” - Cho trẻ xem tranh về những loài vật sống dưới nước - Trò chuyện về nội dung tranh - Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng các loài vật sống dưới nước Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức - Hôm nay cô có 1 bài thơ muốn đọc cho lớp mình nghe lớp mình hãy cùng lắng nghe cô đọc thơ nhe - Cô đọc thơ lần 1 chậm rãi, rõ ràng từng chi tiết - Cô cho trẻ đặt tên bài thơ - Các con ai cũng đặt tên rất hay, nhưng bài thơ của cô có tên là “Rong và cá” - Đọc lần 2 kết hợp tranh - Cô nói nội dung bài thơ: nói về cô rong xanh và 1 đàn cá nhỏ Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc chậm rãi từng câu thơ cho trẻ đọc theo đến hết bài thơ, sau đó mời nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ - Hỏi trẻ tên bài thơ và nội dung bài thơ + Cô hỏi trẻ tên bài thơ? + Bài thơ nói đến cô rông màu gì vậy các con? + Cô rong xanh đẹp như thế nào các con? + Giữa hồ nước trong cô rông xanh làm gì? +Một đàn cá nhỏ có màu đuôi như thế nào vậy các con + Đàn cá nhỏ đã làm gì xung quanh cô rong? - Qua bài thơ các con phải biết yêu quý và chăm sóc các loài cá nhe các con Trò chơi “Ghép tranh” - Chia lớp thành 3 đội cho trẻ thi nhau chơi trò chơi ghép tranh “Rong và cá”, đội nào ghép nhanh sẽ chiến thắng, đội nào thua sẽ đọc lại bài thơ vừa học - Cho trẻ vừa ghép tranh vừa kết hợp nghe nhạc không lời bài “Bác đưa thư vui tính” - Cô quan sát, nhận xét trẻ chơi Hoạt động 4: Kết thúc - Nhận xét tuyên dương - Cho trẻ cắm hoa Quan sát Trò chuyện cùng cô Lắng nghe Lắng nghe Trẻ đặt tên Quan sát, lắng nghe Thực hiện Rong và cá Màu xanh Đạp như tơ nhuộm Nhẹ nhàng uốn lượn Màu xanh, màu hồng Máu làm văn công Dạ Thực hiện Lắng nghe Cắm hoa HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài: Ném trúng đích Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 20/12/2013 Mục đích yêu cầu - Trẻ nhớ tên và thực hiện đúng động tác ném trúng đích - Phát triển cho trẻ sự khéo léo của đôi tay - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô Chuẩn bị - Sân tập rộng rãi - Vạch chuẩn - Đích ném - Túi cát cho trẻ ném Nội dung tích hợp HĐPTNN: Bài thơ: Rong và cá Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cho trẻ thực hiện các kiểu đi: đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Đưa tay lên cao, hai tay đưa về áp sát vào thân + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay + Nhịp 2: Hai tay đưa về áp sát vào thân + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị - Động tác chân: Chân khụy gối + Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang hai tay chóng hong + Nhịp 2: Khụy gối + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị - Động tác bụng: Cuối khom người tay chạm mu bàn chân + Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang tay đưa cao + Nhịp 2: Cuối khom người tay chạm mu bàn chân + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị - Động tác bật: Bật liên tục theo nhịp đếm Hoạt động 3: Vận động cơ bản - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con 1 động tác mới có tên là “Ném trúng đích”, cho trẻ nhắc lại tên vận động, giờ cô sẽ thực hiện 1 lần cho lớp mình quan sát. - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế ban đầu cô đứng 2 chân sang ngang rộng bằng vai, 2 tay đưa về phía trước các ngón tay ôm lấy quả bóng và, bàn tay hướng về phía trước và khi nghe hiệu lệnh thực hiện “Ném” thì cô gập khuỷu tay ngang tầm với vai và ném vào trúng đích nằm ngang của cô đã chuẩn bị - Cô mời 1 - 2 bạn lên thực hiện sau đó lần lượt cho cả lớp thực hiện - Cho trẻ đọc bài thơ “Rong và cá” và về 3 đội Trò chơi: “Ai nhanh hơn” + Cô chia lớp thành 3 đội mời đại diện mỗi đội từng người lên thi nhau chạy nhanh lấy bóng về đội mình đội nào lấy được nhiều quả bóng đem về cho đội mình sẽ chiến thắng, đội lấy ít hơn sẽ bị phạt nhãy lò cò + Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cô quan sát trẻ chơi - Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng Hoạt động 4: Kết thúc - Nhận xét tuyên dương - Cho trẻ cắm hoa - Thực hiện - 2 lần 8 nhịp - 2 lần 8 nhịp - 2 lần 8 nhịp - 2 lần 8 nhịp - Nhắc lại - Quan sát - Quan sát, lắng nghe - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện - Lắng nghe - Cắm hoa Nhận xét cuối ngày:………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG Bàn Thạch, ngày…..tháng…..năm …….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. …………………………………………..

File đính kèm:

  • doctuan 18 mn.doc