I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Cây xanh"
- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, truyện về cây xanh, giấy cứng, giấy màu, hồ dán
III. Hướng dẫn:
- Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:
1. Góc: Âm nhạc:
- Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề "Cây xanh ".
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21.
Chủ đề: "Cây xanh "
----o0o---
Kế hoạch hoạt động góc
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Cây xanh"
- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, truyện về cây xanh, giấy cứng, giấy màu, hồ dán…
III. Hướng dẫn:
- Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:
1. Góc: Âm nhạc:
- Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề "Cây xanh ".
2. Góc: Thư viện:
+ Xem sách, tranh vẽ về cây.
+ Làm sách tranh về cây, lá.
3. Góc: Tạo hình:
- Tô màu cây, in lá cây.
- Xé, dán cây to bằng giấy màu và lá cây.
- Vẽ cây, nặn quả theo ý thích.
- Xếp lá, in lá, tạo bức tranh về cây xanh.
Góc Đóng vai:
+ Đóng vai bố mẹ đưa con đi thăm vườn cây.
+ Đóng vai cô cấp dưỡng nấu các món ăn từ rau, quả.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 02 tháng 02 năm 2009.
Môn dạy: Trò chơi.
Bài dạy:
Hoa nào quả ấy
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ nắm được cách chơi, luật chơi, hiểu biết thêm nhiều loại hoa, quả.
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi. Chọn đúng hao nào quả ấy.
- Giáo dục trẻ ý thức biết bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- 4 -5 bộ lô tô hoa quả, mỗi bộ có 1 loại hoa quả khác nhau . Ví dụ: hoa bưởi, quả bưởi; hoa chanh, quả chanh; hoa mướp, quả mướp…
III. Hướng dẫn:
- Thầy giới thiệu tên trò chơi: " Kéo co".
- Thầy hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
* Luật chơi:
- Xếp đúng hoa nào quả ấy.
* Cách chơi:
- Phát cho mỗi trẻ 1 bộ lô tô hoa quả. Sau đó cho các cháu chọn hoa nào thì để vào quả ấy. Thi xem ai chọn, xếp đúng, nhanh
- 1 trẻ khá nhắc lại luật chơi, cách chơi. Trẻ chơi 3 - 5 lượt.
* Trẻ chơi trò chơi.
- Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi.
- Kết thúc, thầy nhận xét chơi./.
Môn dạy: MTXQ.
Bài dạy:
Quan sát phân biệt 2 - 3 loại cây
Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ nắm được thành phần cấu tạo và chức năng từng phần của cây xanh.
- Trẻ phân biệt được một số loại cây qen thuộc dựa vào màu sắc, thân thảo, thân gỗ… nói đúng tên từng loại cây.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh…
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cây ổi, cây chanh, cây mùng tơi…
- Lô tô các loại hoa quả để trẻ chơi trò chơi.
- Cho trẻ quan sát cây xung quanh sân trường.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Thầy hát cho trẻ nghe bài hát: Lý cây xanh
* Trò chuyện:
- Các con vừa được nghe thầy hát bài hát gì ?
- Bài hát nói đến đặc điểm của cây như thế nào ?
* Giới thiệu bài: …Quan sát phân biệt 2 - 3 loại cây.
1. Quan sát, đàm thoại:
- Thầy cho trẻ quan sát cây ổi:
+ Đây là cây gì ?
+ Cây ổi có mấy phần ?
+ Phần rễ có đặc điểm gì? Rễ có tác dụng gì đối với cây ?
+ Phần thân nhẵn hay sần sùi ? Màu gì ?
+ Phần cành như thế nào ?
+ Phần lá màu gì ? Lá mọc như thế nào ? Lá làm nhiệm vụ cho cây ?
+ Trồng cây để làm gì ? con dã làm gì để chăm sóc cây ?
- Thầy mời một trẻ nêu lại đặc điểm đặc trưng của cây. Thầy chính xác hoá.
- Thầy tiếp tục hướng dẫn trẻ quan sát các lộa cây khác theo trình tự trên.
* So sánh - phân biệt:
-Thầy cho trẻ so sánh cây chanh cây ổi:
+ Cây chanh và cây ổi có điểm gì giống nhau ?
+ Cây chanh và cây ổi có điểm gì khác nhau ?
- Thầy chính xác hoá nội dung trẻ nêu.
+ Giống nhau: đều có thân, rễ lá…
+ Khác nhau: Thân cây chanh sần sùi, có gai, còn cây ổi vỏ nhẵn...
* Mở rộng:
+ Cây xanh ở nước ta rất phong phú về chủng loại, có rất nhiều loại cây quý hiếm, cây làm thuốc… các con cần bảo vệ và chăm sóc cây, không nên bẻ cành hái hoa…
* Củng cố:
- Củng cố: Thầy nhắc lại tên bài dạy.
* Trò chơi:"Lá nào cây ấy".
- Thầy giới thiệu tên trò chơi và giới thiệu luật chơi, cách chơi.
+ Cách chơi:
- Trẻ chơi theo nhóm
- Mỗi trẻ được phát 2- 3 bộ lô tô, mỗi bộ có 1 loại cây, lá khác nhau.
+ Luật chơi:
Chọn đúng lá nào cây ấy.
- Trẻ khá nhắc lại cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác.
- Thầy nhận xét chơi
.* Hoạt động góc:
+ Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề "Cây xanh"
+ Góc: Tạo hình: Tô màu cây, in lá./.
- Trẻ nghe thầy hát.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát - trả lời câu hỏi của thầy.
-Trẻ so sánh nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 loại cây.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ khá nhắc lại cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ ba ngày 03 tháng 02 năm 2009
Môn dạy: Tạo hình.
Bài dạy:
Xé, dán lá cây
(Mẫu)
Nội dung tích hợp: Văn học + MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng xé, dán lá cây.
-Trẻ xé, dán hoàn thiện sản phẩm, bố cục cân đối.
- Giáo dục trẻ ý thức học tập, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Giấy màu, hồ dán, vở cho trẻ.
- Tranh mẫu (2- 3 tranh)
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của trẻ
Phương pháp của thầy
* ổn định tổ chức.
- Trẻ hát bài hát: Lá xanh - Thái Cơ.
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về điều gì ?
* Giới thiệu bài:…Xé, dán lá cây - theo mẫu.
1. Quan sát và đàm thoại mẫu:
- Thầy cho trẻ quan sát mẫu 1 và đàm thoại:
+ Đây là bức tranh xé, dán gì đây ?
+ Lá cây dạng hình gì ? Màu gì ?
+ Muốn xé, dán được lá cây, con xé như thế nào ?
+ Con dán như thế nào cho lá cây được nhẵn, đẹp ?
+ Bố cục tranh như thế nào ? ở phần nào của trang giấy ?
- Thầy tiếp tục đưa ra tranh mẫu 2 - 3 và đàm thoại theo trình tự trên.
2. Thầy làm mẫu:
-Thầy làm mẫu lần 1, không phân tích.
- Thầy làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích.
Thầy chọn giấy màu xanh lá cây, xé tờ giấy thành hình chữ nhật rồi gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc và dùng ngón cái và ngón trỏ ( 2 tay) đầu ngón tay sát vào nhau, xé theo hình vòng cung. sau đó mở ra ta được cái lá. Cuối cùng thầy phết hồ vào mặt trái của lá đem dán vào phầm giữa của tờ giấy, vuốt cho nhẵn, phẳng.
- 1 trẻ khá- giỏi nhắc lại cách xé dán cho cả lớp cùng nghe.
3.Trẻ thực hiện:
- Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đũngé dán đẹp, nhanh.
4. Nhận xét sản phẩm:
- Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá.
- Gọi trẻ nhận xét.
+ Con thích bài của bạn nào ?
+ Bài của bạn xé dán có đẹp không ? Vì sao?
+ Bạn bố cục đã cân đối chưa?
+ Bạn dán có phẳng, nhẵn không ?
- Thầy nhận xét chung.
* Củng cố - Giáo dục:
- Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất.
- Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra, biết bảo vệ thiên nhiên, cây xanh.
* Hoạt động góc:
+ Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
+ Góc Xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh./.
- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của thầy.
-Trẻ quan sát thầy làm mẫu.
Trẻ nhắc lại kỹ năng xé, dán.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thưởng thức tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 04 tháng 02 năm 2009.
Môn dạy: Văn học.
Bài dạy:
Thơ: Cây thược dược
Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ Cây thược dược.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Giáo dục trẻ ý thức tự học hỏi, tìm hiểu về cái đẹp trong thế giới thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ chữ to.
- Thầy thuộc bài thơ.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Trẻ hát bài hát "Em yêu cây xanh"
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về điều gì ?
* Giới thiệu bài:...Cây thược dược - Ngô Quân Miện
- Thầy đọc lần 1 ( Không tranh)
* Giảng nội dung:
Bài thơ nói lên niềm vui của bé khi làm được một việc tốt: Đỡ cây thược dược bị đổ do bị gió to làm đổ.
- Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to.
( Thầy giới thiệu cách đọc…)
+ Thầy vừa đọc bài thơ gì các con ?
* Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó:
- Thầy đọc khổ thơ đầu:
" Cây thược dược
…
Cây đổ rạp "
=> Cây thược dược mới ra hoa bị gió to làm đổ rạp.
+ Bé đã giúp cây việc gì ?
- Thầy đọc khổ thơ cuối:
" Có đau lắm
…
Như hoa nở !"
=> Niềm vui của bé khi đỡ được cây thược dược đứng thẳng đứng.
* Trẻ đọc thơ:
- Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần.
- Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay.
*. Đàm thoại:
+ Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ?
+ Tại sao cây thược bị đổ rạp ?
+ Bé đã hỏi cây như thế nào ?
+ Tâm trạng của bé khi đỡ được cây lên buồn hay vui ?
* Củng cố:
- 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh…
* Hoạt động góc:
+ Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
+ Góc Tạo hình: Vẽ cây xanh./.
- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đđọc thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của thầy
- 1 trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ năm ngày 05 tháng 02 năm 2009.
Môn dạy: Thể dục.
Bài dạy:
Bật xa 25 cm
Trò chơi: Cây cao, cây thấp
Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nhằm giúp trẻ rèn luyện phát triển cơ chân.
- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập bật xa 25 cm; chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi. Tập luyện hứng thú, tự giác.
- Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng.
- Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ.
III. Hướng dẫn:
* ổn định tổ chức:
- Thầy cho trẻ hát bài hát Lá xanh ( 1 lần)
* Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói về điều gì ?
1. Khởi động:
- Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu đi thăm công viên cây xanh theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang.
2. Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung:
-Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: "Em yêu cây xanh" (2 lần)
b/ Vận động cơ bản:
- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau ( cách nhau 3m )
- Thầy giới thiệu tên bài tập: Bật xa 25 cm.
- Thầy tập mẫu.
+ Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích.
+ Lần 2: Làm mẫu - Phân tích.
Tư thế chuẩn bị: Chân đứng tự nhiên, gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân( từ mũi chân đến cả bàn chân), tây đưa ra trước để giữ thăng bằng.
+ Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích.
* Trẻ thực hiện:
- Trẻ tập theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Trẻ thực hiện xong đứng về cuối hàng
- Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau.
* Củng cố - giáo dục:
- 1 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát.
- Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo.
* Trò chơi: " Cây cao, cỏ thấp"
- Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
+ Luật chơi:
Làm đúng theo khẩu lệnh của thầy, không làm theo thầy làm.
+ Cách chơi:
Trẻ chú ý lắng nghe khẩu lệnh của thầy, không làm theo thầy làm. Ví dụ: Thầy nói " Cây cao" trẻ đứng, tay giơ lên cao và vẫy tay( Trong khi đó thầy lại ngồi xuống);Thầy nói " Cỏ thấp" trẻ ngồi xuống, thầy làm ngược lại với trẻ. Thầy tăng dần tốc độ ra khẩu lệnh, cho trẻ thực hiện vài lượt, tuỳ theo hứng thú của trẻ.
- Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
- Thầy nhận xét chơi.
3. Hồi tĩnh:
- Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu.
* Hoạt động góc:
+ Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề.
+Góc: Thư viện: Làm tranh bằng chất liệu lá cây./.
Môn dạy: Toán.
Bài dạy:
Đếm đến 5 ( đếm đúng nhóm có 5 đối tượng)
Nội dung tích hợp: MTXQ+ văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đếm đến 5.
- Trẻ biết đếm đúng số lượng đối tượng, xác định đúng số, đúng với số lượng trong phạm vi 5.
- Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học.
II. Chuẩn bị:
- Các loại cây xanh xếp thành nhóm 3 - 5 để ở xung quanh lớp
- Mỗi trẻ 1 bộ, 5 lô tô cây thông, 1 bộ 5 lô tô cành cây thông…
- Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của trẻ
Phương pháp của thầy
* ổn định tổ chức:
- Trẻ hát bài hát " Lá xanh" - Thái Cơ (1 lần)
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về điều gì ?
* Giới thiệu bài:…Đếm đến 5 ( đếm đúng nhóm có 5 đối tượng)
1. Phần I: Ôn tập.
- Thầy cho trẻ đếm các nhóm cây để ở xung quanh lớp có số lượng 3, 4, 5 các nhóm khác nhau về màu sắc, kích thước, chủng loại…
- Cho trẻ tìm, đếm xác định các nhóm cây; đếm số âm thanh, các vận động…
- Thầy nhận xét, chính xác hoá.
2. Phần II. Đếm đến 5.
- Thầy cho trẻ làm cùng thầy lấy 4 lô tô cây thông xếp thành 1 hàng ngang trên mặt bàn, đồng thời đếm xuôi " Một - hai - ba- bốn ; tất cả là 4 cây thông "
- Thầy gắn tiếp 5 lô tô cành thông nữa; cho trẻ đếm (một - hai - ba - bốn - năm ; tất cả là năm cành thông) và cho trẻ cho trẻ đếm xuôi 2 hàng đối tượng.
Thầy hỏi: Muốn số cây thông nhiều bằng số cành thông ta làm thế nào ? ( trẻ thêm 1 lô tô cây thông nữa)
- Cho trẻ đếm và nhận xét: Số cây thông và cành thông, đều có số lượng là 5.
Thầy hỏi: Để chỉ 5 cây thông, 5 cành thông ta dùng chữ số mấy ? ( Số 5 )
- Thầy cho trẻ cất dần và đếm ngược 2 nhóm đối tượng cho đến hết.
-Thầy tiếp tục cho trẻ tập đếm với nhóm đối tượng khác và thực hiện theo trình tự trên.( 1-2 lượt).
- Thầy quan sát, nhận xét, chính xác hoá cho cho những trẻ làm chưa đúng.
3. Phần III: Luyện tập:
- Thầy cho trẻ chơi trò chơi: " Tìm đúng nhà "
- Thầy chia trẻ thành từng nhóm 5 - 8 trẻ. Thầy chuẩn bị những thẻ( cây xanh ) có số lượng từ 2 -5 cây với số nhà bằng số cây trên thẻ của trẻ. Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ chay nhanh về nhà bằng số cây trên thẻ của mình.
- 1 trẻ khá nhắc lại cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi - thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
* Hoạt động góc.
+ Góc Sách, tranh: Cho trẻ quan sát tranh về cây, lá
+ Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề./.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ làm theo yêu cầu của thầy.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ luyện tập.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ khá nêu lại cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2009.
Môn dạy: Âm nhạc.
Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp.
Em yêu cây xanh
Nghe hát:" Lý cây xanh"
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát " Mùa xuân".
- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo.
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn.
- Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Thầy đọc câu đố về cây mía - Trẻ giải đố.
" Thân tròn nhiều đốt
…
Bé ăn ngọt lắm"
( Là cây gì ?)
* Trò chuyện:
- Đố các con biết đó là cây gì?
- Cây mía ăn có vị như thế nào ?
* Giới thiệu bài:... Em yêu cây xanh - Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến.
1. Dạy hát: (15 phút)
- Thầy hát mẫu lần 1.
+ Giảng nội dung: ( Theo tranh ).
Bài hát ca ngợi tình yêu thiên nhiên của bé: Thích trồng cây để có bóng mát, cho con chim nhảy nhót, cho ta quả ngọt…
- Thầy hát mẫu lần 2,3 + điệu bộ.
+ Các con vừa nghe thầy hát bài hát bài hát gì ?
* Dạy trẻ hát:
- Trẻ hát theo lớp ( 2 lần).
+ Các con vừa hát bài hát gì ? Của nhạc sĩ nào sáng tác?
- Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay.
* Củng cố:
- 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức.
* Giáo dục:
Thiên nhiên thật là đẹp, các con cần biết bảo vệ, chăm sóc cây xanh bằng những việc làm cụ thể, không nên bẻ phá cây …
+ Nhạc sĩ nào sáng tác bài hát Em yêu cây xanh ?
* Dạy trẻ vận động: Vỗ tay theo nhịp
- Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích.
- Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích.
" Em rât thích trồng nhièu cây xanh, cho con chim..
x x x x …
( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ).
- Thầy làm mẫu lần 3.
+ Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân.
- Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện.
+ Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ?
2. Nghe hát: ( 6 phút)
- Giới thiệu bài:… "Lý cây xanh"
- Thầy hát lần 1.
+ Giới thiệu xuất xứ làn điệu.
Bài hát được viết với giai điệu vui nhộn, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và niềm vui của con người.
- Thầy hát lần 2 ,3 + Điệu bộ ( Nghe đĩa hát ).
+ Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì?
3. Trò chơi: (4 phút) " Ai nhanh nhất".
- Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ nhắc lại cách chơi , luật chơi.
- Thầy cùng trẻ khá chơi mẫu 1- 2 lần.
+ Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
*Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ.
* Hoạt động góc:
+ Góc: Sách tranh: Quan sát tranh, ảnh về cây lá.
+ Góc: Tạo hình: Xé dán cây xanh./.
- Trẻ nghe thầy đố.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ học hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ học vận động.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
***********************************************
File đính kèm:
- Tuan 21 Chuong trinh Doi moi.doc