I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề " Một số luật lệ giao thông"
- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, về phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả , giấy cứng, giấy màu, hồ dán, kéo
III. Hướng dẫn:
- Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:
1. Góc: Âm nhạc:
- Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Một số luật lệ giao thông".
2. Góc: Xây dựng:
- Xâydựng bãi đỗ xe, xếp hình ô tô, tàu hoả làm các đường giao thông.
3. Góc: Tạo hình:
- Cắt, dán, tô màu các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu giao thông. Dán gậy chỉ huy giao thông.
4. Góc Đóng vai:
- Bé làm cảnh sát giao thông ( người chỉ dẫn giao thông), bác lái xe /.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25.
Chủ đề: "Một số luật lệ giao thông "
----o0o---
Kế hoạch hoạt động góc
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề " Một số luật lệ giao thông"
- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, về phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả…, giấy cứng, giấy màu, hồ dán, kéo…
III. Hướng dẫn:
- Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:
1. Góc: Âm nhạc:
- Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Một số luật lệ giao thông".
2. Góc: Xây dựng:
- Xâydựng bãi đỗ xe, xếp hình ô tô, tàu hoả…làm các đường giao thông.
3. Góc: Tạo hình:
- Cắt, dán, tô màu các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu giao thông. Dán gậy chỉ huy giao thông.
4. Góc Đóng vai:
- Bé làm cảnh sát giao thông ( người chỉ dẫn giao thông), bác lái xe…/.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 02 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Trò chơi.
Bài dạy:
Đèn xanh, đèn đỏ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm rèn luyện cho trẻ sự phản xạ nhanh. Nhận biết về luật giao thông.
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi biết phối hợp với nhau trong toàn đội trong suốt quá trình chơi
- Giáo dục trẻ ý thức biết tham gia giao thông đúng luật.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ.
- Hai cai đèn hiệu xanh, đỏ làm bằng bìa ( có thể thay bằng cờ).
- Vẽ ngã tư đường phố.
III. Hướng dẫn:
- Thầy giới thiệu tên trò chơi: " Đèn xanh, đèn đỏ".
- Thầy hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
* Luật chơi:
- Chỉ đi qua đường khi có tín hiệu đèn xanh. Trẻ phỉa dừng lại khi gặp đèn đỏ.
* Cách chơi:
- Chi trẻ thành 04 nhóm ở 04 góc đường. Thầy đóng vai chú công an chỉ đường, đứng ở giữa, tay cầm 02 đèn tín hiệu và hướng dẫn trẻ chơi: " Cháu nào làm ô tô thì đi ra giữađường và chay, cháu nào đi xe đạp thì đi sát đường bên tay phải và chạy chậm. Ai đi bộ thì đi lên vỉa hè" (do thầy quy định).
- Khi thầy giơ đèn xanh, các cháu được qua đường. Khi thầy giơ đèn đỏ các cháu phải dừng lại.
- Khi trẻ đã biết chơi, thầy cho trẻ khác đóng vai chú công an.
- Thầy có thể hướng dẫn trẻ làm động tác lái ô tô, xe đạp và kêu "Bim bim" hay " Kính coong"…cho trò chơi thêm sôi nổi.
- 1 trẻ khá nhắc lại luật chơi, cách chơi. Trẻ chơi 3 - 5 lượt.
* Trẻ chơi trò chơi.
- Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi.
- Kết thúc, thầy nhận xét chơi./.
Môn dạy: MTXQ.
Bài dạy:
Một số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến
Nội dung tích hợp: Âm nhạc + Văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ biết được một số luật lệ giao thông phổ biến
- Trẻ biết một số luật giao thông đơn giản như: Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, các loại xe đi trong lòng đường…
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật giao thông…
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị tranh, ảnh về một số tình huống giao thông.
- Sa bàn về giao thông, 02 đèn hiệu xanh, đỏ làm bằng bìa.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Thầy đọc bài thơ: Đàn kiến nó đi - Định Hải
* Trò chuyện:
- Các con vừa được nghe thầy đọc bài thơ gì ?
- Đàn kiến nó đi như thế nào ?
* Giới thiệu bài: …Một số luật lệ giao thông phổ biến .
1. Quan sát, đàm thoại:
- Thầy cho trẻ quan sát tranh: Tham gia giao thông nông thôn.
+ Đây là tranh vẽ gì ?
+ Người đi bộ ( trong tranh) đã đi đúng phần đường của mình chưa ?
+ Người đi bộ phải đi phần đường nào là đúng ?
+ Đường nông thôn (làng ) có đường giành riêng cho người đi bộ không ?
+ Các con đã đủ tuổi tự tham gia giao thông chưa ?
+ …
- Thầy chính xác hoá: Trẻ em dưới 7 tuổi khi tham gia giao thông phải có người lớn dẫn, dắt…
- Thầy tiếp tục hướng dẫn trẻ quan sát tranh về tình huống giao thông khác và đàm thoại theo trình tự trên.
* Mở rộng:
+ Ngoài những quy tắc giao thông thầy đã giới thiệu , các con có biết nguyên tắc tham gia giao thông nào nữa không ?
- Thầy giới thiệu thêm: Quy tắc ưu tiên đường giao nhau, khi qua ngã tư,…
* Củng cố- giáo dục:
- Củng cố: Thầy nhắc lại tên bài dạy.
- Giáo dục: Trẻ về ý thức chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ; Khi ngồi trên xe đạp, xe máy không được đứng trên yên xe...
* Trò chơi:"Đèn xanh, đèn đỏ".
- Thầy giới thiệu tên trò chơi.
- Trẻ khá nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác.
- Thầy nhận xét chơi
.* Hoạt động góc:
+ Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề "Một số luật lệ giao thông".
+ Góc: Đóng vai: " Bé làm cảnh sát giao thông" ./.
- Trẻ lắng nghe thầy đọc thơ.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát - trả lời câu hỏi của thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nói về một số quy tắc tham gia giao thông mà trẻ biết.
- Trẻ lắng nghe thầy giới thiệu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ khá nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ ba ngày 03 tháng 3 năm 2009
Môn dạy: Tạo hình.
Bài dạy:
Dán hình ô tô tải
(Mẫu)
Nội dung tích hợp: Văn học + MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng dán hình ô tô tải. Rèn sự khéo léo của đôi tay.
- Trẻ dán, bố cục bức tranh cân đối, hài hoà, hoàn thiện được sản phẩm.
- Giáo dục trẻ ý thức học tập, biết chấp hành đúng Luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 bộ các bộ phận để dán ô tô tải: 2 hình tròn, 1 hình chữ nhật. 1 hình vuông to, 1 hình vuông nhỏ; hồ dán, vở Tạo hình.
- Tranh mẫu (2- 3 tranh)
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức.
- Thầy đọc cho trẻ nghe bài thơ: Xe cần cẩu - của
Nguyễn Đức.
* Trò chuyện:
- Thầy vừa đọc bài thơ gì các con ?
- Bài thơ nói đến những loại xe gì ?
* Giới thiệu bài:…Dán hình ô tô tải - Theo mẫu.
1. Quan sát, đàm thoại mẫu:
- Thầy đưa ra mẫu 1 và đàm thoại:
+ Đây là bức tranh dán hình cái gì đây ?
+ Cái ô tô màu gì ?
+ Ô tô có mấy phần ?
+ Phần đầu (ca bin) dạng hình gì ? Cửa xe dạng hình gì ?
+ Phần thùng xe dạng hình gì ? Hình chữ nhật đứng hay nằm ngang ?
+ Bánh xe dạng hình gì ? Ô tô có mấy bánh ?
+ Bố cục như thế nào là cân đối các con ?
+ Để dán được hình ô tô con dán như thế nào cho đep, phẳng, nhẵn ?
- Thầy tiếp tục đưa ra tranh 2 - 3 và đàm thoại theo trình tự trên.
2. Thầy làm mẫu:
- Thầy vừa làm vừa phân tích.
Trước tiên các con phải xác định bố cục hình ô tô ở giữa trang giấy. Rồi lấy hình vuông đặt theo bố cục đã định và xếp tiếp hình chữ nhật nằm ngang để làm thùng xe sau đó lấy 1 hình tròn đăt vào mép dưới, của hình vuông (ca bin) để được bánh trước, 1 hình tròn đặt vào giữa mép dưới của hình chữ nhật nằm ngang ( thùng xe) để được bánh sau. Cuối cùng các con cầm nhẹ nhàng từng phần của cái ô tô tải lên phết hồ vào mặt sau rồi dán vào vị trí cũ sẽ được hình ô tô tải.
- 1 trẻ khá, giỏi nhắc lại quy trình dán hình ô tô tải.
3.Trẻ thực hiện:
- Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua dán ô tô đẹp.
4. Nhận xét sản phẩm:
- Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá.
- Gọi trẻ nhận xét.
+ Con thích bài của bạn nào ?
+ Bài của bạn dán có đẹp không ? Vì sao?
+ Bạn bố cục đã cân đối chưa?
+ Bạn dán có giống như mẫu của thầy không ?
+ Theo con dán như thế nào là đẹp hơn nữa ?
- Thầy nhận xét chung.
* Củng cố - Giáo dục:
- Củng cố: Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất.
- Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra, có ý thức tham gia giao thông đúng luật…
* Hoạt động góc:
+ Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
+ Góc Tạo hình: Dán gậy chỉ huy giao thông./.
- Trẻ lắng nghe thầy đọc.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ quan sát tranh mẫu- trả lời câu hỏi.
- Trẻ quan sát thầy làm mẫu.
- Trẻ khá nhắc lại cách dán.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thưởng thức tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 04 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Văn học.
Bài dạy:
Thơ: Giúp bà
Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ Giúp bà - Vũ Thị Minh Tâm.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Giáo dục trẻ ý thức biết giúp người già khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ chữ to.
- Thầy thuộc bài thơ.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Trẻ hát bài hát "Chúng em chơi giao thông"
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nhắc nhở các con đi như thế nào là đúng Luật giao thông ?
* Giới thiệu bài:...Giúp bà - Vũ Thị Minh Tâm/ 134
- Thầy đọc lần 1 ( Không tranh)
* Giảng nội dung:
Bài thơ nói đến một em bé đã biết giúp bà đi qua đường, một việc làm thật đáng được khen ngợi mà các con nên học tập.
+ Em bé đã giúp bà việc gì ?
- Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to.
( Thầy giới thiệu cách đọc…)
* Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó:
- Thầy đoạn thơ đầu:
" Chiều nay đi học về
…
Muốn tránh xe qua đường"
=> Trên đường đi học về bé thấy cụ già muốn sang đường.
+ Thấy cụ già muốn sang đường, bé đã làm gì ?
- Thầy đọc đoạn thơ cuối:
" Em vội dừng bước chân
…
Khen mãi em bé ngoan"
=> Bé đã dắt bà sang đường. Bà rất cảm động trước việc làm của bé.
* Trẻ đọc thơ:
- Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần.
- Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay.
*. Đàm thoại:
+ Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ?
+ Chiều đi học về bé đã gặp ai ?
+ Bé đã làm gì để giúp bà ?
+ Các con nên học em bé không ?
* Củng cố:
- 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp.
- Giáo dục trẻ biết giúp người già, yếu khi tham gia giao thông…
* Hoạt động góc:
+ Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
+ Góc Đóng vai: Đóng vai người chỉ huy giao thông./.
- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đđọc thơ.
-Trẻ trả lời câu hỏi của thầy
- 1 trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ năm ngày 05 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Thể dục.
Bài dạy:
Chuyền bóng qua đầu
Trò chơi: Về đúng bến nhà mình
Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng chuyền bóng qua đầu. Rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác.
- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập. Tập luyện, chơi trò chơi hứng thú, tự giác.
- Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng.
- 2 quả bóng.
- Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ.
III. Hướng dẫn:
* ổn định tổ chức:
- Thầycho trẻ chơi trò chơi " đèn xanh, đèn đỏ" - 1 lần.
* Trò chuyện:
+ Các con vừa được chơi trò chơi gì ?
+ Khi đi qua đường giao nhau, đèn đỏ bật thì được đi tiếp hay đứng lại các con ?
1. Khởi động:
- Thầy cho trẻ giả làm ô tô đưa khách đi du xuân theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang.
2. Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung:
-Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: "Chúng em chơi giao thông" (2 lần)
b/ Vận động cơ bản:
- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau ( cách nhau 3m )
- Thầy giới thiệu tên bài tập: Chuyền bóng qua đầu.
- Thầy tập mẫu.
+ Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích.
+ Lần 2: Làm mẫu - Phân tích.
Tư thế chuẩn bị trẻ đứng tự nhiên và đứng thành 2 hàng dọc, trẻ đứng đầu hàng 2 cầm bóng. Khi có hiệu lệnh của thầy, trẻ chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu, thân người ưỡn cong ra phía sau, trẻ đứng đằng sau đón bóng và chuyền tiếp cho trẻ đứng sau mình, cứ như vậy cho đến hết.
+ Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích.
- 1 trẻ khá nhắc lại kỹ thuật động tác bài tập.
* Trẻ thực hiện:
- Trẻ tập theo cá nhân, nhóm; đội theo hình thức thi giữa 2 đội.
- Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau.
* Củng cố - giáo dục:
- 4 -5 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát.
- Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo.
* Trò chơi: " Về đúng bến nhà mình"
- Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dãn luật chơi, cách chơi (SGK).
- Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
- Thầy nhận xét chơi.
3. Hồi tĩnh:
- Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu.
* Hoạt động góc:
+ Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề.
+Góc: Thư viện: Quan sát tranh về tình huống giao thông ./.
Môn dạy: Toán.
Bài dạy:
Định hướng không gian bên phải, bên trái
Nội dung tích hợp: MTXQ+ văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:,
- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng định hướng xác định bên trái, bên phải của bản thân và của người khác.
- Trẻ xác định chính xác bên phải bên trái của bản thân và bạn khác.
- Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học.
II. Chuẩn bị:
- Chuyển 1 số đồ, đồ chơi (giao thông) để ở xung quanh lớp.
- Mỗi trẻ 1 đồ chơi cầm tay.
- Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Thầy hát bài hát:" Đường em đi" (1 lần)
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì các con ?
- Khi đi đường các con phải đi về phía bên tay nào của các con ?
* Giới thiệu bài …Định hướng không gian bên phải, bên trái.
1. Phần I: Ôn tập.
- Thầy cho trẻ giơ tay phải, dùng tay phải làm động tác vẽ mô phỏng.
- Trẻ giơ tay trái, dùng tay trái mô phỏng cầm bát ăn cơm.
- Cho trẻ giơ thật nhanh tay phải tay trái theo hiệu lệnh. Sau đó rút ngắn hiệu lệnh "phải", trái".
- Thầy nhận xét, chính xác hoá.
2. Phần II. Định hướng không gian bên phải bên trái.
- Thầy cho trẻ ngồi theo cùng một hướng.
-Thầy cho trẻ xác định các phần của cơ thể trẻ ở bên phải, bên trái của trẻ bằng cách chơi trò chơi " Chúng mình làm người lái xe ô tô" ( thầy và trẻ đưa 2 tay ra đằng trước làm động tác lái xe). Sau đó vừa nói vừa làm động tác:
+ Xe rẽ phải- tay quay sang phải - đi sang phải.
+ Xe rẽ trái - tay quay sang trái đi sang trái.
+ Bật đèn bên phải - tay che mắt phải
+ Bít mắt trái - tay che mắt trái.
- Cầm đồ chơi nbằng tay phải giơ lên ! ( trẻ làm và tự kiểm tra)
- Đặt đồ chơi xuống cạnh mình ( trẻ làm theo thầy, đặt xuống bên phải)
- Đặt tay lên vai bạn ngồi bên trái( hiệu lệnh nhanh dần " phải " "trái").
- Thầy cho trẻ quay đầu sang bên trái nói xem có những đồ vật gì ở bên phải( bên trái) của trẻ. Gọi 3 -4 trẻ nói to câu: "Bên phải cháu có…".
+ Góc xây dựng phía nào của con ?
( tương tự với các đồ vật khác thầy hỏi theo trình tự trên)
- Thầy cho trẻ tìm đồ vật nào bên phải của trẻ và của bạn.
3. Phần III: Luyện tập:
- Thầy cho trẻ chơi trò chơi: " Chuông reo ở đâu " để trẻ xác định vị trí đồ vật so với bản thân và bạn khác. Cho 1 trẻ lên chơi bịt mắt , thầy rung chuông ở các hướng khác nhau . Trẻ lên chơi phải nói được chuông reo ở phía nào của cháu, trẻ khác nhận xét hoặc nói giúp bạn chuông reo ở phía nào của bạn.
* Củng cố: Trẻ nhắc lại tên bài học.
* Giáo dục: Trẻ lòng yêu thích môn học. Khi đến trường phải chấp hành đúng luật giao thông…
* Hoạt động góc.
+ Góc Âm nhạc: Trẻ hát, múa các bài hát trong chủ đề.
+ Góc: xây dựng: Xây dựng bến xe./.
- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ làm theo yêu cầu của thầy.
- Trẻ luyện tập.
- Trẻ nhắc lại tên bài học.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 06 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Âm nhạc.
Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp.
Đèn xanh, đèn đỏ
Nghe hát:" Đường em đi"
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát "Đèn xanh, đèn đỏ".
- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo.
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành đúng Luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Sơ đồ minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn.
- Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
- Trẻ chơi trò chơi " Đèn xanh, đèn đỏ"
* Trò chuyện:
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
- Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông các con đi như thế nào ?
* Giới thiệu bài:... Đèn xanh, đèn đỏ - Nhạc Lương Vĩnh - ý thơ Thế Hội/ T.58.
1. Dạy hát: (15 phút)
- Thầy hát mẫu lần 1.
+ Giảng nội dung: ( Theo tranh ).
Bài hát muốn nhắc nhở các con khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng Luật giao thông: Đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì được đi.
- Thầy hát mẫu lần 2,3 + điệu bộ.
+ Các con vừa nghe thầy hát bài hát bài hát gì ? Nhạc sĩ nào sáng tác ?
* Dạy trẻ hát:
- Trẻ hát theo lớp ( 2 lần).
- Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay.
* Củng cố:
- 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức.
* Giáo dục:
Để tránh sảy ra tai nạn giao thông các con cần nhớ chấp hành đúng Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện…
* Dạy trẻ vận động: Vỗ tay theo nhịp.
- Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích.
- Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích.
" Dung dăng dung dẻ vui vẻ cùng đi chơi…"
x x x x…
( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ).
- Thầy làm mẫu lần 3.
+ Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân.
- Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện.
+ Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ?
2. Nghe hát: ( 6 phút)
- Giới thiệu bài:… "Đường em đi" - Nhạc Ngô Quốc Tính, lời Tường Vân.
- Thầy hát lần 1.
+ Giới thiệu xuất xứ làn điệu.
Bài hát được viết với tiết tấu giai điệu vừa phải, thể hiiện sự tự tin của các cháu khi tham gia giao thông.
+ Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì?
3. Trò chơi: (4 phút) " Ai nhanh nhất ".
- Thầy giới thiệu tên trò chơi; hướng dẫn cách chơi
( SGK).
- Trẻ nhắc lại cách chơi , luật chơi.
- Thầy cùng trẻ khá chơi mẫu 1- 2 lần.
+ Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
*Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ.
* Hoạt động góc:
+ Góc: Đóng vai: Đóng vai người chỉ huy giao thông.
+ Góc: Tạo hình: Làm gậy chỉ huy giao thông./.
- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ học hát.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ học vận động.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc./.
***********************************************
File đính kèm:
- Tuan 25 Chuong doi moi.doc