Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 29

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Nghề nghiệp"

 - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.

 - Giáo dục trẻ yêu lao động, biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.

II. Chuẩn bị:

 - Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về nghề nghiệp: Ô tô, máy bay, tàu hỏa, cưa, đục, bay, xoa, bút sách, bảng, thước kẻ.

III. Hướng dẫn:

 - Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:

1. Góc: Âm nhạc:

 - Trẻ biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Nghề nghiệp".

2. Góc: Tạo hình:

 -Vẽ, cắt, dán, tô màu dụng cụ, trang phục các nghề gần gũi: Thợ mộc, thợ xây, giáo viên, bán hàng , thợ may.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29. Chủ đề: "Nghề nghiệp " ----o0o--- Kế hoạch hoạt động góc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Nghề nghiệp" - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi. - Giáo dục trẻ yêu lao động, biết đoàn kết với nhau trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về nghề nghiệp: Ô tô, máy bay, tàu hỏa, cưa, đục, bay, xoa, bút sách, bảng, thước kẻ... III. Hướng dẫn: - Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau: 1. Góc: Âm nhạc: - Trẻ biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Nghề nghiệp". 2. Góc: Tạo hình: -Vẽ, cắt, dán, tô màu dụng cụ, trang phục các nghề gần gũi: Thợ mộc, thợ xây, giáo viên, bán hàng , thợ may... 4. Góc Đóng vai: - Chơi trò chơi " Bán hàng", "Giáo viên"…/. Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2010. Môn dạy: Trò chơi. Bài dạy: Chạy nhanh lấy đúng tranh I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nhận biết, hiểu rõ hơn về dụng cụ, trang phục các nghề gần gũi mà trẻ biết. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi biết phối hợp với nhau trong toàn đội trong suốt quá trình chơi - Giáo dục trẻ ý thức tôn trọng người lao động, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi... II. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ. - Lô tô tranh các dụng cụ các nghề: Thợ xây, giáo viên... III. Hướng dẫn: - Thầy giới thiệu tên trò chơi: " chạy nhanh lấy đúng tranh". - Thầy hướng dẫn luật chơi, cách chơi. * Luật chơi: - Trẻ hái quả theo yêu cầu của thầy. * Cách chơi: - Thầy bày tranh lô tô trên mặt bàn, mỗi lượt chơi thầy cho 3- 4 trẻ và đứng cách bàn để lô tô khoảng 4-5m. Khi có hiệu lệnh ( yêu cầu) của thầy trẻ chạy nhanh đến bàn lô tô và chọn đúng dụng cụ, trang phục đúng theo yêu cầu của thầy. Ví dụ: "Chọn cho thầy dụng cụ nghề... thợ xây" -> Trẻ chạy nhanh đến chọn dụng cụ như: Bàn xoa, bay, thước... Khi trẻ chơi thành thạo thầy nâng dần yêu cầu, khẩu lệnh ngăn gọn hơn. Sau mỗi lượt chơi thầy gọi trẻ khác nhận xét, thầy chính xác hóa. - 1 trẻ khá nhắc lại luật chơi, cách chơi. * Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi. Trẻ chơi 3 - 5 lượt. - Kết thúc, thầy nhận xét chơi./. Môn dạy: MTXQ. Bài dạy: Phân nhóm dụng cụ theo nghề Nội dung tích hợp: Âm nhạc + Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ biết và phân nhóm được dụng cụ theo từng nghề. - Trẻ phân nhóm được dụng cụ từng nghề, theo từng nhóm một cách chính xác. - Giáo dục trẻ ý thức biết tôn trọng người lao động, yêu lao động… II. Chuẩn bị: - Lô tô (hoặc vật thật) dụng cụ các nghề như: Nông nghiệp, nghề thợ mộc, thợ xây, bán hàng, giáo viên, thợ may... III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát: Cô và mẹ - Phạm Tuyên. * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? - Cô được tác giả Phạm Tuyên nhắc đến trong bài hát làm nghề gì ? * Giới thiệu bài:..Phân nhóm dụng cụ theo nghề. 1. Quan sát, đàm thoại: - Thầy đọc câu đố về: Cô giáo: " Ai dạy bé hát Chải tóc hàng ngày Ai kể chuyện hay Khuyên bé đừng khóc" - Học sinh trả lời. - Thầy hỏi: + Nghề dạy học (giáo viên) có những dụng cụ gì ? - Thầy đưa ra lô tô dụng cụ nghề giáo viên: Bút, phấn, giáo án, sách vở... + Con hãy nói tên từng dụng cụ cho cả lớp cùng nghe được không ? ( 1 -2 trẻ trả lời) + Bút, phấn dùng thầy, cô giáo dùng để làm gì ? + Giáo án, sách vở thầy cô dùng để làm gì ? - Thầy tiếp tục đưa ra những dụng cụ khác và đàm thoại nhanh với trẻ tên, công dụng của từng dụng cụ theo nghề để trẻ nhận biết theo trình tự trên. 2.Phân nhóm: - Thầy cả lớp phân nhóm từng dụng cụ theo từng nghề( Thầy đã chuẩn bị mỗi trẻ một bộ), dụng cụ mỗi nghề xếp thành 1 nhóm riêng - > Trẻ kiểm tra lẫn nhau. - Thầy nhận xét, chính xác hóa. - Thầy cho trẻ đổi lô tô cho nhau và tiếp tục cho trẻ phân nhóm và tăng dần yêu cầu. Thực hiện theo trình tự trên. * So sánh: - Thầy cho trẻ so sánh đồ dùng nghề: Giáo viên - nghề thợ xây. + Nghề giáo viên và nghề thợ xây có điểm gì giống nhau ? + Nghề giáo viên và nghề thợ xây có điểm gì khác nhau ? * Mở rộng: + Ngoài những dụng cụ các nghề thầy giáo đã giới thiệu, các con còn biết những dụng cụ của nghề nào? + Thầy giáo làm nghề gì ? * Củng cố: - Củng cố: Thầy nhắc lại tên bài dạy. * Trò chơi:"Kể đủ ba thứ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi + Cách chơi: - Chơi theo nhóm hoặc cả lớp. - Cho trẻ ngồi theo hình vòng tròn hoặc hình chữ U. Khi thầy nêu một từ chỉ một nghề nào đó, trẻ ở đầu hàng bên tay trái thầy lần lượt đến các trẻ tiếp theo phải kể đủ 3 thứ dụng cụ theo nghề thầy yêu cầu. Người kể sau không được lặp lại ngững thứ đã được những người kể trước đó kể lại. Ai đến lượt không kể được hoặc kể lặp lại sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng. Trò chơi tiếp tục cho đến khi trẻ không thể kể được nữa. KHi đó thầy đổi sang dụng cụ nghề khác. - Trẻ khá nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác - Thầy nhận xét chơi .* Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề "Nghề nghiệp". + Góc: Tạo hình: Vẽ, tô màu dụng cụ theo nghề" ./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe thầy đố. - Học sinh trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát - trả lời câu hỏi của thầy. - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của thầy. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể về những dụng cụ của nghề trẻ biết. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe thầy giới thiệu. - Trẻ khá nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2010 Môn dạy: Tạo hình. Bài dạy: Vẽ thêm răng cho em bé, tô màu bức tranh (Mẫu) Nội dung tích hợp: Văn học + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng vẽ, tô màu bức tranh. Rèn sự khéo léo của đôi tay. - Trẻ vẽ, tô màu đúng kỹ năng (nét sổ thẳng, nét ngang, tô màu mịn không tô chờm ra ngoài..), hoàn thiện được sản phẩm. - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, biết quý trọng sản phẩm mình làm ra. II. Chuẩn bị: -Tranh mẫu: 2- 3 tranh. - Bút màu, vở Tạo hình,… III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức. - Thầy đọc cho trẻ nghe bài thơ: Ước mơ của bé - Lê Thị Hồng Mai/129. * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc bài thơ gì ? - Bé ước mơ đượclàm những gì ? * Giới thiệu bài:…Vẽ thêm răng cho em bé, tô màu bức tranh - Theo mẫu. 1. Quan sát, đàm thoại mẫu: - Thầy đưa ra mẫu 1 và đàm thoại: + Đây là bức tranh vẽ gì đây ? + Trên khuôn mặt có những bộ phận (cơ quan) gì? + Răng của bé đã được vẽ đủ răng chưa các con ? + Muốn vẽ được răng ta dùng nét gì để vẽ ? Vẽ như thế nào ? + Vẽ xong các con phải làm gì ? + Tô màu như thế nào là đẹp ? - Thầy tiếp tục đưa ra mẫu 2 và đàm thoại theo trình tự trên. 2. Thầy làm mẫu: +Lần 1: Không phân tích. + Lần 2: Thầy vừa làm vừa phân tích. Để vẽ được thêm răng cho em bé. Trước tiên các con dùng bút màu đen vẽ 2 nét sổ thẳng - 1 nét ngang để được chiếc răng, và cứ như thế vẽ tiếp cho đến khi đủ răng của bé. Và cuối cùng các con tô màu những phần chưa được tô màu sao cho khuôn mặt bé thật hài hòa, phù hợp. - 1 trẻ khá, giỏi nhắc lại cách vẽ. 3.Trẻ thực hiện: - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp. 4. Nhận xét sản phẩm: - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá. - Gọi trẻ nhận xét. + Con thích bài của bạn nào ? + Bài của bạn vẽ có đẹp không ? Vì sao? + Bạn vẽ có giống như mẫu của thầy không ? +Theo con vẽ như thế nào là đẹp hơn nữa? - Thầy nhận xét chung. * Củng cố - Giáo dục: - Củng cố: Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất. - Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra, và biết tự chăm sóc bảo vệ răng miệng… * Hoạt động góc: + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Tạo hình: Vẽ tô màuểtang phục nghề gần gũi./. - Trẻ nghe thầy đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ quan sát mẫu- trả lời câu hỏi. - Trẻ quan sát thầy làm mẫu. - Trẻ khá nhắc lại cách vẽ. - Trẻ thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thưởng thức tranh. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ tư ngày 01 tháng 4 năm 2010. Môn dạy: Văn học. Bài dạy: Thơ: Chú giải phóng quân Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ Chú giải phóng quân. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ biết quý trọng người lao động, yêu lao động... II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to. - Thầy thuộc bài thơ. III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: - Thầy đọc bài thơ " Bé làm bao nhiêu nghề": * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc bài thơ gì ? - Bé ước mơ làm những nghề gì? ? * Giới thiệu bài:...Chú giải phóng quân - Cẩm Thơ - Thầy đọc lần 1 ( Không tranh) * Giảng nội dung: Bài thơ miêu tả về chú giải phóng quân vừa ở tiền tuyến trở về quê hương. Chú đã kể cho bé nghe bao chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà chú đã tham gia. - Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to. ( Thầy giới thiệu cách đọc…) * Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó: - Thầy đọc đoạn thơ: " Chú là chú em … Vành xòe trên vai " => Ngày chú từ chiến trường trở về quê hương. - Thầy đọc đoạn thơ tiếp: "Cả nhà mừng quá chú ơi ... Chẳng hèn thế đâu" =>Niềm vui của gia đình và bé: Bé đã được nghe những câu chuyện về những kỷ niệm chiến đấu mà chú đã trải qua. - Thầy đọc đoạn thơ cuối: "Muốn xin chiếc mũ tai bèo ... Vượt đèo Trường Sơn" => Ước mơ của bé được làm cô giải phóng quân * Trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần. - Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay. *. Đàm thoại: + Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ? + Người chú được nhắc đến trong bài thơ làm công việc gì? + Bé đã đượcnghe chú kể về những gì ? + Ước mơ của bé muốn được làm gì ? +Ước mơ của con sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ? * Củng cố: - 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Đóng vai: Đóng vai thầy, cô giáo dạy học ./. - Trẻ nghe thầy đọc thơ - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ. -Trẻ trả lời câu hỏi của thầy - 1 trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ năm ngày 02 tháng 4 năm 2009. Môn dạy: Thể dục. Bài dạy: Bật chụm tách chân, nhảy lò cò Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu. - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng bật chụm tách chân nhảy lò cò. Rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập. Tập luyện, chơi trò chơi hứng thú, tự giác. - Giáo dục trẻóy thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng. - Vẽ sơ đồ cho trẻ nhảy bật chụm tách chân. - Kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ, III. Hướng dẫn: * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: Chú giải phóng quân - Cẩm Thơ. * Trò chuyện: + Các con vừa đọc bài thơ gì ? +Chú giải phóng quân làm nghề gì ? 1. Khởi động: - Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu vận tải hàng, theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang. 2. Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: -Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: " Cháu yêu chú công nhân " (2 lần) b/ Vận động cơ bản: - Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau ( cách nhau 3m ) - Thầy giới thiệu tên bài tập: Bật chụm tách chân, nhảy lò cò - Thầy tập mẫu. + Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích. + Lần 2: Làm mẫu - Phân tích. Tư thế chuẩn bị: Tay chống hông. Khi cho hiệu lệnh của thầy trẻ bật chụm chân bật vào ô thứ nhất, ô thứ 2 tách chân ra 2 hai ô, cứ như vạy bật chụm- tách chân cho đến hết ô rồi nhảy lò cò đến đích. Sau đó đi nhẹ nhàng về đứng vào cuối hàng, cứ như vậy cho đến hết hàng. + Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích. - 1 trẻ khá nhắc lại kỹ thuật động tác bài tập. * Trẻ thực hiện: - Trẻ tập theo cá nhân, nhóm; đội theo hình thức thi giữa 2 đội. - Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau. * Củng cố - giáo dục: - 4 -5 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát. - Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo… 3. Hồi tĩnh: - Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. +Góc: Đóng vai : Chơi trò chơi bán hàng./. Môn dạy: Toán. Bài dạy: Nhận biết khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật Nội dung tích hợp: MTXQ+ Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nhận biết được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật dựa trên nghững dấu hiệu ( cạnh, góc, lăn được, không lăn được...). - Trẻ nhận biêt chính xác từng loại khối theo từng dấu hiệu. - Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học. II. Chuẩn bị: - Trưng bày một số nhóm nhóm đồ dùng có hình dạng khác nhau ở xung quanh lớp. - Mỗi trẻ 1 hình khối( Khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật) - Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý. III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: - Thầy đọc cho trẻ nghe bài thơ: Em cũng là cô giáo. * Trò chuyện: + Các con vừa được nghe thầy đọc bài thơ gì ? + Bé ước mơ được làm những gì? * Giới thiệu bài: ...Nhận biết khối càu, khối vuông, khối chữ nhật 1. Phần I: Nhận biết, gọi tên các khối. - Thầy giơ từng loại khối, cho trẻ chọn khối giống khối của thầy đã chọn - Thầy giơ khối cầu, trẻ chọn khối cầu giơ lên( thầy chỉ giơ khối cầu lên chứ không nói tên, cho trẻ nói tên khối dựa trên các dấu hiệu từng khối, nếu trẻ không nói được, thầy nói và cho trẻ nhắc lại). - Thầy làm tương tự với khối vuông, khối chữ nhật. - Cho trẻ chọn khối theo tên gọi: Thầy nói tên khối , trẻ chọn nhanh khối đó giơ lên. Nếu trẻ không chọn được đúng theo theo yêu cầu, thầy có thể giơ khối mẫu cho trẻ xem lại. - Trẻ tìm những đồ vật có dạng khối trên đặt ở xung quanh lớp. 2. Phần II. Luyện nhận biết khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật. - Thầy cho trẻ chơi trò chơi " Tìm đúng nhà", số nhà là các khối, cách chơi: Trẻ có khối nào về đúng nhà có kí hiệu là khối đó. - Trẻ chơi 2 - 4 lần, và đổi khối cho nhau. - Thầy nhận xét, tuyên dương những trẻ chơi tốt. * Củng cố: - Trẻ nhắc lại tên bài dạy. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ lòng yêu toán học, yêu lao động... * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát trong chủ đề. + Góc: Xây dựng: Xây dựng bến xe./. - Trẻ lắng nghe thầy đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy. - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy. - Trẻ lại tên bài dạy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 03 tháng 4 năm 2010. Môn dạy: Âm nhạc. Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp. Cháu yêu chú công nhân Nghe hát:"Chú bộ đội" Trò chơi: Ai đoán giỏi. Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát "Cháu yêu chú công nhân" . - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo. - Giáo dục trẻ biết quý trọng người lao động, yêu lao động. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn. - Mũ chóp kín, các dụng cụ âm nhạc. - Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát. III. Hướng dẫn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Thầy đọc bài thơ: Cái bát xinh xinh - Thanh Hòa. * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc bài thơ gì ? - Mẹ, cha của bé làm nghề gì ? * Giới thiệu bài:... Cháu yêu cô chú công nhân. 1. Dạy hát: (15 phút) - Thầy hát mẫu lần 1. + Giảng nội dung: ( Theo tranh ). Bài hát thể hiện tình yêu, sự biết ơn của bé đối với cô chú công nhân. - Thầy hát mẫu lần 2,3 + điệu bộ. + Các con vừa nghe thầy hát bài hát bài hát gì ? Nhạc sĩ nào sáng tác ? * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần). - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay. * Củng cố: - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức. * Dạy trẻ vận động: Vỗ tay theo nhịp. - Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích. - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích. " Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công …" x x x x x ... ( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ). - Thầy làm mẫu lần 3. + Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân. - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện. + Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ? 2. Nghe hát: ( 6 phút) - Giới thiệu bài:… " Chú bộ đội " - Thầy hát lần 1. + Giới thiệu xuất xứ làn điệu. Bài hát được viết với tiết tấu giai điệu vừa phải thể hiện tình yêu của các cháu đối với chú bộ đội. + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì? 3. Trò chơi: (4 phút) " Ai đoán giỏi ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi; hướng dẫn cách chơi + Cách chơi: - Thầy gọi trẻ A lên bảng, đầu đội mũ chóp che kín mắt. - Thầy gọi trẻ B đứng tại chỗ hát và kết hợp gõ dụng cụ âm nhạc. Đố trẻ A tên bài hát, số lượng bạn hát, dụng cụ gõ là gì ? - Tăng dần số lượng trẻ hát, số lượng dụng cụ gõ đệm - Trẻ nhắc lại cách chơi. - Thầy cùng trẻ khá chơi mẫu 1- 2 lần. + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú. *Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ: Biết đoàn kết trong khi chơi... * Hoạt động góc: + Góc: Đóng vai: Trẻ đóng vai người đầu bếp. + Góc:Xây dựng: Xây nhà cao tầng./. - Trẻ nghe thầy đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ học hát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ học vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuoi T29 chu de Nghe Nghiep.doc