Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 34

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Mùa hè"

 - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học đợc vào hoạt động chơi. Thể hiện đợc vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.

 - Giáo dục trẻ cách giữ vệ sinh trong mùa hè: Nắng tắm gội, giữ thân thể và quần áo sạch sẽ, mặc quần áo mỏng và sáng màu, khi đi nắng phải đội mũ, nón.

II. Chuẩn bị:

 - Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về mùa hè.

 - Bút màu, sáp, giấy, hồ . để trẻ có thể vẽ, vẽ, dán, tô màu cảnh vật mùa hè.

III. Hướng dẫn:

 - Thầy hớng dẫn, gợi ý hớng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:

1. Góc: Âm nhạc:

 - Trẻ biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Mùa hè"

2. Góc: Tạo hình:

 - Tô màu, vẽ, xé dán về cảnh vật mùa hè

 - Vẽ bằng phấn khô, phấn ớt.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8703 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34. Chủ đề: "Mùa hè " ----o0o--- Kế hoạch hoạt động góc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Mùa hè" - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học đợc vào hoạt động chơi. Thể hiện đợc vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi. - Giáo dục trẻ cách giữ vệ sinh trong mùa hè: Nắng tắm gội, giữ thân thể và quần áo sạch sẽ, mặc quần áo mỏng và sáng màu, khi đi nắng phải đội mũ, nón... II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về mùa hè. - Bút màu, sáp, giấy, hồ ... để trẻ có thể vẽ, vẽ, dán, tô màu cảnh vật mùa hè. III. Hướng dẫn: - Thầy hớng dẫn, gợi ý hớng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau: 1. Góc: Âm nhạc: - Trẻ biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Mùa hè" 2. Góc: Tạo hình: - Tô màu, vẽ, xé dán về cảnh vật mùa hè - Vẽ bằng phấn khô, phấn ớt. 4. Góc Th viện: +Xem tranh ảnh, trò chuyện về thời tiết mùa hè và hoạt động của con ngời trong mùa hè + Xé, cắt dán, vẽ, làm sách tranh về hoạt động của con ngời và cảnh vật trong mùa hè .../. Ngày dạy: Thứ hai ngày 04 tháng 5 năm 2009. Môn dạy: Trò chơi. Bài dạy: Giải câu đố về mùa hè I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hiểu biết phong phú về thiên nhiên, hoạt động của con người trong mùa hè... - Trẻ hình dung, giải đố dựa trên những dấu hiệu trong câu đố mà thầy, các bạn đưa ra. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khoẻ trong mùa hè... II. Chuẩn bị: - Các câu đố về mùa hè. III. Hướng dẫn: - Thầy giới thiệu tên trò chơi: " Giải câu đố về mùa hè". - Thầy hướng dẫn cách chơi: * Cách chơi: - Thầy (trẻ) ra câu đố, trẻ khác chú ý lắng nghe và giải đố. * Trẻ thực hiện . -Trẻ chơi, thầy chia trẻ thành 2 - 3 nhóm. - Kết thúc, thầy nhận xét chơi./. Môn dạy: MTXQ. Bài dạy: Trò chuyện về cách giữ gìn vệ sinh sức khoẻ trong mùa hè Nội dung tích hợp: Âm nhạc + Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hiểu biết thêm về cách giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ trong mùa hè. - Qua bài học trẻ biết tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè. - Giáo dục trẻ mùa hè trời nóng bức không đi chơi ngoài nắng… II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về những hoạt động trong mùa hè... III. Hướng dẫn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Thầy đọc cho trẻ nghe bài thơ: Mùa hạ tuyệt vời -Phạm Hưng Long * Trò chuyện: - Các con vừa được nghe thầy đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về điều gì ? * Giới thiệu bài:.Trò chuyện về cách giữ gìn vệ sinh sức khoẻ trong mùa hè. 1. Quan sát, đàm thoại: - Thầy cho trẻ quan sát tranh về cảnh mùa hè: Khi đi dưới trời nắng các bạn nhỏ che ô, đội mũ nón... + Đây là tranh vẽ cảnh mùa nào ? + Cảnh trời nắng hay trời mưa ? + Khi đi dưới trời nắng, mà không đội mũ, nón, che ô...thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ ? + Các bạn nhỏ trong tranh đã biết làm gì để bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng mùa hè ? + Các con đã thực hiện được như vậy chưa ? - Tương tự với tranh khác thầy đàm thoại cùng trẻ theo trình tự trên. * Mở rộng: + Ngoài những cách chăm sóc bảo vệ sức khoẻ thầy đã nêu, các con còn biết cách chăm sóc, phòng tránh các bệnh trong mùa hè như thế nào là tốt nhất ? * Trò chơi: " Trời nắng, trời mưa" - Thầy giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Thầy cho trẻ chơi trò chơi theo theo lớp ,tổ. - Thầy chú ý động viên, nhận xét. * Củng cố - giáo dục: + Củng cố: Trẻ nhắc lại tên bài dạy. + Giáo dục: Trẻ biết tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trong mùa hè ... Hoạt động góc + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề "Mùa hè". + Góc: Văn học: Đọc thơ, kể chuyện về mùa hè./ - Trẻ nghe thầy đọc. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát trả lời câu hỏi - Trẻ kể. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi tò chơi - Trẻ nhắc lại tên bài học. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc. Ngày dạy: Thứ ba ngày 05 tháng 5 năm 2009 Môn dạy: Tạo hình. Bài dạy: Chọn và vạch nối những quần áo phù hợp với thời tiết - Tô màu bức tranh (Đề tài) Nội dung tích hợp: Văn học + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng vẽ , tô màu. Rèn sự khéo léo của đôi tay. - Trẻ vạch nối đúng những trang phục phù hợp với thời tiết, tô màu đúng kỹ năng (nét cong, tô màu mịn không tô chờm ra ngoài..), hoàn thiện được sản phẩm. - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, qua đó biết tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của mình. II. Chuẩn bị: -Tranh gợi ý: 2- 3 tranh. - Bút màu, giấy vẽ, vở Tạo hình,… III. Hướng dẫn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức. - Thầy đọc cho trẻ nghe bài thơ: Trưa hè * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc bài thơ gì ? - Bài thơ về điều gì ? * Giới thiệu bài:…Chọn và vạch nối những quần áo phù hợp với thời tiết - Tô màu bức tranh. 1.Trò chuyện về đề tài: - Mùa hè thời tiết nóng hay lạnh các con ? - Trời nóng các con phải mặc trang phục như thế nào cho phù hợp? .... 2. Quan sát tranh gợi ý: - Thầy cho trẻ quan sát tranh 1: + Đây là tranh vẽ gì đây ? + Tranh vẽ về trang phục những mùa nào ? + Trang phục mùa hè có những đặc điểm gì ? + Trang phục mùa đông có những đặc điểm gì? + Các con thấy những bộ quần- áo nào có đặc điểm nào giống nhau? Các con hãy nối những trang phục đó phù hợp theo từng mùa. - Thầy tiếp tục đưa ra tranh 2 - 3 và đàm thoại cùng trẻ theo trình tự trên. - Thầy nói tóm tắt về kĩ năng vạch, vẽ (nét cong, nét thẳng...) 3.Trẻ thực hiện: - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp. 4. Nhận xét sản phẩm: - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá. - Gọi trẻ nhận xét. + Con thích bài của bạn nào ? + Bài của bạn có đẹp không ? Vì sao? + Bạn tô màu đã mịn, đẹp chưa ? Vì sao ? +Theo con bạn nối như vậy đã đúng chưa? - Thầy nhận xét chung. * Củng cố - Giáo dục: - Củng cố: Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất. - Giáo dục: Tự phục vụ, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trong mùa hè... * Hoạt động góc: + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Xây dựng: Xây dựng bể bơi./. - Trẻ nghe thầy đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ trò chuyện cùng thầy về đề tài. - Trẻ quan sát tranh gợi ý và trả lời câu hỏi của thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thưởng thức tranh. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ tư ngày 06 tháng 5 năm 2009. Môn dạy: Văn học. Bài dạy: Thơ: Trưa hè Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận đợc nội dung bài thơ Trưa hè. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ biết yêu những vẻ đẹp thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trong mùa hè... II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to. - Thầy thuộc bài thơ. III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: -Trẻ hát bài hat "Trời nắng, trời mưa": * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? - Bài hát nói về điều gì ? * Giới thiệu bài:...Trưa hè - Thầy đọc lần 1 ( Không tranh) * Giảng nội dung: Bài thơ nói lên vẻ đẹp thiên nhiên, con người, muôn vật trong mùa hè. + Bài thơ nói lên điều gì ? - Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to. ( Thầy giới thiệu cách đọc…) * Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó: - Thầy đọc 4 câu thơ đầu: " Nắng mềm như lụa ... Vi vút tầng không" => Vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè. - Thầy đọc 4 câu thơ tiếp: "Chú gà trống đỏ ... Bơi ngoài ao rộng" =>Hoạt động của những con vật trong mùa hè... - Thầy đọc 4 câu thơ cuối: " Trưa đầy hương lúa ... Mơ cười thật xinh" => Trưa hè bé được nội ru ngủ với những giấc mơ đẹp... * Trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần. - Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay. *. Đàm thoại: + Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ? + Bài thơ nói đến điều gì ? + Nắng hè được tác giả so sánh với gì ? + Con thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ ? * Củng cố: - 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp. - Giáo dục trẻ trẻ ý thức bảo vệ thiên nhiên... * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Xây dựng: Xây dựng bể bơi./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ. -Trẻ trả lời câu hỏi của thầy ( Trẻ khá - giỏi trả lời) - 1 trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ năm ngày 07 tháng 5 năm 2009. Môn dạy: Thể dục. Bài dạy: Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu. - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng chuyền bắt bóng. Rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập. Tập luyện, chơi trò chơi hứng thú, tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch. - Bóng nhựa 4 -6 quả. - Kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ, III. Hướng dẫn: * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: Trưa hè. * Trò chuyện: + Các con vừa đọc bài thơ gì ? + Bài thơ nói về điều gì ? 1. Khởi động: - Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu chở khách du lịch về thăm quê Bác nhân dịp hè, theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang. 2. Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: -Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: " Mùa hè đến " (2 lần) b/ Vận động cơ bản: - Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau ( cách nhau 3m ) - Thầy giới thiệu tên bài tập: Chuyền bóng qua đầu qua chân - Thầy tập mẫu. + Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích. + Lần 2: Làm mẫu - Phân tích. Tư thế chuẩn bị: đứng 2 chân rộng bằng vai. Tư thế thực hiện: Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ đầu hàng dùng 2 tay chuyền bóng qua đầu, thân hơi ưỡn về phía sau, trẻ đứng sau nhận bóng và tiếp tục chuyền như vậy đến hết hàng. Sau đó cả hàng quay lại thực hiện chuyền bóng qua chân: Chân đứng rộng bằng vai, trẻ đầu hàng dùng 2 tay chuyền bóng qua chân cho trẻ đứng sau, và cứ như vậy cho đến hết hàng. + Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích. - 1 trẻ khá nhắc lại kỹ thuật động tác bài tập. * Trẻ thực hiện: - Đội hình tập luyện theo đội hình 2 hàng dọc: x x x x X (Gv) x x x x - Trẻ tập theo cá nhân, nhóm; đội theo hình thức thi giữa 2 đội. - Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau. * Củng cố - giáo dục: - 4 -5 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát. - Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo… 3. Hồi tĩnh: - Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. +Góc: Sách tranh: Trẻ quan sát tranh truyện về mùa hè./. Môn dạy: Toán. Bài dạy: So sánh chiều rộng Nội dung tích hợp: MTXQ+ Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm đựơc cách so sánh chiều rộng của 2 đối tượng. - Trẻ thực hiện đúng kỹ năng so sánh. Học tập hứng thú, tự giác. - Giáo dục lòng đam mê toán học... II. Chuẩn bị - Mỗi trẻ 3 bưu ảnh ( phong cảnh mùa hè) có chiều dài bằng nhau trong đó có 2 cái rộng bằng nhau,cái còn lại rộng hơn, độ chênh lệch không rõ nét. - Đồ dùng của thầy giống như của trẻ: 3 băng nư dài bằng nhau, trong đó có 2 cái rộng bằng nhau, nơ còn lại rộng( hẹp) hơn , sự chênh lệch rõ nét về chiều rộng. III. Hướng dẫn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát " Mùa hè đến" * Trò chuyện: + Các con vừa hát bài hát gì ? + Bài hát nói về điều gì ? * Giới thiệu bài: ...So sánh chiều rộng. 1. Phần I: Ôn tập. - Thầy gắn 2 băng nơ không rộng bằng nhau lên bảng. Cho trẻ nhận biết hiều dài, chiều rộng của nơ, chỉ ra nơ nào rộng hơn, hẹp hơn. Thầy đặt 2 nơ chồng lên nhau để trẻ thấy phần thừa ra, gợi hỏi để trẻ giải thích kết quả so sánh. Chẳng hạn : Nơ xanh rộng hơn nơ đỏ vì nơ xanh thừa ra. - Thầy làm tương tự với 2 nơ rộng bằng nhau. 2. Phần II Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 2 đối tượng: - Thầy phát đồ chơi cho trẻ, cho trr nhận biết chiều dài chiều rộng của 2 bưu ảnh. - Thầy cho trẻ tìm những bưu ảnh rộng bằng nhu và giơ lên( thầy làm cùng với trẻ). - Sau đó thử lại xem những bưu ảnh được chọn xem có bằng nhau không. Thầy hướng dẫn lại kỹ năng so sánh chiều rộng và nhấn mạnh ý: Hai bưu ảnh phải xếp sao cho 1 phía của chiều rộng trùng nhau. Thầy cho trẻ nhận xét kết quả, gợi hỏi để trẻ nói được: cả 2 phía của chiều rộng đều trùng nhau. - Thầy cho trẻ so sánh 2 bưu ảnh còn lại với 1 trong 2 bưu ảnh rộng bằng nhau. Chú ý để trẻ làm đúng kỹ năng so sánh, gợi hỏi để trẻ nhận xét sư chênh lệch chiều rộng giữa 2 bưu ảnh. 3. Phần III: Luyện tập. - Thầy cho trẻ giữ lại 1 bưu ảnh. Cho trẻ chơi trò chơi " Tìm bạn" + Cách chơi: Cả lớp cùng chơi, khi thầy nói: "Rộng bằng nhau" hoặc "Không rộng bằng nhau"("Khác nhau"), trẻ phải tìm được bạn có bưu ảnh rộng bằng hoặc không rộng bằng bưu ảnh của mình, hai bạn đứng cạnh hau và cầm 2 bưu ảnh chồng lên nhau theo đúng cách so sánh. - Trẻ chơi trò chơi. - Thầy nhận xét. * Củng cố: - Trẻ nhắc lại tên bài dạy. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ lòng yêu toán học... * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát trong chủ đề. + Góc: Xây dựng: Xây dựng bể bơi./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy. - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhắc lại tên bài dạy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 08 tháng 5 năm 2009. Môn dạy: Âm nhạc. Bài dạy: Dạy hát + Võ tay theo nhịp. Mùa hè đến Nghe hát:"Thật đáng chê" Trò chơi: Ai nhanh nhất. Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát "Mùa hè đến " - Trẻ hát đúng cao độ, trờng độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, chăm sóc sức khoẻ trong mùa hè. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn. - Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát. III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: Trưa hè. * Trò chuyện: - Các con vừa đọc bài thơ gì ? - Bài thơ nói về điều gì ? * Giới thiệu bài:... Mùa hè đến - Nguyễn Thị Nhung. 1. Dạy hát: (15 phút) - Thầy hát mẫu lần 1. + Giảng nội dung: ( Theo tranh ). Bài hát thể hiện niềm vui, vẻ đẹp của con người, thiên nhiên khi mùa hè sang. - Thầy hát mẫu lần 2,3 + điệu bộ. + Các con vừa nghe thầy hát bài hát bài hát gì ? Nhạc sĩ nào sáng tác ? * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần). - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay. * Củng cố: - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức. * Dạy trẻ vận động: Vỗ tay theo nhịp. - Thầy giới thiệu. - Thầy làm mẫu. + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2: Làm mẫu + Phân tích: "Mùa hè đến. Chim hót vui . Bướm vờn hoa lượn... x x x ... ( vỗ tay vào x) + Lần 3; Thầy thực hiện từ đầu đến hết bài. + Trẻ tập múa theo: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân. - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện. + Các con vừa được vỗ tay theo nhịp bài bài hát gì ? 2. Nghe hát: ( 6 phút) - Giới thiệu bài:… Thật đáng chê. - Thầy hát lần 1. + Giới thiệu xuất xứ làn điệu. Bài hát được viết với tiết tấu giai điệu vừa phải, bài hát muốn nhắn nhủ tới các em rằng cần phải biết ăn uống hợp vệ sinh, đừng nên như chú cò... + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì? - Thầy hát lần: 2,3 + điệu bộ. 3. Trò chơi: (4 phút) " Ai nhanh nhất ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi; - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Thầy lưu ý trẻ trong khi chơi. + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú. *Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ: Biết đoàn kết trong khi chơi... * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc:Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. + Góc: Xây dựng: Xây dựng công viên./. - Trẻ đọc thơ - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ học hát. - Trẻ biểu diễn. - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát thầy làm mẫu. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ hoạt động theo góc.

File đính kèm:

  • docTUAN 34 DOI MOI.doc