Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ - Chủ điểm: Bản thân - Đề tài Vẽ bàn tay, bàn chân

I. Mục đích yêu cầu:

a, Kiến thức:

- Trẻ biết vẽ bàn tay, bàn chân

- Trẻ có thể dùng nhiều chất liệu khác nhau để trang trí bàn tay, bàn chân( bút sáp, giấy màu, cát nhiều màu.)

- Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc thương yêu, sẻ chia tình cảm cho người khác

b, Kĩ năng:

- Trẻ có kĩ năng hoạt động theo nhóm, biết giới thiệu bức tranh của nhóm mình.

- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ bức tranh có nội dung, bố cục cân đối, phối màu hợp lý. Kỹ năng tô màu đều đẹp.

- Biết cách nhận xét, đặt tên cho bức tranh của mình của bạn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6824 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ - Chủ điểm: Bản thân - Đề tài Vẽ bàn tay, bàn chân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy Trường mầm non Hoa Hồng GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Chủ điểm: Bản thân Đề tài: Vẽ bàn tay, bàn chân Người dạy: Phạm Thị Thắm Năm học: 2012 - 2013 GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Chủ điểm: Bản thân Đề tài: Vẽ bàn tay, bàn chân Loại tiết: Đề tài Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ A4 Số lượng: 20 – 25 trẻ Thời gian: 20-25 phút Người dạy: Phạm Thị Thắm I. Mục đích yêu cầu: a, Kiến thức: - Trẻ biết vẽ bàn tay, bàn chân - Trẻ có thể dùng nhiều chất liệu khác nhau để trang trí bàn tay, bàn chân( bút sáp, giấy màu, cát nhiều màu...) - Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc thương yêu, sẻ chia tình cảm cho người khác b, Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng hoạt động theo nhóm, biết giới thiệu bức tranh của nhóm mình. - Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ bức tranh có nội dung, bố cục cân đối, phối màu hợp lý. Kỹ năng tô màu đều đẹp. - Biết cách nhận xét, đặt tên cho bức tranh của mình của bạn.. c,Thái độ: - Trẻ biết bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình về mẹ. - Biết thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi hoạt động. - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học d, Tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát mẹ hiền yêu dấu, nhạc nền cho trẻ vẽ. - Kỹ năng sống: Chia sẻ cảm xúc về mẹ II. Chuẩn bị: - Phông để treo tranh - 3 tranh mẫu vẽ về mẹ bằng các chất liệu khác nhau: màu nước, màu dạ, màu sáp. - Mỗi trẻ 1 khung tranh - Đàn ,đĩa nhạc êm dịu. - Khay đựng: Màu nước,sáp màu, màu dạ, khăn lau, tăm bông, - Ba bàn ghép đôi. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Bước 1:Ổn định tổ chức: Cô hát tặng cả lớp 1 đoạn bài hát “Mẹ hiền yêu dấu” 2. Bước 2: Nội dung chính * Trò chuyện cung cấp biểu tượng - Cô đố các con, cô vừa hát bài hát nói về điều gì? - Tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ dành cho chúng mình thật nhiều. Có nhiều bạn ở lớp đã mang ảnh của mẹ đến lớp đấy. Chúng mình cùng nhìn xem đây là ảnh của mẹ bạn nào? (Cô giới thiệu qua về một vài bức ảnh). Các con có yêu mẹ của mình không? - Ai cũng yêu mẹ, trong trái tim của chúng mình luôn có hình dáng của mẹ thân yêu. - Sắp đến ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Các con có muốn tặng quà cho mẹ của mình không? Con định tặng quà gì cho mẹ? - Có rất nhiều ý tưởng và hôm nay cô và chúng mình sẽ vẽ tranh tặng mẹ nhé. *Đàm thoại và quan sát tranh - Cho trẻ chơi kết bạn - Cô phát cho mỗi nhóm một bức tranh yêu cầu trẻ bàn bạc thảo luận về bức tranh sau đó lên giới thiệu tranh của nhóm mình. - Cô gợi ý để trẻ giới thiệu về nội dung, bố cụ và cách thể hiện màu sắc của từng bức tranh. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. * Hỏi ý định trẻ: ( Cho trẻ ngồi thư giãn nhắm mắt hình dung về mẹ theo tiếng nhạc “Mẹ hiền yêu dấu”) - Con hình dung mẹ con như thế nào? - Các con có muốn vẽ mẹ của mình không? Con định vẽ như thế nào? - Con sẽ sử dụng chất liệu gì để vẽ chân dung mẹ yêu quý của mình? - Cho 3-4 trẻ nêu ý tưởng vẽ tranh *Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ về các bàn, cho trẻ chọn chất liệu vẽ theo nhóm: nhóm dùng bút sáp, nhóm dùng bút mầu dạ, nhóm dùng mầu nước... - Cô bật nhạc nhẹ nhàng êm dịu trong khi trẻ vẽ, bao quát gợi ý kỹ năng và nội dung cho trẻ vẽ kém , động viên khuyến khích trẻ khá. Cô giúp trẻ ghi lại cảm xúc về mẹ dưới tranh *Nhận xét sản phẩm: - Treo tranh thành nhóm theo chất liệu. Cho trẻ giới thiệu tranh của mình, nhận xét góp ý bổ xung để bức tranh của bạn có thể đẹp hơn. Cho trẻ đặt tên cho bài vẽ của mình 3. Bước 3: Kết thúc - Cho trẻ nói cảm xúc về mẹ. Đọc cảm xúc của trẻ dưới tranh -Trẻ trả lời - Trẻ lên giới thiệu -Trẻ trả lời - Trẻ giới thiệu tranh -Trể ngồi hình dung về mẹ -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện -Trẻ nhận xét tranh

File đính kèm:

  • docVe ban tay ban chan.doc