I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ, nhớ tựa đề bài thơ "Bàn tay cô giáo". Hiểu được nội dung của bài thơ và trả lời câu hỏi của cô 1 cách trọn vẹn.
2. Kỹ năng.
- Phát triển ngôn ngữ và trí nhớ cho trẻ.
3. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ biết thể hiện được tình cảm yêu quý đối với cô giáo thông qua các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm.
- Cho trẻ ngồi hình chữ u
- Lớp học sạch sẽ.
65 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 1: Chúc mừng cô nhân ngày 20 – 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: CHÚC MỪNG CÔ NHÂN NGÀY 20 – 11
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VĂN HỌC: THƠ: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ, nhớ tựa đề bài thơ "Bàn tay cô giáo". Hiểu được nội dung của bài thơ và trả lời câu hỏi của cô 1 cách trọn vẹn.
2. Kỹ năng.
- Phát triển ngôn ngữ và trí nhớ cho trẻ.
3. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ biết thể hiện được tình cảm yêu quý đối với cô giáo thông qua các hoạt động học tập...
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm.
- Cho trẻ ngồi hình chữ u
- Lớp học sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú – giới thiệu bài
- Các con ơi! Lại đây với cô nào.
- Các con có biết sắp đến ngày gì không?
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày 20 – 11.
-> Ngày 20 – 11 là ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam đó các con ạ. Vào ngày này tất cả các học sinh đều thể hiện tình cảm của mình đối với thầy cô giáo của mình. Và hôm nay đến với lớp mình có rất nhiều các cô, các cô giáo đều từ miền xuôi lên để chăm sóc dạy dỗ các con đó. Để tỏ lòng kính trọng các cô các con hãy hát tặng các cô bài hát “Cô giáo miền xuôi” nào.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các cô đã xa gia đình người thân lên đây cùng các con vậy các con có biết hàng ngày cô thường làm những công việc gì?
- Cô dạy các con những gì?
-> Đúng rồi? Hàng ngày cô vừa dạy các con học vừa chăm sóc các con từng miếng ăn, giấc ngủ. Các con ạ. Cô còn biết có một bạn nhỏ cũng được cô giáo của bạn ấy chăm sóc, dạy dỗ đó. Sự chăm sóc dạy dỗ của cô giáo đối với bạn nhỏ như thế nào cô con mình cùng đến với 1 bài thơ do nhà thơ Định Hải sáng tác để biết nhé. Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ và cùng đến với bài thơ đó nhé!
2. Cô đọc diễn cảm
- Lần 1: Không dùng tranh.
- Các con có biết cô vừa đọc bài thơ có tên là gì không?
-> Cô vừa đọc bài thơ là “Bàn tay cô giáo” do nhà thơ Định Hải sáng tác.
- Cô đọc lần 2: Kèm tranh minh họa.
3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ viết về điều gì?
-> Bài thơ nói về đôi bàn tay của cô giáo, đôi bàn tay đó đã chăm sóc, dạy dỗ bạn nhỏ. Cô tết tóc, vá áo cho bạn nhỏ. Dạy bạn học bài, bàn tay cô còn dắt bạn đi tới trường trên con đường có những hàng cây xanh thắm dưới ánh nắng bình minh cô và bạn cùng bước.
- Trong bài thơ chú Định Hải miêu tả đôi bàn tay cô như thế nào?
- Bàn tay khéo léo của cô làm những công việc gì?
- Hàng ngày khi ở nhà đôi bàn tay mẹ thường tết tóc cho bạn nhỏ trước khi đến lớp và vá áo cho bạn khi áo bạn bi sứt chỉ. Và khi đến lớp đôi bàn tay cô giáo cũng làm những công việc như thường ngày mẹ bạn nhỏ đã làm cho bạn. Vì thế chú Định Hải ví bàn tay cô giống tay ai?
-> Bàn tay cô thật khéo léo, đôi bàn tay đó đã tết tóc, vá áo cho bạn nhỏ, bằng nghệ thuật so sánh nhà thơ đã ví bàn tay cô giáo giống như tay mẹ, tay chị trong gia đình bạn nhỏ.
Bàn tay cô giáo
……………….
Như tay mẹ hiền.
- Ngoài được cô chăm sóc bạn nhỏ còn được cô dạy học những gì?
-> Đôi bàn tay cô không chỉ chăm sóc cho bạn nhỏ mà đôi bàn tay đó còn dạy bạn nhỏ học.
Hai bàn tay cô
……………..
Dạy em vẽ khéo
- Ngoài việc dạy bạn nhỏ múa dẻo vẽ khéo, hàng ngày trên đường tới trường đôi bàn tay đó còn giúp bạn nhỏ điều gì?
- Khi cô dắt bạn nhỏ trên đường đến lớp thì cảnh vật thiên nhiên thế nào?
-> Đôi bàn cô đã không quản gian nan, vất vả cô đã giành hết tình yêu thương chăm sóc, dạy dỗ cho bạn nhỏ. Bằng nghệ thuật tả chú Định Hải đã tả cảnh vật trên con đường cô và bạn nhỏ đang đi có hàng cây xanh hai bên bờ cùng ông mặt trời tỏa ánh nắng làm cho đôi bàn tay cô càng đẹp.
Cô dắt em đi
…………….
Đẹp bàn tay cô
- Các con có biết “ Vừng đông xèo quạt” là như thế nào không?
Vừng đông xèo quạt: lúc ông mặt trời mới lên vào buổi sáng sớm có những tia nắng tỏa ra rất đẹp giống như cái quạt mở.
- Con thấy cô giáo đối với các con như thế nào?
-> À! Đúng rồi. Cô rất yêu thương, chăm sóc các con vì vây các con cũng phải thể hiện tình cảm đối với cô giáo của mình.
- Các con có yêu thương cô giáo không? Vì sao các con yêu thương cô giáo?
-> Cô giáo hàng ngày chăm sóc, dạy dỗ các con vì vậy các con phải ngoan ngoãn biết vâng lời cô, chăm ngoan học giỏi nữa nhé.
Bây giờ các con hãy cùng cô thể hiện tình cảm của mình với cô giáo qua bài thơ này nhé.
4. Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc 2 – 3 lần.
- Tổ, nhóm đọc luân phiên.
- Cá nhân trẻ đọc 1 – 2 trẻ
-> Cô nghe và giúp trẻ đọc
5. Kết thúc.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
-> Cô nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài sân.
- Trẻ lại bên cô
- Trẻ trả lời
- Cả lớp
- Cô giáo miền xuôi
- Trẻ kể
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Bàn tay cô giáo.
- Định Hải sáng tác ạ.
- Đôi bàn tay của cô giáo
- Bàn tay cô khéo léo.
- Vá áo, tết tóc.
- Như tay mẹ, tay chị
- Dạy múa, dạy vẽ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Cả lớp.
- 3 tổ, 2 – 3 nhóm
- 1 – 2 trẻ
- Cùng cô ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: Quan sát cây hoa chuông
Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
Chơi tự do: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của cây, ích lợi, tác dụng của cây đối với chúng ta
2. Kỹ năng
- Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
II. Chuẩn bị.
- Cây hoa chuông.
- Chỗ quan sát rộng sạch an toàn.
- Tư trang cô trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
1. HĐCMĐ: Quan sát cây hoa chuông
- Cho trẻ đi từ lớp ra sân hát bài “Đi chơi’’đến bên cây hoa chuông đứng.
- Cây gì đây các con?
- Các con có nhận xét gì về cây này ?(Cô cho trẻ tự nói )
- Cô gợi hỏi trẻ nói về gốc cây, thân cây, tán lá, ngọn …
- Cho trẻ sờ, tri giác vào thân cây, lá và hỏi trẻ: Các con thấy thân cây như thế nào,màu gì ?
-Thân cây có những gì?
- Các tán lá như thế nào? Trên ngọn cây như thế nào?
- Cây trồng để làm gì?
- Nhà con có trồng cây hoa chuông không?
- Cho trẻ kể tên một số loại cây cảnh khác
*Cô giáo dục trẻ chăm sóc,bảo vệ cây
2. Trò chơi: Tìm bạn
- Cô giới thiệu tên trò. Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4 - 5 lần (Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cô và lớp mình vừa chơi trò chơi gì?
3.Chơi tự do: Chơi theo ý thích
Chơi với đu quay, cầu trượt ngoài trời. (Cô quan sát bao quát trẻ )
Hoạt động của trẻ
- Cây hoa chuông ạ
- 3- 4 trẻ nhận xét
- trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Nghe cô
- Trẻ nghe
- Chơi 4-5 lần
- Chơi tự do
Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2011
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQCC: Tập tô chữ e, ê.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức.
- Trẻ biết cách tô các chữ cái e, ê. Tô đúng chiều không tô ngược.
2. Kỹ năng.
- Rèn tư thế ngồi, cách cầm bút tô cho trẻ.
3. Thái độ.
- Góp phần giáo dục trẻ ngoan có ý thức trong giờ học, giữ gìn sách vở.
II. Chuẩn bị.
- Vở tập tô, bút chì đủ cho trẻ.
- Kê bàn ghế, lớp học sạch sẽ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Trò chuyện
Trò chuyện về ngày nhà giáo việt nam 20 - 11
Hoạt động 2: Tập tô chữ e
- Lớp trốn cô, (cô treo tranh)
- Cô có tranh gì đây?
- à đúng rồi cô có tranh vẽ con chim đấy, và bài đồng dao “Con chim se sẻ”
- Cho cả lớp đọc bài đồng dao cùng cô
- Cô giới thiệu chữ e in hoa, in thường và cho trẻ phát âm.
- Cho trẻ lên gạch chân chữ cái e đã học trong từ “ Cá heo – Xe máy – Mùa hè”
- Chúng mình vừa gạch chân chữ cái gì?
- Chúng mình nhìn xem cô còn có tranh vẽ gì?
- Cho trẻ đọc từ dưới hình ảnh và tô màu đồ vật có chứa chữ cái e.
- Trên tay cô giáo là thẻ chữ cái gì đây?
- Cho cả lớp phát âm 2 lần.
- Chữ e gồm có nét gì?
* Cô tô mẫu: Cô tô mẫu hướng dẫn cách tô, khi tô cầm bút bằng tay phải. Cầm bằng 3 đầu ngón tay. Tay trái giữ vở ngồi thẳng lưng. Tô từng chữ một, tô từ trái sang phải tô từ trên xuống. Khi tô cô tô trùng khít lên các nét chấm mờ tô theo chiều mũi tên, hết dòng thứ nhất cô tô đến dòng thứ hai đạt bút từ chỗ có dấu chấm để tô.
+ Cho trẻ tô: Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ tô
- Trẻ tô hết thời gian dự định ,cô cho trẻ dừng tay và tập thể dục nghỉ tay
Hoạt động 3: Tập tô chữ ê
- Lớp trốn cô, (cô treo tranh)
- Cô có tranh gì đây?
- à đúng rồi cô có tranh vẽ con ếch đấy, và bài đồng dao “Ếch dưới ao”
- Cho cả lớp đọc bài đồng dao cùng cô
- Cô giới thiệu chữ ê in hoa, in thường và cho trẻ phát âm.
- Cho trẻ lên gạch chân chữ cái ê đã học trong từ “ Cá trê – Quạt điện – Hoa đồng tiền”
- Chúng mình vừa gạch chân chữ cái gì?
- Chúng mình nhìn xem cô còn có tranh vẽ gì?
- Cho trẻ đọc từ dưới hình ảnh và tô màu con ếch có chứa chữ cái ê và viết số vào ô trống.
- Trên tay cô giáo là thẻ chữ cái gì đây?
- Cho cả lớp phát âm 2 lần.
- Chữ ê gồm có nét gì?
* Cô tô mẫu: Cô tô mẫu hướng dẫn cách tô, khi tô cầm bút bằng tay phải. Cầm bằng 3 đầu ngón tay. Tay trái giữ vở ngồi thẳng lưng. Tô từng chữ một, tô từ trái sang phải tô từ trên xuống. Khi tô cô tô trùng khít lên các nét chấm mờ tô theo chiều mũi tên, hết dòng thứ nhất cô tô đến dòng thứ hai đạt bút từ chỗ có dấu chấm để tô.
+ Cho trẻ tô: Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ tô
- Trẻ tô hết thời gian dự định, cô cho trẻ dừng tay và tập thể dục nghỉ tay
* Nhận xét: chọn 1 số bài đẹp cho trẻ quan sát nhận xét. Cô nhận xét chung,
* Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ đứng quanh cô
- Trốn cô
- Tranh con chim, cá…
- Cả lớp.
- Chữ e
- Trẻ trả lời
- Cả lớp
- Một nét cong tròn hở phải, 1 nét thẳng ngang
- Quan sát cô tô
- Trẻ tô
- Trốn cô
- Tranh con ếch, quạt điện…
- Cả lớp.
- Chữ ê
- Trẻ trả lời
- Cả lớp
- Một nét cong tròn hở phải,1 nét thẳng ngang, 1 cái mũ trên đầu
- Quan sát cô tô
- Trẻ tô
Trẻ làm theo yêu cầu
- Nhận xét bài của bạn.
- Ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn hoa.
Trò chơi vận động: Kéo co.
Chơi tự do: Chơi với bóng.
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tên gọi và nêu được nhận xét về các loại hoa trong vườn.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ địch cho trẻ
- Giáo dục dinh dưỡng và giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây rau
II. Chuẩn bị.
- Vườn hoa trong sân trường, phấn
- Tư trang cô, trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
1. Quan sát vườn hoa
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân vừa đi và hát bài: Khúc hát dạo chơi.
- Cô con mình đang đứng ở đâu đây nhỉ?
- Con có nhận xét gì về vườn hoa?
- Trong vườn có những loại hoa gì?
- Con thấy các cây hoa trong vườn như thế nào?
- Con thấy vườn hoa có đẹp không?
- Nhà con có trồng các loại hoa này không?
- Muốn cho vườn hoa xanh tốt có nhiều hoa cho đẹp thì chúng mình cần phải làm gì?
"Cô khái quát và giáo dục trẻ biết gữa gìn trường sạch đẹp.
2.Trò chơi : Kéo co
-Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần
(Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi,chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cô và lớp vừa chơi trò chơi gì?
3.Chơi tự do
- Chơi với bóng. (Cô quan sát bao quát trẻ )
- Trẻ quan sát và kể vườn hoa ạ
- vườn hoa đẹp có nhiều loài hoa
- Cho cả lớp nhận xét
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Chăm sóc, bảo vệ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi
- Kéo co
- trẻ chơi tự do
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ NHỮNG NGƯỜI THỢ
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP CỜ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang, đúng kỹ thuật.
- Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ nhất là về thể lực, phát triển tố chất mạnh, khéo cho trẻ…
- Góp phần giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, tuân theo hiệu lệnh của cô.
II. Chuẩn bị
- Đích xa 1,4 - 1,6m, đường kính vòng tròn khoảng 0,4m.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
- Sân tập bằng phẳng, an toàn.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ
- Các con ơi lại đây với cô nào. Nghe tin các con học rất giỏi nên các cô đến thăm lớp mình các con hãy chào đón các cô bằng một bài hát trong chủ đề mình đang học nhé.
- Cô và trẻ hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Lại bên cô.
- Cả lớp
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cô chú công nhân trong bài hát làm nghề gì?
Trong xã hội có rất nhiều nghê như nghề xây dựng xây lên những ngôi nhà đẹp, ngoài ra còn rất nhiều nghề. Các con có biết đó là những nghề gì?
- Ước mơ của con sau này lớn lên con sẽ làm gì?
Muốn đạt được những ước mơ đó thì các con phải ngoan, học giỏi, nghe lời cô. Cô chúc cho những ước mơ của các con trở thành hiện thực nhé. Và bây giờ giờ chúng mình cùng đến với buổi học ngày hôm nay xem chúng mình có học ngoan, học giỏi không nhé.
- 2 – 3 trẻ
- Trẻ trả lời
2. Hoạt động 2: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi - chạy các kiểu “ đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng múi chân - đi thường - Chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm - đi thường. Sau đó chuyển đội hình 2 hàng dọc, điểm số 1, 2 tách hàng thành 4 hàng để tập bài thể dục.
- Trẻ vừa hát kết hợp với đi chạy các kiểu.
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
- Các con ơi thấy cơ thể của chúng mình đã khỏe chưa. Bây giớ chúng mình cùng đến với bài tập đồng diễn nhé
- Tay 1: Tay đưa ra phía trước lên cao.
- 3lần x 8 nhịp
- Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục
- 2 lần x 8 nhịp
- Bụng 2: Đứng cúi gập người về phái trước tay chạm ngón chân.
- 2 lần x 8 nhịp
- Bật 1: Bật tách chân, khép chân
- 2 lần x 8 nhịp
- Bên trái quay. 4 hàng dọc thành 2 hàng dọc.
b. Vận động cơ bản:
- Cô thấy các con tập đồng diễn rất đều cô khen các con nào. Bây giờ chúng mình cùng học nhé. Mời hai đội trở về vị trí và quay mặt vào nhau. Đội hình 2 hàng ngang đối diện
- Vẽ đội hình:
X X X X X X X X
> X X
> X X
X X X X X X X X
- Trẻ đứng theo đội hình bên.
* Vận động 1: Ném đích ngang
- Cô làm mẫu: cô làm mẫu cho trẻ xem lần
+ Lần 1: Trọn vẹn
+ Lần 2: Vừa tập cô vừa phân tích động tác
TTCB: Đứng chân trước chân sau tay cùng phía với chân sau cầm túi cát.
TH: Khi có hiệu lệnh “hai ba” tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắtngười hơi ngửa ra phái sau mắt nhìn vào đích và dung sức của cánh tay ném vào đích. Sau đó nhặt túi cát và về đứng ở cuối hang.
- Cho 2 trẻ khá lên tập trước
- 2 trẻ khá lên tập
* Trẻ thực hiện:
- Cho 2 trẻ lên thực hiện, lần lượt cho đến hết số trẻ ( mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần).
- Trẻ thi đua thực hiện
-> Trong quá trình trẻ tập cô động viên khuyến khích trẻ.
c. Trò chơi: Chạy tiếp cờ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ nghe
- Cô nói luật chơi, cách chơi
- Trẻ nghe
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Trẻ chơi
-> Trong quá trình trẻ chơi cô động viên, sửa sai, khuyến khích trẻ.
- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
- Đi đúng luật
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng rồi ra sân chơi
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát '' Cây hoa cúc''
TCVĐ: Mèo và chim sẻ
CTD:Chơi với bóng
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của cây hoa cúc, ích lợi, tác dụng của cây hoa cúc
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa, biết đoàn kết vui vẻ khi chơi...
II. Chuẩn bị.
- Cây hoa cúc. Que chỉ.
- Chỗ quan sát, sân chơi rộng sạch an toàn.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐCMĐ: Quan sát cây hoa cúc
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân hát bài “Đi chơi ’’đến bên cây hoa cúc
- Cây hoa gì đây các con ?
- Cô gợi hỏi trẻ nói về cây hoa cúc, thân cây, lá, hoa...
- Cây hoa cúc trồng để làm gì ?
- Ngoài cây hoa cúc ra các con còn biết những cây hoa gì nữa?
*Cô giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây hoa...
2.Trò chơi: Mèo và chim sẻ
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi (Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi )
- Cô hỏi lại tên trò chơi
3. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời , với bóng (Cô quan sát bao quát trẻ chơi )
- Hết giờ cô cho trẻ rửa tay rồi vào lớp học
- Cây hoa cúc
- 3- 4 trẻ nhận xét
- Để làm cảnh, để trang trí trong phòng, dùng vào các ngày lễ hội...
- Trẻ kể
- Chơi 4 - 5 lần
- Trẻ trả lời
- Chơi tự do
- Trẻ vào lớp
Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VĂN HỌC: THƠ: CHIẾC CẦU MỚI
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thông qua nội dung bài thơ trẻ hiểu chiếc cầu mới đã giúp cho người và xe cộ đi lại thuận tiện.
- Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài thơ. Rèn luyện cho trẻ đọc diễn cảm và thể hiện được âm điệu của bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ cầu, biết ơn cô chú công nhân đã vất vả đem niềm vui đến cho mọi người.
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Bài thơ "Chiếc cầu mới" chữ to.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú giới thiệu bài
- Cô cho cả lớp cùng hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân" sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, về một số nghề mà trẻ biết.
-> Mỗi công trình hoàn thành đều đem lại niềm vui cho mọi người. Trên dòng sông trắng một chiếc cầu mới dựng lên đã giúp mọi người, mọi phương tiện đi lại thuận tiện. Hôm nay cô và các con cùng đến với bài thơ" Chiếc cầu mới" do nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác nhé.
2. Hoạt động 2: Cô đọc
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
- Lần 2: Cô đọc kết hợp chỉ tranh minh họa
3. Hoạt động 3: Đàm thoại
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tác giả là ai?
- Chiếc cầu mới đợc xây dựng ở đâu?
-> Chiếc cầu được xây dựng trên dòng sông trắng:
- Khi cầu xây xong có những ai đi lại trên cầu.
-> Nhân dân gồm tất cả mọi người dân như công nhân, bộ đội, giáo viên, công an……
- Ngoài nhân dân ra trên cầu còn có phương tiện giao thông nào nữa?
-> Cầu xây dựng lên giúp việc đi lại của nhân dân và phương tiện giao thông được dễ dàng thuận tiện hơn.
- Tiếng còi tàu được miêu tả bằng âm thanh như thế nào?
- Những câu thơ nào miêu tả người và tàu xe qua cầu rất đông?
-> Đoàn người: nhiều người cùng đi.
- Khi qua cầu mọi người đã vui mừng như thế nào? Vì sao
- Chiếc cầu mới do những ai xây dựng?
*GD: Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cầu và biết ơn các cô chú công nhân.
4. Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp cùng đọc 3-4 lần
- Tổ luân phiên
- Nhóm 3-4 nhóm, 3-4 cá nhân đọc.
-> Khi trẻ đọc cô bao quát động viên khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ.
5. Hoạt động 5. Thi đua tìm các chữ cái đã học có trong bài thơ.
- Cô treo bài thơ chữ to, chỉ chữ cho trẻ đọc.
- Chia trẻ thành 2 tổ thi đua xem tổ nào tìm đợc nhiều chữ cái đã học hơn trong thời gian 3 lần bài hát "Cháu yêu cô chú công nhân"
- Cô cho trẻ đếm kiểm tra kết quả của hai đội và tuyên bố đội nhất, đội nhì.
* Kết thúc: Thưởng cho trẻ một chuyến đi dạo quanh sân trường.
- Cả lớp hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe cô đọc
- Bài thơ “Chiếc cầu mới”
- Trên dòng sông trắng
- Nhân dân.
Trẻ kể
- Tu tu...
Khách ngồi trên tầu
Đoàn người đi bộ
- Ngắm nhìn cầu và tấm tắc khen tài
- Cô chú công nhân
- Lớp đọc
- Tổ luân phiên
- Nhóm đọc
- 2-3 Trẻ đọc
Trẻ đọc thơ
Thi đua thực hiện
Nhẹ nhàng ra sân đi dạo
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát ''vườn rau''
TCVĐ: Kéo co
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của một số loại rau trong vườn, biết ích lợi của rau
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ có ý thức không dẵm nát rau, không nhổ nghịch vv…
II. Chuẩn bị.
- Vườn rau của trường
- Dây kéo co, đu quay, cầu trượt .
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát vườn rau
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân đến bên vườn rau, Cô hỏi trẻ
- Vườn gì đây các con?
- Các con có nhận xét gì về vườn rau này ?
(Cô cho trẻ tự nói )
- Cô gợi hỏi trẻ nói về tên gọi, thân cây, lá, vv…
- Đây là gì?
- Lá cây như thế nào, có màu gì?
- Cây trồng để làm gì ?
- Cây gì đây?
- Các con có nhận xét gì về cây rau này?
- Cây có những gì? lá như thế nào ?
- Cây cải trồng cho ta để lầm gì
- Trong vườn còn có cây rau gì nữa đây
- Các con có nhận xét gì về cây rau này?
Cành lá như thế nào ?
- Tương tự với các loại rau khác nữa ….
- Rau giúp ích gì cho con người
- Cô cho trẻ kể tên một số loại rau khác nữa ngoài rau trong vườn
* Cô giáo dục trẻ chăm sóc rau, không phá dẵm nát rau, không nhổ nghịch ăn rau cho ta nhiều chất rinh dưỡng giúp cơ thể phát triển chính vì vậy cần ăn rau nhiều trong các bữa ăn hàng ngày vv…
2. Trò chơi : Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi ,
- Cho trẻ chơi 4 - 5 lần
(Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cô và lớp mình vừa chơi trò chơi gì?
3. Chơi tự do :
- Chơi với đồ chơi ngoài trời đu quay, cầu trượt
(Cô quan sát bao quát trẻ )
- Vườn rau ạ
- Cho cả lớp nhận xét
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Nghe cô
- Trẻ nghe
- Chơi 3 – 4 lần
- Kéo co
- Trẻ chơi tự do
Thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2011
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ÂM NHẠC: Dạy VĐ: Cháu yêu cô chú công nhân.
Nghe hát: Cháu yêu cô thợ dệt.
TCAN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhằm phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ, phát triển tính thẩm mỹ ở trẻ.
- Trẻ thuộc bài hát, hát thể hiện sự vui tươi nhí nhảnh.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô
- Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn người lao động.
II. Chuẩn bị.
- Xắc xô, thanh gõ.
- Cô và trẻ: trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Đàn, nhạc.
III. Tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1.Trò chuyện.
- Cô đưa trẻ từ ngoài vào, cho trẻ xúm xít quanh cô và chơi trò chơi: "Gieo hạt" sau đó trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp.
- Có một bạn nhỏ rất yêu các cô chú công xây dựng và cô thợ dệt, may áo mới. Cô mời các con cùng đến với bài hát: "Cháu yêu cô chú công nhân".
- Cho trẻ vừa hát vừa về chỗ ngồi.
* Hoạt động 2: Vận động"Cháu yêu cô chú công nhân".
- Cô vận động cho trẻ xem 2 lần.
+ lần 1: Không phân tích.
+ Lần 2: Phân tích
- Cả lớp hát vỗ tay theo nhịp 2 - 3 lần.
- Tổ, nhóm , cá nhân luân phiên hát vận động.
- Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, chú ý sửa sai nếu có.
- Ngoài cách vỗ tây theo tiết tấu phối hợp các con còn biết vận động như thế nào nữa.
* Hoạt động 3. Nghe hát: "Cháu yêu cô thợ dệt".
- Ngày đêm xe chỉ dệt tơ
Làm nên tấm lụa bé may áo quần
(Đó là ai?)
- Cô còn biết có một bài hát rất hay nói về cô thợ dệt thân yêu của chúng ta các con có biết đó là bài hát gì không nào?
- Cô hát 2-3 lần có minh họa và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi :"Ai đoán giỏi"
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 3- 4 lần
-> Cô quan sát giúp cho trẻ.
* Kết thúc: Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
Trẻ xúm xít qanh cô, chơi trò chơi và trò chuyện cùng cô.
Hát và về chỗ ngồi
Thi đua hát và vỗ tay theo yêu cầu của cô.
Trẻ đoán
Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát '' Cây hoa hồng''
TCVĐ: Cáo và thỏ
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của cây hoa hồng, ích lợi, tác dụng của cây hoa hồng
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa, biết đoàn kết vui vẻ khi chơi...
II. Chuẩn bị.
- Cây hoa hồng. Que chỉ.
- Chỗ quan sát, sân chơi rộng sạch an toàn.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐCMĐ: Quan sát cây hoa hồng
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân hát bài “Đi chơi ’’đến bên cây hoa hồng
- Cây hoa gì đây các con ?
- Cô gợi hỏi trẻ nói về cây hoa hồng, thân cây, lá, hoa...
- Cây hoa hồng trồng để làm gì ?
- Ngoài cây hoa hồng ra các con còn biết những cây hoa gì nữa?
*Cô giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây hoa...
2. Trò chơi: Cáo và thỏ
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi (Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi )
- Cô hỏi lại tên trò chơi
3. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời , với bóng (Cô quan sát bao quát trẻ chơi )
- Hết giờ cô cho trẻ rửa tay rồi vào lớp học
- Cây hoa hồng
- 3- 4 trẻ nhận xét
- Để làm cảnh, để trang trí trong phòng, dùng vào các ngày lễ hội...
- Trẻ kể
- Chơi 4 - 5 lần
- Trẻ trả lời
File đính kèm:
- CD Nghe nghiep - Dong vat - Thuc vat.doc