I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số nghề và sản phẩm của nghề đó.
- Trẻ vẽ được một số sản phẩm của một số nghề.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút, tô màu, đánh nền cho trẻ.
- Trẻ vẽ phối hợp các nét xiên, ngang, cong, thẳng, tròn để tạo ra sản phẩm của một số nghề.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 36529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài vẽ sản phẩm của một số nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN : HĐH TẠO HÌNH
Chủ đề : Nghề nghiệp
Đề tài : Vẽ sản phẩm của một số nghề.
Loại tiết : Đề tài.
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
Số lượng : Cả lớp.
Thời gian : 30 - 35 phút.
Ngày dạy : 12/11/2012.
Người dạy : Đặng Hồng Xuyến.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số nghề và sản phẩm của nghề đó.
- Trẻ vẽ được một số sản phẩm của một số nghề.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút, tô màu, đánh nền cho trẻ.
- Trẻ vẽ phối hợp các nét xiên, ngang, cong, thẳng, tròn để tạo ra sản phẩm của một số nghề.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
- 4 tranh vẽ về sản phẩm của một số nghề:
Tranh 1: Sản phẩm của nghề nông.
Tranh 2: Sản phẩm của nghề thợ mộc.
Tranh 3: Sản phẩm của nghề may.
Tranh 4: Sản phẩm của nghề xây dựng.
- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Yêu cô thợ dệt”, “Lớn lên cháu lái máy cày”, ...
- 4 bảng để trẻ treo sản phẩm.
2. Đồ dùng của trẻ
- Giấy vẽ, màu sáp, màu nước, màu dạ, bút nhũ, bàn ghế ngồi.
3. Địa điểm: Trong lớp
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài.
- Cho trẻ lại gần cô, giới thiệu đại biểu.
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” đối đáp bạn trai và bạn gái.
- Các con vừa đọc bài đồng dao gì?
- Những nghề gì được nhắc đến trong bài đồng dao?
- Nghề nông làm ra sản phẩm gì?
- Nghề thợ xây làm ra sản phẩm gì?
- Nghề thợ may làm ra những sản phẩm gì?
- Nghề thợ mộc làm ra những sản phẩm gì?
- Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều làm ra một sản phẩm khác nhau. Nhưng nghề nào cũng làm cho đất nước mình giàu đẹp, xã hội mình phồn vinh, gia đình mình hạnh phúc đấy.
2. Dạy nội dung chính:
- Cô Nga: Có tin, có tin: Cô vừa nhận được tin trường mầm non Mai Lâm tổ chức triển lãm tranh vẽ về sản phẩm của các nghề để chào mừng ngày 20/11 đấy. Lớp mẫu giáo lớn A2 có muốn tham gia không?
- Cô Nga đã vẽ được rất nhiều tranh về sản phẩm của các nghề để dự triển lãm đấy. Cô tặng các con này.
2.1. Cho trẻ quan sát tranh:
- Cô và các con cùng xem cô Nga tặng lớp mình tranh vẽ gì nhé!
* Tranh 1: Sản phẩm của nghề nông.
- Đây là tranh vẽ gì?
- Đó là sản phẩm của nghề gì?
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Cô dùng nguyên vật liệu gì để tô?
- Cách bố cục tranh như thế nào?
* Tranh 2: Sản phẩm của nghề thợ mộc.
- Còn tranh này vẽ gì? Đây là sản phẩm của ai đấy?
- Cô sử dụng nguyên vật liệu gì để tô?
- Bức tranh này được vẽ như thế nào?
* Tranh 3: Sản phẩm của nghề may.
- Các con xem tranh vẽ gì đây?
- Ai đã làm ra quần áo cho các con mặc?
- Cô tô bằng nguyên vật liệu gì đây?
- Để bức tranh thêm đẹp cô còn dùng bút nhũ để trang trí khuy áo, đường nẹp quần, nơ cho mũ nữa đấy.
* Tranh 4: Sản phẩm của nghề xây dựng.
- Cô Nga tặng lớp mình tranh gì đây?
- Đây là ngôi nhà mấy tầng?
- Còn đây là ngôi nhà gì?
- Ai đã xây nên ngôi nhà?
- Ngôi nhà được cô vẽ bằng những nét gì?
- Ngoài ngôi nhà ra trong bức tranh cô còn vẽ gì đây?
- Cô vẽ bằng nguyên vật liệu gì?
- Các con thấy bức tranh được cô Nga vẽ như thế nào?
* Cô chốt lại: cho trẻ quan sát tổng thể 4 bức tranh.
- Ngoài sản phẩm của những nghề này các con còn biết sản phẩm của nghề gì nữa?
* Các con có muốn vẽ những bức tranh đẹp về sản phẩm của các nghề để tham dự triển lãm không?
- Cô hỏi một số trẻ ý định thích vẽ sản phẩm của nghề gì?
- Thế sản phẩm của nghề đó thì con sẽ vẽ những gì? Vẽ như thế nào?
- Con dùng nguyên vật liệu gì để vẽ?
2.2. Cho trẻ về bàn ngồi vẽ.
- Cô nhắc trẻ cách cầm bút bằng tay phải, đầu không cúi sát bàn. Khi vẽ lấy bút màu đậm vẽ các nét trước. Sau đó tô màu và đánh nền.
- Cô bao quát chú ý trẻ yếu để hướng dẫn trẻ vẽ.
- Bật nhạc nhẹ khi trẻ vẽ.
2.3. Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Đã đến giờ mang tranh đi dự triển lãm rồi. Các con từng bàn mang bài lên để treo nào.
- Các con nhận xét gì về những bức tranh?
- Con thấy bài của bạn như thế nào?
- Vì sao con thích bài đó?
3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trẻ chào.
- Trẻ đọc đồng dao đối đáp.
- Trẻ trả lời.
- Hỏi 3 - 4 trẻ trả lời.
- Hỏi 3 - 4 trẻ trả lời.
- Hỏi 3 - 4 trẻ trả lời.
- Có ạ.
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về bàn ngồi vẽ.
- Trẻ mang bài lên để gài.
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ hát.
File đính kèm:
- CHU DE NGHE NGHIEP(2).doc