Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp (thời gian 4 tuần)

 MỤC TIÊU:

 1. Phát triển thể chất:

- Có kỹ năng thực hiện một số vận động : bật xa 50 cm, ném xa một tay, lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng,đập và bắt bóng.

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt ), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng.

- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt .) để làm việc.

- Nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.

2. Phát triển nhận thức:

-Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.

 Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.

-Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề.

-Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau( một số sản phẩm)

-Nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 8.

-Biết đếm, tách, gộp, nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 8( đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo nghề.)

 

doc87 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp (thời gian 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP Thời gian:( 4 tuần)Từ ngày 12/ 11/ 2012à Đến 07/ 12/ 2012 MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: - Có kỹ năng thực hiện một số vận động : bật xa 50 cm, ném xa một tay, lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng,đập và bắt bóng. - Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng. - Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt ….) để làm việc. - Nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm. 2. Phát triển nhận thức: -Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người. Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật. -Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề. -Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau( một số sản phẩm) -Nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 8. -Biết đếm, tách, gộp, nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 8( đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo nghề.) 3. Phát triển ngôn ngữ; - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề nghiệp của bố mẹ. - Nhận dạng được một số chữ cái ( o,ô,ơ,e,ê…) trong các từ chỉ tên các nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề. - Biết một số từ mới về nghề, có thể nói câu dài, đọc thơ “chiếc cầu mới” “ bó hoa tặng cô” “ hạt gạo làng ta’ “ chú bộ đội hành quân trong mưa” một cách diễn cảm. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi - Thích nghe đọc thơ, đọc sách và nghe kể chuyện diễn cảm về nghề nghiệp - Biết sử dụng lời nói, có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự. - Nhận biết kí hiệu chữ viết. 4. Phát triển thẩm mĩ: - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng có nội dung, hình ảnh về các nghề - Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về nghề nghiệp. - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình. 5. Phát triển tình cảm-xã hội: - Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng. Biết yêu quý người lao động. Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. ******************************************* MẠNG NỘI DUNG Trẻ biết nghề nghiệp của bố mẹ Biết công việc và ích lợi của nghề đó với xã hội. Giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời bố mẹ. Biết làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ. CHỦ ĐỀ :NGHỀ NGHIỆP Nghề Nghiệp Của Bố Mẹ: NGHỀ NGHIỆP Một số nghề phổ biến trong xã hội: Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. Biết về hoạt động chính của mỗi nghề, trang phục, dụng cụ, sản phẩm….của các nghề đó. Biết về mối quan hệ của một số nghề với nhau. Thông qua tìm hiểu về các nghề, trẻ biết yêu mến, quý trọng người lao động. Biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của lao động. MẠNG HOẠT ĐỘNG:CHỦ ĐỀ .NGHỀ NGHIỆP: KPKH:-Nghề nghiệp của bố mẹ. - Cô giáo -Nghề nông - Chú bộ đội của em TOÁN: -Tập đo độ dài của đối tượng . làm quen với thao tác đo. -Trẻ đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. -Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi8, tạo nhóm có số lượng là 8. -Chia 8 đối tượng làm 2 phần. Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 8. TẠO HÌNH: - Công trình xây dựng Đồ dùng của cô giáo Dụng cụ của nghề nông Chú bộ đội. ÂM NHẠC: 1.Gõ theoTT : Bác đưa thư vui tính. -NH: Anh phi công ơi TC: Nghe tiếng hát, thỏ đổi lồng. 2.VĐ: Cô giáo miền xuôi.-NH: Bụi phấn. TC: Nghe tiếng hát, thỏ đổi lồng. 3.VĐ: Lớn lên cháu lái máy cày. NH: ngày mùa.-TC: nhận hình đoán tên 4.VĐ: chú bộ đội đi xa.-NH: màu áo chú bộ đội.-TC: nhận hình đoán tên PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NGHỀ NGHIỆP PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trò chuyện và thảo luận về các nghành nghề phổ biến trong xã hội theo sự hiểu biết của trẻ. - thực hành giữ gìn và sử dụng tiết kiệm sản phẩm lao động. - trò chơi : đóng vai người làm nghề, cô giáo, bán hàng, cấp dưỡng… Xây dựng “ bệnh viện” “ doanh trại bộ đội” “ lớp học” “ trại chăn nuôi DD: trẻ biết một số món ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh, tập một số kỹ năng vs cá nhân. + TC, thảo luận về một số hành động có thể nguy hiểm khi vào nơi lao động sản xuất. VĐ: - Ném xa bằng 1 tay, bật xa 50 cm - Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng. -Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. -Ôn tập - TC về nghề nghiệp của bố mẹ và một số nghề phổ biến trong XH, kể lại những điều đã biết, đã quan sát mà trẻ biết về các nghề.. Thơ :-Chiếc cầu mới -Bó hoa tặng cô -Hạt gạo làng ta. -Chú bộ đội hành quân trong mưa. LQCC:LQCC:e,ê.-TT:e, ê. - LQCC u,ư.-TTCC: u,ư NHÁNH 1: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ, MẸ Thời gian:( 1 tuần)Từ ngày 12/ 11/ 2012à Đến 16/ 11/ 2012 MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: - Có kỹ năng thực hiện một số vận động : bật xa 50 cm, ném xa một tay. - Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng. - Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt ….) để làm việc. - Nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm. 2. Phát triển nhận thức: -Biết được một số đặc điểm nổi bật (tên gọi, công việc, trang phục, công cụ….) của nghề nghiệp bố, mẹ. -Biết được ích lợi của nghề nghiệp bố, mẹ đối với đời sống trong gia đình và xã hội. -Phân biệt được một số nghề của bố mẹ với nhau. -Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề của bố, mẹ. -Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau( một số sản phẩm) 3. Phát triển ngôn ngữ; - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề nghiệp của bố mẹ. - Nhận dạng được một số chữ cái ( o,ô,ơ,e,ê…) trong các từ chỉ tên các nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề. - Biết một số từ mới về nghề, có thể nói câu dài, đọc thơ “chiếc cầu mới” diễn cảm. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi - Thích nghe đọc thơ, đọc sách và nghe kể chuyện diễn cảm về nghề nghiệp - Biết sử dụng lời nói, có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự. - Nhận biết kí hiệu chữ viết. 4. Phát triển thẩm mĩ: - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng có nội dung, hình ảnh về các nghề của bố mẹ. - Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về nghề nghiệp của bố mẹ. - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình. 5. Phát triển tình cảm-xã hội: - Biết nghề nghiệp của bố mẹ đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng. - Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ, MẸ: -Bác sỹ -Y tá - Hộ lý - Công an ( giao thông, cứu hoả…) - Bộ đội - Thầy giáo….. Tên Gọi NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ, MẸ: Trang phục và đồ dùng Công Việc -Áo blu màu trắng, kim tiêm, thuốc, ống nghe… -Trang phục màu xanh, màu vàng,gậy chỉ đường, xe cứu hoả… -Quân phục xanh, mũ sao vàng, ba lô, súng, đạn…… -Áo sơ mi, quần tây, vét, áo dài…bút, chì, phấn…. -Khám và chữa bệnh -Phục vụ bệnh nhân -Bắt tội phạm -Cứu hoả, giữ trật tự an ninh… -Bảo vệ Tổ Quốc -Dạy học… MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1.NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ, MẸ: TẠO HÌNH - Công trình xây dựng ÂM NHẠC: Gõ theo tiết tấu : bác đưa thư vui tính NH: anh phi công ơi TC: nghe tiếng hát, thỏ đổi lồng. KPKH Nghề nghiệp của bố mẹ. TOÁN: Tập đo độ dài của đối tượng -Làm quen với thao tác đo. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ, MẸ: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trò chuyện và thảo luận về các nghành nghề của bố mẹ theo sự hiểu biết của trẻ. - thực hành giữ gìn và sử dụng tiết kiệm sản phẩm lao động. - trò chơi : đóng vai người làm nghề, cô giáo, bán hàng, cấp dưỡng… Xây dựng “ bệnh viện DD:- Trẻ biết một số món ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh, tập một số kỹ năng vs cá nhân. + Trò chuyện, thảo luận về một số hành động có thể nguy hiểm khi vào nơi lao động sản xuất. VĐ: ném xa bằng 1 tay, bật xa 50 cm. -Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ và kể lại những điều đã biết, đã quan sát mà trẻ biết về các nghề của bố mẹ. Thơ : chiếc cầu mới LQCC: - LQCC e,ê. CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN Nhánh 1: Nghề Nghiệp Của Bố, Mẹ Thực hiện 1 tuần: từ 12/11 đến 16/11 năm 2012 (Lớp lá) Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 H Động ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH Đón trẻ: - Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về công việc của bố, mẹ trẻ. - Hỏi trẻ : Bố mẹ cháu làm gì? Ở đâu? Trò chuyện với trẻ về công việc của lớn trong gia đình và hỏi trẻ giúp gì cho bố mẹ? Trong các ngày nghỉ thường đi đâu? Làm gì? * Điểm danh. THỂ DỤC BUỔI SÁNG -Tập bài nhịp điệu theo bài hát: 1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. 2. Trọng động: - Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực. - Tay: Từng tay khoanh trước ngực. - Lườn: Hai tay lên cao, cúi người. - Chân: chống gót chân, tay gập - Bật: Chụm tách chân. 3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH * KPKH : Nghề nghiệp của bố mẹ * Thể dục: - Ném xa bằng 1 tay, bật xa 50cm *LQVT: - Tập đo độ dài của đối tượng. Làm quen với thao tác đo *LQCC - LQCC: Tập tô chữ cái e,ê. * GDÂN -Gõ TTT “Bác đưa thư vui tính ”. - NH “ anh phi công ơi” - TC : nghe tiếng hát, thỏ đổi lồng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Hoạt động có chủ đích : Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ. - Trò chơi VĐ: “Chạy nhanh lấy đúng tranh” - Trò chơi DG: Bỏ giẻ - Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Gia đình, bác cấp dưỡng,bán hàng, bác sĩ. - Góc xây dựng :Xây dựng bệnh viện - Tạo hình : Vẽ, xé dán, xếp các nghành nghề của bố mẹ. - Góc âm nhạc: Ca hát về các nghề trong xã hội. - Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây HOẠT ĐỘNG CHIỀU - HĐTD -Nêu gương -Trả trẻ *LQ VH - Thơ “ Chiếc cầu mới” -Nêu gương -Trả trẻ - HĐTD -Nêu gương -Trả trẻ * HĐTH: - Công trình xây dựng -Nêu gương -Trả trẻ - BDVN: - Nêu gương bé ngoan cuối tuần. -Trả trẻ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên - Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. - Quan sát sân trường. - Rèn luyện sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ. - Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, không ngắt hoa bẻ cành. - Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học. - Sân bài bằng phẳng, trang phục cô trẻ gọn gàng - Sân trường, quangcảnh trong trường... - Một số tranh ảnh về một số nghề nghiệp trong xã hội ( bác sĩ, thợ nề...) - Chuẩn bị bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề. - Cô giới thiệu buổi dạo chơi - Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi” vừa quan sát quag cảnh sân trường. - Cô gợi ý để trẻ trả lời những điều trẻ quan sát được… - Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về nghề nghiệp của bố, mẹ Cô cho trẻ hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”. Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức. - Cho trẻ đọc thơ bài “ bé làm bao nhiêu nghề” -Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề . Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG “ Chạy nhanh lấy đúng tranh” - Phát triển vận động cơ bản : chạy. Củng cố vốn từ cho trẻ. - Phân loại dụng cụ phù hợp với nghề tương ứng. - Rèn luyện trí nhớ cho trẻ. - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ. - Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ. 2 bộ tranh lô tô : 1 bộ về dụng cụ và một bộ về sản phẩm của 3 – 4 nghề khác nhau ( mỗi bộ khoảng 12 – 15 tranh) Cách chơi: - Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 12 – 14 trẻ. - Cô úp sấp tranh lô tô trên bàn. - 2 bộ lô tô để trên bàn, chia trẻ thành 2 nhóm đứng ở 2 góc cuối lớp. Bàn để tranh lô tô Nhóm 1 Nhóm 2 - Cô hô hiệu lệnh “ chạy”, một trẻ nhóm 2 chạy lên, lấy một tranh lô tô để trên bàn, gọi tên dụng cụ hoặc sản phẩm trong tranh rồi chạy nhanh về chỗ. -Khi trẻ nhóm 2 gọi tên đồ vật trong tranh lô tô, thì một trẻ ở nhóm 1 phải gọi tên nghề tương ứng. Cứ tiếp tục cho đến trẻ cuois cùng. Nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ thắng. Cô nên quy định thời gian cho 2 nhóm chơi. 2 nhóm cũng có thể đổi nhiệm vụ cho nhau để tiếp tục chơi. Trò chơi dân gian “Bỏ giẻ” - Trẻ biết chơi trò chơi - Biết chơi đúng luật. - Rèn luyện cơ bắp. - Hứng thú chơi trò chơ. Sân bằng phẳng. - một miếng vải hoặc khăn mùi xoa. - Sân bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. -Cô cho cháu ngồi thành vòng tròn một cháu làm người bỏ giẻ người bỏ giẻ đi đằng sau để bỏ sau lưng bạn làm sao cho bạn không biết nếu bạn biết đứng lên đuổi bạn đã bỏ giẻ mình, nếu đuổi kịp đập vào vai thì người bị bỏ giẻ lại đi bỏ giẻ. CHƠI TỰ DO: Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi -Giấy sỏi, lá cây… -Đồ chơi có sẵn -Đồ chơi mang theo Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống. Kết thúc: Cô khái quát, kết hợp giáo dục, nhận xét buổi dạo chơi, nhắc trẻ rửa tay . HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC: GÓC CHƠI TÊN TRÒ CHƠI YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN Góc chơi đóng vai - Gia đình. - Bác cấp dưỡng - Cửa hàng bán thực phẩm, bán dụng cụ lao động - Bác sĩ - Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi. - Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : gia đình tổ chức đi mua sắm, cha mẹ biết chăm sóc con, bác sĩ, y tá biết ân cần chăm sóc bệnh nhân. - trẻ biết thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Tự rủ bạn cùng chơi tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận. - búp bê các nghề - quần áo, đồ dùng một số nghề. - một số đồ chơi bán hàng, đồ chơi bác sĩ. - Một số phong bì thư. - Dụng cụ lao động chính của một số nghề khác. 1/ Thảo luận : - Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ nghề nghiệp”, cô cho trẻ nói lên những hiểu biết của mình về nghề nghiệp của bố mẹ. - Hỏi trẻ lớp mình có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào? Hôm nay các mẹ sẽ làm gì? Thế có định đưa con đi đâu chơi không? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng mời khách mua hàng cho các cô bán hàng. Cô giáo sẽ dạy các cháu đọc thơ hay kể chuyện?...bác sĩ làm gì? Cô y tá phải như thế nào? Cô dạy trẻ các kỹ năng khám và nghe nhịp tim. - Cô và trẻ trò chuyện về cấu trúc bệnh viện như thế nào?, cho trẻ kể về những hiểu biết của trẻ về công trình xây dựng là bệnh viện và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiến trúc của bệnh viện phải xây như thế nào? Bệnh viện gồm những phần nào? Cổng như thế nào? Hành lang ra sao?.... Cô gợi ý cho trẻ xây dựng bệnh viện có các phòng khám, có cây to... Cô giáo vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi. Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi. - cho trẻ về góc chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận 2/ Qúa trình chơi: -Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống và chú ý những góc chơi chính như xây dựng, gia đình,..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú .... - Ở góc tạo hình cô gợi ý để trẻ vẽ, cắt dán, xếp hình một số nghề nghiệp. Làm búp bê bằng len, rơm, vải vụn, mút xốp... - Ở góc sách cô hướng dẫn trẻ xem truyện, tranh ảnh có nội dung về tình cảm gia đình, nhận xét các nhân vật trong tranh. - Ở góc thiên nhiên cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá, chăm sóc cá. Thả các vật nổi, chìm trong nước rồi tự nhận xét xem những vật nào nổi được trong nước. Tập đong nước vào các chai, so sánh chai đầy, chai vơi, nhận xét tính chất của nước.. - ở góc âm nhạc, cô gợi ý để trẻ biểu diễn lại các bài hát có nội dung trong chủ đề. - Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát có nội dung về tình cảm gia đình. -Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật -Cô chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi. 3/ Nhận xét : -Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi) -Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi -Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau. Góc chơi xây dựng Xây dựng bệnh viện - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu , đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. - Biết XD cùng các bạn. - Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng lắp ghép - Vật liệu xây dựng: cây, que, các loại hình khối bằng gỗ, nhựa gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa . - sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp. Góc tạo hình - Tô màu , xé dán, vẽ…các nghành nghề của bố mẹ - Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về một số nghề nghiệp của bố, mẹ. - Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật. - Biết nặn một số sản phẩm của một số nghề. - Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. -Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp… -Tranh vẽ, tranh xé dán, hột hạt về một số nghề. - Đất nặn, bảng, kéo, hồ… - hột , hạt, que.. Góc Sách - Làm sách, tranh truyện về các nghề trong xã hội - Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn -Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách. -Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay -Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách. - Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập - Giấy, bút chì, hồ dán… - Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ… - Tranh truyện có nội dung về nghề nghiệp. Góc Khám Phá Khoa học - trồng cây, chăm sóc cây. Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. Trẻ biết cách tưới, cắt tỉa lá, lau lá, tưới cây. -Cát nước, đất nặn, mẫu gỗ -Các loại củ, rau, hạt -Giấy để trẻ gấp thuyền - Cây, con vật trong góc thiên nhiên. - Dụng cụ để tưới cây, xới cây.. Góc âm nhạc Bé làm ca sĩ - Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề bản thân, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục ********************************************* Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012 ôô & ôô . HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI : NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Trẻ biết và gọi đúng tên nghề của bố mẹ, biết công việc và dụng dụ, sản phẩm nghề nghiệp của bố mẹ. - Luyện trẻ cách nói và trả lời đầy đủ, tròn câu rõ ràng , mạch lạc. Tập cho trẻ khả năng quan sát, nhận xét. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm lao động, biết ơn và quý trọng người lao động. Biết tránh những nơi lao động nguy hiểm. II. CHUẨN BỊ: -Không gian tổ chức: Trong lớp -Một số tranh ảnh về nghề nghiệp : thợ xây, thợ may, bác sĩ… -Tranh về các dụng cụ của các nghề như : bay, thước, thước day, vải, áo blu, kim tiêm…. III.CÁCH TIẾN HÀNH: *HOẠT ĐỘNG 1: - Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô hỏi trẻ tên bài hát là gì? - Cô hỏi trẻ nghề gì có trong bài hát? Trò chuyện cho trẻ kể về nghề nghiệp của bố mẹ. *HOẠT ĐỘNG 2: - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về một số nghề mà trẻ kể tên: nghề may, thợ dệt, bác sĩ.... - Các con vừa xem những hình ảnh gì? +Nghề thợ xây có những dụng cụ nào? +Cái bay dùng để làm gì? Sản phẩm của nghề xây dựng là gì? Tương tự, cô giới thiệu cho trẻ “ nghề may”, bác sĩ.... Trẻ hát “ cháu yêu cô chú công nhân” Trò chơi: nghề gì đây? . -Cách chơi: Cho trẻ xem các bức ảnh của các nghề. Cô nêu tên dụng cụ của nghề sau đó yêu cầu trẻ lên lấy tranh và đọc đúng tên nghề. Ví dụ : nghề gì cần có kim, chỉ, kéo? Cần bay, thước nhôm, xô, hồ....? Trò chơi: ghép thành bức tranh có nội dung về nghề thợ may, bác sĩ, thợ xây. Cô chia cho 3 tổ, mỗi tổ 4 mảnh ghép, thi dua ghép thành bức tranh có ý nghĩa về nghề nghiệp. Trước khi cho 3 tổ thi đua cô cho trẻ xem 3 tranh mẫu, xem xong thì 3 tổ thi đua ghép tranh, tổ nào ghép xong trước và có ý nghia thì chiến thắng. *HOẠT ĐỘNG 3: Cô cho trẻ về bàn: Vẽ, tô màu về nghề nghiệp của nghề nghiệp của bố mẹ theo ấn tượng của trẻ. Trẻ vẽ, tô màu xong cô cho trẻ hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân” rồi ra chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Chơi ở các góc : I. MỤC ĐÍCH: - Trẻ hoạt động tự do ở các góc theo ý thích của trẻ. - Trẻ biết tự thoả thuận với nhau để dưa ra chủ đề chung. - Trẻ biết chơi theo nhóm và và biết phối hợp các hành độngchơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. - Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng và cất vào đúng nơi quy định. II. CHUẨN BỊ: - Tập hợp, sưu tầm các loại nguyên vật liệu , đồ dùng ,đồ chơi, mô phỏng, tranh ảnh về chủ đề sắp xếp hợp lý ở các góc chơi. - Sắp xếp các góc theo dự kiến đặt ra. - Dự kiến hướng dẫn trẻ hoạt động ở một số góc. III. HƯỚNG DẪN: - Ở mỗi góc cô gợi ý cho trẻ chọn trò chơi, chọn hoạt động phù hợp với chủ đề “ nghề nghiệp của bố mẹ” - Ở các góc cho trẻ chọn vai chơi -> hành động đúng vai chơi, đúng thao tác của từng hoạt động. + Ví dụ : Ở góc nghệ thuật : có thể hoạt động tập thể “ bước đầu tạo ra 1 bức tranh chung: sân khấu. Có thể dùng kỹ năng xé, dán, tô màu... còn hoạt động cá nhân có thể sử dụng kỹ năng nặn, in... + Ở góc học tập- sách: có các bộ tranh chưa hoàn thiện để trẻ tự vẽ hoặc tô màu, dán... để hoàn chỉnh bức tranh. - Trẻ có thể đổi vai và đổi góc chơi theo ý muốn. Cô bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi. Vệ sinh – Bình cờ - Trả trẻ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ..............................................................................

File đính kèm:

  • docCHU DE NGHE NGHIEP .doc
Giáo án liên quan