Giáo án Chủ đề Một số phương tiện giao thông

Thời gian thực hiện: Tuần từ 04/03/2013 đến 12/04/2013

Chủ đề nhánh:

1. Những phương tiện đi trên đường: 2 tuần (04/03/2013 đến 15/03/2013)

2. Máy bay và tàu hỏa: 2 tuần (18/03/2013 đến 29/03/2013)

3. Những phương tiện đi ở dưới nước: 2 tuần (01/04/2013 đến 12/04/2013)

 

doc52 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề Một số phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Thời gian thực hiện: Tuần từ 04/03/2013 đến 12/04/2013 Chủ đề nhánh: 1. Những phương tiện đi trên đường: 2 tuần (04/03/2013 đến 15/03/2013) 2. Máy bay và tàu hỏa: 2 tuần (18/03/2013 đến 29/03/2013) 3. Những phương tiện đi ở dưới nước: 2 tuần (01/04/2013 đến 12/04/2013) MỤC TIÊU GIÁO DỤC LĨNH VỰC MỤC TIÊU NỐI DUNG LƯU Ý Phát triển thể chất 1. Phát triển vận động. * Phát triển các nhóm cơ và hô hấp - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa lên cao hạ xuống. - Chân: Bật chụm 2 chân - Lưng, bụng: Cúi về phía trước * Kỹ năng vận động: Đi trong đường ngoằn nghoèo, đi theo đèn tín hiệu, đi theo hướng thẳng, đi có mang vật trên đầu. * Tập các vận động bằng tay: Dán hình: Ô tô, máy bay, tàu hỏa. 2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: * Sức khỏe: Tập luyện cho trẻ một số thói quen giữ gìn sức khỏe, vệ sinh ăn uống, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Hướng dẫn trẻ phối hợp tay, chân và cơ thể - Củng cố các vận động: Đi, chạy, khả năng định hướng trong không gian, khả năng phản ứng nhanh với các hiệu lệnh. - Tập phát triển các cơ tay, chân, luyện tập phối hợp các giác quan với vận động. - Giáo dục trẻ ăn uống vệ sinh, ăn hết suất, có thói quen văn minh trong ăn uống. Phát triển nhận thức Luyện tập và phối hợp theo giác quan. Trẻ biết đặc điểm và công dụng của một số phương tiện giao thông. - Nhận biết tên gọi, màu sắc của các loại phương tiện giao thông. - Nhận biết kích cỡ, dài, ngắn, to, nhỏ của các phương tiện giao thông. - Biết xếp chồng đồ chơi khéo léo. - Nhận biết lợi ích và một số đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông. - Biết được một số luật cơ bản khi tham gia giao thông. - Dạy trẻ những hành vi tốt khi tham gia giao thông như: Đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn khi đi xe máy, không đùa nghịch khi đi ô tô, khi sang đường phải có người lớn dắt… - Dạy trẻ tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông. - Dạy trẻ biết một số luật phương tiện giao thông thông thường khi tham gia giao thông. - Biết được một số quy định khi tham gia giao thông. Phát triển ngôn ngữ 1. Nghe: - Biết lắng nghe và trả lời những câu hỏi của cô giáo. - Nghe và phân biệt một số phương tiện giao thông quen thuộc. - Nghe, hiểu về nội dung bài thơ, chuyện kể về các phương tiện giao thông. 2. Nói: - Trẻ nói được tên của các phương tiện giao thông thông qua bài thơ, câu chuyện và các hoạt động. - Trẻ thuộc và nói lại, kể lại một số câu đơn giản về các bài thơ, câu chuyện và một số câu đối thoại thông thường khi tham gia giao thông. - Phát triển khả năng hiểu lời nói đơn gian, nghe và bắt chước tiếng kêu của một số phương tiện giao thông. - Khả năng cảm nhận vần điệu, ngữ điệu nhịp điệu của câu thơ, lời nói trong giao tiếp. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội 1. Phát triển tình cảm: - Cảm nhận được cái đẹp, cái hay về nội dung của các bài hát về phương tiện giao thông. - Nhận biết được một số đồ dùng, đồ chơi thuộc loại phương tiện giao thông mà trẻ yêu thích. - Biết cảm nhận được vẻ đẹp của các phương tiện giao thông thông qua các sản phẩm tạo hình như: tô màu ô tô, dán ô tô… 2. Phát triển kỹ năng: - Trẻ hứng thú nghe hát và hát theo cô, hát cùng cô, kết hợp minh họa theo lời bài hát như: Vỗ tay, vận động theo nhịp bài hát. - Trẻ biết thực hành một số quy định của luật giao thông khi tham gia thông qua một số trò chơi. - Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc của trẻ với phương tiện giao thông. - Bé thích phương tiện giao thông nào nhất. CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Thời gian thực hiện: 6 tuần (Từ 4/3 – 12/4/2013) Thứ Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV Tuần V Tuần VI 2 Văn học: Truyện: Bé Bi về quê Văn học: Thơ: Con tàu Văn học: Truyện: Bé Bi về quê Văn học: Thơ: Con tàu Văn học: Truyện: Gấu con đi xe đạp Văn học: Truyện: Gấu con đi xe đạp 3 Hoạt động với đồ vật: Xếp ô tô Hoạt động với đồ vật: Xếp đường đi cho ô tô Hoạt động với đồ vật: Dán hình máy bay Hoạt động với đồ vật: Xếp đoàn tàu Hoạt động với đồ vật: Dán thuyền Hoạt động với đồ vật: Dán thuyền 4 Vận động: - BTPTC: Tập với bóng - VĐCB: Đi trong đường đi ngoằn ngoèo. - TCVĐ: Bong bóng xà phòng Vận động: - BTPTC: Tập với bóng - VĐCB: Đi trong đường đi ngoằn ngoèo. Vận động: - BTPTC: Máy bay - VĐCB: Đi ttheo đèn tín hiệu - TCVĐ: Chim sẻ và ô tô Vận động: - BTPTC: Máy bay - VĐCB: Chạy theo hướng thẳng. - TCVĐ: Chim sẻ và ô tô Vận động: - BTPTC: Tập với bóng - VĐCB: Chạy theo hướng thẳng - TCVĐ: Tàu vào ga Vận động: - BTPTC: Tập với vòng - VĐCB: Chạy theo hướng thẳng. - TCVĐ: Tàu vào ga. 5 Nhận biết phân biệt Ô tô Nhận biết phân biệt Xe đạp Nhận biết phân biệt Máy bay Nhận biết phân biệt Tàu hỏa Nhận biết phân biệt Thuyền Nhận biết phân biệt Thuyền 6 Âm nhạc: - Hát: Đoàn tàu nhỏ xíu - TCÂN: Tai ai tinh. Âm nhạc: - Hát: Tập lái ô tô - TCÂN: Hát theo hình vẽ Âm nhạc: -VĐTN: Tập lái ô tô - Nghe: Em đi chơi thuyền Âm nhạc: - Hát: Tàu vào ga Âm nhạc: - Nghe: Em đi qua ngã tư đường phố - TCÂN: Tai ai tinh Âm nhạc: - Nghe: Em đi qua ngã tư đường phố - TCÂN: Tai ai tinh. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 Tên chủ đề nhánh: Những phương tiện đi trên đường Thời gian thực hiện: Từ 04/03 đến 8/03/2013 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2: / THỨ 3: / THỨ 4: / THỨ 5: / THỨ 6: / - Đón trẻ - Thể dục sáng - Trò chuyện - Cô vui vẻ niềm nở hướng trẻ đến các góc chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm giao thông, xem tranh ảnh quan sát một số phương tiện giao thông. - Tập thể dục buổi sáng: Tập BTPTC: Tập với bóng Hoạt động học Văn học HĐVĐV Vận động NBPB Âm nhạc Truyện: Bé Bi về quê Xếp ô tô BTPTC: Tập với bóng. VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo Ô tô - Hát: Đoàn tàu nhỏ xíu - TVÂN: Tai ai tinh Hoạt động ngoài trời - Xem tranh ảnh về một số phương tiện giao thông. - Quan sát một số phương tiện giao thông mà trẻ được thực tế nhìn thấy. - Hát một số bài hát trong chủ đề: Phương tiện và một số quy định giao thống. - Quan sát thời tiết trong ngày. - Chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ, chim sẻ và ô tô, máy bay - Chơi theo ý thích. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2: / THỨ 3: / THỨ 4: / THỨ 5: / THỨ 6: / Hoạt động góc * Góc HĐVĐV: Xếp ô tô, xếp đoàn tàu, xếp đường đi cho ô tô về bến. - Chuẩn bị: Các khối gỗ (vuông, chữ nhật), rổ đựng, khay để xếp. - Kỹ năng: Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh thành hình ô tô, đoàn tàu. * Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi các loại phương tiện giao thông. - Chuẩn bị: Đồ chơi các loại phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy, xe đạp. - Kỹ năng: Trẻ biết bán đồ chơi các loại phương tiện giao thông, biết cầm tiền và trả tiền cho khách. * Góc sách của bé: Xem sách, tranh ảnh, lôtô về một số phương tiện giao thông. - Chuẩn bị: Sách, tranh ảnh về phương tiện giao thông. - Kỹ năng: Trẻ biết cách cầm sách mở sách khóe léo, biết cách chọn lôtô các phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô. * Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ đề và chơi với nhạc cụ âm nhạc - Chuẩn bị: Đàn, trống, lục lặc, xắc xô, mũ múa. - Kỹ năng: Trẻ hát đúng nhạc và vận động nhún nhảy theo nhạc. Hoạt động chiều * Vận động sau ngủ dậy: - Chơi với một số về phương tiện giao thông - Dán hình ô tô, dán thuyền * Ôn vận động: Đi trong đường ngoằn ngoèo * Ôn truyện: Bé Bi về quê. - Xem băng đĩa ca nhạc - Ôn các phương tiện giao thông. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪ NGÀY Tuần I: Những phương tiện đi trên đường (Từ 04/03 đến 08/03/2013) THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 2 Văn học Truyện: “Bé Bi về quê” * Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung truyện và biết được các nhân vật trong truyện. * Kỹ năng: - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện. - Biết trả lời câu hỏi của cô về nội dung truyện. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Tranh vẽ minh họa nội dung truyện. - Đàn, đài. - Que chỉ * Bước 1: Cô và trẻ vừa đi vừa hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” rồi vào ghế ngồi. * Bước 2: Cô giới thiệu tên truyện. - Kể 1 lần diễn cảm bằng lời nói, cử chỉ. - Kể 2 lần kèm theo tranh minh họa. - Đàm thoại: + Cô vừa kể chuyện gì? + Ngồi trên xe nhìn ra đường Bi đã nhìn thất gì? + Mẹ dặn Bi như thế nào? - Giáo dục trẻ khi ngồi trên ô tô không được thò đầu, thò tay ra ngoài. + Cô kể 3 lần bằng san bàn. - Củng cố NXTD * Bước 3: Cho trẻ chơi trò chơi “Đèn pha” Cách chơi: Trẻ đứng tại chỗ 2 tay giở lên đầu, bàn tay nắm lại, cô nói và làm động THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý tác, trẻ làm theo. - Đèn nhấp nháy là tớ muốn xin đường – Xin nhường đường cho tớ nhé (Các ngón tay cụp vào xòe ra nhiều lần). - Đèn nhấp nháy bên phải – Tớ muốn rẽ phải đấy (tay trái thả xuống, tay phải giơ lên, cụp vào xòe ra nhiều lần) - Đèn nhấp nháy bên trái – rằng tớ muốn xin đường (tay phải thả xuống, tay trái giơ lên, cụp vào xòe ra nhiều lần) THỨ 3 HĐVĐV: Xếp ô tô * Kiến thức - Trẻ nhận biết được hình chữ nhận, hình vuông * Kỹ năng: - Biết xếp hình chữ nhật làm thùng ô tô, hình vuông làm đầu ô tô. * Thái độ: Trẻ hứng thú với hoạt động - Sa bàn, ô tô, tàu hỏa, rổ đồ chơi. - Các khối hình chữ nhận, vuông nhiều màu sắc * Bước 1: Ổn định tổ chức - Cho trẻ chơi làm chú tài xế lái ô tô * Bước 2: Nội dung - Tiếng còi kêu như thế nào? - Tiếng ô tô kêu như thế nào? - Cô cho trẻ đứng trước san bàn và hỏi trẻ: + Cái gì đây? + Ô tô có màu gì? + Đây là cái gì? + Hôm nay cô con mình cùng xếp ô tô nhé. + Cô làm mẫu vừa làm vừa phân tích cách xếp ô tô. * Bước 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ tự xếp, cô quan sát giúp đỡ những trẻ chưa thành thạo và động viên trẻ xếp. - Cuối cùng cô nhận xét buổi học và hướng trẻ ra làm chú lái xe ô tô. THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 4 Vận động - BTPTC: Tập với bóng - VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo - TCVĐ: Bong bóng xà phòng * Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động * Kỹ năng: Trẻ đi khéo léo không đi ta ngoài. - Trẻ thở sâu, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. * Thái độ: Trẻ hứng thú tập - Đàn, dài - Còn đường ngoằn ngoèo. - Một ống thổi xà phòng pha loãng để trong lọ. - Sân tập bằng phẳng * Bước 1: Trẻ xếp hàng 1 và đi theo vòng tròn trên nền nhạc của bài hát “Một đoàn tàu”. * Bước 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung: Tập với bóng + ĐT 1: Đưa bóng lên cao (3 lần) + ĐT 2: Cầm bóng lên (3 lần) + ĐT 3: Bật nhảy * VĐCB: Chạy theo hướng thẳng - Cô giới thiệu đây là con đường ngoằn ngoèo muốn đến được hội chi chúng mình phải đi qua con đường ngoằn ngoèo thật khóe léo. + Cô làm mẫu (2 lần) - Phân tích rõ từng động tác cho trẻ + Gọi trẻ đi lên + Gọi từng tốp 2, 3 trẻ lên đi + Cô quan sát rèn kỹ năng cho trẻ. (Chủ yếu quan tâm trẻ chậm hơn) - Cô giới thiệu luật chơi cách chơi cho trẻ - Cô dùng ống thổi vào nước xà phòng pha loãng, cô thổi bong bóng, trẻ đuổi nhảy lên bắt bong bóng… * Bước 3: Hồi tĩnh Cho trẻ chơi dung dăng dung dẻ (2 lần) THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 5 Nhận biết phân biệt: “Ô tô” * Kiến thức: - Trẻ nhận biết đặc điểm và tên gọi một số loại ô tô. + Hiểu được một số luật lệ giao thông. * Kỹ năng: - Trẻ hiểu và trả lời được câu hỏi của cô. * Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học - Đồ chơi ô tô, tranh các loại ô tô, xe cứu thương, cứu hỏa, taxi. - Lô tô có hình phương tiện giao thông đường bộ. - Một số hình khối chữ nhật, hình vuông * Bước 1: Ổn định tổ chức – Gây ổn định - Cô đố trẻ: Xe 4 bánh Chạy bon bon Máy nổ giòn Kêu bíp bíp * Bước 2: Nhận biết tập nói - Giới thiệu một số loại ô tô, đặc điểm và một số loại giao thông đơn giản. - Cô cho trẻ xem ô tô đồ chơi và hỏi trẻ: + Xe gì đây? + Nó kêu như thế nào? + Bánh xe ô tô có hình gì? + Xe ô tô chạy ở đâu? + Khi có đèn đỏ thì ô tô có được đi không? + Đèn màu gì thì ô tô được đi? - Cô giới thiệu cho trẻ một số loại ô tô, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe taxi và giải thích cho trẻ. - Khi có người ốm cần gọi xe cứu thương, số điện thoại gọi xe cứu thương là 115, cô viết số 115 lên bảng cho trẻ nhìn thấy. * Bước 3: Trò chơi “Nhanh mắt nhanh tay”. - Cho trẻ chơi lô tô 2 – 3 lần * Bước 4: Cho trẻ xếp ô tô - Cô làm mẫu và hướng dẫn trẻ xếp - Trẻ thực hiện THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 6 Âm nhạc - Hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”. - TCÂN: Tai ai tinh * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” trẻ biết hát theo cô * Kỹ năng: - Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ, có kỹ năng hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát. Biết chơi trò chơi âm nhạc. * Thái độ: Trẻ ngồi học ngoan và hứng thú - Đàn, đài. - Thanh gõ. - Xắc xô * Bước 1: Cô và trẻ trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ. * Bước 2: Dạy hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” + Cô hát mẫu cho trẻ nghe - Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả + Cô làm mẫu 2 lần: vừa đàn vừa hát + Hỏi trẻ tên bài hát, giảng giải nội dung - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 1, 2 lần. + Từng tổ hát + đàn đệm + Nhóm hát + đàn đệm + Cá nhân trẻ hát + đàn đệm + Cô và trẻ cùng hát có đàn đệm * Bước 3: TCÂN: Tai ai tinh - Cô giới thiệu tên và luật chơi cho trẻ chơi 3-4 lần. - Nhận xét chơi - Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đi tới 1 nơi Có nhiều phương tiện giao thông - Cho trẻ về góc chơi xếp đoàn tàu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN II Tên chủ đề nhánh: Những phương tiện đi trên đường Thời gian thực hiện: Từ 11/03 đến 15/03/2013 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2: / THỨ 3: / THỨ 4: / THỨ 5: / THỨ 6: / - Đón trẻ - Thể dục sáng - Trò chuyện - Cô vui vẻ niềm nở hướng trẻ đến các góc chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm giao thông, xem tranh ảnh quan sát một số phương tiện giao thông. - Tập thể dục buổi sáng: Tập BTPTC: Tập với bóng Hoạt động học Văn học: HĐVĐV Vận động NBPB Âm nhạc Con tàu Xếp đường đi cho Ô tô - BTPTC: Tập với bóng. - VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo. - TCVĐ: Bong bóng xà phòng Xe đạp - Hát: Tập lái ô tô - TCÂN: Hát theo hình vè Hoạt động ngoài trời - Xem tranh ảnh về một số phương tiện giao thông. - Quan sát một số phương tiện giao thông mà trẻ được thực tế nhìn thấy. - Hát một số bài hát trong chủ đề: Phương tiện và một số quy định giao thống. - Quan sát thời tiết trong ngày. - Chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ, chim sẻ và ô tô, máy bay - Chơi theo ý thích. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2: / THỨ 3: / THỨ 4: / THỨ 5: / THỨ 6: / Hoạt động góc * Góc HĐVĐV: Xếp ô tô, xếp đoàn tàu, xếp đường đi cho ô tô về bến. - Chuẩn bị: Các khối gỗ (vuông, chữ nhật), rổ đựng, khay để xếp. - Kỹ năng: Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh thành hình ô tô, đoàn tàu. * Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi các loại phương tiện giao thông. - Chuẩn bị: Đồ chơi các loại phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy, xe đạp. - Kỹ năng: Trẻ biết bán đồ chơi các loại phương tiện giao thông, biết cầm tiền và trả tiền cho khách. * Góc sách của bé: Xem sách, tranh ảnh, lôtô về một số phương tiện giao thông. - Chuẩn bị: Sách, tranh ảnh về phương tiện giao thông. - Kỹ năng: Trẻ biết cách cầm sách mở sách khóe léo, biết cách chọn lôtô các phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô. * Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ đề và chơi với nhạc cụ âm nhạc - Chuẩn bị: Đàn, trống, lục lặc, xắc xô, mũ múa. - Kỹ năng: Trẻ hát đúng nhạc và vận động nhún nhảy theo nhạc. Hoạt động chiều * Vận động sau ngủ dậy: - Nghe nhạc, nghe hát, nghe băng thơ, truyện. - Trò chơi “Chi chi chành chành” -Chơi 1 số phương tiện giao thông. - Tập làm chú cảnh sát giao thông * Chơi trò chơi: Đoàn tàu nhỏ xíu, máy bay - Xem sách, tranh, ảnh một số phương tiện giao thông - Nghe băng hát và một số bài hát trong chủ đề. - Nêu gương bé ngoan KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG NGÀY Tuần II: Những phương tiện đi trên đường (Từ 11/03 đến 15/03/2013) THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 2 Văn học Thơ: “Con tàu” * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ “Con tàu và hiểu nội dung bài thơ, lời thơ”. * Kỹ năng: - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện. - Biết trả lời câu hỏi của cô về nội dung truyện. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Tranh vẽ hình tàu hỏa đang chạy trên đường. - Tàu hỏa đồ chơi * Bước 1: Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” rồi vào ghế ngồi. * Bước 2: Cô giới thiệu tên truyện. - Kể lần 1 diễn cảm không tranh - Kể lần 2 kèm theo tranh minh họa. - Đàm thoại: + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Đoàn tàu màu gì? + Con tàu chạy như thế nào? + Còi tàu kêu như thế nào? - Cô đọc lần 3 - Dạy trẻ đọc thơ. + Cô đọc từng câu, trẻ nhắc lại. + Cả lớp đọc đồng thành theo cô. + Tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc (cô sửa sai cho trẻ). - Củng cố NXTD * Bước 3: Cho trẻ chơi đoàn tàu nhỏ xíu. - Củng cố bài nhận xét bài, kết thúc giờ học. THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 3 HĐVĐV: Xếp đường đi cho ô tô * Kiến thức: - Trẻ nhận biết được hình chữ nhận, hình vuông, biết màu sắc của các hình khối. * Kỹ năng: - Biết xếp khít và nối tiếp nhau các khối gỗ để tạo thành đường đi. * Thái độ: - Trẻ hứng thú với hoạt động - Các khối hình chữ nhật, vuông nhiều màu sắc. - Đàn, đài. - Đồ chơi ô tô con và ô tô tải - Rổ đựng gỗ. - Khay đựng sản phẩm * Bước 1: Trò chuyện chủ đề - Cô và trẻ hát bài “Lái ô tô” - Cô trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài. * Bước 2: Xếp đường cho ô tô. - Cô giới thiệu đồ chơi và xếp mẫu cho trẻ quan sát. - Cô phân tích cách xếp. - Chia đồ chơi cho trẻ và nhắc lại cách xếp, cô giúp đỡ trẻ chưa xếp được. - Trong khi trẻ xếp cô bật nhạc bài “Lái ô tô và em tập lái ô tô”. * Bước 3: Trẻ xếp xong cô nhận xét - Thường cho trẻ chơi trò chơi lái ô tô - Cô nhận xét tiết học và kết thúc cho trẻ chơi dung dăng dung dẻ và góc xây dựng. THỨ 4 Vận động: - BTPTC: Tập với bóng. - VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo - TCVĐ: Bong bóng xà phòng * Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động. * Kỹ năng: - Trẻ đi khéo léo không đi ra ngoài. - Trẻ thở sâu, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Đàn, đài. - Con đường ngoằn ngoèo. - Một ống thổi xà phòng pha loãng để trong lọ. - Sân tập bằng phẳng. * Bước 1: Trẻ xếp hàng 1 và đi theo vòng tròn trên nền nhạc của bài hát “Một đoàn tàu”. * Bước 2: Trọng động. a. Bài tập phát triển chung: Tập với bóng. - Cho trẻ tập 3 động tác. b. VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo. - Cô giới thiệu tên bài. + Cô làm mẫu (2 lần) - Phân tích rõ từng động tác cho trẻ - Gọi trẻ lên đi THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý * Thái độ: - Trẻ hứng thú tập. + Gọi từng tốp 2, 3, 4 trẻ lên. + Cô quan sát rèn kỹ năng cho trẻ. (Chủ yếu quan tâm trẻ chậm hơn) c. TCVĐ: Bong bóng xà phòng. - Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ. - Cô dùng ổng thổi vào nước xà phòng pha loãng, cô thổi bong bóng, trẻ đuổi nhảy lên bắt bóng. * Bước 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 lần quanh phòng tập. THỨ 5 Nhận biết phân biệt: “Xe đạp” * Kiến thức: - Trẻ nhận biết đặc điểm và tên gọi xe đạp * Kỹ năng: - Trẻ hiểu và trả lời được câu hỏi của cô. - Trẻ biết cách ngồi khi đi xe đạp. * Thái độ: Trẻ hứng thú tham - Một chiếc xe đạp tranh các loại xe đạp. - Tranh lô tô - Một chiếc xe đạp 3 bánh * Bước 1: Cô và trẻ cùng hát bài “Bác đưa thư vui tính”. - Trò chuyện với trẻ chủ đề và dẫn dắt trẻ vào bài. * Bước 2: Nhận biết tập nói xe đạp. - Xe đạp: Cô làm tiếng kêu của xe đạp “kinh coong kinh coong” đưa tranh xe đạp ra phía trước trẻ và hỏi trẻ đí là xe gì? - Khi trẻ trả lời cô chú ý nhắc trẻ để luyện cho trẻ phát âm từ “xe đạp”. + Xe đạp để làm gì? THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý gia vào tiết học + Tiếng chuông của xe đạp như thế nào? + Đây là bộ phận gì của xe đạp (tay lái, yên xe, bàn đạp) + Bánh xe đạp có hình gì? THỨ 6 Âm nhạc: - Hát “Tập lái ô tô”. - TCÂN: Hát theo hình vẽ * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “Tập lái ô tô”, trẻ biết hát theo cô. * Kỹ năng: - Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ, có kỹ năng hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát. Biết chơi trò chơi âm nhạc. * Thái độ: - Trẻ ngồi học ngoan và hứng thú. - Trẻ ngồi ghế hình chữ U. - Đàn, đài, dụng cụ âm nhạc. * Bước 1: Cô và trẻ trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ. * Bước 2: Dạy hát “Tập lái ô tô” + Cô hát mẫu 1 lần cho trẻ nghe. - Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả. + Cô làm mẫu lần 2 kết hợp điệu bộ minh họa bài hát có đàn đệm. + Giảng giải nội dung bài hát. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 1, 2 lần. + Từng tổ hát + đàn đệm. + Cá nhân trẻ hát + đàn đệm + Cả lớp hát lại. * Bước 3: TCÂN: Hát theo hình vẽ. - Cô giới thiệu tên và luật chơi cho trẻ 3 – 4 lần. - Cô đưa tranh có hình về phương tiện gì thì trẻ hát về phương tiện đó. - Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đi tới 1 nơi Có nhiều phương tiện giao thông - Cho trẻ về góc chơi xếp đoàn tàu. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN III Tên chủ đề nhánh: Máy bay và Tàu hỏa Thời gian thực hiện: Từ 18/03 đến 22/03/2013 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2: / THỨ 3: / THỨ 4: / THỨ 5: / THỨ 6: / - Trò chuyện - Thể dục sáng - Trò chuyện: Xem tranh ảnh và quan sát một số phương tiện giao thông. - Cho trẻ tập: BTPTC: Máy bay (4 động tác). + ĐT 1: Máy bay kêu ù ù (2 – 3 lần) + ĐT 2: Máy bay cất cánh (2 – 3 lần) + ĐT 3: Máy bay tìm chỗ hạ cánh (2 – 3 lần) + ĐT 4: Máy bay hạ cánh (3 lần) Hoạt động học Văn học: HĐVĐV Vận động NBPB Âm nhạc Bé Bi về quê Dán hình máy bay - BTPTC: Máy bay - VĐCB: Chạy theo hướng thẳng. - TCVĐ: Chim sẻ và ô tô. Máy bay - VĐTN: Tập lái ô tô. - Nghe: Em đi chơi thuyền Hoạt động ngoài trời - Xem tranh ảnh về một số phương tiện giao thông. - Quan sát một số phương tiện giao thông mà trẻ biết. - Hát một số bài hát trong chủ đề. - Chơi trò chơi: Chim sẻ và ô tô, máy bay - Chơi theo ý thích. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2: / THỨ 3: / THỨ 4: / THỨ 5: / THỨ 6: / Hoạt động góc * Góc HĐVĐV: Xếp ô tô, xếp tàu hỏa, dán hình máy bay. - Chuẩn bị: Các khối gỗ (vuông, chữ nhật), hồ dán, giấy, bông tăm. - Kỹ năng: Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh thành hình ô tô, biết phết hồ vào mặt trái của hình để dán. * Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ chơi các loại phương tiện giao thông. - Chuẩn bị: Đồ chơi các loại phương tiện giao thông. - Kỹ năng: Trẻ biết bán đồ chơi các loại phương tiện giao thông. * Góc sách của bé: Xem sách, tranh ảnh, lôtô về một số phương tiện giao thông. - Chuẩn bị: Sách, tranh ảnh về phương tiện giao thông. - Kỹ năng: Trẻ biết cách cầm sách mở sách khéo léo. * Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ đề và chơi với nhạc cụ âm nhạc. - Chuẩn bị: Đàn, trống, lục lặc, xắc xô, mũ múa. - Kỹ năng: Trẻ hát đúng nhạc và vận động nhún nhảy theo nhạc. Hoạt động chiều Vận động sau ngủ dậy: - Chơi với một số về phương tiện giao thông. - NB về màu sắc của các phương tiện đó - Dán hình ô tô - Dán hình máy bay * Ôn vận động: - Đi trong đường ngoằn ngoèo. - Xem tranh ảnh về phương tiện giao thông. * Ôn truyện: Bé Bi về quê. - Các bài thơ về chủ điểm. - Ôn lại các bài hát về phương tiện giao thông. - Nêu gương bé ngoan. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG NGÀY Tuần III: Máy bay và Tàu hỏa (Từ 18/03 đến 22/03/2013) THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 2 Văn học Truyện: “Bé Bi về quê” * Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung truyện và biết được các nhân vật trong truyện. * Kỹ năng: - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện. - Biết trả lời câu hỏi của cô về nội dung truyện. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Tranh vẽ minh họa nội dung truyện. - Đàn, đài. * Bước 1: Trò chuyện với trẻ về chủ điểm và dẫn dắt trẻ vào bài. * Bước 2: Kể chuyện. - Kể lần 1 diễn cảo bằng lời nói và cử chỉ. - Kể lần 2 kèm theo tranh minh họa. - Giảng giải nội dung và đàm thoại. - Cô kể lần 3 - Cô hỏi lại trẻ tên câu truyện vừahocj - Giáo dục lễ giáo cho trẻ - Củng cố bài – nhận xét tiết dạy. THỜI GIAN TÊN HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LƯU Ý THỨ 3 HĐVĐV: Dán hình máy bay * Kiến thức: - Trẻ nhận biết được hình chữ nhật và hình tam giác. * Kỹ năng: - Biết cách dán, dính, chấm hồ để dán ô tô. * Thái độ: - Yêu quý sản phẩm do mình làm ra. - Tranh dán mẫu của cô, bài dán, giấy màu, hồ, khăn. - Hình chữ nhật, hình tam giác. * Bước 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Cho trẻ xem tranh dán hình máy bay mẫu. + Hỏi trẻ những gì để ghép được thành máy bay. * Bước 2: Dán hình máy bay. * Cô làm mẫu 1 lần. - Cô dán đầu máy bay là hình tam giác, thân máy bay là hình chữ nhật, cánh máy bay là hình tam giác và đuôi máy bay cũng là hình tam giác. - Nói rõ cách chấm hồ và bôi hồ vào mặt trái của hình. * Trẻ thực hiện: - Cô phát giấy, hồ và bông tăm cho trẻ dán. - Trong quá trình dán cô báo quát và giúp đỡ trẻ chưa thành thạo. * Bước 3: Trưng bày và nhận xét tranh của bé.

File đính kèm:

  • docGiao an chu de GIAO THONG 2436 thang.doc