I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ kỹ năng vận động trèo lên xuống thang. Biết phối hợp chân nọ tay kia một cách nhẹ nhàng.
- Phát triển cơ tay, chân, rèn luyện sự khéo léo, nhịp nhàng, sự tự tin cho trẻ.
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe cô và thực hiện các yêu cầu củacô.
- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi và chơi vui hứng thú.
II. Chuẩn bị:
- Thang để dạy vận động.
- Sân tập bằng phẳng.
III. Tổ chức hoạt động:
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh 1: Những con vật nuôi gần gũi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT NUÔI GẦN GŨI
Thứ 2 ngày 13 tháng 2 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC: TRÈO LÊN XUỐNG THANG
TCVĐ: MÈO ĐUỔI CHUỘT
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ kỹ năng vận động trèo lên xuống thang. Biết phối hợp chân nọ tay kia một cách nhẹ nhàng.
- Phát triển cơ tay, chân, rèn luyện sự khéo léo, nhịp nhàng, sự tự tin cho trẻ.- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe cô và thực hiện các yêu cầu củacô. - Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi và chơi vui hứng thú.
II. Chuẩn bị:
- Thang để dạy vận động.
- Sân tập bằng phẳng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Khởi động: - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Về đội hình 2 hàng dọc điểm số 1 - 2 tách hàng
- Trẻ đi các kiểu đi.
* Trọng động: a. BTPTC: * Động tác tay: Tay đư ra phía trước, lên cao. * Động tác chân: Ngồi khuỵu gối
* Động tác bụng: Đứng quay người sang 2 bên. * Động tác bật: Bật tách, khép chân. b. VĐCB: - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động "Trèo lên xuống thang". - Cho cả lớp nhắc lại tên vận động. - Để thực hiện vận động đúng các con chú ý xem cô làm trước. * Cô làm mẫu: - Lần 1: Không giải thích. - Lần 2: Giải thích. Cô đứng trước thang 2 tay nắm vào dóng thang cao ngang vai. Khi có hiệu lệnh trèo, cô bước 1 chân lên dóng thang thứ nhất, đồng thời tay không cùng bên chân nắm lên dóng thang trên vai. Bước tiếp chân sau lên dóng thang thứ 2 thì tay kia nắm lên dóng thang trên. Cứ như vậy cô trèo liên tục chân nọ tay kia và khi trèo xuống thang cô cũng trèo lần lượt chân nọ tay kia. - Hỏi lại tên vận động: Cô vừa thực hiện xong vận động gì? - Mời trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem. * Trẻ thực hiện: - Cho mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần. - Trẻ yếu có thể trèo lại. => Trong quá trình trẻ thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa quan sát sửa sai cho trẻ. c. TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Cô thấy các con học rất ngoan, bây giờ cô sẽ thưởng các con chơi trò chơi: " Mèo đuổi chuột ". - Trẻ nhắc lại tên trò chơi.
- Cho cả lớp chơi 2 - 3 lần. Cô quan sát giúp trẻ chơi tốt.
3l x 8n3l x 8n2l x 8nQuan sát cô làm mẫuTrèo lên xuống thang2 -3 trẻTrẻ thực hiện
- Mèo đuổi chuột.
3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở 2 - 3 vòng. - Nhận xét, tuyên dương.
- Trẻ hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát cây quất
TCVĐ: Mèo và chim sẻ
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của cây, ích lợi, tác dụng của cây đối với chúng ta
2. Kỹ năng
- Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
II. Chuẩn bị.
- Cây hoa chuông.
- Chỗ quan sát rộng sạch an toàn.
- Tư trang cô trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
1. HĐCMĐ: Quan sát cây quất
- Cho trẻ đi từ lớp ra sân hát bài “Đi chơi’’đến bên cây quất đứng.
- Cây gì đây các con?
- Các con có nhận xét gì về cây này ?(Cô cho trẻ tự nói )
- Cô gợi hỏi trẻ nói về gốc cây, thân cây, tán lá, ngọn …
- Cho trẻ sờ, tri giác vào thân cây, lá và hỏi trẻ: Các con thấy thân cây như thế nào,màu gì ?
-Thân cây có những gì?
- Các tán lá như thế nào? Trên ngọn cây như thế nào?
- Cây trồng để làm gì?
- Nhà con có trồng cây quất không?
- Cho trẻ kể tên một số loại cây cảnh khác
*Cô giáo dục trẻ chăm sóc,bảo vệ cây
2. Trò chơi: Mèo và chim sẻ
- Cô giới thiệu tên trò. Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4 - 5 lần (Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cô và lớp mình vừa chơi trò chơi gì?
3.Chơi tự do: Chơi theo ý thích
Chơi với đu quay, cầu trượt ngoài trời. (Cô quan sát bao quát trẻ )
Hoạt động của trẻ
- Cây quất ạ
- 3- 4 trẻ nhận xét
- trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Nghe cô
- Trẻ nghe
- Chơi 4-5 lần
- Chơi tự do
Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH: TRÒ TRUYỆN VỀ MỘT SỐ CON VẬT GẦN GŨI
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm, cấu tạo của một số con vật sống trong gia đình
- Phân biệt được đặc điểm của động vật có 2 chân và động vật có 4 chân.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết so sánh, phân biệt và đàm thoại
- Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình;
- Biết tác dụng của các con vật này.
II. Chuẩn bị:
- Một số con vật bằng đồ chơi (Con lợn, con gà, con chó, con lợn)
- Lô tô các con vật nuôi trong gia đình
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ đi từ ngoài vào vừa đi vừa hát bài" Gà trống mèo con và cún con"
- Trò chuyện cùng trẻ về các con vật nuôi trong gia đình => trẻ về chỗ ngồi của mình
* Hoạt động 2: Gây hứng thú và giới thiệu bài
Cô giới thiệu một số con vật = rối dẹt để trẻ kể tên con vật và để trẻ đọc tên các con vật( Con gà, mèo, chó, vịt, gà trống com lợn……) Tất cả những con vật này đều là những con vật sống ở trong gia đình nhà bạn búp bê đấy. Muốn biết chúng có đặc điểm như thế nào giờ học hôm nay cô cùng các con hãy kể cho nhau nghe nhé!
* Hoạt động 3: Khai thác kiến thức của trẻ.
( Cô cho trẻ kể tên những con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết; Khuyến khích để trẻ nêu đặc điểm cấu tạo và các chức năng khác của các con vật mà trẻ biết) Cô để trẻ tự do suy nghĩ và trả lời .
* Hoạt động 4: Cung cấp kiến thức cho trẻ.
* Làm quen với con gà( Cô đưa ra mô hình đồ chơi )
- Con gà trống: Gà trống có 3 phần ( Đầu gà; Mình gà' Đuôi gà) Đầu gà có cái mào đỏ tươi, gà có mỏ nhỏ và nhọn dùng để mổ thức ăn đấy . Mình gà trống to có 2 cái chân Gà trống có cái chân rất cao và chạy cũng rất nhanh. ở nhà đã có bạn nào đuổi bắt được con gà trống như thế này chưa? ( Chưa); Chân của gà trống có những cựa rất nhọn và sắc để gà trống bới rác tìm mồi đấy( Cho trẻ đọc: Gà trống; )
+ Gà trống còn có cái đuôi dài cong với bộ lông sặc sỡ.
+ Gà trống có tiếng gáy rất vang và hay tiếng gáy của gà trống giúp cho mọi người dạy sớm đi làm và chúng mình thì dậy sớm để đi học
=> cho trẻ giả làm tiếng gà gáy
- Con gà mái( Cô treo tranh gà mái ) và giới thiệu
Con gà mái này có bộ lông như thế nào? ( Vàng)
Gà mái cũng có 3 phần: Đầu , mình, đuôi
Đầu Gà mái cũng có cái mỏ nhọn và sắc, chân gà cũng có cựa nhỏ để bới rác nhặt mồi đấy? Thế theo con thì gà ăn thức ăn gì? Có giống như gà trống không? Gà mái có gáy được không?( Không) vậy gà mái biết làm gì? (Đẻ trứng) . Gà trống và gà mái đều giống nhau là cho chúng ta một nguồn thức ăn quý giá đấy; thịt gà có nhiều chất đạm mà chúng ta ăn vào thì nhanh lớn, ăn thịt gà các con thấy có ngon không? Vậy chúng ta giúp đỡ bố mẹ cùng chăm sóc và cho gà ăn hàng ngày nhé.
- Làm quen với con vịt ( Treo tranh)
- Cho trẻ đọc" Con Vịt"
- Con vịt cũng có 3 phần: Đầu mình và đuôi
+ Đầu vịt có cái mỏ : Mỏ vịt to, bẹt , rất khác so với mỏ gà nhỏ và nhọn các con có biết vì sao mà mỏ vịt lại to và bẹt không?( Kiếm mồi ở dưới nước)
+ Mình vịt có bộ lông dày xốp và nhẹ (Vì sao lại dày xốp và nhẹ ? ( Vịt nổi , bơi trên mặt nước) Cô gợi ý để trẻ suy đoán và trả lời
bạn nào biết vịt không có tay mà sao vịt lại biết bơi và còn bơi nhanh nữa? ( Nhờ có đôi chân có màng )Khi bơi lội vịt còn dùng 2 cái chân để bơi đấy chính vì vậy mà chân vịt phải có màng để nó như cái mái chèo đẩy đi đấy vịt cũng có đuôi; đuôi vịt luôn vẫy vẫy để bơi đúng hướng và khi lên bờ thì nó giũ nước đi cho nhanh đấy.
* So sánh gà trống và gà mái, vịt con
- Giống nhau:
Đều là con vật sống trong gia đình là động vật ăn hột hạt và gà mái và vịt đều là động vật biết đẻ trứng có 2 chân đấy.
Gà ,Vịt đều là nguồn thực phẩm giầu chất đạm; ăn nhiều thịt gà chúng ta rất nhanh lớn và khỏe mạnh, thông minh nữa.
- Khác nhau
Gà có cái mỏ nhỏ và nhọn còn vịt lại có cái mỏ to và bẹt, chân gà thì dài , có cựa nhọn còn chân vịt thì có màng ! Tại sao mỏ vịt thì to và bẹt chân lại có màng còn mỏ gà lại nhỏ và nhọn, chân gà thì có cựa sắc?( Gà phải bới rác tìm mồi và mồi của chúng là những con giun con dế, con cào cào châu chấu…. còn Vịt thì phải bơi lội và tìm mồi là con cá, con tép ở bùn nước nên vịt có cái chân to nhờ có màng để Vịt đi trên bùn được rất nhanh.
Gà thì sống trên cạn còn vịt bơi lội dưới nước.
- Làm quen với con lợn :
Cô đưa ra con lợn bằng đồ chơi và hỏi trẻ tên con vật ( Con lợn) Con lợn cũng có 3 phần : Đầu, mình và đuôi.
+ Đầu lợn có 2 cái tai, tai lợn cũng rất to đấy, lợn có 2 cái mắt vì lợn là loại động vật rất hay ăn nên nó cũng rất béo; béo híp cả mắt lại đấy; mình lợn thì to dài, Lợn có 4 chân; lợn có 4 chân vì thân hình con lợn rất to nặng nề và nhờ có 4 cái chân (Cô cho trẻ đếm số chân lợn) này nâng đỡ được thân hình to khỏe của nó đấy. Lợn có cái đuôi dài luôn luôn ngoe nguẩy để đuổi ruồi muỗi; lợn là động vật to lớn và khỏe nên cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm vô cùng quý giá ngày nào chúng ta cũng được các bác các cô trong trường cho ăn loại thực phẩm này khi ăn các con thấy thế nào? Có ngon miệng không? Thịt lợn chế biến được những món gì nhỉ? (Rang, luộc, rán, làm nem, làm chả…..) . Lợn là loại động vật đẻ con đấy mỗi lứa lợn sinh ra rất nhiều con. Đã bạn nào nhìn thấy những chú lợn con chưa? Chúng có đáng yêu không? Vì mẹ chú sinh ra nhiều con thế nên chúng phải tranh nhau bú thì mới chóng lớn được cũng vì thế mà thức ăn của lợn chủ yếu là gì? (Cám, rau….)
* So sánh (con gà, con vịt; Con lợn )
Chúng có đặc điểm giống nhau:
+ Là động vật sống trong gia đình; là nguồn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng….
Khác nhau: Lợn là động vật có 4 chân; biết đẻ con. Gà và vịt biết đẻ trứng, có 2 chân…
Thức ăn của chúng cũng khác nhau Gà vịt chủ yếu là ăn hột hạt còn lợn chủ yếu là ăn cám, cháo, rau,…..
* Hoạt động 5: Đàm thoại
( Cô đàm thoại cùng trẻ về đặc điểm của từng con vật)
- Con gà trống, gà mái có cái mỏ như thế nào?( Nhỏ và nhọn
- Chúng thường kiếm mồi bằng gì? Mỏ và chân bới) môi trường sống của chúng ở đâu?( Trên bờ)
- Con vịt thì kiếm mồi ở đâu? ( Dưới nước) Tại sau mỏ vịt lại to và bẹt? ( mò tôm tép cá con ở dưới nước)
- Vịt bơi được ở dưới nước là nhờ có cái gì?( Bộ lông nhẹ dầy và xốp)
+ Gà vịt giống nhau ở điểm nào?( đều có 2 chân, đẻ trứng, thức ăn chủ yếu là hột hạt) đều là nguồn thực phẩm rất giầu chất đạm……
- Con lợn có 4 chân để con thức ăn chủ yếu là cám, rau)
( Cô củng cố nhắc một số điểm chính của động vật sống trong gia đình như loại động vật có 2 chân đẻ trứng; động vật có 4 chân để con; thức ăn là hột hạt và thức ăn là cơm, cám, rau….
Trò chơi củng cố bằng lô tô( Gọi tên con gì thì giơ con đó)
* Hoạt động 6: Trò chơi " Về đúng chuồng"
Cho mỗi trẻ một quân hình lô tô các con vật mà trẻ yêu thích cô có 3 cái nhà của 3 con vật nhiệm vụ của các con là phải về đúng nhà khi có hiẹu lệnh của cô. Trong quả trình chơi bạn nào về nhầm nhà thì phải nhảy lò cò quanh lớp..
- Cho tr ẻ ch ơi 3 - 4 lần
- C ô bao quát trẻ
* Kết thúc
- Cho trẻ ra sân chơi nhẹ nhàng
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ nói chuyện cùng cô về các con vật => nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình
- Trẻ được nêu ra ý kiến của mình
- Cho trẻ đọc tên " Gà trống"
- Tất cả trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát và kể cho cô và các bạn cùng nghe
- Trẻ làm tiếng gà gáy cùng cô
- Trẻ Đọc" Gà mái"
- Trẻ trả lới bằng hiểu biết của mình.
- Trẻ đọc" Con Vịt"
- Trẻ trả lời
- Trẻ suy nghĩ trả lời
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lới cùng cô
- Trẻ đọc " Con lợn"
- Cô cho trẻ nói quan điểm của trẻ và đếm số chân lợn.
- Trẻ trả lời ( Cá nhân)
- Cho trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo các câu hỏi của cô
- Trẻ chơi
-Trẻ chơi cùng nhau
-Trẻ ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát ''vườn rau''
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của một số loại rau trong vườn, biết ích lợi của rau
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ có ý thức không dẵm nát rau, không nhổ nghịch vv…
II. Chuẩn bị.
- Vườn rau của trường
- Chỗ quan sát, sân chơi sạch sẽ, an toàn.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát vườn rau
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân đến bên vườn rau, Cô hỏi trẻ
- Vườn gì đây các con?
- Các con có nhận xét gì về vườn rau này?
(Cô cho trẻ tự nói )
- Cô gợi hỏi trẻ nói về tên gọi, thân cây, lá,…
- Đây là gì?
- Lá cây như thế nào, có màu gì?
- Cây trồng để làm gì?
- Cây gì đây?
- Các con có nhận xét gì về cây rau này?
- Cây có những gì? lá như thế nào ?
- Cây cải trồng cho ta để lầm gì
- Trong vườn còn có cây rau gì nữa đây
- Các con có nhận xét gì về cây rau này?
Cành lá như thế nào?
- Tương tự với các loại rau khác nữa ….
- Rau giúp ích gì cho con người
- Cô cho trẻ kể tên một số loại rau khác nữa ngoài rau trong vườn
* Cô giáo dục trẻ chăm sóc rau, không phá dẵm nát rau, không nhổ nghịch ăn rau cho ta nhiều chất rinh dưỡng giúp cơ thể phát triển chính vì vậy cần ăn rau nhiều trong các bữa ăn hàng ngày vv…
2. Trò chơi : Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi ,
- Cho trẻ chơi 4 - 5 lần
(Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cô và lớp mình vừa chơi trò chơi gì?
3. Chơi tự do :
- Chơi với đồ chơi ngoài trời đu quay, cầu trượt
(Cô quan sát bao quát trẻ )
- Vườn rau ạ
- Cho cả lớp nhận xét
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Nghe cô
- Trẻ nghe
- Chơi 3 – 4 lần
- Mèo đuổi chuột
- Trẻ chơi tự do
Thứ 6 ngày 17 tháng 2 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ÂM NHẠC: DH: Gà trống mèo con và cún con
NH: Gà gáy le te
TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ hát và vân động v ỗ tay theo tiết tấu chậm nhịp nhàng theo lời bài hát cùng cô
2. Kỹ năng
- Nhằm phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Trẻ vui tươi, hồn nhiên.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu thích giờ học âm nhạc, yêu quý các con vật
II. Chuẩn bị
- 1 số đồ vật để cho trẻ chơi trò chơi
- Cô và trẻ ngồi hình chữ u
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt đông của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: DH: Gà trống mèo con và cún con
Lắng nghe
- Cô đọc câu đố về 1 con vật đáng yêu
Con gì gáy ò, ó, o
Sáng sớm tinh mơ gọi người thức giấc
- Cô còn biết có một bài hát rất hay nói về các con vật đáng yêu trong gia đình cm các con có biết đó là bài hát gì không?
- Giờ cô mời các con hãy hát thật hay bài hát này nào?
- Với bài này cô đã dậy các con vận động như thế nào?
- Vậy bây giờ cô mời các con đứng dậy nhẹ nhàng về chỗ ngồi hát và múa bài hát này nào?
- Cho lớp thực hiện 3 - 4 lần
+ Cả lớp đứng dậy hát và vận động
- Tổ hát và vận động 2 -3 tổ
- Nhóm hát và múa: 3 Nhóm vỗ
- Cá nhân: Cô cho 2 - 3 trẻ
- Cô mời trẻ lên vận động
-> Cô động viên trẻ
* Hoạt động 2: Nghe hát “ Gà gáy le te”
- Các con ạ cô thấy các con hát và vận động rất hay bài hát rồi và sau đây cô xin hát tặng các con bài hát “ Gà gáy le te” nhé
- Lần 1: Cô hát
+ Cô vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Lần 2: Cô hát kết hợp điệu bộ
+Trẻ vận động cùng cô
- Lần 3: Cô đệm đàn và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Cô thấy các con học giỏi còn chú ý nghe cô hát bài hát nưã
- Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “Ai đoán giỏi” nhé.
- Cô nói cách chơi và luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô và lớp vừa chơi trò chơi gì?
* Kết thúc: Cho trẻ ra sân chơi nhẹ nhàng
- Nghe gì?
- Con gà trống ạ
- Trẻ nói tên bài hát
- Trẻ hát
- Hát và vận động ạ
- Trẻ thực hiện
- Cả lớp thi đua nhau hát và vận động
- Tổ hát và vận động
- Nhóm hát
- Cá nhân thực hiện
- Chú ý nghe cô hát
- Gà gáy le te
- Trẻ nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Ai đoán giỏi
- Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát '' Cây hoa sữa''
TCVĐ: Tung bóng
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh
- Trẻ quan sát, nói được đúng tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của cây hoa sữa, ích lợi, tác dụng của cây hoa sữa,
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa, biết đoàn kết vui vẻ khi chơi...
II. Chuẩn bị.
- Cây hoa sữa. Que chỉ.
- Chỗ quan sát, sân chơi rộng sạch an toàn.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐCMĐ: Quan sát cây hoa sữa
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân hát bài “Đi chơi ’’đến bên cây hoa sữa
- Cây hoa gì đây các con ?
- Cô gợi hỏi trẻ nói về cây hoa sữa, thân cây, lá, hoa...
- Cây hoa sữa trồng để làm gì ?
- Ngoài cây hoa sữa ra các con còn biết những cây gì nữa?
*Cô giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây hoa...
2. Trò chơi: Tung bóng
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi (Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi )
- Cô hỏi lại tên trò chơi
3. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời , với bóng (Cô quan sát bao quát trẻ chơi)
- Hết giờ cô cho trẻ rửa tay rồi vào lớp học
- Cây hoa sữa
- 3- 4 trẻ nhận xét
- Để làm cảnh, để lấy bóng mát……
- Trẻ kể
- Chơi 4 - 5 lần
- Trẻ trả lời
- Chơi tự do
- Trẻ vào lớp
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG RƯNG
Thứ 3 ngày 21 tháng 3 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH: NẶN CÁC CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng nặn đã học để nặn c ác con vật trong rừng như con voi, thỏ, hươu...
2. Kỹ năng
- Nhằm rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ hào hứng tạo sản phẩm
II. Chuẩn bị.
- Bảng, đất nặn cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện vào bài
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đố bạn” và đi về chỗ ngồi.
- Bài hát nói về con gì?
- Những con vật đó sống ở đâu?
- Hôm nay cô con mình cùng nặn những con vật sống trong rừng mà chúng mình thích nhất nhé!
* Hoạt động 2: Đàm thoại
- Trong các con vật sống trong rừng mà hàng ngày cô con mình đã được nặn các con thích nặn con vật nào?
- Vậy con sẽ nặn con voi như thế nào?
- Con sẽ nặn phần nào trước? Nặn như thế nào?
- Để cho con voi nặn được đẹp thi khi nặn con phải nặn ra sao?
- Ngoài con voi ra thì con còn thích nặn con vật gì nữa?
- Con sẽ nặn con hươu như thế nào?
- Bạn nào con thích nặn những con vật khác nữa?
-> Vậy bây giờ các con hãy nặn những con vật sống trong rừng mà chúng mình thích nhất nhé!
* Hoạt động 3: Trẻ nặn
- Cô cho trẻ nặn các con vật mà trẻ yêu thích nhất
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ dừng tay bằng 1 vài động tác thể dục nhẹ nhàng
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ nào vẽ xong trước cô cho đem sản phẩm lên trưng bày. Gần hết thời gian cô cho trẻ dừng tay, lần lượt mang sản phẩm lên trưng bày
- Nhận xét sản phẩm. Gọi 5 - 6 trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích những trẻ sáng tạo. Cổ vũ khích lệ những trẻ còn chậm.
* Kết thúc: Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi
- Trẻ hát
- Con khỉ, gấu, hươu…
- Trong rừng
- Vâng ạ
- Con voi, hươu...
- Trẻ trả lời
- Nặn thật mịn ạ
- Con hươu ạ
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ nặn theo ý thích
- Trẻ dừng tay
- Đem sản phẩm lên trưng bày
- Nhận xét bài của bạn
- Trẻ ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: QUAN SÁT BẦU TRỜI
TCVĐ: Kéo co
CTD: Chơi với bóng, phấn.
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đặc điểm bầu trời buổi sáng.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh chung, chơi đoàn kết
II. Chuẩn bị
- Dây kéo co, bóng.
- Địa điểm dạo chơi sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gon gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời
- Cô và trẻ hát “ Khúc hát dạo chơi” ra sân
"Cô và các con hôm nay quan sát bầu trời nhé
- Con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
- Bầu trời có gì nào?
- Trên trời có nhiều mây không
- Mây có màu gì?
- Con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
" Thời tiết lạnh giá nên các con phải mặc áo ấm, đi tất, gang tay, không nghịch nước lạnh sẽ bị ốm.
- Để vườn trường đẹp không khí trong lành các con phải như thế nào?
" Cô giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc bảo vệ cây xanh vườn trường.
2. Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi 1 lần
- Tổ chức cho trẻ chơi
"Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Các con vừa chơi trò chơi gì
Cô giáo dục trẻ chơi vui vẻ đoàn kết
3.Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn
- Trẻ tự chơi. Cô quan sát giúp trẻ
Trẻ hát ra sân
Bầu trời cao
Trẻ nêu nhận xét
Có ạ
Lạnh giá
Giữ vệ sinh ạ
2-3 lần
Kéo co
Trẻ chơi tự do
Thứ 5 ngày 23 tháng 2 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VĂN HỌC: KỂ CHUYỆN: CHÚ DÊ ĐEN
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật trong truyện và nội dung câu chuyện. Kể lại được câu chuyện.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan có ý thứ học và học tập tính dũng cảm của chú dê đen.
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa câu chuyên.
- Mô hình các con vật sống trong rừng.
- Cho trẻ ngồi hình chữ u.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú- giới thiệu bài.
- Cho trẻ đi thăm quan mô hình các con vật sống trong rừng.
Đi cùng cô
- Trong khu rừng nay có những con vật nào?
Trẻ kể
-> Cô dẫn dắt trẻ vào câu chuyện
2. Cô kể diễn cảm
- Lần 1: Không dùng tranh
- Các con sẽ đặt tên cho câu chuyện là gì?
Lắng nghe
Trẻ trả lời
- Lần 2: Dùng tranh minh họa
3. Đàm thoại – giảng giải – Trích dẫn
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
Chú dê đen
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
Dê trắng, chó sói, dê đen
-> Câu chuyện kể về chú dê trắng dê đen và chó sói. Chú dê trắng nhút nhát nên đã bị chó sói ăn thịt, con chú dê đen dũng cảm gan dạ nên cho sói không ăn thịt được mà nó con sợ hãi và bỏ chạy vào rừng sâu đó.
- Dê trắng vào rừng để làm gì?
Tìm ăn lá non và uống nước mát
- Dê trắng đã gặp ai?
Trẻ trả lời
- Thấy dê trắng chó sói quát hỏi thế nào?
- Dê trắng run lên vì sợ hãi nên điều gì đã xảy ra với dê trắng
Bị chó sói ăn thịt
-> Cô trích kể từ đầu đến dê trắng bị chó sói ăn thịt
- Ai cũng đi tới khu rừng đó
Chú dê đen
- Dê đen cũng găp ai?
Chó sói
- Chó sói hỏi dê đen những gì?
Trẻ trả lời
- Dê đen trả lời ra sao?
- Chó sói có ăn thịt đươc chú dê đen không? Vì sao?
Không ạ. Vì chú dê đen dũng cảm
-> Cô trích kể đoạn truyện con lại
- Qua câu chuyện con học tập đực tính của ai?
Chú dê đen
- Con học đức tính gì của chú dê đen?
Trẻ trả lời
-> Các con ạ. Chú dê đen rất dũng cảm không sợ sệt trước khó khăn nên chú không bị chó sói ăn thịt. Các con cũng phải biết dũng cảm như chú dê đen đI học không khóc nhè, trong khi chơi không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Cho trẻ kể lại câu chuyện.
Trẻ kể
- Các con vừa kể câu chuyện gì?
*Nhận xét – khen trẻ.
Cho trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát cây hoa Chuông
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
CTD: Với bóng, phấn
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm rõ nét của cây, ích lợi,tác dụng của cây hoa Chuông với chúng ta
- Nhằm củng cố kiến thức, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
II.Chuẩn bị.
- Cây hoa Chuông, bóng nhựa, phấn
- Tư trang cô trẻ gọn gàng
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát cây hoa Chuông
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân hát bài “Khúc hạt dạo chơi”đến bên cây bồn cây hoa Chuông
- Các con có nhận xét gì về cây hoa Chuông?
- Cho trẻ sờ,tri giác vào thân cây
- Các con thấy thân cây như thế nào? Màu gì?
-Thân cây có những gì?
- Các lá cây có đặc điểm gì?
- Con có nhận xét gì về bông hoa Chuông? Hoa có đặc điểm gì nổi bật?
- Con thấy hoa Chuông có đẹp không?
- Người ta thường trồng cây hoa Chuông để làm gì?
- Nhà con có trồng cây hoa Chuông không?
- Để giúp cây luôn xanh tốt và cho nhiều hoa đẹp thì chúng mình cần làm gì?
*Cô giáo dục trẻ chăm sóc,bảo vệ cây
2.Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Cô giới thiệu tên trò. Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 4-5 lần
(Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cô và lớp mình vừa chơi trò chơi gì?
3.Chơi tự do :
- Chơi với bón
File đính kèm:
- CHU DE TGDV.docx