I. MỤC TIÊU:
Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.
II. CHUẨN BỊ
- Hệ thống bài tập
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn cách tính diện tích hình tam giác
HS nêu cách tính diện tích hình tam giác
HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác
HOẠT ĐỘNG 1: Thực hành
HS lần lượt làm các bài tập
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn: 23/1/2010
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 21 tháng 1 năm 2010
Thực hành kiến thức toán
Diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu:
Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.
II. Chuẩn bị
- Hệ thống bài tập
III. Các HĐ dạy học
Hoạt động 1 : Ôn cách tính diện tích hình tam giác
HS nêu cách tính diện tích hình tam giác
HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác
Hoạt động 1: Thực hành
HS lần lượt làm các bài tập
Bài 1: Tam giác ABC có DT là 27m2, chiều cao AH bằng 4,5m. Tính DT hình vuông có cạnh bằng đáy BC của hình tam giác.
Bài 2: Hình chữ nhật ABCD có
AB = 36cm A B
M
AD = 20cm
BM = MC
N
DN = NC D C
Bài 3: Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Nếu HS nào còn sai công thức, yêu cầu HS nhắc lại công thức
IV. Dặn dò
- Về nhà làm lại bài sai
Bồi dưỡng học sinh ( Tiếng Việt)
Tập làm văn : luyện tập tả người
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Bài tập 1: Sau đây là hai cách mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?
Đề bài 1: Tả một người thân trong gia đình em.
Gia đình em gồm ông, bà, cha mẹ và hai chị em em. Em yêu tất cả mọi người nhưng em quý nhất là ông nội em.
Đề bài 2 :Tả một chú bé đang chăn trâu.
Trong những ngày hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Quê ngoại đẹp lắm, có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Em gặp những người nhân hậu, thuần phác, siêng năng cần cù, chịu thương, chịu khó. Nhưng em nhớ nhất là hình ảnh một bạn nhỏ chạc tuổi em đang chăn trâu trên bờ đê.
Bài làm
Đoạn mở bài 1 : Mở bài trực tiếp (giới thiệu luôn người em sẽ tả).
Đoạn mở bài 2 : Mở bài gián tiếp (giới thiệu chung sau mới giới thiệu người em tả.)
Bài tập 2: Cho các đề bài sau :
Đề bài 1 : Tả một người bạn cùng lớp hoặc cùng bàn với em.
Đề bài 1 : Tả một em bé đang chập chững tập đi.
Đề bài 1 : Tả cô giáo hoặc thầy giáo đang giảng bài.
Đề bài 1 : Tả ông em đang tưới cây.
Em hãy chọn một trong 4 đề và viết đoạn mở bài theo 2 cách sau :
a) Giới thiệu trực tiếp người được tả.
b) Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật.
Bài là
a) “Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng…”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Hương con cô Hạnh cùng dãy nhà tập thể với gia đình em.
b) Dường như ngày nào cũng vậy, sau khi học xong, phụ giúp mẹ bữa cơm chiều thì tiếng trẻ bi bô ở cuối nhà tập thể vọng lại làm cho em nao nao trong người. Đó là tiếng của bé Hương , cô con gái đầu lòng của cô Hạnh cùng cơ quan với mẹ em.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
******************************************************
Kĩ thuật
Vệ sinh phòng bệnh cho gà.
I. Mục đích, yêu cầu: HS
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh vế công việc vệ sinh pjòng bệnh cho gà.
III,Các hoạt động chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các công việc chăm sóc gà
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trực tiếp
Hoạt động cá nhân
-HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời câu hỏi
Nêu những việc có tác dụng vệ sinh phòng bệnh cho gà?
Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà ?
Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
Hoạt động nhóm bàn
-HS đọc SGK và kết hợp quan sát tranh trả lời câu hỏi
Nêu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- HS trao đổi và trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ thực tế.
1,Mục đích, tác dụngcủa việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Các việc như: làm sạch và giữ gìn vệ sinh vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà gọi là vệ sinh phòng bệnh cho gà
- vệ sinh phòng bệnh cho gà nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh...
2. Cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
a. Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống:
- luôn rửa sạch các dụng cụ ăn uống như máng ăn, máng uống...
b. Vệ sinh chuồng nuôi
- trong chuồng nuôi có nhiều khí độc, nếu không được dọn thường xuyên thì phân gà sẽ làm cho không khí trong chuồng bị ô nhiễm, gà hít thở phải không khí có thể bị nhiễm bệnh.
c. Tiêm thuốc và nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: Về nhà học và chuẩn bị bài sau tiết 2
***********************************************************
Thứ 3 ngày 26tháng 1 năm 2010
Thực hành kiến thức( Tiếng việt)
mở rộng vốn từ : công dân
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Công dân.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới :
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Nối từ công dân ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A
B
Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
Công dân
Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Bài tập 2: Đặt 2 câu, trong mỗi câu đều có từ công dân.
Bài làm
Bố em là một công dân gương mẫu.
Mỗi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Bài tập 3 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ công dân.
Bài làm
Những từ đồng nghĩa với từ công dân là : người dân, dân chúng, nhân dân…
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
******************************************************
Thể dục
Tung và bắt bóng, nhảy dây- bật cao
I.Mục tiêu: HS
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
Làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện đúng động tác cơ bản.
Chơi trò chơi: “ Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II.Chuẩn bị: - Mỗi em 1 dây, 1 bóng.
- Sân trường đảm bảo an toàn
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Phần mở đầu
-ổn định, GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động:- chạy chậm quanh sân 1 vòng
-trò chơi: Mèo đuổi chuột
-Kiểm tra bài cũ: 1 nhóm tập tung và bắt bóng.
6 phút
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x
B.Phần cơ bản
1,Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người
+Cả lớp tập
Gv quản lí lớp, sửa sai
Ôn dưới hình thức thi đua, tổ nào thực hiện tốt được tuyên dương, tổ nào thua bị phạt
2, Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
-, GV quan sát uốn nắn
3, Làm quen bật cao:
- GV làm mẫu và giảng giải ngắn gọn
- HS tập thử, tiến hành luyện tập, GV quan sát
4, Chơi trò chơi: Bóng chuyền sáu
- HS nhắc lại cách chơi
-Lớp chia 4 thi đấu loại trực tiếp, chọn đội vô địch
- GV làm trọng tài
C. Phần kết thúc
-Thả lỏng: - tập động tác thả lỏng
-Củng cố, dặn dò:+GV nhận xét giờ học
+Dặn dò: Luyện tập các động tác đã học
25 phút
7 phút
5 phút
8 phút
5 phút
5 phút
Lớp trưởng điều khiển, lớp tập
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x
- HSluyện tập theo tổ, lớp trưởng điều khiển
x
Thứ 4 ngày 27tháng 1 năm 2010
Thực hành kiến thưc toán
chu vi và diện tích hình tròn
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng tính chu vi và DT hình tròn
II. Chuẩn bị
- Hệ thống bài tập
III. Các HĐ dạy học
Hoạt động 1: Ôn công thức tính chu vi và DT hình tròn
- Cho HS nêu cách tính chu vi, DT hình tròn
C = d x 3,14
= r x 2 x 3,14
S = r x r x 3,14
- Nêu cách tìm B. kính khi biết chu vi hình tròn
- Co vài HS nhắc lại
Hoạt động 2: Thực hành
HS tự làm bài
Bài 1: Tìm chu vi của hình tròn biết đường kính là 6,5dm
Bài 2: Một cái ao có hình như sau :
Tính chu vi cái ao đó
Bài 3: Một biển báo giao thông có đường kính 40cm
DT phần mũi tên bằng
DT của biển báo. Tính diện tích phần mũi tên.
Bài 4: Tính DT phần gạch chéo trong hình vuông ABCD biết cạnh hình vuông dài 14cm
HĐ 3: Chấm chữa bài
GV chấm 7 -> 10 bài
GV chữa chung
IV. Dặn dò
Về làm lại bài sai vào vở
Bồi dưỡng học sinh( Tiếng việt)
Tập làm văn : lập chương trình hoạt động
I,Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
- Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới: GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn học sinh làm bài
Đề bài : Giả sử em là lớp trưởng, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 26-3
Bài làm
Chương trình liên hoan văn nghệ
chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 - 3
I.Mục đích : Chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
II.Phân công chuẩn bị
1.Trang trí : Hồng, tuyển, Tùng.
2.Báo : Quyên, Hà…
3.Văn nghệ : dẫn chương trình : Hải Anh.
- Đơn ca : Thuý. Kịch câm : Hiền. Múa : tổ 3.
- Tam ca nữ : Hoa, Hằng, Hà.Kéo đàn: Cường.
- Hoạt cảnh : Tổ 4.
- Dọn lớp sau buổi lễ : cả lớp.
III.Chương trình cụ thể :
1.Phát biểu : Hùng.
2.Giới thiệu báo tường : Hoa.
3.Chương trình văn nghệ: - Giới thiệu: Hải Anh.
- Biểu diễn :
+ Kịch câm.
+ Kéo đàn vi ô lông.
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
4.Kết thúc: cô chủ nhiệm phát biểu.
- Cho học sinh đọc bài làm của mình, cả lớp và GV nhận xét.
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
**************************************************
Thứ 5 ngày 28 tháng 1năm 2010
Thực hành kiến thức( Tiếng Việt)
Luyện từ và câu
nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ..
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới :
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 :
Đặt câu ghép.
Bài làm
a) Đặt câu có quan hệ từ và: Mình học giỏi toàn và mình cũng học giỏi cả tiếng Việt.
b) Đặt câu có quan hệ từ rồi: Bạn ra đây rồi mình nói cho mà nghe.
c) Đặt câu có quan hệ từ thì: Cậu cố gắng học thì nhất định sẽ đạt học sinh giỏi.
d) Đặt câu có quan hệ từ nhưng: Cậu ấy chăm học nhưng kết quả không cao.
e) Đặt câu có quan hệ từ hay: Bạn học thêm toán hay bạn học thêm tiếng Việt.
g) Đặt câu có quan hệ từ hoặc: Cậu làm một câu hoặc làm cả hai câu cũng được.
Bài tập 2 :
Điền vào chỗ trống các ví dụ các ví dụ sau quan hệ từ thích hợp.
Bài làm
a/ Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn lão nhà giàu thì mưu mô, xảo trá.
b/ Mình đã nhiều lần khuyên mà bạn không nghe.
c/ Cậu đến nhà mình hay mình đến nhà cậu.
Bài tập 3:
Đặt 3 câu có cặp quan hệ từ là : Tuy…nhưng…; Vì…nên…; Nếu …thì…
Bài làm
- Tuy nhà bạn Lan ở xa trường nhưng bạn ấy không đi học muộn.
- Vì bạn Hoan lười học bài nên bạn ấy bị cô giáo phê bình.
- Nếu em đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho em một chiếc cặp mới.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
****************************************************
Vui chơI nâng cao thể lực trò chơi
Chuyển đồ vật
I. Mục tiêu:
Ôn củng cố động tác thể dục đã học: thuần thục động tác, đều đẹp
Trò chơi “ Chuyển đồ vật” học sinh biết cách chơi. Rèn luỵên kỹ năng nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị.
Sân trường vệ sinh đảm bảo an toàn luyện tập.
1 quả bóng hoặc một mẩu gồ, hoặc đồ vật khác.
III. HĐ dạy.
1. Phần mở đầu.
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu tập luyện.
- Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện (2 phút)
- Dứng tại chỗ vỗ tay hát (2 phút)
2. Phần cơ bản.
* Ôn động tác thể dục đã học: 10-12 phút- GV hớng dẫn hs thực hiện.
- Các tổ thực hiện, gv theo dõi nhận xét.
*Trò chơi “ Chuyển đồ vật” 10 phút
GV nêu tên trò chơi.
HS nhắc lại cách chơi: Đã học ở lớp 3
- GV nhắc lại cách chơi
cách chơi:
- chia hai đội chơi có số người bằng nhau
- mỗi đội một quả bóng và một mẩu gỗ
- Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6-8m ( vạch đích kẻ 2 vòng tròn cho hai đội chơi có đường kính 0,3- 0,5m, bóng hoạc mẩu gỗ để trong vòng tròn
Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau chạy nhanh về phía trước lấy đồ vật( chuyển quả bóng sang ô vuông, và chuyển mẩu gỗ về hình tròn) sau đó chạy về vạch xuất phát.
Bạn thứ 2 tiếp tục như bạn1
Bạn 3 tiếp tục như vậy cho đén bạn cuối cùng
Đội nào về trước, ít phạm quy là đội đó thắng
* Chú ý: Đồ vật không được lăn ra khỏi vòng tròn.
*HS tham gia chơi thử.
*HS chơi chính thức và có thi đua.
3. Phần kết thúc.
Học sinh hát, vỗ tay theo nhịp.
Nhận xét đánh giá giờ học.
*********************************************************
Thứ 6 ngày 29 tháng 1 năm 2010
Bồi dưỡng học sinh( tiếng việt)
Tập làm văn : lập chương trình hoạt động
I,Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
- Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới: GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn học sinh làm bài
Đề bài : Em hãy lập chương trình hoạt động của lớp cho việc đi thăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Bài làm
I.Mục đích :
Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
II.Chuẩn bị
1/ Thời gian địa điểm : Đúng 8 giờ sáng chủ nhật tuần tới cả lớp có mặt tại trường học.
2/ Mua quà : Bạn Hà, bạn Linh.
3/ Các tiết mục văn nghệ :
- Đơn cả : Bạn Hạnh.
- Song ca : Bạn Huệ + bạn Hương.
- Tốp ca : đội văn nghệ của lớp.
4/ Đại diện lớp phát biểu ý kiến : lớp trưởng.
III.Chương trình cụ thể
- 8 giờ tập trung tại trường, kiẻm tra lại việc chuẩn bị.
- 8 giờ 30 phút : Bắt đầu lên đường.
- 9 giờ đến nơi.
- 10 giờ đến 11 giờ : Thăm hỏi, trò chuyện, vui văn nghệ.
- 11 giờ ra về.
* Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
* Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Tuyên dương những học sinh làm bài tôt.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
********************************************************
Thể dục
Nhảy dây, bật cao-
Trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa”
I.Mục tiêu: HS
Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
Làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện đúng động tác cơ bản.
Chơi trò chơi: “ Trồng nụ, trồng hoa”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II.Chuẩn bị: Mỗi em 1 dây,
III. Các hoạt động chủ yếu:
A.Phần mở đầu
-ổn định, GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động:- chạy chậm quanh sân 1 vòng
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát
B.Phần cơ bản
1.Ôn tung và bắt bóng nhóm 2- 3 người
-Cả lớp .
-Chia tổ tập luyện .Gv quan sát,sửa sai
- Tập cả lớp.
2, Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:
-HS tập cả lớp
-Luyện tập theo tổ
-Gv quan sát sửa sai
3. Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ
-Gv làm mẫu, giải thích cách tập, 2-3 HS làm mẫu
-Lớp tập theo đội hình hàng ngang:2- 4 HS bật nhảy bằng cả 2 chân
-1 lấy đà, 2 bật nhảy, 3 rơi xuống và hoàn xung
4, Làm quen với :Trồng nụ, trồng hoa
-Gv nêu tên trò chơi
-Nêu cách và luật chơi
-HS tiến hành chơi theo nhóm, 2 người làm nụ và hoa, còn các bạn bật nhảy
C.Phần kết thúc
-Thả lỏng: tập động tác thả lỏng
-Củng cố, dặn dò:+GV nhận xét giờ học
+Dặn:Luyện tập
6 phút
22 phút
12 phút
5 phút
6 phút
1 lần
10 phút
6 phút
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x
x x x x
x
x x x x x
************************************************************
File đính kèm:
- Tuan 21..doc