Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi

1. Mục đích - Yêu cầu:

 - Trẻ tập đúng động tác và thuộc các động tác.

 - Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng.

 - Trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh.

2. Chuẩn bị:

 - Địa điểm tập sạch sẽ thoáng mát và an toàn cho trẻ.

 - Nhạc thể dục.

3. Tiến hành:

 

docx54 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn đầu tuần 1 Thể dục sáng: -Thứ 2:Thể dục nhịp điệu. -T hứ 3:Thể dục kết hợp bài hát - Thứ 4:Thể dục nhịp điệu. - Thứ 5:Tập theo nhịp hô. - Thứ 6 : Tập với bài hát 1. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ tập đúng động tác và thuộc các động tác. - Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng. - Trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm tập sạch sẽ thoáng mát và an toàn cho trẻ. - Nhạc thể dục. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ đi vòng quanh các kiểu chân: Mũi- gót- má ngoài, chạy nhanh- chậm về 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động. "Bài tập phát triển chung". - Hô hấp: Gà gáy ò! ó! o!..! - Tay: Hai tay rang ngang gập trước ngực ( 2lần +8nhịp) - Lườn - bụng: Nghiêng người sang hai bên( 2lần + 8 nhịp) - Chân: Co một chân vuông góc rồi ruối thẳng chân không cham đất. - Bật: Bật tại chỗ 8 lần liên tục * Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân hít thở sâu. - Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô. - Hô hấp - Tay - Lườn - Chân - Bật - Đi nhẹ nhàng hít thở sâu Hoạt động góc: - Góc XD: Xây trường mầm non của bé - Góc PV: Cửa hàng bán đồ dùng, cô giáo học sinh, bác sĩ nhi… - Góc NT: Hát về trường mầm non. - Góc TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa - GócHT: Xem sách tranh về chủ đề trường mầm non, vẽ trường mầm non… 1. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ biết kết hợp các kiến thức, kĩ năng đã học để tái tạo lại một số hoạt động của người lớn trong xã hội như: Cô giáo học sinh, bác sĩ, người bán hàng…để hoạt động ở các góc chơi. Trẻ biết nhập vai, biết phối hợp trong nhóm chơi, Trẻ biết nhập vai chơi, Biết nấu và bày bàn ăn đẹp mắt. - Trẻ có kĩ năng xem sách,truyện, giao lưu với nhau trong quá trình chơi, rèn phát triển ngôn ngữ, thao tác với đồ vật như xếp trồng, xếp cạnh….. - Giáo dục trẻ biết chơi thân ái đoàn kết với bạn yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè,với người thân. Tạo cho trẻ thói quen gọn gàng, ngăn lắp. 2. Chuẩn bị: - Các góc chơi: XD, PV, HT, NT, TN… - Đồ chơi lắp gép Bộ lắp ghép xây dựng, cây xanh...Bộ nắu ăn. Bút,màu vẽ,giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, khăn lau...Sách, truyện về trường, lớp mầm non 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi. - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. - Từ sáng đến giờ chúng mình đã được tìm hiểu những gì? - Con thích mình sẽ được là học sinh mẫu giáo không? vì sao? - Sáng nay các con đã được đi quan sát trường mầm non rồi con thấy có những gì nào? - Hôm nay cô sẽ cho các con xây dựng trường lớp mầm non nhé? Các bác XD hãy xây nên một ngôi trường mầm non thật là đẹp nhé. - Vậy các bác thợ xây là ai đây? + Ai sẽ là chủ công trình đây? + Bác định xây công trình trường mầm non ntn? + Bác chủ công trình sẽ định quán xuyến mọi người ntn?... - Để các bác thợ xây có đủ các nguyên vật liệu để xây dựng thì cần mua ở đâu? + Ai sẽ bán hàng nào? + Thái độ của người bán hàng với khách ntn? - Để công trình xây dựng khi khánh thành có nhiều tiết mục văn nghệ thật hay thì cần đến ai? + Vậy ai sẽ làm nghệ sỹ đây? + Các nghệ sỹ sẽ định hát múa bài gì? + Chúc các nghệ sỹ thành công. - Còn các em nhỏ cần gửi ở đâu thì các phụ huynh sẽ yên tâm? + Vậy ai sẽ làm Cô giáo? + Cô định dạy các em bài gì hôm nay? + Chăm các em ntn?.... - Ngoài ra còn có rất nhiều góc để chơi như: nấu ăn, Góc thiên nhiên chăm sóc cây cảnh và hoa, góc học tập còn có nhiều tranh ảnh về trường mầm non …. Cô mời các con về nhóm chơi nào. * Hoạt động 2: Quá trình chơi. - Cho trẻ tự xắp xếp đồ chơi ở các góc. - Cô đến các nhóm chơi tạo tình huống cho trẻ giao lưu với nhau. + Bác đang làm gì đấy? + Bác bán hàng có được nhiều không? + Bác nên thiết kế ngôi nhà ở đây hợp lý hơn. nếu thiếu cây xanh thì sân trường có bóng mát cho các bạn chơi không?...? - Cô động viên khuyến khích trẻ chưa thực hiện được. * Hoạt động 3: Kết thúc chơi và nhận xét quá trình chơi. - Cho trẻ kết thúc các nhóm nhỏ trước. - Về nhóm chơi chính để nhận xét + Cho trẻ tự giới thiệu thành quả của nhóm mình + Các trẻ khác nhận xét. - Cô nhận xét chung. - Văn nghệ múa hát theo chủ điểm. - Đứng quanh cô để trò chuyện. - Trẻ tự nhận vai chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ chơi ở các nhóm trong quá trình chơi trẻ giao lưu với nhau. - Trẻ tự nhận xét các nhóm chơi - Hát văn nghệ, cất dọn đồ chơi. Trò chơi có luật: Trò chơi: Ném còn: - Mục đích: + Rèn luyện sức khoẻ của trẻ. + Củng cố kỹ năng định hướng trong không gian của trẻ: biết ước lượng khoảng cách để ném còn đúng đích. - Chuẩn bị: + Một cột bằng gỗ hoặc trẻ cao 1,5m , ở trên đỉnh cột buộc một vòng tròn có đường kính 30 - 40 Cm. + 6 quả còn làm bằng vải. - Cách chơi: Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách từ 2m - 2,5m. Rồi lần lượt từng trẻ ném còn vào vòngtreo ở cột ( mỗi lần, mỗi cháu ném 3 quả). Nhóm nào ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc. Trò chơi: Truyền tin: - Mục đích: + Rèn luyện trí nhớ. + Hình thành khả năng phối hợp hoạt động nhóm của trẻ. - Luật chơi: Phải nói thầm với bạn bên cạnh. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể chia trẻ làm 2 - 3 nhóm)để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và chính xác nhất. Cô gọi một trẻ mỗi nhóm và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu, ví dụ: “Hôm nay là ngày khai trường”. Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi về nhóm của mình và nói thầm với bạn đứng cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin trước và đúng là thắng cuộc. Trò chơi dân gian: Kéo cưa, chi chi chành chành, lôn cầu vồng, rồng rắn lên mây, thả đỉa…. Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009 đón trẻ: * Trò chuyện: Về ngày hội đến trường của trẻ. 1. Mục đích: Trẻ kể được 1 số hoạt động diễn ra trong ngày khai giảng. 2. Tiến hành: - Các con có còn nhớ ngày khai giảng vừa qua không? có nhưng hoạt động gì diễn ra? Lớp mình bạn nào tham gia đội văn nghệ? Con cảm thấy ntn? Con có muốn lần sau mình lại được tham gia văn nghệ không? vì sao?...?. * Thể dục sáng: Thể dục nhịp điệu. * Điểm danh: hoạt động chung: Trường mầm non của bé. - Trò chuyện về " trường mầm non và lớp MG lớn" - Hát: Trường chúng cháu là trường mầm non. 1. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ có những hiểu biết về trường mầm non, về các hoạt động của trường về cô giáo và những người trong trường. - Rèn luyện óc quan sát khả ăng ghi nhớ, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. - Giáo dục trẻ quan tâm đến bạn bè, các cô, các bác trong trường, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp 2. Chuẩn bị: - ảnh một số hoạt động của lớp, ảnh một số thành viên trong trường - Vẽ 2, 3 hình vuông và hình chữ nhật ở sàn lớp đủ diện tích để trẻ của lớp đứng vào trong. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1:Trẻ hát tập thể bài: trường chúng cháu là trường mầm non. - Dăn dò trẻ khi đi thăm uan thì phải đi cùng nhau theo hàng …. - Vừa hát vừa cùng cô đi ra sân trường. * Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại về trường mầm non. - Chúng mình đang đứng ở đâu? + Trường mình có tên là gì? + Địa chỉ của trường mình? + Số điện thoại của trường là bao nhiêu? + Có bao nhiêu lớp? đó là những lớp nào? + Trường mình có những khu nào? (khu nhà bếp, khu lớp học, khu nhà điều hành) - Ai là hiệu trưởng, hiệu phó? + Hãy kể tên những cô giáo mà con biết ở trong trường? + ở trường, cô giáo có nhiệm vụ gì, còn các con có nhiệm vụ gì? +Hãy kể cho cô nghe về tình cảm của con giành cho trường MN và các bạn ở trong trường? + Tại sao con lại có những tình cảm đó? * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi: ghép tranh - Cô hướng dẫn trẻ chơi Chia lớp thành 2 đội, sau khi cho trẻ xem bức tranh vẽ về trường mầm non (từ các hình khối) , cô yêu cầu trẻ hãy ghép từ các mảnh tranh rời thành bức tranh tương tự .Mỗi đội có số mảnh ghép bằng nhau, trẻ ở các đội lần lượt lên ghép . Mỗi lần mang tranh lên ghép phải chạy qua các chướng ngại vật đội nào ghép song trước sẽ là người chiến thắng. - Trẻ hát và đi thăm quan các lớp học cùng cô. - Trò chuyện về trường mầm non. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Trả lời câu hỏi của cô - Chơi trò chơi theo yêu cầu của cô. Bé khéo tay. - Vẽ Trường mẫu giáo của bé (Mẫu) - Hát: Trường chúng cháu là trường mầm non. 1. Mục đích- Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ vẽ được các ngôi nhà hình lớp học, có cây xanh và đồ chơi. - Kĩ năng: Trẻ sử dụng các nét vẽ cong, xiên, tròn… để vẽ kết hợp thành ngôi trường mẫu giáo của bé, luyện đôi tay khéo léo, cách tô màu gọn sạch.. - Giáo dục: Trẻ cẩn thận gon gàng, yêu trường lớp. 2. Chuẩn bị: -Tranh mẫu. - Bút chì, sáp màu, giấy A4... - Đồ dùng khác: sắc xô, đàn nhạc,bảng treo tranh... 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: .Giới thiệu chủ đề. - Trò chuyện về chủ điểm trường mầm non. + Cô hỏi trẻ về những gì trẻ vừa được nhìn thấy khi đi thăm quan. + Bây giờ cô Thu muốn các con vẽ về ngôi trường các con vừa quan sát các con sẽ vẽ ntn? + Ngôi nhà cần những nét vẽ gì nào? + Cây xanh càn tô màu gì? + Sân trường thì có gì nào? - Đã đến giờ chúng mình phải về lớp để vẽ ngôi trường thân yêu của các con yêu thích rồi.(Cho trẻ về chỗ ngồi) * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ. - Các con vừa được nói lên những gì các con quan sát về trường mầm non? - Cô còn có một bức tranh vẽ về trường mầm non đấy các con nhìn xem này có đẹp không? - Để vẽ được bưc tranh đẹp cần có dụng cụ gì? - Con định vẽ gì trước? vì sao? - Cô nói nhân mạnh cách vẽ và tư thế ngồi cách cầm bút. * Hoạt động 3: Trẻ vẽ trường mẫu giáo. - Cô đên từng trẻ động viên. Con đang vẽ gì vậy? nét vẽ này để vẽ gì vậy? Cô nghĩ là con nên vẽ ntn này?..? (Vẽ trên nền nhạc) * Hoạt động 4: Trưng bày- nhận xết sản phẩm - Cho trẻ treo tranh lên giá và tự nhận xét bài của mình và của bạn. - Cô nhận xết chung ĐV- KK trẻ. - Trẻ nói về chủ điểm. - Kể lại những gì trẻ nhìn thấy. - Nói nên cách vẽ. - Lắng nghe cô và các bạn nói về cách vẽ. - Trẻ vẽ trường mẫu giáo. - Trưng bày sản phẩm và nhận xét bài. Hoạt động góc: - Góc XD: Xây trường mầm non của bé - Góc PV: Cửa hàng bán đồ dùng, cô giáo học sinh, bác sĩ nhi… - Góc NT: Hát về trường mầm non. - Góc TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa - GócHT: Xem sách tranh về chủ đề, vẽ trường mầm non. Hoạt động ngoài trời: - QS: Trường mầm non. - VĐTT: + Ném còn. + Kéo cưa. - CTYT: Đồ chơi ngoài trời, phấn vẽ và hột hạt .. 1. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ chơi dạo và quan sát trường mầm non. - Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia chơi ném còn. - Trẻ chơi theo ý thích không tranh giành đồ chơi, chơi đoàn kết. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm chơi dạo, quan sát. - Đồ chơi: Đu quay, cầu trượt… 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Quan sát "Trường mầm non " Cô và trẻ đi dạo xung quanh cô định hướng cho trẻ vào đối tượng cần quan sát. -Các con đang đứng ở đâu? Lớp học này là lớp mấy tuổi? Năm ngoái con có học ở lớp nào? Vì sao năm nay con lại được học ở lớp lớn? Ai đang dạy các em học vậy? Các con thấy lớp cô giáo trang trí ntn? Lớp mình so với lớp cô Hằng lớp nào đẹp hơn? vì sao?.... * Hoạt động 2: Vận động tập thể - Trò chơi:" Ném còn". Cô huớng dẫn cho trẻ chơi, cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Khen ngợi động viên trẻ. - Trò chơi: " Keo cưa lừa xẻ ". Cho trẻ ngồi 2 bạn quay mặt vào nhau kéo cưa theo lời bài đồng dao. Chơi 3- 4 lần * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích. - Cô giới thiệu đồ chơi. - Bao quát trẻ chơi. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa: Hoạt động chiều: Vệ sinh- Vận động nhẹ- Làm quen bài mới- Ăn phụ. * Làm quen bài hát mới:"Ngày vui của bé". 1. Mục đích: Trẻ thuộc lời bài hát, luyện tai nghe cho trẻ. 2. Tiến hành: Cho trẻ ngồi quây quần. Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, đố trẻ biết các bài hát nói về trường mầm non, cô giới thiệu bài hát Ngày vui của bé. Trò chuyện về nội dung bài hát. Giáo dục trẻ khi đến lớp .… Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ: Lưu ý cuối ngày: Cháu Nguyễn văn trường về phát triển nhận thức còn chậm do cháu mới đến trường lớp lần đầu tiên nên chưa quen với môi trường học tập của lớp, cháu lại chưa bao giờ tới trường MN nên còn nhiều bỡ ngỡ với việc học tập và vui chơi ở trường Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009 đón trẻ: * Trò chuyện: Về các hoạt động của trẻ ở lớp. 1. Mục đích: Trẻ biết được một số hoạt động diễn ra ở lớp mầm non và một số công việc trẻ được thực hiện. 2. Tiến hành: - Nhắc nhở trẻ để gọn gàng các loại đồ dùng vào đúng nơi quy định. - Các con có nhớ hôm qua ở lớp cô và các con đã làm gì? Học bài gì? Chơi trò chơi gì nào? khi đến trường gặp các cô bác các con phải ntn? Nừu đang ở trong lớp có người lớn đến các con có cần cô thu nhác nhở chào hỏi không?..... * Thể dục sáng: Bài tập phát triển chung * Điểm danh: hoạt động chung: bé tập làm ca sĩ. - Hát múa VĐ: Ngày vui của bé. - Nghe: Ngày đầu tiên đi học - Trò chơi: Tai ai tinh. 1. Mục đích- Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ thuộc lời bài hát và thể hiện được đúng giai điệu, được nghe cô hát bài Ngày đầu tiên đi học và chơi trò chơi Tai ai tinh. - Kĩ năng: Trẻ biết nhún nhảy khi hát bài hát, biết phân biệt một số dung cụ âm nhạc - Giáo dục: Trẻ yêu quý trường lớp và biết nghe lời cô giáo. 2. Chuẩn bị: - Dụng cụ âm nhạc, bài hát, xắc xô…. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Dạy bài hát Ngày vui của bé. - Trò chuyện về trường mầm non. - Giới thiệu bài hát. - Cô hát lần 1 có nhạc kết hợp. + Cô vừa hát bài hát gì nhỉ? + Bài hát nói về điều gì? - Để hiểu rõ hơn về bài hát cô mời các con hát cùng cô nào. - Cho trẻ hát; + Hát theo tổ + Hát theo nhóm + Hát cá nhân (Cô chú ý sửa sai nếu có) - Nói về nội dung bài hát: - Cả lớp hát. * Hoạt động 2: Cô hát cho trẻ nghe bài Ngày đầu tiên đi học. - Cô tặng trẻ món quà: Cô hát làn 1. - Cô giới thiệu về tên bài hát và tên tác giả. - Cô hát lần 2 cho trẻ hưởng ứng. - Cô nói về nội dung của bài hát. * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi Tai ai tinh. - Cô hướng dẫn trẻ chơi. - cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần trò chơi kết thúc. - Cô nhận xét chung ĐV- KK trẻ. - Cả lớp hát bài Ngày vui của bé. - Trẻ trò chuyện về chủ điểm. - Nghe cô hát và trả lời câu hỏi của cô. -Trẻ hát cùng cô. - Hát theo yêu cầu của cô. - Lắng nghe cô nói về nội dung bài hát. - Nghe cô hát tặng. - Hát cùng cô. - Chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô. - Hát tập thể. Hoạt động góc: - Góc XD: Xây trường mầm non của bé - Góc PV: Cửa hàng bán đồ dùng, cô giáo học sinh, bác sĩ nhi… - Góc NT: Hát về trường mầm non. - Góc TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa - GócHT: Xem sách tranh về chủ đề, vẽ trường mầm non. Hoạt động ngoài trời: - QS: Thời tiết - VĐTT: + Truyền tin; Kéo cưa. - CTYT: Đồ chơi ngoài trời 1. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ chơi dạo và quan sát thời tiết, phân biệt thời tiết. - Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia chơi. - Trẻ chơi theo ý thích. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm chơi dạo - Đồ chơi: Đu quay, cầu trượt… 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Quan sát " Thời tiết " Cô và trẻ đi dạo xung quanh cô định hướng cho trẻ vào đối tượng cần quan sát. - Các con thấy thời tiết hôm nay ntn? - Sáng đi học con thấy thời tiết ntn? - Vậy phải mặc quần áo ra sao? - Trời về trưa thì sao? Đi ra sân phải làm sao? - vì sao phải làm như vậy?....? * Hoạt động 2: Vận động tập thể - Trò chơi: “Truyền tin". Cô hướng dẫn trẻ chới. Chơi 3- 4 lần, động viên khuyến khích trẻ chơi. - Trò chơi: " Keo cưa lừa xẻ ". Cho trẻ ngồi 2 bạn quay mặt vào nhau kéo cưa theo lời bài đồng dao, chơi 3- 4 lần * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích. - Cô giới thiệu đồ chơi. Bao quát trẻ chơi. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa: Hoạt động chiều: Vệ sinh- Vận động nhẹ- Làm quen bài mới- Ăn phụ. * Làm quen bài mới:"Vệ sinh sân trường ". 1. Mục đích: Trẻ biết phân biệt hoa với cỏ, biết cs-bv cây xanh. 2. Tiến hành: - Chuẩn bị dụng cụ lao động. - Các con thấy vườn hoa của lớp mình ntn? Song cô còn thấy mấy cây cỏ đấy! Cho trẻ quan sát cô làm mẫu. Vừa làm cô vưa hướng dẫn trẻ cách nhổ cỏ - Cô cho trẻ tập làm. Cô chú ý hướng dẫn trẻ chưa biết làm - Giáo dục trẻ làm cẩn thận thì mới thì mới không bị bẩn quần áo. - Nhổ xong cỏ thì tưới nước cho cây. - Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ chăm chỉ. Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ: Lưu ý cuối ngày: Có cháu còn thể hiện chưa biết chơi thân ái đoàn kết với bạn đôi khi còn có biểu hiện gây sự với bạn, đánh bạn như cháu: Lục Thị ánh, Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009 đón trẻ: * Trò chuyện: Về thời tiết. 1. Mục đích: Trẻ phân biệt được thời tiết buổi sáng với buổi chiều. 2. Tiến hành: - Nhắc nhở trẻ để gọn gàng các loại đồ dùng vào đúng nơi quy định. - Sáng nay ai đưa con đi học? Con thấy thời tiết ntn? Phải mặc quần áo ntn? Vì sao buổi sáng mình phải mặc áo dài tay?...? * Thể dục sáng: Thể dục nhịp điệu. * Điểm danh: Hoạt động chung: Bé ném tài. - Tung bóng lên cao và bắt bóng.. 1. Mục đích- Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết kết hợp tay, mắt và chân để tung bóng lên cao và bắt bóng. - Kĩ năng: Trẻ được tập để phát triển các cơ tay chân và giác quan , biết phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt. - Giáo dục: Trẻ chăm tập thể thao để có cơ thể khỏe mạnh. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm tập luyện - Đồ dùng: Bóng, xắc xô…. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ đi vòng quanh các kiểu chân: Mũi- gót- má ngoài, chạy nhanh- chậm về 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động. Bài tập phát triển chung - Tay: Hai tay rang ngang gập trước ngực ( 2lần 8nhịp) - Lườn - bụng: Hai tay giơ cao nghiêng người sang 2 bên ( 2lần + 8 nhịp) - Chân: Co một chân vuông góc rồi ruối thẳng chân không cham đất. - Bật: Bật tại chỗ 8 lần liên tục. Vận động cơ bản: Bé tung bóng lên cao và bắt bóng. - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa giải thích cách tung và bắt bóng. "Cô cầm bóng bằng 2 tay, tung bóng lên cao đằng trước mặt ngửa cổ nhìn theo bóng khi bóng rơi gần xuống cô đưa 2 tay ra bắt bóng" - Gọi 2 trẻ lên làm mẫu. - Cho trẻ lên thực hiện lần lượt. ( chú ý sửa sai cho trẻ nếu có ). Trò chơi: Truyền tin - Cô hướng dẫn trẻ chơi, cho trẻ chơi 3-4 lần. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân hít thở sâu. - Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô. - Tay - Lườn - Chân - Bật - Trẻ tung bónglên cao và bắt bóng. - Chú ý xem cô làm mẫu. - Trẻ lần lượt thực hiện. - Chơi trò chơi truyền tin - Đi nhẹ nhàng hít thở sâu Hoạt động góc: - Góc XD: Xây trường mầm non của bé - Góc PV: Cửa hàng bán đồ dùng, cô giáo học sinh, bác sĩ nhi… - Góc NT: Hát về trường mầm non. - Góc TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa - GócHT: Xem sách tranh về chủ đề, vẽ trường mầm non. Hoạt động ngoài trời: - QS: Phòng âm nhạc - VĐTT: + Ném còn. + Lộn cầu vồng. - CTYT: Đồ chơi ngoài trời 1. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ biết tên, các đồ dùng và chức năng của phòng âm nhạc. - Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia chơi ném còn. - Trẻ chơi theo ý thích đoàn kết giúp nhau trong quá trình chơi. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm chơi dạo - Đồ chơi: Đu quay, cầu trượt… 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Quan sát "Phòng âm nhạc" Cô và trẻ đi dạo xung quanh sân vừa đi vừa hát " đi chơi đi chơi nào…..". - Cô và các con đang đứng ở đâu ? Vì sao con biết đây là phòng âm nhạc? Để biết xem đây có phải là phòng âm nhạc không cô mời các con vào trong xem phòng âm nhạc có các loại đồ dùng gì? Dùng để làm gì? Mỗi khi sang đây học các con phải học ntn?....? * Hoạt động 2: Vận động tập thể - Trò chơi:"Ném còn". Cô hướng dẫn trẻ chơi. Chơi 2- 3lần, khen ngợi động viên trẻ. - Trò chơi: " Lộn cầu vồng". Cho trẻ đứng 2 bạn quay mặt vào nhau đánh đu tay theo lời bài đồng dao.( chơi 3- 4 lần ). * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích. - Cô giới thiệu đồ chơi. Bao quát trẻ chơi. vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa: hoạt động chiều: Vệ sinh- Vận động nhẹ- Làm quen bài mới- Ăn phụ. * Làm quen bài mới:"Nghe cô kể chuyện có nội dung về trường mầm non". 1. Mục đích: Trẻ hiểu được những hành vi ứng sử đúng khi đến lớp, trẻ biết đoàn kết giúp đỡ nhau. 2. Tiến hành: Cho trẻ ngồi quây quần bên cô. cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Bạn mới”, hỏi trẻ cô vừa kể câu chuyện gì? trong câu chuyện có những ai? Vì sao?....? Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ. Lưu ý cuối ngày: …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009 đón trẻ: * Trò chuyện: Về trường mầm non. 1. Mục đích: Trẻ biết được tên gọi, địa chỉ, số điện thoại của trường mầm non và biết vì sao gọi là trường MN. 2. Tiến hành: - Nhắc nhở trẻ để gọn gàng các loại đồ dùng vào đúng nơi quy định. - Hôm nay ai đưa con đi học ? Đi học ở đâu? vì sao gọi là trường MN? Trường của mình có tên là trường gì? Đố bạn nào biết số điện thoại của trường? Vì sao các con cần biết địa chỉ và số điện thoại của trường?..? * Thể dục sáng: Bài tập phát triển chung * Điểm danh: hoạt động chung: bé học toán - Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2. - Luyện tập so sánh chiều dài 1. Mục đích- Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 1.2. Nhận biết số 1,2. Luyện tập so sánh chiều dài. - Kĩ năng: Trẻ được rèn luyện kỹ năng nhận biết phân biệt, phát âm, so sánh…. - Giáo dục: Trẻ hoàn thành bài tập cô giao, cất đồ dùng đúng nơi quy định. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ một băng giấy màu đỏ, 3 băng giấy màu xanh(trong đó có hai băng giấy dài bằng băng giấy màu đỏ,băng giấy còn lại ngắn hơn), 3 sợi dây len( trong đó có hai dây dài bằng băng giấy màu đỏ , một dây ngắn hơn). Độ chênh lệch của băng giấy, dây len nhỏ hơn 1 cm; Các thẻ số 1, 2, 3. - Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước hợp lý. Thẻ số 1, 2 có đế để đứng dược trên sàn. - Xung quanh lớp có các nhóm đồ dùng,đồ chơi có số lượng là 1, 2 cái. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ */ Hoạt động1: Luyện tập nhận biết đồ dùng có số lượng 1, 2. - Cháu tìm xung quang lớp có đồ dùng đồ chơi nào có số lượng 1, 2 cái? - Cô vỗ tay bao nhiêu tiếng ? khoảng 3, 4 lần - Cô vỗ bao nhiêu tiếng, các cháu vỗ lại bấy nhiêu tiếng */ Hoạt động 2: Luyện tập cách so sánh chiều dài, nhận biết số 1, 2: - Cháu hãy nhìn xem có mấy băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy máu đỏ. Trẻ so sánh và nói có một băng giấy - đặt xuống đất. - Cháu hãy tìm xem có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy màu đỏ.Trẻ so sánh và nói có một băng giấy và dặt xuống đất - Cho trẻ nhắc lại có mấy băng giấy ngắn hơn băng giấy màu đỏ? - Có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy đỏ. - Cô yêu cầu trẻ chọn số 1 giơ lên - cho trẻ đặt số 1 vào chỗ có một băng giấy hoặc một sợi dây - Cho trẻ tìm sợi dây dài bằng băng giấy màu đỏ. Trẻ so sánh và nói có 2 sợi dây. - Trẻ tìm băng giấy xanh dài bằng băng giấy đỏ - Cho trẻ nhắc lại kết quả đó . - Yêu cầu trẻ tìm và giơ thẻ số 2 lên.Cho trẻ kiểm tra lẫn nhau xem có ai bị sai không - Cho trẻ đặt số 2 cạnh hai băng giấy hoặc 2 sợi len màu xanh.Sau đó cho trẻ đặt chúng vào rổ đồ chơi và đặt thẻ số trước mặt -Yêu cầu trẻ giơ thẻ số tương ứng nhóm đồ chơi mà cô có trên tay. */ Hoạt động 3: luyện tập nhận biết số 1;2 Cô cho trẻ giữ lại một thẻ số Cho trẻ chơi trò chơi tìm nhà. Khi cô nói trời mưa thì trẻ có số nào trên tay phải chạy nhanh về nhà có số tương ứng. Khi trẻ đã quen cô năng cao yêu cầu chơi. - Trẻ tìm đồ chơi theo yêu cầu của cô. - Nghe đoán và bắt chiếc tiếng vỗ tay. - Ôn luyện so sánh chiều dài cùng cô. - Lấy thẻ số theo yêu cầu. - Chơi trò chơi về đúng nhà. Hoạt động góc: - Góc XD: Xây trường mầm non của bé - Góc PV: Cửa hàng bán đồ dùng, cô giáo học sinh, bác sĩ nhi… - Góc NT: Hát về trường mầm non. - Góc TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa - Góc HT: Xem sách tranh về chủ đề, vẽ trường mầm non. Hoạt động ngoài trời: - QS: Cảnh thiên nhiên - VĐTT: + Truyền tin. + Rồng rắn lên mây. - CTYT: Đồ chơi ngoài trời 1. Mục đích- Yêu cầu: - Thấy được sự khác nhau giữa thời tiết trong 2 ngày - Trẻ hứng thú tham gia - Trẻ có năng lực tự hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm chơi dạo - Đồ chơi:Phấn vẽ, lá cây, hột hạt… 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Quan sát "Cảnh vật thiên nhiên " Cô đưa trẻ ra sân và trò chuyện với trẻ: - Con thấy hôm nay thời tiết như thế nào? - Thời tiết có gì khác hôm qua? - Tại sao con lại nhận ra sự khác biệt đó? Điều gì khiến con có suy nghĩ như vậy? Với thời tiết này con sẽ ăn mặc như thế nào? * Hoạt động 2: Vận động tập thể - Trò chơi:" Truyền tin". Cô hướng dẫn trẻ chơi. Chơi 3- 4 lần, Khen ngợi động viên trẻ. - Trò chơi: " Rồng rắn lên mây". Cho 1 trẻ làm thầy thuốc, các trẻ khác nối đuôi nhua đi đến nhà thầy thuốc hỏi thăm thấy thuốc có nhà hay không? Đọc hết đồng dao thì thầy thuốc chạy đuổi. ( chơi 3-4 lần) * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích. - Cô giớ

File đính kèm:

  • docxbs chu de mam non.docx