I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất
ã Dinh dưỡng và sức khoẻ
- Biết tên một số món ăn quen thuộc
- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ, biết gọi người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau
- Làm được một số việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn (đánh răng, rửa mặt, rửa
tay bằng xà phòng )
ã Vận động
- Tực hiện được các vận động : Lăn bóng cho cô, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lện, đi kiễng gót, bật về phía trước, bò chui qua cổng, ném trúng đích
- Thực hiện được một số vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay: Cài mở cúc áo, xếp chồng các khối hình, xâu vòng
2. Phát triển nhận thức
- Biết nơi ở của gia đình: Tên đường phố, xóm/ làng.
- Biết tên, công việc và một số đặc điểm của người thân trong gia đình
- Bước đầu biết nhu cầu của gia đình(ăn, mặc, ở, mọi người quan tâm lẫn nhau.)
- Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đò dùng trong gia đình.
- Chọn được hình tròn, hình vuông, hình tam giác theo mẫu và theo tên gọi
- Phân nhóm đò dùng gia đình theo 1,2 dấu hiệu cho trước
- Biết xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1-1, đếm nhận ra sự khác nhau về số lượng (bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn) trong phạm vi 3. Nhận ra 1 và nhiều
- So sánh chiều cao của 2 đối tượng và nói được từ cao - thấp
- Xác định được vị trí đồ vật so với bản thân
3. Phát triển nggôn ngữ
60 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục – huyện duy tiên
Trường mầm non chuyên ngoại
Kế hoạch giảng dạy
Họ và tên : Hoàng Thị Hồng
Lớp: a3
Đơn vị : Trường mầm non Chuyên Ngoại
Năm học : 2010 – 2011
Chủ đề: gia đình
Thời gian (18/ 10/ 2010 đến 12/11/ 2010)
Mục tiêu
Phát triển thể chất
Dinh dưỡng và sức khoẻ
- Biết tên một số món ăn quen thuộc
- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ, biết gọi người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau
- Làm được một số việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn (đánh răng, rửa mặt, rửa
tay bằng xà phòng )
Vận động
Tực hiện được các vận động : Lăn bóng cho cô, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lện, đi kiễng gót, bật về phía trước, bò chui qua cổng, ném trúng đích
Thực hiện được một số vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay: Cài mở cúc áo, xếp chồng các khối hình, xâu vòng
Phát triển nhận thức
Biết nơi ở của gia đình: Tên đường phố, xóm/ làng.
Biết tên, công việc và một số đặc điểm của người thân trong gia đình
Bước đầu biết nhu cầu của gia đình(ăn, mặc, ở, mọi người quan tâm lẫn nhau...)
Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đò dùng trong gia đình.
Chọn được hình tròn, hình vuông, hình tam giác theo mẫu và theo tên gọi
Phân nhóm đò dùng gia đình theo 1,2 dấu hiệu cho trước
Biết xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1-1, đếm nhận ra sự khác nhau về số lượng (bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn) trong phạm vi 3. Nhận ra 1 và nhiều
So sánh chiều cao của 2 đối tượng và nói được từ cao - thấp
Xác định được vị trí đồ vật so với bản thân
Phát triển nggôn ngữ
- Bước biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói
- Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi đơn giản(Ai? Cái gì? Để làm gì?...)
- Thích nghe kể chuyện, đọc thơ, xem tranh ảnh về gia đình; Kể về 1 sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô
- Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh
- Làm quen với 1 số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (kí hiệu nhà vệ sinh, biển báo nơi nguy hiểm)
Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
- Nhận biết và bước đầu biết biểu lộ 1 số cảm xúc với người thân trong gia đình.
- Biết 1 vài quy tắc đơn giản trong gia đình ( Chào hỏi lễ phép, biết xin lỗi khi mắc lỗi, xin phép khi muốn làm 1 việc gì đó, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định)
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của bản thân trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
Phát triển thẩm mĩ
- Hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản về gia đình( Vẽ, nặn, tô màu người thân trong gia đình, ngôi nhà, hoa quả, đồ dùng gia đình).
- Trẻ thích tham gia vào các hoạt động ca hát, hát kết vận động đơn giản như nhún nhảy, giậm chân, vỗ tay
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc khi được nghe nhạc, nghe hát
Các thành viên trong gia đình
Công việc của các thành viên trong gia đình
Gia đình ít con, đông con
Họ hàng(ông, bà, cô, dì, chú, bác...)
Mạng nội dung
- Địa chỉ nhà bé
- Các kiểu nhà(Nhà nhiều tầng, nhà tập thể, nhà ngói...)
- Các thành phần của nhà(Mái tường, sân, cửa sổ, cửa ra vào, các phòng)
- Các khu vực bếp, sân, vườn, nhà vệ sinh,khu chăn nuôi.
Gia đình tôi
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc.Các hoạt động trong gia đình, các ngày kỉ niệm của gia đình, cách thức đón tiếp khách,...
- Nhu cầu dinh dưỡng và tiện nghi, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình
Gia đình
Gia đình sống trong một ngôi nhà
Nhu cầu gia đình
iii. mạng hoạt động
* Âm nhạc:
- Dạy hát, vỗ tay theo phách và vận động theo nhạc:
“ Chiếc khăn tay, cháu yêu bà, cả nhà thương nhau, Hoa bé ngoan”
- Nghe hát: “Khúc hát ru của người mẹ trẻ, bố là tất cả, Chỉ có một trên đời, cho con"
- Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”, “ nghe tiếng hát, tìm đồ vật” “Gia đình ngăn nắp” “bạn hát từ phía nào” “Ai đoán giỏi ”
* Tạo hình:
- Vẽ, nặn, tô màu, xé dán,...các thành viên trong gia đình bé, các món ăn, hoa quả quen thuộc của gia đình, tô màu đồ dùng gia đình và phương tiện gia đình sử dụng (xe đap, xe máy, ô tô,..)
- Xé , dán, xếp hình (ngôi nhà, hàng rào, ao cá, khu chăn nuôi)
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện, đàm thoại về tên, nghề nghiệp của bố mẹ và các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình, nhu cầu gia đình.
- Quan sát, trò chuyện tìm hiểu về các kiểu nhà, nhà là nơi sống sum họp, vui vẻ, ấm cúng.
- Quan sát nhận biết tên đồ dùng, một vài chất liệu nổi bật (gỗ, nhựa, kim loại) của các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình và công dụng
- Trò chơi: “Nhà bé ở đâu? Đó là cái gì? đi mua sắm, Gia đình ngăn nắp, thi ai chọn nhanh,...”
* Làm quen với toán
- Nhận biết gọi tên hình vuông, hình tròn
- So sánh cao - thấp giữa 2 đối tượng
- So sánh to và nhỏ
- Nhận biết vị trí đồ vật trong gia đình so sánh sự giống và khác nhau...
Gia đình
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển nhận thức
- Trò chơi đóng vai: “Bế em, mẹ -con, nấu ăn, bán hàng, khám bệnh”
- Xem tranh ảnh về gia đình.
- Trò chuyện về mối quan hệ và tình cảm những người thân trong cùng 1 gia đình
- Tập làm 1 số quy tắc đơn giản trong gia đình
- Xắp xếp đồ chơi ngăn nắp , giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong gia đình
- Chơi trò chơi nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn
Phát triển thể chất
Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
* Dinh dưỡng và sức khoẻ
- trò chuyện về cơ thể khoẻ mạnh, và tác dụng của việc ăn uống hợp vệ sinh
- Tập 1 số thao tác vêj sinh cá nhân(Dấnh răng, rửa mặt, rửa tay,)
* Vận động
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đi kiễng gót, đi theo đường hẹp bò thấp, ném xa bằng 1 tay, đi ngang bước dồn trèo ghế, ném trúng đích nằm ngang ...
Phát triển ngôn ngữ
- Truyện: “Nhổ củ cải, cô bé quàng khăn đỏ, chú vịt xám ”
- Thơ, ca dao: “Thăm nhà bà, mẹ ốm” Công cha như núi thái sơn
- Sưu tầm ảnh để làm để làm sách tranh về các hạot động, công việc của mọi người trong gia đình
Chủ đề nhánh I: Gia đình tôi
Thời gian từ (18/ 10/ 2010 đến 22/ 10/ 2010)
I. yêu cầu
1. Kiến thức
Biết tên và 1 số đặc điểm của người thân trong gia đình
Biết tên công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình
Nhận biết và gọi tên hình vông, hình tròn,
Trẻ nhớ và hiểu nội bài hát, bài thơ, câu chuyện
Biết tô màu những người thân trong gia đình
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng giao tiếp với mọi người trong gia đình , phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo trong khi đi, chạy, bò,...
Kĩ năng hát , đọc thơ, nghe chuyện, tô màu
Rèn khả năng tư duy, phát triển kĩ năng quan sát, so sánh
Rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ
3. Thái độ
Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực, hát, múa, tạo hình
Giáo dục trẻ biết yêu quý, quan tâm, nghe lời người lớn, người thân trong gia đình
Có tình cảm yêu thương mọi người trong gia đình, kính trọng người trên( Bố, nẹ, ông, bà...).Chào hỏi, xưng hô lễ phép trong gia đình
III. kế hoạch tuần
STT
Hoạt động
Nội dung
1
Đón trẻ
Thể dục sáng
Nhắc trẻ chào hỏi khi đến lớp,cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
Thể dục buổi sáng
Trò chuyện về gia đìnhcủa bản thân: Tên bố, mẹ, anh, chị,em, công việc(nghề)của bố mẹ người thân trong gia đình(ở trong nhà ai làm việc gì?) nơi ở (địa chỉ của gia đình); ở nhà, bé thích làm gì giúp bố, mẹ
2
Hoạt động học
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục:
- Đi theo đường hẹp, bò thấp
Tạo hình:
- Tô màu người thân trong gia đình
LQVT:.
- Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình tròn
Văn học :
- Truyện: “Chú vịt xám”
MTXQ:
- Trò chuyện về những người thân trong gia đình
Âm nhạc:
- Dạyvận động: “Chiếc khăn tay”
- Nghe hát: “Chỉ có 1 trên đời”
- TC: Thi xem ai nhanh
3
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát nhà trong trường
- TCVĐ: “Tìm nhà”
- Chơi tự chọn
- Vẽ nhà trên sân
- TCVĐ: “Tìm nhà”
- Chơi tự chọn
- Xem tranh truện: “Nhổ củ cải”
- TCVĐ: “Tạo dáng”
- Chơi tự chọn
- Vẽ nhà trên sân - TCVĐ: “dung dăng, dung dẻ ”
- Chơi tự chọn
- Quan sát vườn hoa cây cảnh
- TCVĐ: “gieo hạt”
- Chơi tự chọn
4
Hoạt động góc
- Góc phân vai: “Mẹ con, bế em, nấu ăn, bác sỹ ...”
Góc xây dựng : Xếp hình những người thân trong gia đình,bàn ghế, tủ, ...
Góc tạo hình: Tô màu người thân trong gia đình, nặn quả tặng người thân, vẽ theo ý thích
Góc thư viện: Xem sách, truyện tranh về gia đình, sưu tầm tranh ảnh về gia đình để làm sách
Góc âm nhạc : Hát và vận động theo bài chủ để về gia đình, nghe hát, biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật
Khám phá khoa học/ thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, đếm, xếp số lượng tương ứng với các thành viên trong gia đình
5
Hoạt động chiều
Ôn bài buổi sáng
Làm sách học liệu theo chủ điểm
Chơi và hoạt động theo ý thích ở các góc
Nghe đọc thơ, kể chuyện / xem băng hình theo chủ điểm
6
Vệ sinh trả trẻ
kế hoạch ngày: Thứ hai, ngày 18/10/ 2010
Nội dung
Mục đớch yờu cầu
Chuẩn bị
Phương phỏp tiến hành
Lưu ý
Trò chuyện
Về 2 ngày nghỉ cuối tuần
Hoạt động học
Thể dục
Đi theo đường hẹp bò thấp
Tạo hình
Tô màu người thân trong gia đình
Hoạt động góc
1. PV
- Mẹ con
- Phòng khám.
2. XD
- Xếp hình những người thân trong gia đình
3. TH
- Tô màu người thân trong gia đình
Hoạt động chiều
*làm vở học liệu về chủ điểm Gia đình
*Chơi vận động
“Mèo và chim sẻ”
Hát một số bài hát dân ca
*chơi tự chọn
- Trẻ nhớ và tường thuật lại những công việc, chuyến đi mà trẻ được đi và được làm
- Trẻ biết đi đúng trong đường hẹp, đi thẳng người, không cúi đầu. Biết bò liên tục bằng bàn tay và cẳng chân
- Rèn kĩ năng phối hợp chân tay, đi tự nhiên không giẫm vạch, bò đúng hướng cẳng chân sát xuống sàn
- Trẻ hứng thú tập luyện có ý thức kỉ luật trong giờ học
- Trẻ biết phối hợp nhiều màu để tô bức tranh
- Rèn kĩ năng tô màu ngồi học đúng tư thế
- Trẻ hứng thú học bài, giữ gìn sản phẩm sạch đẹp
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận và phù hợp với chủ điểm gia đình
- Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau
- Trẻ biết lấy các hạt sỏi, que nhỏ để xếp thành những người thân yêu trong gia đình mình
- Trẻ biết tô màu tranh ảnh về người thân trong gia đình
- Rèn kĩ năng tô màu cho trẻ
- Làm vở học liệu theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết một số làn điệu dân ca quen thuộc
- Chơi đoàn kết với cỏc bạn.
Câu hỏi đàm thoại
- Đường có chiều rộng, 0,2m, dài 4m
- Cổng thể dục: 2-3 cổng
Tranh các thành viên trong gia đình, vở tạo hình, bút màu
- Búp bê các loại, đồ chơi bác sĩ ...
- Hạt sỏi, que nhỏ, bộ xếp hình...
Vở, bút sáp,...
- Đồ dùng học tập cho trẻ
Vở học liệu, bút màu
* Cô cho trẻ ngồi ổn định tổ chức
Trò chuyện với trẻ về những công việc, chuyến đi của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần
Cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ để trẻ kể .
- Trong 2 ngày nghỉ con làm gì giúp bố mẹ? được bố mẹ cho đi đâu chơi?...
1. Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn đi bằng các kiểu chân theo yêu cầu của cô trên nền nhạc “cả nhà thương nhau”: Đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường- chạy nhanh, chạy chậm về hàng
2. Trọng động
* BTPTC:
- ĐTT: Xoay cổ tay(6lần)
- ĐTC: Giậm chân tại chỗ(6lần)
- ĐTL: Gió thổi cây nghiêng (4lần)
- ĐTB: Bật tiến về phía (4 lần)
* VĐCB
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích
- Lần 2: phân tích
TTCB: cô đứng tự nhiên 2 chân sát vạch chuẩn, tay buông tự nhiên mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”thì bước chân vào đường hẹp, đi phối hợp tay chân tự nhiên, người thẳng, đầu không cúi, đi thật khéo léo không giẫm lên vạch. Cô đã đi qua đường hẹp rồi bây giờ vào đến cổng vì cổng rất thấpnên các con phải bò thấp để chui qua cổng . Cô bắt đầu quỳ 2 đầu gối xuống 2 tay chống xuống đất, cẳng chân thẳng mắt nhìn thẳng. Cô đặt tay phải lên trước kết hợp đưa chân trái lên phía trước. Sau đó cô lại đặt tay trái lên phía trước và đưa chân phải về phía trước . Cứ như vậy cô bò chui qua cổng khi bò qua cổng cô cố gắng không để lưng chạm vào cổng và cứ như thế cô bò phối hợp chân nọ tay kia bò qua cổng để vào nhà bạn.
- Cô làm mẫu lần 3 nhấn mạnh động tác
Mời 2 trẻ lên tập thử
Cho cả lớp tập 1-2 lần
Gọi 1-2 trẻ khá lên tập lại và nhắc lại tên vận động
3. Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu vào lớp
HĐ1: ổn định
Cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
Cô trò chuyện và đàm thoại về bài hát
HĐ2: Nội dung
* Quan sát tranh : Cho trẻ quan sát tranh các thành viên trong gia đình
- Cô hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì? trong bức tranh có những ai?
- Bây giờ chúng mình muốn bức tranh đẹp hơn chúng mình phải làm gì?
- Cô tô mẫu vừa tô vừa phân tích cách tô (cô hướng dẫn trẻ cách ngồi, cách cầm màu, cách di màu)
* Trẻ thực hiện:
Trẻ tô màu cô quan sát uốn nắn trẻ cách ngồi, cách cầm màu, động viên trẻ di màu đúng không chờm ra ngoài, tô từ trên xuống dưới từ phải sang trái
HĐ3: Kết thúc
* Nhận xét sản phẩm : Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm rồi cho trẻ nhận xét
Cô nhận xét lại (động viên những cháu chưa làm được)
* Thoả thuận: cho trẻ về góc chơi, tự nhận vai chơi
* Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ 1 số kĩ năng của từng vai chơi . Công việc của mẹ chăm sóc con: cho con ăn, mặc quần áo,ru con... Công việc của bác sĩ : khám bệnh, thái đọ chăm sóc bệnh nhân chăm sóc bệnh nhân...(cô chú ý quan sát, động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn thể hiện vai chơi)
* Cô gợi ý cho trẻ lấy hình tròn xếp phần đầu, lấy que xếp thân, 2 tay, 2 chân. Trẻ hình dung lại hình dáng ông, bà, bố, mẹ để xếp
* Cô hướng dẫn trẻ cách tô, cách phối hợp màu cho đúng, đẹp
* Nhận xét : Cuối buổi chơi cô nhận xét vai chơi, góc chơi, khuyến khích động viên trẻ để trẻ thể hiện vai chơi tốt hơn
Cô phát sách , đồ dùng học tập
Cô hướng dẫn trẻ tô màu
Trẻ thực hiện : Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút
Tổ chức cho trẻ vui chơi đoàn kết
Thứ ba, ngày 19/ 10/ 2010
Nội dung
Mục đớch yờu cầu
Chuẩn bị
Phương phỏp tiến hành
Lưu ý
Trò chuyện
Về những người thân trong gia đình bé
Hoạt động học
LQVT
Nhận biết và gọi tên hình vuông, hình tròn
Hoạt động ngoài trời
- Vẽ nhà trên sân
- TCVĐ: “Tìm nhà”
- Chơi tự chọn
Hoạt động góc
1. PV
Mẹ con
Bán hàng
Bác sĩ
2. ÂN:Hát và vận động bài “Cháu yêu Bà”
3. XD
- Xếp hình những người thân trong gia đình
Hoạt động chiều
*làm vở học liệu về chủ điểm Gia đình
*Chơi vận động
“Mèo và chim sẻ”
Hát một số bài hát dân ca
*chơi tự chọn
- Trẻ kể được những người thân trong gia đình bé(ông, bà, bố, mẹ...)
- Trẻ nhận biết gọi đúng tên hình vuông, hình tròn
- Phát triển kĩ năng quan sát, chú ý so sánh.
- Trẻ biết lắng nghe lời cô
- Trẻ bước đầu biết vẽ ngôi nhà: Gồm có tường nhà, mái nhà, cửa sổ,cửa ra vào
- Rèn kỹ năng tô, vẽ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tâp thể
- Trẻ chơi đúng luật và hào hứng trong khi chơi
Trẻ được vui chơi thoải mái
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện được một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận và phù hợp với chủ điểm Gia Đình
- Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn
- Trẻ hát , vận động được bài “Cháu yêu Bà”
Trẻ biết lấy các hạt sỏi, que nhỏ để xếp thành những người thân yêu trong gia đình mình
- Làm vở học liệu theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết một số làn điệu dân ca quen thuộc
- Chơi đoàn kết với cỏc bạn.
Câu hỏi đàm thoại
- Rổ đựng hình tròn, hình vuông màu sắc khác nhau
- sáp màu, vở LQVT qua hình vẽ
- Phấn,sân bằng phẳng sạch sẽ
Sân rộng
- Búp bê các loại, quần áo, khăn, mũ, tất, Bộ đồ chơi bác sĩ (Thuốc, ống nghe,...)
- Xắc xô, trống lắc
Hạt sỏi, que nhỏ, bộ xếp hình...
- Đồ dùng học tập cho trẻ
Vở học liệu, bút màu
* Cô cho lớp ổn định
* Trò chuyện, đàm thoại với trẻ
Cô hỏi trẻ để trẻ kể được tên, công việc hàng ngày của mỗi người thân trong gia đình
HĐ1: ổn định
Cho cả lớp hát bài “Quả bóng” N và L: Huy Trân
Cô trò chuyện và đàm thoại về bài hát
HĐ2:Nội dung
* Chọn hình theo tên gọi
- Cô chia cho trẻ rổ đựng 2 hình tròn,1 hình vuông
- Cô giơ hình vuông cho trẻ chọn hình có hình dạng giống hình của cô đã chọn
- Cô nói: Đây là hình vuông(cô và trẻ nhắc laị tên hình)
- Cô giơ hình tròn và làm tương tự
- Cô giơ hình,trẻ giơ theo và gọi tên
- Cô cho trẻ lăn hình tròn(cô làm cùng trẻ và cho trẻ đi nhặt hình)
- Các con vừa làm gì? Hình tròn có lăn được không?
- Cho trẻ chọn hình vuông theo tên gọi và cùng chơi lăn hình này. Trẻ nhận xét hình vuông(không lăn được)
- Tại sao hình tròn lăn được hình vuông lăn được
Cô nhắc lại và giải thích: Hình tròn lăn được vì có đường bao cong, hình vuông không lăn đựơc vì có đường bao thẳng
* Luyện tập:Nhận xét hình thông qua các đồ vật xung quanh trẻ
Các con tìm xem trong lớp có đồ chơi có dạng hình vuông, hình tròn(trẻ quan sát và tìm những đồ chơi có hình tròn, hình vuông)
* Củng cố: Trẻ làm bài trong vở LQVT qua hình vẽ
- Tô theo các nét chấm mờ bé sẽ được hình gì?
- Tô màu đỏ hình và đồ vật có hình giống hình tròn
- Tô màu vàng hình và vật có hình giống hình
vuông
3. Kết thúc:
Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ
- Cho trẻ hát bài cả nhà thương nhau
* Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”
Cho trẻ tự kể về ngôi nhà của trẻ.
Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ ngôi nhà của chúng mình. Các con có đồng ý không?
Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ ngôi nhà.
Ngôi nhà gồm có: Tường nhà cô vẽ bằng hình vuông, mái nhà hình tam giác, cửa sổ, cửa ra vào bằng hìn chữ nhật...
Cô cho trẻ vẽ, cô đi bao quát và gợi ý cho trẻ
* Cách chơi: Cô có 3 bức tranh treo ở 3 gốc cây(gia đình 1 con, gia đình 2 con, Gia đình nhiều con) phát cho mỗi trẻ 1 lô tô tương ứng. Cho cả lớp vừa đi vừa hát bài “Cả nhà thương nhau” Khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì ai có tranh gia đình mấy người sẽ về nhà có số người tương ứng
Luật chơi: Ai về sai nhà sẽ bị ra ngoài 1 vòng chơi
Cho trẻ chơi 3- 4 lần
* Khi cho trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ
* Thoả thuận: Cho trẻ về góc chơi, tự nhận vai chơi
* Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ 1 số kĩ năng của từng vai chơi. Công việc của người bán hàng: Giao tiếp, giới thiệu mặt hàng, biết nói cảm ơn khi khách mua hàng,... (cô chú ý quan sát, động viên khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi khác với nhau)
- Cô cho trẻ về góc chơi, hướng dẫn trẻ hát, vận động bằng xắc xô, biểu diễn bài hát đó
- Cô gợi ý cho trẻ lấy hình tròn xếp phần đầu, lấy que xếp thân, 2 tay, 2 chân. Trẻ hình dung lại hình dáng ông, bà, bố, mẹ để xếp
* Nhận xét: Tập chung trẻ, nhận xét chung nhằm khắc sâu ấn tượng gây cảm xúc với cuộc chơi:
- Giờ hôm nay các con chơi như thế nào?có vui không?
- Giờ chơi hôm nay các con đã làm được những gì?
- ở góc chơi noà các con thích nhất?
* Cô phát sách , đồ dùng học tập
Cô hướng dẫn trẻ tô màu
Trẻ thực hiện : Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút
Tổ chức cho trẻ vui chơi đoàn kết
Thứ tư, ngày 20/ 10/ 2010
Nội dung
Mục đớch yờu cầu
Chuẩn bị
Phương phỏp tiến hành
Lưu ý
Trò chuyện
Về công việc của những người thân trong gia đình
Hoạt động học
Văn học
Truyện: “Chú vịt xám”
Hoạt động ngoài trời
- Xem tranh truện: “Nhổ củ cải”
- TCVĐ: “Tạo dáng”
- Chơi tự chọn
Hoạt động góc
1. PV
Bác sĩ
Bán hàng
mẹ con
2. XD
- Xếp hình những người thân trong gia đình
3. TV
Xem sách tranh truyện về gia đình
4. HT
Xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình
Hoạt động chiều
*làm vở học liệu về chủ điểm Gia đình
*Chơi vận động
“Mèo và chim sẻ”
Xem ti vi, đầu đĩa *chơi tự chọn
Trẻ biết được công việc của từng người trong đình
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Hiểu nội dung truyện và hành động của các nhân vật
- Rèn kĩ năng phân biệt thế nào là tốt, thế nào là xấu. Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt câu mạch lạc
- Giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn(ông, bà, bố, mẹ)
- Trẻ biết tên truyện và các nhân vật trong truyện
- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển tư duy, trí tưởng tượng
- Giáo dục trẻ có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ bạn bè
- Giúp trẻ rèn luyện cách nhận biết và thể hiện các trạng thái khác nhau bằng những vận động biểu cảm
Trẻ được vui chơi thoải mái
Trẻ thể hiện được các hành động phù hợp của từng vai chơi, nhớ 1 số thao tác của các vai chơi
- Trẻ biết lấy các hạt sỏi, que nhỏ để xếp thành những người thân yêu trong gia đình mình
- Trẻ hứng thú xem sách, truyện về gia đình
- Trẻ biết xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình
- Làm vở học liệu theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết một số làn điệu dân ca quen thuộc
- Chơi đoàn kết với cỏc bạn.
Câu hỏi đàm thoại
- 1 bộ truyện tranh rời “Chú Vịt Xám” minh hoạ câu chuyện
- Các hình vuông, tròn, tam giác, hình chữ nhật
- Mỗi trẻ 1 mũ có gắn các hình trên
Tranh truyện “Nhổ cue cải”
- Búp bê các loại, quần áo, khăn, mũ, tất, Bộ đồ chơi bác sĩ (Thuốc, ống nghe,...)
Hạt sỏi, que nhỏ, bộ xếp hình...
- Sách, tranh truyện,...
- Lô tô đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Đồ dùng học tập cho trẻ
Vở học liệu, bút màu, ti vi, đầu, đĩa hát
* Cô cho trẻ ngồi ổn định tổ chức
Trò chuyện với trẻ về công việc chính cuả ông, bà, bố, mẹ
Cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ để trẻ kể
HĐ1: ổn định
Cho trẻ chơi trò chơi “Chú vịt con”. Trẻ xếp vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác các chú vịt đangbơi, 2 tay để 2 bên oe, đầu hơi cúi, chân bước rộng. Vừa đi vừa hát bài “Đàn vịt con” (cô làm cùng với trẻ)
HĐ2: Nội dung
- Cô có rất nhiều bức tranh đẹp, cô sẽ thưởng cho mỗi nhóm 1 bức tranh, các con hãy về xem trong tranh vẽ gì nhé.
- Đây là những bức tranh các con vừa được xem. Trong tranh có rất nhiều nhân vật, đó là những nhân vật nào?
- Mỗi 1 bức tranh đều có nội dung nằm trong câu chuyện mà cô sắp kể cho các con nghe đấy. Cô sẽ treo tranh lên cả lớp mình cùng xem và lắng nghe cô kể câu chuyện nhé.
* Kể lần 1: Không tranh(cô vừa kể vừa có động tác minh hoạ)
- Cô đã kể xong chuyện rồi, bạn nào giỏi đặt tên truyện giúp cô nào (cô mời 3 trẻ lần lượt lên trả lời)
- Còn cô,cô đặt tên truyện là “Chú Vịt Xám”cả lớp có đồng ý không nào?
* Kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho cả lớp mình nghe chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Tước khi đi chơi, vịt mẹ dặn đàn con như thế nào?
- Ai đã không nghe lời Vịt mẹ dặn?
- Chú vịt xám không nghe lời mẹ dặn thì đã có chuyện gì xảy ra với chú?
- Trong truyện “Chú Vịt Xám” các con yêu nhân vật nào? Vì sao?. Không yêu nhân vật nào? Vì sao?
- Chú vịt xám có lỗi, biết nhận lỗi nên rất đáng yêu, còn con Cáo gian ác Định bắt nạt kẻ yếu nên không được mọi người yêu.
+ Giáo dục: Chú vịt Xám trong truyện vì mải chơi, ham chơi, không nghe lời mẹ dặn nên suýt bị Cáo ăn thịt. Các con nhớ nhé mình còn bé phải biết nghe lời người lớn (ông bà, bố mẹ,cô giáo...)thế mới là con ngoan, các con có đồng ý không.
* Trò chơi: “Những chú vịt thông minh”
Các con học rất giỏi, cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi, các con có thích chơi không?
- Cách chơi: Cô sẽ là vịt mẹ, chúng mình sẽ là đàn vịt con. Mỗi chú vịt 1 chiếc mũ gắn các hình
+ Hình vuông phải về nhóm có kí hiệu hình vuông
+ Hình tròn phải về nhóm có kí hiệu hình tròn
+ Thế còn mũ gắn hình tam giác thì phải về nhóm hình gì?
+ Còn nhóm có kí hiệu hình chữ nhật thì đội mũ hình gì?
Luật chơi: Khi dứt 1 bản nhạc, chúng mình phải chạy nhanh về nhóm và nói to kí hiệu của mình lên nhé .
Cô bật nhạc “Một con vịt” Trẻ làm động tác giống chú vịt
Lần 1: Chơi xong cô kiểm tra xem trẻ có nhầm không?
Lần 2: Cho 1 số trẻ đổi mũ và chơi từ đầu
Kết thúc 2 lần chơi cô nhận xét
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học
* Cô cho trẻ xem tranh truyện “nhổ củ cải”
- Đàm thoại
- Các con vừa xem những bức tranh trong truyện gì? Truyện có những nhân vật nào?
- Nhìn vào tranh bạn nào có thể lên kể cho cô và cả lớp mình nghe những diễn biến của truyện theo ý của con...
Cô kể lại toàn bộ câu chuyện cho trẻ nghe 1 lần
Giáo dục trẻ: các con ạ! Dù khó khăn đến đâu nhưng được sự giúp đỡ của mọi người cùng
File đính kèm:
- Chu de gia dinh 34 tuoi.doc