A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Phát triển thể chất
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau của chủ đề.
- Phát triển sự phối hợp vận động nhịp nhàng của tay chân và các giác quan.
- Phát triển các tố chất khéo léo ,nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động.
2. Phát triển nhận thức
- trẻ biết được những đặc điểm rõ nét của các loại phương tiện giao thông (cách vận động, âm thanh), công dụng của chúng (xe đạp có 2 bánh chạy được do chân người đạp,xe máy, ô tô có động cơ chạy bằng xăng).
- Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét một vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại phương tiện giao thông theo những dấu hiệu rõ nét (cấu tạo, tiếng kêu, nơi hoạt động ) và phân nhóm theo dấu hiệu trên; biết được tác dụng của các phương tiện giao thông.
- Trẻ có ý thức thực hiện một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Mở rộng kĩ năng giao tiếp của chủ thể như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện
- Hiểu và sử dụng một số từ mới, phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với người xung quanh, biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
4. Phát trỉển tình cảm - xã hội
- Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người với người.
- Biết chấp hành một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
73 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 57348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Giao thông (thời gian thực hiện 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`Chủ đề : Giao thông
( Thời gian thực hiện 4 tuần. từ ngày 22 tháng 03 đến ngày 16 tháng 4 năm 2010)
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Phát triển thể chất
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau của chủ đề.
- Phát triển sự phối hợp vận động nhịp nhàng của tay chân và các giác quan.
- Phát triển các tố chất khéo léo ,nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động.
2. Phát triển nhận thức
- trẻ biết được những đặc điểm rõ nét của các loại phương tiện giao thông (cách vận động, âm thanh), công dụng của chúng (xe đạp có 2 bánh chạy được do chân người đạp,xe máy, ô tô có động cơ chạy bằng xăng).
- Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét một vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại phương tiện giao thông theo những dấu hiệu rõ nét (cấu tạo, tiếng kêu, nơi hoạt động…) và phân nhóm theo dấu hiệu trên; biết được tác dụng của các phương tiện giao thông.
- Trẻ có ý thức thực hiện một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Mở rộng kĩ năng giao tiếp của chủ thể như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện…
- Hiểu và sử dụng một số từ mới, phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với người xung quanh, biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
4. Phát trỉển tình cảm - xã hội
- Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người với người.
- Biết chấp hành một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ.
5. Phát triển thẩm mĩ
- Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu có sẵn để tự tạo ra những sản phẩm tạo hình đẹp trang trí quanh lớp.
- Trẻ biết yêu cái đẹp và hướng tới cái đẹp.
MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ : GIAO THÔNG.
Phương tiện giao thông
Giao thông
Luật lệ giao thông
- Tên gọi: đặc điểm nổi bật - Một số luật lệ giao thông đường bộ, (cấu tạo, màu sắc, âm thanh thanh, các điều cần tuân thủ khi đi bộ,
tốc độ, nơi hoạt động ) của một đi tàu xe…
số phương tiện giao - Cần phải chấp hành luật giao thông.
- Công dụng: vận chuyển người
hàng hóa…
- người điều khiển: tài xế, lái tàu,
phi công…
MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG
Toán: - Nhận biết thêm bớt trong phạm vi 5.
- Tách 1 nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm.
- Phân biệt hình tam giác, hình vuông.
- Ôn tập nhận biết hình vuông hình chữ nhật, hình tròn,hình tam giác.
Giao thông
Tạo hình:
- Cắt,dán hình ô tô tải.
- Vẽ máy bay.
- Cắt, dán đèn tín hiệu giao thông.
- Xé dán thuyền trên biển.
Âm nhạc: - Dạy vận động “ Đường em đi”.
- “Em đi qua ngã tư đường phố”
. - Dạy vận động “ Đường và chân”.
- Tiết tổng hợp biểu diẽn văn nghệ
Môi trường xung quanh: Một số phương tiện giao thông.
- Một số phương tiện giao thông đường bộ.
-Một số luật lệ giao thông.
- Một số luật lệ giao thông đường bộ.
Thể dục:- Bật liên tục qua các vòng. Trò chơi vận động chèo thuyền.
- Đi theo đường hẹp.
trò chơi làm theo tín hiệu.
- Trèo lên xuống ghế.
- Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát, chuyền bóng qua đầu.
Làm quen với văn học:
- Thơ “Giúp bà”
- Truyện “ Qua đường”
- Thơ “Đàn kiến nó đi ”
- Truyện “ Xe lu và xe ca ”
MẠNG NỘI DUNG
TUẦN 1+ 2 CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Phương tiện giao thông
Tên gọi một số phương tiện giao thông.
Cấu tạo, màu sắc, âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông.
Công dụng: Vận chuyển người, hàng hóa.
Người điều khiển: tài xế, lái tàu xe, phi công….
C- MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 + 2 CHỦ ĐỀ : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Toán:
- Nhận biết, thêm bớt trong phạm vi 5 đối tượng
-Tách một nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm.
Phương tiện giao thông
Tạo hình:
- Cắt, dán hình ô tô tải.
- Vẽ máy bay.
Âm nhạc: - Dạy vận động “ Đường em đi”.
- “Em đi qua ngã tư đường phố”.
Môi trường xung quanh: Một số phương tiện giao thông.
- Một số phương tiện giao thông đường bộ.
Thể dục:- Bật liên tục qua các vòng. Trò chơi vận động chèo thuyền.
- Đi theo đường hẹp.
trò chơi làm theo tín hiệu.
Làm quen với văn học:
- Thơ “Giúp bà”
- Truyện “ Qua đường”
kế hoạch thực hiện tuần 1 chủ đề : phương tiện giao thông (thời gian thực hiện từ ngày 22 tháng 03 đến ngày 26 tháng 03 năm 2010)
Thứ hai
(22/03)
Thứ ba
(23/03)
Thứ tư
(24/03)
Thứ năm
(25/03)
Thứ sáu
(26/03)
Đón trẻ
- Trò chuyện về chủ đề ‘giao thông
- Hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các trò chơi, chơi với đồ vật.
Thể dục sáng
Tập theo lời bài đường em đi hô hấp 3, tay 2, chân 3, bụng 2, bật 3.
Hoạt động có chủ đích
Tạo hình: Cắt và dán ô tô tải.
Môi trường xung quanh:“ một số phương tiện giao thông ”
Âm nhạc: Đường em đi
Thể dục: Bật liên tục qua các vòng. Trò chơi vận động :chèo thuyền.
Làm quen văn học: thơ: Giúp bà.
Làm quen với toán: Nhận biết, thêm bớt trong phạm vi 5 đối tượng .
Hoạt động ngoài trời
Đối tượng quan sát:
Trò chơi vận động:
Trò chơi dân gian:
Quan sát: xe máy
đèn xanh, đèn đỏ.
trốn tìm.
Quan sát thời tiết
Bánh xe quay.
chichichành chành
Quan sát cây sữa
Chèo thuyền
Lộn cầu vồng
Quansát:
xe đạp.
bánh xe quay.
chichichành chành
Quan sát: xe ô tô tải.
Trời mưa.
Trốn tìm.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng : xây ngã tư đường phố.
- Góc phân vai : Bé làm chú cảnh sát giao thông.
- Góc tạo hình : vẽ, nặn , xé dán phương tiện giao thông.
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về phương tiện giao thông.
Hoạt động chiều
- Làm quen bàihát“Đường em đi”
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-HĐVS: Rửa tay
-Vệ sinh nêu gương,
trả trẻ.
-Làm quen với bài mới: thơ giúp bà. - vệ sinh, nêu gương trả trẻ.
-Hoạt động lao động: cuốc đất.
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-Sinh hoạt văn nghệ:
-Nêu gương bé ngoan:
-Trả trẻ.
Kế hoạch thực hiện tuần 2 chủ đề: phương tiện giao thông (thời gian thưc hiện từ ngày 29 tháng 03 đến ngày 02 tháng 04 năm 2010)
Thứ hai
(29/03)
Thứ ba
(30/03)
Thứ tư
(31/03)
Thứ năm
(01/04)
Thứ sáu
(02/04)
Đón trẻ
-Trò chuyện về chủ đề ‘giao thông
- Hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các trò chơi,chơi với đồ vật.
Thể dục sáng
Tập với bài Đường em đi:hô hấp 3, tay 2, chân 3, bụng2, bật 3
Hoạt động có chủ đích
Tạo hình: vẽ máy bay.
Môi trường xung quanh:
“Một số phương tiện giao thông đường bộ”
Âm nhạc: “Em đi qua ngã tư đường phố”
Thể dục: đi theo đường hẹp, trò chơi: “làm theo tín hiệu”
Làm quen văn học: Truyện: “Qua đường”.
Làm quen với toán: Tách một nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm
Hoạt động ngoài trời
Đối tượng quan sát:
Trò chơi vận động:
Trò chơi dân gian:
Quan sát: Xe đạp
Bánh xe quay.
Kéo cưa lừa xẻ
Quan sát: thời tiết
Chèo thuyền.
lộn cầu vồng
Quan sát cây sữa
Bánh xe quay.
Kéo cưa lừa xẻ.
Quansát: Xe máy.
Chèo thuyền
Lộn cầu vồng
Quan sát:cây chuối.
Bánh xe quay.
Lộn cầu vồng
Hoạt động góc
- Góc xây dựng : xây ngã tư đường phố.
- Góc phân vai : Bé làm chú cảnh sát giao thông.
- Góc tạo hình : vẽ, nặn ,xé dán phương tiện giao thông.
- Góc thư viện : xem tranh ảnh về phương tiện giao thông.
Hoạt động chiều
- Làm quen với bài mới: Em đi qua ngã tư đường phố.
Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-Hoạt động vệ sinh: Lau đồ chơi các góc.
-Vệ sinh nêu gương,trả trẻ.
-Làm quen với bài mới: truyện qua đường.
-vệ sinh,nêu gương trả trẻ.
-Hoạt động lao động: trồng cây.
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-Sinh hoạt văn nghệ:
-Nêu gương bé ngoan:
-Trả trẻ.
MẠNG NỘI DUNG TUẦN 3 + 4 CHỦ ĐỀ: LUẬT LỆ GIAO THÔNG
Luật lệ giao thông
Một số luật lệ giao thông đường bộ.
Các điều cần tuân thủ khi đi bộ, đi tàu xe…
Cần phải chấp hành luật giao thông
MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 3 + 4 CHỦ ĐỀ: LUẬT LỆ GIAO THÔNG.
Toán:
- Phân biệt hình tam giác, hình vuông.
- Ôn tập nhận biết hình vuông hình chữ nhật, hình tròn,hình tam giác.
Luật lệ giao thông
Tạo hình:
-Cắt, dán đèn tín hiệu giao thông.
- Xé dán thuyền trên biển.
Âm nhạc: - Dạy vận động “ Đường và chân”.
- Tiết tổng hợp biểu diễn văn nghệ
Môi trường xung quanh:
-Một số luật lệ giao thông.
- Một số luật lệ giao thông đường bộ.
Thể dục:
- Trèo lên xuống ghế.
- Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát, chuyền bóng qua đầu.
Làm quen với văn học:
- Thơ “Đàn kiến nó đi ”
- Truyện “ Xe lu và xe ca ”
Kế hoạch tuần 3 chủ đề: luật lệ giao thông (thời gian thực hiện từ ngày 05 tháng 04 đến ngày 09 tháng 04 năm 2010)
Thứ hai
(05/04)
Thứ ba
(06/04)
Thứ tư
(07/04)
Thứ năm
(08/04)
Thứ sáu
(09/04)
Đón trẻ
- Trò chuyện về chủ đề ‘giao thông”
- Hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các trò chơi,chơi với đồ vật.
Thể dục sáng
Tập với bài.hô hấp 2, tay 3, chân 2, bụng 3, bật 1
Hoạt động có chủ đích
Tạo hình: Cắt, dán đèn tín hiệu giao thông.
Môi trường xung quanh:
Một số luật lệ giao thông
Âm nhạc: Đường và chân.
Thể dục: Trèo lên xuống ghế.
Làm quen văn học: Thơ: Đàn kiến nó đi.
Làm quen với toán: Phân biệt hình tam giác,hình vuông.
Hoạt động ngoài trời
Đối tượng quan sát:
Trò chơi vận động:
Trò chơi dân gian:
Quan sát: đoàn tàu
Ô tô và chim sẻ.
lộn cầu vồng
Quan sát thời tiết
Bánh xe quay.
chi chi chành chành.
Quan sát: cây sữa
Trời mưa.
Kéo cưa lừa xẻ.
Quansát: Xe đạp.
Ô tô và chim sẻ.
lộn cầu vồng
Quan sát:Con đường đi.
Về bến.
chi chi chành chành
Hoạt động góc
- Góc xây dựng : xây bãi đỗ xe, lắp ghép hình phương tiện giao thông.
- Góc phân vai : Cô giáo hướng dẫn học sinh về luật lệ giao thông.
- Góc tạo hình : vẽ, tô màu các phương tiện giao thông.
- Góc nghệ thuật : Hát các bài hát về chủ đề Giao thông.
- Góc thư viện : Xem tranh ảnh về phương tiện và luật lệ giao thông.
Hoạt động chiều
-Làm quen với bài mới: Đường và chân.
Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-Hoạt động vệ sinh: Rửa ca cốc.
-Vệ sinh nêu gương,trả trẻ.
-Làm quen với bài mới: Thơ đàn kiến nó đi.
-vệ sinh,nêu gương trả trẻ.
-Hoạt động lao động: vệ sinh sân trường.
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-Sinh hoạt văn nghệ:
-Nêu gương bé ngoan:
-Trả trẻ.
Kế hoạch tuần 4 chủ đề : luật lệ giao thông ( thời gian thực hiện từ ngày 12 tháng 04 đến ngày 16 tháng 04 năm 2010)
Thứ hai
(12/4)
Thứ ba
(13/4)
Thứ tư
(14/4)
Thứnăm
(15/4)
Thứ sáu
(16/4)
Đón trẻ
-Trò chuyện về chủ đề ‘giao thông
- Hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các trò chơi,chơi với đồ vật.
Thể dục sáng
Tập với bài Đường em đi: hô hấp 3, tay 2, chân3, bụng 2, bật 3.
Hoạt động có chủ đích
Tạo hình: Xé dán thuyền trên biển.
Môi trường xung quanh: Một số luật giao thông đường bộ.
Âm nhạc: tiết tổng hợp. Thể dục: Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát, chuyền bóng qua đầu.
Làm quen văn học: Truyện : “ Xe lu và xe ca”
Làm quen với toán: : Ôn tập nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
Hoạt động ngoài trời
Đối tượng quan sát:
Trò chơi vận động:
Trò chơi dân gian:
Quan sát: thời tiết.
Đèn xanh,đèn đỏ.
Lộn cầu vồng.
Quan sát: xe đạp.
Bánh xe quay.
Kéo cưa lừa xẻ.
Quan sát: cây sữa
Trời mưa.
Chi chi chành chành.
Quan sát: xe máy.
Đèn xanh, đèn đỏ.
Lộn cầu vồng.
Quan sát: cây chuối.
Trời mưa.
Chi chi chành chành.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng : xây dựng bãi đỗ xe, lắp ghép hình ô tô, tàu hỏa.
- Góc phân vai : Cô giáo hướng dẫn các cháu về phương tiện giao thông
- Góc tạo hình : Vẽ, xé dán các phương tiện giao thông.
- Góc nghệ thuật : Hát các bài hát về chủ đề giao thông.
- Góc thư viện: xem tranh ảnh về phương tiện, luật lệ giao thông.
Hoạt động chiều
-Ôn bài cũ: Xé dán thuyền trên biển. - Vệ sinh, nêu gương trả trẻ.
-Hoạt động vệ sinh: Lau xốp.
-Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
-Nghe kể: Xe lu và xe ca.
-Vệ sinh,nêu gương, trả trẻ.
-Hoạt động lao động: tưới cây.
- Vệ sinh nêu gương trả trẻ.
-Sinh hoạt văn nghệ:
-Nêu gương bé ngoan:
-Trả trẻ.
Kế hoạch tuần
Tuần 1: chủ đề: phương tiện giao thông ( Thời gian từ ngày 22 tháng 03 đến ngày 26 tháng 03 năm 2010 )
A – THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ tập đúng và đều các động tác thể dục theo lời bài hát.
- Rèn luyện thể chât, phát triển vận động.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
- Kiểm tra sức khỏe , trang phục trẻ.
- Các động tác thể dục và lời bài hát “ đường em đi”
III. Cách tiến hành
1. Khởi động
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ giao thông”
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi nhẹ nhàng kết hợp đi các kiểu chân: đi bằng mũi chân, đi bằng má chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh chậm.
- Sau đó cho trẻ xếp hàng theo tổ.
2. Thể dục sáng tập với bài “ đường em đi”
- Động tác hô hấp: làm tiếng còi tàu tu..tu…tu
- Động tác tay: 2 tay đưa sang ngang, gập sau gáy.
- Động tác chân – bụng : 1 chân đứng lên trước, 2 tay sang ngang, cúi người xuông đồngthời tay đưa vè phía trước, ngón tay chạm chân trước.
- Động tác bật: bật co 1 chân.
( Thực hiện 4 – 5 lần)
3 .Trò chơi “ đèn xanh đèn đỏ”
Cô nói cách chơi và luật chơi, trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng sân.
B – HOẠT ĐỘNG GÓC.
I. Nội dung.
1. Góc xây dựng: xây ngx tư đường phố.
2. Góc phân vai: bé làm chú cảnh sát giao thông.
3. Góc taọ hình: vẽ xé dán các phương tiẹn giao thông.
4. Góc thư viện: xem tranh ảnh về phương tiện giao thông.
II. Mục đích yêu cầu.
1. Góc xây dựng
- Trẻ dùng các khối để xây và sắp xếp các khu hợp lí.
- Biết phối hợp với nhau để hoàn thành công trình xây dựng.
2. góc phân vai
- Trẻ biết chơi theo nhóm, biết tìm đồ chơi thay thế.
- Trẻ biết liên kết các nhóm chơi.
3. Góc tạo hình; Trẻ biết vẽ,cắt, xé dán các phương tiện giao thông.
4. Góc thư viện: Xem tranh ảnh và nói lên nhận xét của mình về các phương tiện giao thông.
III. Chuẩn bị
1. Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, hoa, ô tô các loại.
2. Góc phân vai: dụng cụ chú cảnh sát giao thông.
3.Góc tạo hình: Giấy vẽ, giấy màu, keo dán, kéo cắt….
4. Góc thư viện: Tranh ảnh vè một số phương tiện giao thông.
IV. Cách tiến hành
1. Thỏa thuận chơi
- Cho trẻ ngồi xung quanh cô trò chuyện về chủ đề.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con, các con hãy nhìn xung quanh lớp mình xem có những góc chơi nào?
- Hôm nay con sẽ chơi ở góc nào?
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng?
- Xây ngã tư đường phố thì làm như thế nào?
- Cô hỏi tương tự các góc khác.
- Trong khi chơi các con phải nhưthé nào?
- Vậy bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi.
2. Quá trình chơi
Cô quan sát xem số lượng trẻ ở các góc chơi đều nhau.
Nếu trẻ còn lúng túng thì cô nói lại nội dung chơi.
Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi, góc nào lúng túng cô chơi cùng trẻ.
Cô bao quát chung, hướng dẫn dộng viên khuyến khích trẻ chơi.
3. Nhận xét.
Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi.
Cô cho trẻ cất đồ chơi.
Kế hoạch ngày.
Thứ 2 ngày 22 tháng 03 năm 2010
A – ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
1. Trò chuyện:
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề mới.
2. Thể dục sáng: ( Thực hiện theo kế hoạch tuần)
3. Điểm danh:
B- HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tạo hình: Cắt và dán ô tô tải.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: trẻ biết cách cắt và dán để tạo thành hình xe ô tô tải.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cắt, dán,
- Sự khéo léo của đôi tay.
3. Giaó dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị cho cô: Tranh mẫu, bài hát “ đường em đi”
2. Chuẩn bị cho trẻ: giấy A4, giấymàu, kéo cắt, keo dán.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Các con hát rất hay cô sẽ các con đi thăm quan nhé!
* Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
các con thấy trước mặt các con có gì đây?
Đây là xe gì? xe ô tô tải có đặc điểm gì?
- Cô giới thiệu về phần đầu xe, phần thùng xe, phần bánh xe, cửa xe.
2. Vào bài
Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con cách cắt và dán ô tô tải.
2.1.cô làm mẫu: Cắt đầu xe là một hình vuông, cắt thùng xe là một hình chữ nhật, cắt bánh xe là 2 hình tròn, xe còn thiếu phần gì?
Cửa sổ cô cũng cắt một hình chữ nhật nhỏ.cô đã cắt xong các bộ phận của xe rồi, tiếp theo cô sẽ bóc mặt sau của giấy màu ra và dán vào giữa tờ giấy.cô dán phần đầu xe, phần thùng xe cô dán hình chữ nhật nằm ngang, sau đó cô dán bánh xe la 2 hình tròn ở phía dưới phần đầu xe và thùng xe, cô dán thêm hình chữ nhật nhỏ để làm cửa xe . vậy là chiếc xe ô tô tải của cô đã hoàn thiện rồi đấy! các con thấy cô cắt dán chiếc xe ô tô tải có đẹp không?ô tô tải dùng để làm gì?
- vậy các con có muốn làm giống cô để có nhiều xe chở được nhiều hàng cho mọi người không?
2.2. Trẻ thực hiện.
Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện.
(nhắc nhở trẻ cách cầm kéo)
- Con đang làm gì? cắt hình gì? con cầm kéo bằng tay nào?
cô chú ý những trẻ còn lúng túng, khuyến khích những trẻ làm nhanh.
2.3. nhận xét
- Trẻ cắt dán xong cho trẻ mang tranh lên treo ở trên bảng.
- cho cả lớp quan sát và nhận xét bài cả mình và của bạn.
+ Con thấy bài của bạn nào cắt và dán đẹp? vì sao?
- Cô nhận xét chung, chọn vài tranh đẹp của trẻ giới thiệu với cả lớp, so sánh với mẫu của cô.
3. Củng cố.
Hôm nay các con đã cắt và dán được rất nhiều xe tải.
- các con có biết xe tải là phương tiện giao thông gì không?
- Ngoài ra con còn biết loại xe gì nữa?
* Có rất nhiều loại xe mà hằng ngày đi lại trên đường, nếu đi không cẩn thận rất dễ bị tai nạn, chính vì vậy các con khi tham gia giao thông các cin nhớ phải đi đúng phần đường quy định, không chạy nhảy, nô đùa, đá bóng giữa đường các con đã nhớ chưa?
4. Kết thúc. Hôm nay cô thấy các con rất là ngoan cô sẽ các con di ra sân chơi nhé!
Trẻ hát
Trẻ đi thăm quan
Xe ô tô tải
Trẻ nêu đặc điểm của xe
Trẻ chú ý quan sát
Chở hàng.
Trẻ trả lời
Trẻ cắt và dán ô tô tải.
Trẻ trả lời
Trẻ mang tranh lên treo ở trên bảng
Trẻ nhận xét
Phương tiện giao thông đường bộ
Trẻ kể
Nhớ rồi ạ!
Trẻ đi ra ngoài.
C – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: xe đạp
Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ + Trốn tìm
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm cấu tạo, hình dạng, âm thanh, ích lợi của xe đạp. thông qua đó giáo dục trẻ ý thức về an toàn giao thông.
- Trẻ biết chơi trò chơi, có ý thức trong khi chơi.
- Trẻ đoàn kết, hứng thú tham gia vào buổi hoạt động.
II. Chuẩn bị
- xe đạp để ở sân trường.
- cờ xanh, cờ đỏ, cờ vàng.
- kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.
III.cách tiến hành
Trước khi ra ngoài quan sát cô nói rõ nội dung của buổi hoạt động.
- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.
1. Hoạt động có chủ đích
- Cô cho trẻ đứng xung quanh chiếc xe máy.
bạn nào cho cô biết đây là xe gì?
- Xe máy có đặc điểm gì?
- Phần đầu xe gồm có gì?có tác dụng để làm gì?
- Phần thân xe gồm có gì? Có tác dụng gì?
- Phần đuôi xe gồm có gì? để làmgì?
- Bánh xe có dạng hình gì? xe máy có bao nhiêu bánh xe?
- Xe máy dùng dể làm gì? Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
- Xe máy muốn chạy được cần phải có ngừoi điều khiển. vậy người điều khiển xe máy phải làm gì như thế nào? để tham gia giao thông được an toàn?
- Các con khi ngồi trên xe máy phải ngồi như thế nào?
- Xe máy kêu như thế nào?
Các con thử làm chú lái xe máy nào?
2. Trò chơi
- Trò chơi vận động: Đèn xanh, đèn đỏ. luật chơi và cách chơi trang 35, 36 tuyển tập truỵen thơ bài hát câu đố theo chủ đề.
- Trò chơi dân gian: Trốn tìm . luật chơi và cách chơi trang 50,51 tuyển tập truyện thơ baì hát câu đố theo chủ đề.
- Chơi tự do: Trẻ vẽ hình các phương tiện giao thông, chơi theo ý thích. cô bao quát trẻ.
3. Nhận xét, kết thúc.
Gần hết giờ cô gọi trẻ tập trung lại và hỏi: Hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì? vì sao?
- Giờ hoạt động sau con thích được làm gì?
- Cho trẻ rửa tay và vào lớp.
D – HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: xây ngã tư đường phố.
- Góc phân vai: Bé làm chú cảnh sát giao thông.
- Góc tạo hình: cắt dán hình ô tô tải.
- Góc thư viện: xem tranh ảnh về phương tiện giao thông.
( Thực hiện theo bài soạn tuần)
E- VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA.
1,Vệ sinh: Cô kết thúc giờ học.
- Cho trẻ rửa tay,lau khô tay.
- Ngồi vào bàn ăn .
2, Ăn trưa:
- Cô ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu các món ăn, chia ăn.
- Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn.
- Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn.
- Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng.
3, Ngủ trưa.
G- HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
1, Làm quen với bài mới: “ Đường em đi ”
* Yêu cầu: Trẻ hát đúng giai điệu, thuộc bài hát.
* Cách tiến hành:
- Cô trò chuyện về chủ đề.
- Cô giới thiệu bài hát “đường em đi ”
- Cô hát cho trẻ nghe.
- Dạy trẻ hát.
2. Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ.
* Nhận xét- đánh giá cuối ngày:
- Tình hình sức khỏe trẻ:
- Trạng thái tình cảm thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức, kĩ năng.
Thứ 3 ngày 23 tháng 03 năm 2010
A – ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
1.Trò chuyện: - Nhắc nhở trẻ chào ông bà, bố mẹ.
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Thể dục sáng: ( Thực hiện theo bài soạn tuần)
3. Điểm danh.
B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Môi trường xung quanh: Tìm hiểu một số phương tiện giao thông
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông: ô tô tải, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa.
- Biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Kể thêm được một số phương tiện giao thông khác.
2. Kĩ năng:
- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng quán sát, phán đoán.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng so sánh theo cặp.
- Hình thànhvà phát triển ở trẻ khả năng phân nhóm theo đặc điểm và nơi hoạt động.
3. Thái độ: Trẻ vui thích khi được cùng nhau khám phá tìm hiểu về các phương tiện giao thông.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị cho cô:
- Xe ô tô tải, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa.
- Các bài hát về phương tiện giao thông.
2. Chuẩn bị cho trẻ: Trẻ thuộc các bài hát: “ Em tập lái ô tô”, “ đoàn tàu tí hon”, “ Em đi chơi thuyền”.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động cuả trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát: “ bạn ơi có biết”
- các con vừa được hát bài hát gì?
- trong bài hát có những loại phương tiện giao thông gì?
2. Vào bài.
Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về một số phương tiện giao thông nhé!
2.1. khám phá.
- các con hãy xếp làm 3 tổ cho cô nào?
Cô có 3 hộp quà cô sẽ cho 3 tổ lên nhận quà. Khi nhận quà xong các con hãy ngồi thành 3 vòng tròn rồi cùng nhau mở món quà mà cô tặng cho tổ mình, rồi cùng nhau bàn bạc thảo luận xem quà đội mình là gì? có đặc điểm gì?
Trong khoảng 30 giây sau đó đại diện nhóm đó sẽ trả lời câu hỏi của cô.
- Quà của tổ con là cái gì?
- Có đặc điểm gì?
- Nó hoạt động ở đâu?
- Tiếng kêu như thế nào?
- Chạy bằng gì?
Sau khi cả 3 nhóm giới thiệu xong cô khái quát lại.
2.2. So sánh
Chơi trò “cái gì biến mất”
Cô cất đi 2 phương tiện giao thông
* So sánh ô tô tải với máy bay.
- bạn nào cho cô biết Ô tô tải và máy bay có đặc điểm gì giống nhau?
- Ô tô tải và máy bay có đặc điểm gì khác nhau?
* So sánh tàu thủy và tàu hỏa.
- Tàu thủy và tàu hỏa có đặc điểm giống nhau?
- Tàu thủy và tàu hỏa có đặc điểm khác nhau?
Cô khái quát lại: các phương tiện giao thông khác nhau về đặc điểm cấu tạo và nơi hoạt động nhưng chúng giống nhau ở điểm: cùng là các phương tiện giao thông dùng để chở người và hàng hóa giúp chúng ta đến khắp mọi nơi được dễ dàng, gặp gỡ những người thân , bạn bè.
* Mở rộng
Ngoài các phương tiện giao thông này con còn biết những loại phương tiện giao thông nào?
- Khi đi trên các phương tiện giao thông này con phải như thế nào?
3. Củng cố, ôn luyện
* Trò chơi “ bé nào sửa đúng”
Cách chơi: Cô đưa ra các đặc điểm đúng hoặc sai về phương tiện giao thông để trẻ trả lời nhanh.
- Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường bộ đúng hay sai?
- Tàu thủy là phương tiện giao thông đường sắt đúng hay sai?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ đúng hay sai?.....
* Trò chơi: Thi dán tranh
Cách chơi: chia trẻ làm 2 đội, cô để 2 bảng ở phía trên, nhiệm vụ của mỗi đội là thi dán tranh lô tô về 1 loại phương tiện giao thông. kết thúc thời gian quy định đội nào dán đúng và được nhiều tranh hơn thì đội đó thắng.
4. Kết thúc. Cô cùng trẻ hát “ Em tập lái ô tô” Đi ra ngoài.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ kể
Trẻ xếp làm 3 tổ
Trẻ thảo luận
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đoán
Trẻ so sánh
Trẻ so sánh
Trẻ so sánh
Trẻ so sánh
Trẻ kể
Ngồi yên, không đùa nghịch
Trẻ trẻ lời
Đường bộ đặc biệt
Sai
Đúng
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ hát cùng cô
C- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
quan sát: Thời tiết
Trò chơi: Bánh xe quay + chi chi chành chành
1, Yêu cầu
- Trẻ biết quan sát và cảm nhận thời tiết của ngày hôm đấy.
- Luyện chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp theo thời tiết, chơi đoàn kết với bạn.
2, Chuẩn bị
- Kiểm tra
File đính kèm:
- Chu de giao thong(8).doc