Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề lớn: Ngành nghề

MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

 * Dinh dưỡng sức khoẻ:

- Giới thiệu cho trẻ biết một số nghề liên quan đến cung cấp thực phẩm, bảo vệ sức khỏe.

- Biết ăn uống đủ chất để lớn lên và đủ sức làm việc.

- Hợp tác với bác sĩ khi được khám bệnh.

- Tránh nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất. An toàn một số dụng cụ của nghề. Mối nguy hiểm khi nghịch và nhặt bơm, kim tiêm vì dễ lây nhiễm bệnh.

* Phát triển vận động:

- Phát triển các vận động: đi, chạy, ném xa; làm đoàn tàu.

 

doc76 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề lớn: Ngành nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề lớn: ngành nghề. Thực hiện trong 4 tuần, từ ngày 22/11 đến ngày 26/11. mục tiêu: 1. Phát triển thể chất: * Dinh dưỡng sức khoẻ: - Giới thiệu cho trẻ biết một số nghề liên quan đến cung cấp thực phẩm, bảo vệ sức khỏe. - Biết ăn uống đủ chất để lớn lên và đủ sức làm việc. - Hợp tác với bác sĩ khi được khám bệnh. - Tránh nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất. An toàn một số dụng cụ của nghề. Mối nguy hiểm khi nghịch và nhặt bơm, kim tiêm vì dễ lây nhiễm bệnh. * Phát triển vận động: - Phát triển các vận động: đi, chạy, ném xa; làm đoàn tàu. 2. Phát triển nhận thức: * Khám phá khoa học: - Trẻ biết tên gọi sản phẩm và lợi ích của một số nghề. - Trẻ biết tên gọi của từng nghề. - Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa các nghề. * Làm quen với toán: - Trẻ biết phân nhóm các dụng cụ theo nghề. - Trẻ phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ biết ghép đôi tương ứng 1 –1. - Biết nối đúng dụng cụ với nghề hoặc nghề với sản phẩm làm ra. 3. Phát triển ngôn ngữ : - Trẻ biết trả lời và đặt câu hỏi: Ai cái gì? làm nghề gì? làm ra sản phẩm gì? - Mô tả đặc điểm, sản phẩm một số nghề. - Kể chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ. 4. Phát triển thẩm mỹ: - Biết cầm kéo cắt, dán, tô màu các trang phục của một số nghề khác nhau. - Biết hát và vận động minh họa theo bài hát về chủ đề. 5. Phát triển tình cảm - Xã hội: - Trẻ yêu quí các nghề trong xã hội. - Biết giữ gìn đồ dùng, sản phẩm của nghề. Biết cùng cô tạo đồ dùng đồ chơi từ phế liệu. ____________________________ Kế hoạch chăm sóc sức khỏe vệ sinh Dinh dưỡng. Chủ đề: Ngành nghề. Tt Nội dung CS SK - VS DD Mục đích yêu cầu Tổ chức hoạt động Kết quả mong đợi. Ghi chú I NuôI dưỡng - Ăn uống - Giấc ngủ - Bữa chính trẻ ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất béo, đường, muối khoáng... - Hàng ngày trẻ cần được uống nước đầy đủ. - Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống. - Trẻ ngủ đủ giấc. Trước khi ngủ trẻ biết lấy gối nằm ngay ngắn. - Cô động viên trẻ ăn hết suet, ăn đủ lượng đủ chất dinh dưỡng theo thực đơn hàng ngày. - Cô cho trẻ uống nước theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày. - Trẻ rửa tay sạch trước khi ăn, mời cô, mời bạn trước khi ăn, an ngồi ngay ngắn. Cầm thìa bằng tay phải. Xúc cơm ăn gọn gàng không làm rơi vãi... - Cô bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, ấm áp về mùa đông. - Khi trẻ ổn định chỗ ngủ cô có thể hát ru cho trẻ ngủ... - Trẻ khỏe tăng cân. - Trẻ được uống nước đủ nhu cầu và lượng trong ngày. - Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống. - Trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc II Vệ sinh - Vệ sinh cô - Vệ sinh trẻ - Vệ sinh môi trường - Cô ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp theo công việc. - Trẻ luôn được ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. - Môi trường trong và ngoài lớp luôn sạch sẽ, gọn gàng. - Cô luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Cô hướng dẫn cho trẻ thao tác rửa tay, rửa mặt sạch sẽ. - Cô thường xuyên nhắc trẻ bỏ rác vào sọt, không vứt bừa bãi. - Cô ăn mặc phù hợp với công việc. - 100% trẻ biết tự vệ sinh sạch sẽ. - 100% trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung. III Cs sk - Cân đo trẻ - Cân đo trẻ đúng thời gian qui định. - Tổ choc cân đo cho trẻ vào ngày 15/12 và rà biểu đồ phát triển. Có biện pháp chăm sóc trẻ giảm cân. - 100% trẻ được cân đo chính xác. IV An toàn - Thể lực. - Trẻ an toàn về thể lực sức khỏe, an toàn về tâm lý. - Cô phối hợp cùng gia đìnhvệ sinh phòng bệnh tật. - 100% trẻ phát triển thể lực tốt. _____________________________ chủ đề nhánh: “cháu yêu cô chú công nhân”. Thực hiện từ ngày 22/11 đến 26/11/2010. I. Yêu cầu: - Kiến thức:+ Trẻ hiểu được công việc của nghề công nhân. + Trẻ biết đồ dùng dụng cụ, sản phẩm của nghề công nhân và lợi ích của nghề đó. - Kỹ năng: + Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt các đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm, múa hát đọc thơ... - Thái độ: + Trẻ biết yêu thương, quí trọng các cô chú công nhân lao động làm ra sản phẩm và biết bảo vệ sản phẩm đó. Kế hoạch tuần Ngày H. động Ngày thứ nhất Ngày thứ hai Ngày thứ ba Ngày thứ tư Ngày thứ năm đón trẻ Thể dục sáng - Đón trẻ: + Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng. - Thể dục sáng: Tập theo băng nhạc. Hoạt động có chủ địch PTNT: KPKH “Trò chuyện cùng trẻ về công việc của các cô chú công nhân”. PTTM Tạo hình. So sánh sự khác nhau về kích thước, hình dạng, màu sắc. PTTC - Ném trúng đích. - T/c: Tung bóng. PTNN Thơ; ‘em làm thợ xây”. PTTM-ÂN. - H-vđ: Cháu yêu cô chú công nhân. - NH: Cô giáo. -TCVĐ: Ai đoán giỏi. Hoạt động góc - Góc phân vai: Cửa hàng bán dụng cụ thợ xây, nấu ăn. - Góc âm nhạc - tạo hình: + Nghe và biểu diễn văn nghệ về chủ đề. Tô màu, nặn dụng cụ thợ xây. - Góc khoa học toán: Chọn và phân loại dụng cụ nối tranh phù hợp với dụng cụ, sản phẩm và trang phục. - Góc sách chuyện: Xem truyện tranh nhành nghề xây dựng và tập kể chuyện theo tranh. - Góc xây dựng, lắp ráp: Xây các kiểu nhà. Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết. - T/cvđ: Về đúng bến. - Chơi tự do. - Nhặt lá cây về xếp các kiểu nhà. - T/cvđ: Về đúng bến. - Chơi tự do. - Quan sát ngôi nhà. - T/cvđ: Chuyển vật liệu xây dựng. - Chơi tự do. - Quán sát trường của bé. - T/cvđ: Chuyển vật liệu xây dựng. - Chơi tự do. - Vẽ tự do trên sân. - T/cvđ: Về đúng nhà. - Chơi tự do. Hoạt động chiều PTTM - Vẽ theo ý thích. - Luyện cách lăn dọc và xoay tròn. - Làm quen bài thơ: “Em làm thợ xây”. - Làm quen bàI hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Biểu diễn văn nghệ, nêu gương cuối tuần. Thể dục sáng: - Thứ 2 - 4 - 6: tập theo lời ca. - Thứ 3 - 5: tập bài phát triển chung. * Yêu cầu: Trẻ tập theo cô các động tác đúng, đều, đẹp. Rèn cho trẻ có tính nhanh nhẹn và phát triển các cơ vận động. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. * Chuẩn bị: Sân sạch sẽ an toàn. Băng đài và các động tác. * Tiến hành: - Bài tập theo lời ca: * Hoạt động 1: Khởi động: - Trẻ chạy theo cô đi vòng tròn và kết hợp khởi động các kiểu đi (mũi bàn chân, gót chân, đi thường) theo hiệu lệnh. * Hoạt động 2: Trọng động: - ĐT1: + Hô hấp gà gáy: + Động tác tay: tay đưa ngang gấp sau gáy. + Động tác chân: Đứng co một chân. + Động tác bụng: Cúi gấp người về phía trước: + Tập 4 lần x 4 nhịp. + Tâp 4 lần x 4 nhịp. + Tâp 4 lần x 4 nhịp. + Tâp 4 lần x 4 nhịp. + Động tác bật: bật tách chân khép chân. + Tập 4 lần x 4 nhịp. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cô và trẻ đi 1-2 vòng xung quanh sân. _______________________________ Kế hoạch hoạt động góc. Chủ đề nhánh: “cháu yêu cô chú công nhân”. tt Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Quá trình thực hiện Lưu ý I Góc phân vai - Cửa hàng bán dụng cụ thợ xây; nấu ăn - Trẻ biết thể hiện vai chơi, thể hiện tốt hành động công việc một số nghề. - Thông qua các trò chơi giúp trẻ hiểu được trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau. - Đồ dùng nấu ăn và một số dụng cụ của thợ xây. - thế các con ước sau này lớn lên các con sẽ làm nghề gì? trẻ kể. - Hôm nay, góc phân vai cô sẽ cho các con chơi bán hàng và nấu ăn. II Góc xây dựng - Xây nhà của bé - đường đi - vườn cây - vườn hoa. - Trẻ biết sử dụng các khối để xây dựng các kiểu nhà, biết xây nhà 2 tầng và bố trí các khu vực hợp lý đẹp mắt. - Khối các loại to nhỏ, que, thảm, cây cảnh, bộ lắp ghép. III Góc nghệ thuật. - NN- BDVN mừng sinh nhật người thân - tô màu ý thích. Làm đồ chơi TTG.GD - Vẽ tô màu và nặn dụng cụ thợ xây - Trẻ lắng nghe đài và có thể hát theo đài những bài hát quen thuộc. - Trẻ biết vẽ và tô màu một số dụng cụ của thợ xây. - Luyện cho trẻ kỹ năng đã học. - Băng đài, bút màu. Tranh vẽ Đất nặn và một số đồ dùng của trẻ. - Gợi ý cho trẻ hát các bài hát về chủ đề. Cô ổn định từng nhóm chơi. - Gợi ý cho trẻ tô màu hoặc nặn dụng cụ xây dựng. IV Góc sách chuyện - Xem truyện tranh về nghề xây dựng và tập kể chuyện theo tranh. - Trẻ biết xem tranh về nghệ xây dựng. - Trẻ nội dụng theo tranh truyện. - Góc sách và một số hình ảnh. - Con đang kể về ai vậy? Con đang xem gì vậy?. - Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời. V Góc khoa học: - Chọn và phân loại dụng cụ. Nối tranh phù hợp với dụng cụ sản phẩm và trang phục. - Trẻ biết chọn tranh và phân loại theo nghề nghiệp, nối tranh đúng dụng cụ. - Tranh lô tô một số nghề và các nghề để trẻ nối. - Góc KH: các em được chọn tranh và phân loại tranh theo nghề và nối tranh theo dụng cụ lao động, sản phẩm lao động với nghề. ___________________________________ Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010. ------- Kế hoạch hoạt động ngày ------ i. đón trẻ: - Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, niềm nở. Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. - Cô hướng cho trẻ về sự thay đổi trong lớp (tranh ảnh về gia đình). - Trò chuyện với phụ huynh về công việc của mọi người trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ: Nhà con ở đâu? Bố mẹ làm nghề gì? - Điểm danh trẻ. ii. Thể dục sáng: Tập theo lời ca. iii. hoạt động có chủ đích: Phát triển nhận thức. KPKH: Đề tài: Trò chuyện với trẻ về công việc của các cô chú công nhân. 1. Yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết công việc của bác thợ xây: xếp gạch, trộn hồ, xây các công trình nhà, trường học, bệnh viện, cầu... + Biết các đồ dùng, dụng cụ của bác thợ xây. - Kỹ năng: + Luyện kỹ năng quan sát các đồ dùng, dụng cụ của các nghề. + Kỹ năng trao đổi, hợp tác cùng bạn qua trò chơi. - Thái độ: + Giáo dục trẻ yêu quí và bảo vệ các công trình xây dựng. 2. Chuẩn bị: Cô - Đồ dùng thợ xây: Bai, bàn vét, xẻng, xô, khẩu trang và bộ đồ lao động. - Đàn ghi bài hát: cháu yêu cô chú công nhân. Trẻ Taam thế trẻ thoải mái. 3. Tiến hành: Cô - HĐ1: ổn định giới thiệu bài: - Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Trò chuyện lớp mình vừa hát bài gì? - Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài thơ. - Trò chuyện về công việc của các bác. - HĐ2: Đàm thoại: - Cô lần lượt cho trẻ xem các bức tranh chú đang bưng gạch, trộn hồ, đang xây... Cô hỏi: - Các chú đang làm gì? - Các chú đang sử dụng dụng cụ gì? - Bạn nào có thể lên chọn dụng cụ đó? - Chú thợ xây xây những công trình gì? - Bạn nào có thể chọn các sản phẩm của chú thợ xây không? - Các con có thấy chú thợ xây làm việc vất vả không? - Nếu không có các chú thợ xây thì sẽ như thế nào? - Để tỏ lòng biết ơn đối với các chú thợ xây chúng mình sẽ làm gì? - Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ các công trình do các chú vất vả ngày đêm xây nên. - Cho cả lớp đọc bài thơ: “Chiếc cầu mới’. - HĐ3: Củng cố: - Chơi trò chơi tìm sản phẩm của các nghề. - Chơi theo 3 đội thi chọn đồ dùng, dụng cụ của nghề xây dựng. - Kết thúc: Cho trẻ ra chơi. Trẻ - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Các chú đang trộn hồ - Bàn vét, xẻng - Trẻ lên chọn. - Nhà cửa, cầu cống... - Trẻ lên chọn những b.tranh về ngôi nhà, cầu, trường học... - Rất vất vả vì luôn phải làm ngoài trời. - Không có nhà để ở, trường để học... - Không vẽ bẩn lên tường, phải biết giữ gìn bảo vệ - Cả lớp đọc thơ. - Chia trẻ làm 3 đội và cùng thi đua, sau khi trò chơi kết thúc trẻ cùng kiểm tra kết quả của 3 đội. iv. hoạt động ngoài trời: + HĐCMĐ: Quan sát thời tiết. + T/CVĐ: Về đúng bến. + Chơi tự do trên sân. V. hoạt động góc: + Góc phân vai: Cửa hàng bán dụng cụ xây dựng. + Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà. + Góc sách chuyện: Xem truyện tranh ngành nghề xây dựng. vi. vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa: - Trẻ vệ sinh rửa mặt rửa tay đúng thao tác. - Tổ chức cho trẻ ăn trưa, ngủ trưa đúng giờ. vii. hoạt động chiều: - Cho trẻ ăn quà chiều. - Vệ sinh cá nhân. Hoạt động chính: Cùng cô chọn tranh và phân loại theo nghề, nối tranh. a. Yêu cầu: - Trẻ biết cách chọn tranh phù hợp theo nghề. - Trẻ biết nối các dụng cụ với nghề phù hợp. - Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm của các nghề. b. Chuẩn bị: - Một số lô tô về một số nghề. - Bút để trẻ nối. c. Tiến hành: - Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân. - Cùng cô chọn tranh và phân loại theo nghề. - Cô cho trẻ nối tranh dụng cụ phù hợp với nghề. d. Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do. Trả trẻ: Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. VIII. Đánh giá cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………. ______________________________ Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010 Kế hoạch hoạt động ngày i. đón trẻ: - Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng nơi qui định. - Cho trẻ xem tranh về nghề xây dựng, cùng đàm thoại với trẻ. - Điểm danh trẻ. ii. Thể dục sáng: Tập bài thể dục phát triển chung. iii. hoạt động có chủ đích: PTTM: Đề tài: Tạo hình: Vẽ theo ý thích. 1. Yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết vẽ theo ý thích của mình và đặt tên cho sản phẩm đó. Biết bố cục bức tranh. + Trẻ vẽ theo sự tưởng tượng của trẻ. - Kỹ năng: + Luyện kỹ năng cho trẻ cầm bút, vẽ nét xiên cong, thẳng để tạo thành bức tranh mà trẻ thích. + Luyện kỹ năng gi nhớ và sáng tạo của trẻ. - Thái độ: + Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn làm ra. 2. Chuẩn bị: Cô - Tranh vẽ một số loại rau, củ, quả. - Tranh vẽ nhà vẽ hoa, - Tranh vẽ ôtô. Trẻ Vở vẽ, bút màu đủ cho trẻ. 3. Tiến hành: Cô - HĐ1: H-VĐ: “ổn định giới thiệu bài”. - Cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”, bài hát nói về ai? - Cô chú công nhân làm những công việc gì? - Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng có ích, cũng làm ra sản phẩm để cho mọi người tiêu dùng. - HĐ2: Cô cho trẻ quan sát tranh. - Cô có bức tranh vẽ gì đây? - Rau củ quả do ai làm ra? - Tiếp tục cho trẻ quan sát những bức tranh khác. - Hỏi ý định bé thích vẽ gì? - Vì sao con thích vẽ sản phẩm đó? - Muốn vẽ bức tranh đó con vẽ như thế nào? - HĐ3: Cho trẻ thực hiện. - Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi và cách cầm bút. - Cho trẻ vẽ. (Cô đi bao quát hướng dẫn gợi ý cho trẻ). - Hỏi các con vẽ gì? (trẻ vẽ và đặt tên cho sản phẩm đó). - HĐ4: Trưng bày sản phẩm: - Các con đưa bức tranh của mình lên bảng. - Các con hãy nhìn xem đây là những bức tranh do các bạn lớp 3B vẽ nên các con thích bức tranh nào? - Vì sao con thích bức tranh đó? - Tác giả sản phẩm lên giới thiệu. - Cô nhận xét chung. * Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ: “em vẽ”. Sau đó ra chơi. Trẻ - Trẻ hát, về cô chú công nhân. - Trẻ kể. - Tranh vẽ rau, củ, quả. - Các bác nông dân. - Trẻ trả lời. - Vẽ theo ý thích của trẻ. - Trẻ đưa sản phẩm lên. - Trẻ q.sát nhận xét. - Tác giả lên g.thiệu. - Chú ý lắng nghe. iv. hoạt động ngoài trời: + HĐCMĐ: Nhặt lá cây về xếp các kiểu nhà. + T/CVĐ: Về đúng bến. + Chơi tự do trên sân. V. hoạt động góc: + Góc phân vai: Cửa hàng bán dụng cụ xây dựng. + Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà. + Góc sách chuyện: Xem truyện tranh ngành nghề xây dựng. vi. vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa: - Trẻ vệ sinh rửa mặt rửa tay đúng thao tác. - Tổ chức cho trẻ ăn trưa, ngủ trưa đúng giờ. vii. hoạt động chiều: - Cho trẻ ăn quà chiều. - Vệ sinh cá nhân. Hoạt động chính: Luyện cách lăn dọc, xoay tròn. a. Yêu cầu: - Trẻ biết cách lăn dọc xoay tròn viên đất trên bảng và đặt tên cho sản phẩm. - Luyện kỹ năng xoay tròn lăn dọc. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. b. Chuẩn bị: - Bảng - đất nặn đủ cho trẻ. - Cô nặn 1 số dồ vật như bánh xe, cán cuốc... c. Tiến hành: - Cho trẻ đọc bàI thơ: Bé chơI với đất nặn. - Cô trò chuyện cùng trẻ về bàI thơ. - Cô cho trẻ quan sát và gọi tên những sản phẩm do cô nặn ra. - Cô làm mẫu cho trẻ xem. - Cho trẻ thực hiện và đặt tên những sản phẩm đó. - Cô nhận xét sản phẩm của trẻ. d. Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do. Trả trẻ: Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. VIII. Đánh giá cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………. _______________________________ Thứ 4 ngày 17 tháng 11 năm 2010 Kế hoạch hoạt động ngày i. đón trẻ: - Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng nơi qui định. - Trò chuyện cùng trẻ về nghề xây dựng. - Điểm danh trẻ. ii. Thể dục sáng: Tập theo lời ca. iii. hoạt động có chủ đích: Phát triển thể chất. Đề tài: Ném trúng đích Trò chơi: Tung bóng. 1. Yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết cầm túi cát đưa ra phía trước và ném trúng đích. + Trẻ biết chơi trò chơi tung bóng. - Kỹ năng: + Luyện kỹ năng nhanh nhẹn của trẻ. phát triển sư khéo léo và mạnh dạn của trẻ. Qua đó phát triển cổ tay - cổ chân cho trẻ. - Thái độ: + Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập cũng như trong khi chơi trò chơi. 2. Chuẩn bị: Cô - 3 - 4 vòng làm đích. - Túi cát cho trẻ ném. - Trang phục gọn gàng. Trẻ Tâm thế trẻ thoải mái. 3. Tiến hành: Cô - HĐ1: Khởi động: - Trẻ đi chạy vòng tròn hát bài: “nhà của tôi”. Sau đó kết hợp đi các kiểu đi: mũi bàn chân, gót chân, kiểng chân. Về đứng 2 hàng ngang dàn hàng. - HĐ2: Trọng động: Trẻ - Trẻ khởi động nhịp nhàng. - ĐT1: + Động tác tay: + Động tác chân: + Động tác bụng: + Động tác bật: Vận động cơ bản: Ném trúng đích. - Cô trò chuyện và giới thiệu bài. - Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân. - BàI hát nói về ai? - Cô chú công nhân làm những công việc gì? - Mong muốn trở thành nghề thì các con phảI thường xuyên luyện tập. - Bây giờ chúng mình cùng thi đua trổ tàI ném trúng đích. - Cô làm mẫu 2 lần. (lần 2 phân tích, Cô đứng chân trước, chân sau, tay phải cầm túi cát đưa ra trước và ném trúng đích sau đó về đứng cuối hàng.) - Mời 2 trẻ khá lên làm mẫu cho cả lớp xem. - Trẻ thực hiện: Lần lượt mời 2 trẻ đầu hàng lên thực hiện. (Cô quan sát và sửa sai. Chú ý nhắc trẻ cẩn thận). * Trò chơi: “Tung bóng”: - Giới thiệu trò chơi. - Cho trẻ chơi. - HĐ3: Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi 1-2 vòng rồi nhẹ nhàng ra chơi. + Tập 6 lần x 4 nhịp. + Tập 6 lần x 4 nhịp. + Tập 4 lần x 4 nhịp. + Tập 4 lần x 4 nhịp. - Cả lớp hát. - Cô chú công nhân. - Trẻ kể. - Cô chú ý xem cô làm mẫu - 2 trẻ lên thực hiện. - Trẻ lần lượt thực hiện. - Trẻ chơi trò chơi. iv. hoạt động ngoài trời: + HĐCMĐ: Quan sát ngôI nhà. + T/CVĐ: Chuyển vật liệu xây dựng. + Chơi tự do trên sân. V. hoạt động góc: + Góc phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng. + Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà. + Góc nghệ thuật: Tô màu dụng cụ xây dựng. + Góc khoa học: Chọn và phân loại dụng cụ nối tranh phù hợp với dụng cụ. + Góc sách: Xem truyện tranh nghề xây dựng. vi. vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa: - Trẻ vệ sinh rửa mặt rửa tay đúng thao tác. - Tổ chức cho trẻ ăn trưa, ngủ trưa đúng giờ. vii. hoạt động chiều: - Cho trẻ ăn quà chiều. - Vệ sinh cá nhân. Hoạt động chính: Làm quen bàI thơ: Em làm thợ xây. a. Yêu cầu: - Trẻ được quen bài thơ: “Em làm thợ xây” nhớ tên bài thơ. - Trẻ đọc toàn bộ bài thơ theo cô. - Giáo dục trẻ biết yêu quí các cô các bác thợ xây đã xây nên ngôi nhà đẹp đẽ. b. Chuẩn bị: - Tranh vẽ nội dung bài thơ. - Cô thuộc bài thơ. c. Tiến hành: - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần. - Cô cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần. - Tổ nhóm cá nhân đọc thơ. - Các con vừa làm quen bài thơ gì? d. Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do. Trả trẻ: Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. VIII. Đánh giá cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………. ______________________________ Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2010 Kế hoạch hoạt động ngày. i. đón trẻ: - Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng nơi qui định. - Cho trẻ xem tranh về ngành nghề xây dựng. - Điểm danh trẻ. ii. Thể dục sáng: Tập theo lời ca. iii. hoạt động có chủ đích: Phát triển ngôn ngữ: Đề tài: Thơ: Em làm thợ xây. 1. Yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ: “Em làm thợ xây” + Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Nói về em bé muốn làm nghề thợ xây để xây nhà đẹp cho mẹ, cha. + Trẻ nhớ tên bài thơ và thể hiện tình cảm của mình khi đọc thơ. - Kỹ năng: + Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm. trả lời rành mạch, rõ ràng của cô. + Biết đọc nối tiếp với bạn. - Thái độ: + Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, yêu thương những người thân của mình. 2. Chuẩn bị: Cô - Tranh minh họa thơ. - Chiếu, ghế đủ cho trẻ. - Đàn ghi bài hát. Trẻ Tâm thế trẻ thoải mái. Trẻ được làm quen bài thơ mọi lúc mọi nơi. 3. Tiến hành: Cô - HĐ1: ổn định giới thiệu bài: - Cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát chú công nhân đang làm gì? - Có một em bé cũng muốn làm thợ xây để xây lên những ngôi nhà đẹp. Mong muốn của em bé đó đã được nhà thơ Hoàng Dân đã viết lên bài thơ: Em làm thợ xây rất là hay. Hôm nay cô dạy các con đọc thơ nhé. - HĐ2: Đọc thơ cho trẻ nghe: - Cô đọc thơ diễn cảm lần 1. - Nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem tranh. - HĐ3: Đàm thoại nội dung bài thơ: - Cô vừa đọc bài thơ gì? Giảng nội dung: - Bài thơ: Em làm thợ xây nói về em bé muốn làm nghề thợ xây để xây nhà đẹp cho cha mẹ. - Tranh vẽ ai đây? đang làm gì? Các em bé muốn làm chú thợ xây để xây nhà đấy. - Trích: “Em làm chú thợ....... cho cha”. ? Em bé muốn làm gì? ? Làm chú thợ để làm gì? ? Xây nhà cho ai? Để xem ngôi nhà xây như thế nào các con nhé. - Trích: “Nhà xây đẹp ghê....... như bác thợ nề”. ? Ngôi nhà bé xây như thế nào? Tay bé cầm dao, xây nhanh như bác thợ nề nên đã xây được ngôI nhà đẹp đấy các con ạ! ? Khi làm thợ xây nhà thì bé thấy như thế nào? - Thế ở trường các con thích chơI làm những chú công nhân xây dựng ngôi nhà không? - Giáo dục trẻ trong xã hội có rất nhiều nghề, nghề nào cũng rất đáng yêu, đều đáng quí. Các con hãy biết kính trọng những bác thợ xây đã xây nên những ngôI nhà đẹp. - HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: - Cô cho cả lớp cùng đọc. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. - Khuyến khích trẻ sử dụng các động tác để diễn tả ý thơ. - Hỏi tên bài thơ. * Tô màu dụng cụ của nghề xây dựng. - Cô giới thiệu bức tranh. - Cho trẻ thực hiện tô màu. Kết thúc: Nhận xét giờ học. Trẻ - Trẻ hát. - Cháu yêu... - Xây nhà. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Trẻ lắng nghe và xem tranh. - Em làm thợ xây. - các bạn nhỏ đang xây nhà. - Em làm chú thợ - Xây những ngôi nhà. - Cho bà, cho mẹ, cho chị, cho cha. - Xây nhà đẹp ghê. - Em làm chú thợ. - Có ạ. - Chú ý lắng nghe. - Cả lớp đọc thơ. - 3 tổ đọc thơ. - Trẻ tô màu. iv. hoạt động ngoài trời: + HĐCMĐ: Quan sát trường của bé. + T/CVĐ: Chuyển vật liệu xây dựng. + Chơi tự do trên sân. V. hoạt động góc: + Góc phân vai: cửa hàng bán dụng cụ thợ xây. + Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà. + Góc sách: Xem tranh sách về nghề xây dựng. vi. vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa: - Trẻ vệ sinh rửa mặt rửa tay đúng thao tác. - Tổ chức cho trẻ ăn trưa, ngủ trưa đúng giờ. vii. hoạt động chiều: - Cho trẻ ăn quà chiều. - Vệ sinh cá nhân. Hoạt động chính: Làm quen bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân. a. Yêu cầu: - Trẻ được quen bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Luyện kỹ năng cho trẻ hát rõ lời của bài hát. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng các cô chú công nhân. b. Chuẩn bị: - Cô thuộc bài hát. c. Tiến hành: - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. - Cô cùng trẻ hát 3-4 lần. - Mời tổ nhóm cá nhân đọc thơ. - Hỏi các con vừa hát bài hát gì? - GD biết yeeu thương cô chú công nhân. d. Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do. Trả trẻ: Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. VIII. Đánh giá cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………. _______________________________ Thứ 6 ngày 26 tháng 11 năm 2010 ___Kế hoạch hoạt động ngày.___ I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vui vẻ niềm nở, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định. - Cho trẻ xem tranh về nghề xây dựng. - Điểm danh trẻ. ii. Thể dục sáng: Tập theo lời ca. iii. hoạt động có chủ đích: Phát triển thẩm mỹ:

File đính kèm:

  • docchu diem nganh nghe lop 5 tuoi.doc