PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
1.Dinh dưỡng sức khỏe
- Tập cho trẻ rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn. Rốn cho trẻ tự cầm ly uống nước, tự cất chén muỗng khi ăn xong.
- Trũ chuyện với trẻ về cỏch giữ gỡn vệ sinh thõn thể: khụng thũ tay vào miệng, khụng bốc thức ăn.
- Rốn cho trẻ khụng ngậm thức ăn
2. Phát triển vận động:
-Tập cỏc BTPTC, bài tập TDS: Tập với búng, tập với hoa.
- VĐCB: Bũ chui qua cổng 50cm, Đi trong đường hẹp cú mang vật trên tay, Ném bóng về phía trước.
- TCVĐ: Đố bạn ai đây?, Chiếc tỳi kỳ diệu,
chạy nhặt búng, con bo dừa, bong búng xà phũng, Alô ai đấy?, chạy nhặt búng, về đúng nhà, chiếc tỳi kỡ diệu, trời nắng, trời mưa, pha nước chanh.
37 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Bé và gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủđiểm:
BÉ VÀ GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 4 tuần
CHỦ ĐIỂM : BÉ VÀ GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 4 tuần
Từ ngày : 03/10/2011 đến ngày: 28/10/2011
- CƠ THỂ BÉ 1 TUẦN ( 03 – 07/10/11)
- ĐỒ DÙNG ĂN UỐNG 1 TUẦN ( 10 – 14/10/11)
- ĐỒ DÙNG SINH HOẠT 1 TUẦN ( 17 – 21/10/11)
- NGƯỜI THÂN CỦA BÉ 1 TUẦN ( 24 – 28/10/11)
CHỦ ĐIỂM : BÉ VÀ GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 4 tuần
Từ ngày : 03/10/2011 đến ngày: 28/10/2011
MỤC TIÊU
CÁC HOẠT ĐỘNG
I/PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
1.Dinh dưỡng sức khỏe:
- Trẻ bắt đầu có thói quen tự phục vụ
- Trẻ có thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân
2. Phát triển vận động:
-Phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp:tay
lưng bụng, chân, các động tác hô hấp.
-Thực hiện các vận động cơ bản: bò, đi, ném.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
-Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, cử động của các ngón tay thông qua các hoạt động: xếp, vặn mở nắp, xâu dây…
I/PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
1.Dinh dưỡng sức khỏe
- Tập cho trẻ rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn. Rèn cho trẻ tự cầm ly uống nước, tự cất chén muỗng khi ăn xong.
- Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh thân thể: không thò tay vào miệng, không bốc thức ăn.
- Rèn cho trẻ không ngậm thức ăn
2. Phát triển vận động:
-Tập các BTPTC, bài tập TDS: Tập với bóng, tập với hoa.
- VĐCB: Bò chui qua cổng 50cm, Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay, Ném bóng về phía trước.
- TCVĐ: Đố bạn ai đây?, Chiếc túi kỳ diệu,
chạy nhặt bóng, con bo dừa, bong bóng xà phòng, Alô ai đấy?, chạy nhặt bóng, về đúng nhà, chiếc túi kì diệu, trời nắng, trời mưa, pha nước chanh.
-TCDG: Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, nu na nu nóng, dung dăng dung dẻ, gieo hạt, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây.
- Vận động tinh: Xếp cái bàn cho bé, xếp nhà và đường đi, xếp ngôi nhà, xâu vòng cho bé, lồng hộp.
II/PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trẻ biết tên gọi, chức năng chính của một số bộ phận cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
- Biết tên gọi và công việc của những người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em.
- Trẻ biết tên gọi, công dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ biết tên gọi, công dụng của 1 số đồ dùng đồ chơi quen thuộc của bé.
- Trẻ nhận biết, phân biệt được to-nhỏ
- Trẻ phân biệt được màu xanh – màu đỏ.
II/PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Bé biết gì về cơ thể mình
- Trò chuyện với trẻ về tên, tuổi, sở thích của trẻ
- Trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, tên anh,
chị ...
- Trò chuyện với trẻ về công việc của những
người thân trong gia đình.
- Trò chuyện về gia đình của bé
-Trò chuyện với trẻ về các loại đồ dùng ăn
uống trong gia đình.
- Trò chuyện về đồ dùng ăn uống (Ly, chén, dĩa, muỗng )
- Trò chuyện về đồ dùng sinh hoạt gia đình (Tủ, gường, bàn, ghế)
- Trò chuyện về đồ dùng của bé ( Mũ, dép,
quần, áo)
- NBPB: To - nhỏ
- Chọn đồ chơi màu xanh- đỏ
- Quan sát sân trường, quan sát cây xoài
- Quan sát thời tiết, quan sát nhà xe, quan sát về trang phục của bé, quan sát các nhà cao tầng.
- Chơi các trò chơi: Đồng hồ reo, Ai đoán giỏi,
chọn nhanh theo yêu cầu, chọn đúng ảnh
III/PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
-Trẻ biết đọc 1 số bài thơ, kể chuyện cùng cô trong chủ điểm: “Bé và gia đình”.
- Trẻ phát âm rõ ràng, trả lời được 1 số câu hỏi của cô
- Làm quen với cách mở sách, xem sách, lật sách
III/PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- NBTN: gia đình của bé., trò chuyện về đồ dùng ăn uống
- Thơ: Yêu mẹ, bà và cháu, miệng xinh, đi dép.
- Truyện: Thỏ con không vâng lời, cháu chào ông ạ!
- Giải câu đố về bộ phận cơ thể bé, về đồ
dùng của trẻ
- Xem tranh ảnh về gia đình trẻ, về đồ dùng
trong sinh hoạt gia đình, đồ dùng ăn uống.
IV/PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ XÃ HỘI:
- Trẻ biết hát và VĐTN cùng cô 1 số bài hát trong chủ điểm: “Bé và gia đình”.
- Trẻ thích nghe cô hát và thể hiện tình cảm theo bài hát.
- Trẻ hứng thú chơi các trò chơi âm nhạc
- Trẻ có khả năng thể hiện cảm xúc qua các hoạt động: Tô màu, dán, nặn
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, mạnh dạn giao tiếp với những người gân gũi, biết chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Biết xếp đồ chơi gọn gàng lên kệ.
-
IV/PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ XÃ HỘI
- Dạy hát: cả nhà thương nhau, đôi dép
- VĐTN: “ Nhà của tôi, Biết vâng lời mẹ “Chiếc khăn tay”, lời chào buổi sáng, ồ sao bé không lắc, em yêu nhà em, rửa mặt như mèo, Tập tầm vông, trời nắng trời mưa
- Nghe hát: “bé khỏe bé ngoan”, “Mai ba mẹ di xa”
- TCAN: “Ai đoán giỏi”, “ Nghe âm thanh to- nhỏ ”
- Cho trẻ nặn đôi đũa, trang trí váy hoa, di màu tự do, tô màu cho cái bát, tô màu đồ dùng của bé( mũ, dép), đồ dùng ăn uống
- Chơi thao tác vai: Chơi mẹ cho bé ăn, ru em ngủ, mua đồ dùng cho em.
- Tập xếp đồ chơi, đồ dùng lên kệ gọn gàng
- Tập trẻ tự cầm ly uống nước.
- Tập cho trẻ mang dép.
- Bé tập xếp khăn.
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
I. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
Một số đồ dùng trong gia đình : Đồ dùng để ăn để uống, tranh một số đồ dùng sinh
hoạt khác (ti vi, tủ lạnh, bàn ghế, tủ, giường…)
Một số đồ dùng cá nhân trẻ .
Một vài slide về hình ảnh gia đình trẻ trên máy.
Băng đĩa nhạc về chủ điểm.
Sưu tầm các câu đố, vè… về các đồ dùng, bộ phận cơ thể.
II. ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH:
Cung cấp một số hình về các cảnh sinh hoạt, vui chơi trong gia đình.
Sưu tầm tranh ảnh, sách báo, lịch treo tường về chủ điểm và môt số nguyên vật liệu
dễ kiếm: hộp sữa, lon… để phục vụ cho các hoạt động của trẻ phong phú và da dạng.
III. ĐỐI VỚI TRẺ:
Cho trẻ nộp ảnh của mình và của gia đình mình, một số đồ dùng cá nhân của trẻ
(đã sử dụng).
MỞ CHỦ ĐIỂM
- Cô và cả lớp cùng hát bài : Cả nhà thương nhau .
- Cho trẻ xem tranh gia đình , cô cùng trẻ treo tranh lên tường .
- Cô trò chuyện với trẻ về tên gọi, công việc của những người thân trong gia đình.
- Cô cho trẻ nhận biết những đồ dùng, đồ chơi trong gia đình của mình.
- Cùng cô sắp xếp các đồ dùng , đồ chơi theo các góc .
- Cùng cô trang trí lớp và dán tranh chủ điểm .
Chủ điểm: BÉ VÀ GIA ĐÌNH
KẾ HOẠCH TUẦN 1: CƠ THỂ BÉ.
Từ ngày: 3/10 – 7/10/2011
THỨ/HĐ
THỨ 2
THỨ3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
- Trao đổi với phụ huynh về tên, tuổi, tính tình, sở thích... của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về tên, tuổi, sở thích của trẻ....
- Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh thân thể: không thò tay vào miệng, không bốc thức ăn, không ngậm thức ăn.
THỂ DỤC
SÁNG
1.Khởi động: Cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi: đi chậm, đi bình thường, đi nhanh, chạy nhẹ nhàng, đi bình thường.
2. Trọng động: : Tập với hoa ( mỗi động tác tập 3-4 lần)
- ĐT1: Ngửi hoa – “Hoa thơm quá”
- ĐT 2: Dấu hoa: cô hỏi hoa đâu? – Trẻ đưa hoa ra trước và nói hoa đây.
- ĐT 3: Đồng hồ tích tắc: hai tay cầm.vành tai làm động tác nghiêng người sang 2 bên
- ĐT 4: Hái hoa: Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa và bỏ giỏ đứng lên.
3. Hồi tĩnh: Đi vòng quanh sân kết hợp tập hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT
ĐỘNG
CHUNG
Bò chui qua
cổng
Đọc thơ:
Yêu mẹ
Bé biết gì về
cơ thể mình
Nghe hát: Bé
khỏe bé ngoan
Dán trang trí
Váy hoa.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
*Quan sát sân
trường
* TC:
-Alô ai đấy?
-Lộn cầu vồng.
*Chơi tự do.
* Quan sát thời tiết.
* TC:
- Dung dăng dung dẻ.
- Tìm bạn
*Chơi tự do.
* Nhặt lá trên
sân
* TC:
- Nu na nu
nống.
- Gieo hạt
*Chơi tự do
* Quan sát về trang phục của bé
* TC:
- Chạy nhặt bóng
-Chi chi chành chành
*Chơi tự do
* Tham quan lớp MG
* TC:
-Về đúng nhà.
-Lộn cầu vồng
*Chơi tự do
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
-Phân vai: Chơi mẹ cho bé ăn, ru bé ngủ, tắm cho bé, mua đồ dùng cho bé.
-Âm nhạc: Hát múa“Bé khỏe bé ngoan”, “Ồ sao bé không lắc”, Rửa mặt như mèo.
-Vận động: Chơi với bóng ,xe…
-Thư viện: Xem tranh ảnh về bé và gia đình bé, xem tranh chuyện: “Cháu chào
ông ạ”
-Hoạt động với đồ vật: Xâu vòng hoa màu đỏ đeo tay ,lồng hộp.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
Xem hình của
bé với gia đình.
Giải các câu
đố về các bộ
phận của cơ
thể.
Trò chuyện về
Mũ, dép, quần,
áo của bé
Tập trẻ tự
cầm ly uống
nước.
Sinh hoạt văn
nghệ.
Nêu gương
cuối tuần.
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển thể chất:
BÒ CHUI QUA CỔNG (50 cm)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chui qua cổng, khi bò không chạm cổng, không làm ngã cổng.
- Trẻ biết phối hợp giữa mắt, tay chân trong vận động
- Trẻ hứng thú với trò chơi vận động,biết chơi cùng cô và bạn
- Trẻ biết chờ đúng lượt không chen lấn xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Ngôi nhà Bác gấu, 2 trẻ thực hiện vận động mẫu
- Băng keo xanh.
III. Cách tiến hành:
1) Khởi động:
- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi: đi chậm, đi bình thường, đi nhanh, chạy nhẹ nhàng, đi bình thường.
2) Trọng động:
a. BTPTC: Tay em ( mỗi động tác tập 3-4 lần)
- ĐT1: Ngửi hoa – “Hoa thơm quá”
- ĐT 2: Dấu hoa: cô hỏi hoa đâu? – Trẻ đưa hoa ra trước và nói hoa đây.(6lần)
- ĐT 3: Đồng hồ tích tắc: Hai tay cầm.vành tai làm động tác nghiêng người sang 2 bên
- ĐT 4: Hái hoa: Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa và bỏ giỏ đứng lên. (6lần)
b. VĐCB: Bò chui qua cổng
- Cô nói: Hôm nay là ngày bác Gấu mời chúng ta sẽ đến chơi nhà! Nhưng muốn đến thăm nhà bác Gấu các con phải bò qua 1 con đường rất khó, khi bò các con phải cúi người thấp xuống để không chạm cổng. Các con chú ý nhìn xem bạn bò trước nha!
- Cô cho trẻ lên làm mẫu 2 lần (lần đầu không giải thích) cho các bạn xem.
- Lần 2 kết hợp giải thích kỹ thuật vận động: Bạn ngồi trước vạch đặt hai tay xuống sàn khi có hiệu lệnh xuất phát bò không chạm cổng, đầu và mắt nhìn thẳng về phía trước, khi bò phối hợp chân nọ tay kia. Đến nơi, khoanh tay chào bác Gấu và về chỗ ngồi.
- Cô cho trẻ thực hiện: cô cho trẻ nối nhau thực hiện.
- Cô cho trẻ thực hiện: cá nhân sau đó tốp 2-3 trẻ ( cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau).
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ kịp thời,
- Cô mời 1 trẻ yếu lên thực hiện lại vận động, cô kết hợp nhắc lại kỹ thuật vận động.
c. TCVĐ: Về đúng nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi ,cách chơi.
- Cô cùng trẻ chơi 2-3 lần
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ thư giãn di lại nhẹ nhàng vòng quanh sân,hít thở đều.
Nhận xét cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
ĐỌC THƠ : YÊU MẸ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được tên bài thơ “Yêu mẹ” và hiểu nội dung bài thơ: Mẹ đi làm vất vả từ sáng sớm nên em bé rất yêu thương mẹ.
- Trẻ thích nghe cô đọc thơ và đọc thơ theo cô đến hết bài thơ “Yêu mẹ”.
- Trẻ biết yêu thương và vâng lời mẹ..
II. Chuẩn bị:
- Băng nhạc, tranh về bài thơ “Yêu mẹ”.
- Nhạc bài hát “Mẹ yêu không nào” .
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Đọc thơ : “Yêu mẹ”
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Mẹ của các con làm gì?
+ Ở nhà ai nấu cơm cho các con ăn?
- Cô giới thiệu tên bài thơ “Yêu mẹ”, của tác giả “Nguyễn Bao”.
- Cô đọc thơ cho trẻ lần một . Hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Cô đọc thơ lần 2.
- Đàm thoại với trẻ về bài thơ:
+ Tên bài thơ là gì?
+ Mẹ dạy sớm làm gì ?
- Cô giải thích nội dung bài thơ : Mẹ đi làm vất vả từ sáng sớm lại dậy thổi cơm mua thịt cá nên em bé rất yêu thương mẹ.
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.
- Cô cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân … đọc thơ.
- Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích… trẻ.
* Hoạt động 2: VĐTN : “ Mẹ yêu không nào ”
- Cô mở nhạc bài hát “ Mẹ yêu không nào ” cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ vận động ngẫu hứng cùng cô một đến hai lần
- Cô cho trẻ hát và vận động 2 - 3 lần .
Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
BÉ BIẾT GÌ VỀ CƠ THỂ MÌNH
I. Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ biết tên gọi và tác dụng của 1 số bộ phận của cơ thể trẻ ( đầu, mắt, mũi, miệng, chân, tay,) .
- Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi của cô.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ : biết rửa tay khi tay bẩn…, không dụi tay vào mắt.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh bằng PP
- Bài hát “ Tập tầm vông”
III.Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Đồng hồ reo”
- Cô nói và làm để trẻ bắt chước làm cùng cô:
+ Tay đẹp đâu?
+ Mắt đâu ?
+ Mũi đâu?
+ Miệng đâu ?
+ Tai đâu ?
+ Cô cầm 2 tai và làm đồng hồ reng cho trẻ làm và nói theo cô.
*Hoạt động 2: Trò chuyện về cơ thể của bé
- Cô cho cháu quan sát chi tiết về cơ thể của một em bé.
+ Đây là ai?
+ Em bé đang làm gì ?
+ Các con nhìn xem trên cơ thể em bé có những bộ phận gì ?
+ Cô vừa hỏi vừa cho trẻ phát âm.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể của mình : phải rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn.
* Hoạt động 3 : VĐTN bài “ Tập tầm vông”
- Cô mở nhạc cho cháu vừa hát vừa vận động theo nhạc cùng cô bài “ Tập tầm vông”
- Cô cho trẻ hát và vận động 2 - 3 lần .
* Kết thúc : Cô cho cháu đi ra sân chơi
Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội:
NGHE HÁT: “BÉ KHỎE BÉ NGOAN”
(Nguyễn Văn Hiên)
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát “Bé khỏe bé ngoan”.
- Trẻ biết lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô (vỗ tay, lắc lư đầu..)
- Trẻ biết ăn ngoan, ngủ ngoan để mau lớn.
II.Chuẩn bị:
- Băng nhạc bài hát “Bé khỏe bé ngoan”.
- Mũ chóp kín.
III.Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện “Bé nào ngoan?”
- Trò chuyện với trẻ:
+ Buổi sáng sau khi thức dậy, bố mẹ chở các con đi đâu?
+ Đến trường các con được làm gì?
+ Ai cho các con ăn? Ai ru các con ngủ?
+ Muốn mau lớn thì các con phải nhớ làm gì?
- Sáng dậy các con được mẹ đưa đến trường , ở trường các con được học ăn ngủ, để mau lớn phải ăn nhiều ngủ ngon.
*Hoạt động 2: Nghe hát: “ Bé khỏe bé ngoan”
- Cô giới thiệu bài hát “Bé khỏe bé ngoan” , tên tác giả Nguyễn Văn Hiên.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần kèm động tác minh họa.
- Hỏi trẻ: + Cô vừa hát bài gì?
- Cô nhắc lại tên bài hát, tên tác giả , cô giải thích nội dung bài hát: Bé nào biết ăn ngoan, ngủ ngoan và học giỏi thì được là bé khỏe bé ngoan.
- Cô hát lại cho trẻ nghe và khuyến kích trẻ hưởng ứng theo cô.
*Trò chơi: TCAN: “ Nghe âm thanh to- nhỏ ”
- Cô cầm xắc xô và hỏi trẻ cô cầm gì?
- Cô vỗ cho trẻ nghe âm thanh to- nhỏ của xắc xô, cô vỗ vài lần cho trẻ quen tai nghe. Sau đó cô vỗ và hỏi trẻ cô vỗ to hay nhỏ.
- Cho 1-2 bạn lên cầm nhạc cụ và vỗ để lớp nhận xét âm thanh to- hay nhỏ.
- Cho trẻ đứng lên cầm nhạc cụ và vỗ ngẫu hứng cùng cô bài hát “ Bé khỏe bé ngoan”.
*Kết thúc: cô nhận xét tuyên dương trẻ
Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội:
DÁN TRANG TRÍ VÁY HOA
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách di màu và dán bông hoa vào vệt chấm hồ
- Rèn cho trẻ biết dán theo vệt chấm hồ. Nhận biết màu vàng của bông hoa
- Trẻ biết thu dọn cùng cô, biết rửa tay sạch sẽ khi làm xong sản phẩm.
II.Chuẩn bị:
- Hồ dán, các bông hoa màu vàng
- Vở. khăn lau
III.Tiến hành:
Hoạt động 1: VĐTN theo bài “Chiếc khăn tay”
- Cô mở nhạc cho trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc cùng cô bài “Chiếc khăn tay”
Hoạt động 2: Dán trang trí váy hoa.
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu:
+ Đây là gì?
+ Váy của bạn trai hay bạn gái?
+ Bông hoa trên váy màu gì?
- Cô dán mẫu, vừa dán cô vừa giải thích cho trẻ hiểu: trước tiên cô di hồ vào dấu chấm nhỏ màu vàng và dán mặt không có màu vàng của bông hoa vào vệt chấm hồ, sau đó cô miết nhẹ.Tương tự cô di hồ và dán những bông hoa còn lại.
- Trước khi trẻ dán cô mời trẻ nhắc lại kỹ năng dán (di hồ và dán theo vệt chấm hồ)
- Cô phát vở, các bông hoa màu vàng và hồ dán cho trẻ.
- Cháu thực hiện .
- Cô quan sát và giúp trẻ dán đúng.
- Cô hỏi trẻ :
+ Con đang làm gì ?
+ Con dán cái gì ?
+ Bông hoa màu gì?
- Sau khi trẻ dán xong cô cho trẻ đem vở của mình lên, cô giúp trẻ treo sản phẩm của mình lên.
* Nhận xét sản phẩm: Cô và trẻ cùng nhận xét
- Cô mời 2-3 trẻ lên chọn tranh mà mình thích.
+ Con thích sản phẩm nào? Vì sao?
+ Con dán bông hoa màu gì?
- Cô đưa ra nhận xét chung và tuyên dương trẻ
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô và đi rửa tay
Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
CHỦ ĐIỂM: BÉ VÀ GIA ĐÌNH
KẾ HOẠCH TUẦN 4: NGƯỜI THÂN CỦA BÉ.
Từ ngày: 24/10 – 28/10/2011
THỨ/HĐ
THỨ 2
THỨ3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, tên anh, chị ...
- Trò chuyện với trẻ về công việc của những người thân trong gia đình.
- Cho trẻ rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn
THỂ DỤC
SÁNG
1.Khởi động: Cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi: đi chậm, đi bình thường, đi nhanh, chạy nhẹ nhàng, đi bình thường
2. Trọng động: Tập với hoa ( mỗi động tác tập 3-4 lần)
- ĐT1: Ngửi Hoa – “Hoa thơm quá”
- ĐT 2: Dấu Hoa: cô hỏi hoa đâu? – Trẻ đưa hoa ra trước và nói hoa đây.
- ĐT 3: Đồng hồ tích tắc: Hai tay cầm.vành tai làm động tác nghiêng người sang 2 bên
- ĐT 4: Hái hoa: Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa và bỏ giỏ đứng lên.
3. Hồi tĩnh: Đi vòng quanh sân kết hợp tập hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT
ĐỘNG
CHUNG
Xếp nhà
cho bé
Kể chuyện:
“Thỏ con
Không vâng
lời”.
Đi trong
đường hẹp có
mang vật trên
tay.
Trò chuyện
với trẻ về gia
đình bé.
Dạy hát : Cả
nhà thương
nhau
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
* Quan sát hoa trong vườn.
*TC:
-Đố bạn ai đây?
-Nu na nu nống
*Chơi tự do
*Nhặt lá trên
Sân.
* TC:
- Bong bóng xà phòng
- Tìm bạn
*Chơi tự do
* Vẽ tự do.
*TC:
- Nu na nu
nống.
- Gieo hạt.
*Chơi tự do
* Quan sát các ngôi nhà cao tầng.
* TC:
-Chạy nhặt bóng.
- Uống nước chanh
*Chơi tự do
*Quan sát bầu trời.
*TC:
- Chiếc túi kỳ diệu
- Lộn cầu vồng
*Chơi tự do
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
-Phân vai: Chơi mẹ cho bé ăn, ru bé ngủ, bế em .
-Âm nhạc:Hát múa “Biết vâng lời mẹ”, “Cả nhà thương nhau, Bé khỏe bé ngoan,
-Vận động: Chơi với bóng ,xe…
-Thư viện: Xem tranh ảnh về bé và gia đình bé, kể chuyện: ‘Cháu chào ông ạ’
-Hoạt động với đồ vật: Xếp nhà và đường đi ,lồng hộp, chơi với đất nặn.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
Xem ảnh người
thân
Chơi rồng rắn
lên mây.
Cho trẻ tập di
màu tự do trên
giấy.
Bé làm quen
câu chuyện
“Thỏ con
Không vâng
lời”.
Sinh hoạt văn
nghệ.
Nêu gương cuối
tuần.
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển thể chất:
ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP CÓ MANG VẬT TRÊN TAY
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đi thăng bằng trong đường hẹp có mang vật trên tay, không làm rơi vật, không bước ra ngoài,.
- Rèn khả năng phối hợp tay, mắt trong vận động.
- Trẻ không chen lấn, xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Ngôi nhà búp bê .
- Đồ chơi để tặng BB.
- Hai đường hẹp (khoảng cách 2 đường: 40cm).
III.Cách tiến hành:
1.Khởi động: Cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi: đi chậm, đi bình thường, đi nhanh, chạy nhẹ nhàng, đi bình thường.
2.Trọng động:
a. BTPTC: Tập với hoa
- ĐT 1: Ngửi Hoa – “Hoa thơm quá”
- ĐT 2: Dấu Hoa: cô hỏi hoa đâu? – Trẻ đưa hoa ra trước và nói hoa đây.(6lần)
- ĐT 3: Đồng hồ tích tắc: hai tay cầm.vành tai làm động tác nghiêng người sang 2 bên
- ĐT 4: Hái hoa: Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa và bỏ giỏ đứng lên. (6lần)
b. VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay .
- Cô dẫn dắt: Hôm nay là ngày sinh nhật bạn Búp Bê, bạn ấy mời chúng ta đến nhà chơi. Nhưng trước khi đi, các con nhớ chọn quà đến tặng bạn ấy nhé!
- Cô cho trẻ khá lên thực hiện 1-2 lần cho các bạn xem và giải thích: bạn đứng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh, bạn chọn và cầm đồ chơi trên tay đi tự nhiên trong đường hẹp, đi không chạm vạch, khi đi lưng thẳng, giữ thăng bằng, mắt nhìn thẳng về phía nhà bạn BB, đầu không cúi, chú ý không làm rơi vật trên tay. Đến nơi, tặng đồ chơi cho BB , chúc mừng sinh nhật và chào bạn BB ra về.
- Cho trẻ thực hiện: cô cho trẻ thực hiện theo nhiều cách khác nhau: cá nhân, tổ, tập thể nối nhau thực hiện ...
- Cô nối thêm 1 đường hẹp để cho trẻ luyện tập nhiều lần hơn.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai, khuyến khích… trẻ kịp thời.
c. TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô và trẻ cùng nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ thư giãn di lại nhẹ nhàng quanh sân, hít thở đều.
Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi và công việc của ba mẹ, anh chị em của mình, nhận ra mình và nguời thân trong ảnh.
- Rèn khả năng phát âm, trả lời câu hỏi.
- Trẻ biết yêu thương, lễ phép với những người thân trong gia đình, với người lớn tuổi hơn.
II.Chuẩn bị:
- Chiếu video clip về hình ảnh các người thân trong gia đình.
- Ảnh chụp về gia đình của trẻ cha, mẹ, anh chị....
- Mổi trẻ một bức ảnh về gia đình trẻ
III.Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: . GIA ĐÌNH CỦA BÉ
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Con tên gì?
+ Nhà con có những ai?
+ Nhà con còn có ai nữa ?
+ Ba (mẹ, anh......) của con tên gì ?
- Cô cho trẻ xem video hình ảnh của các gia đình. Khi cho trẻ xem từng hinh 1 cô kết hợp hỏi trẻ:
+ Ai đây?
+ Nhà con có những ai?
+ Ba đang làm gì?
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi : Chọn đúng ảnh .
- Cho trẻ chơi chọn ảnh về gia đình trẻ: Trẻ chọn đúng ảnh và biết giới thiệu cho các bạn khác biết về gia đình mình.
- Cho trẻ xếp hình vào album chung cho cả lớp.
- Trẻ biết thương yêu những người thân của mình, luôn ngoan ngoãn và vâng lời ông bà cha mẹ. Chọn đúng ảnh của gia đình bé
Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội:
DẠY HÁT: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
(Phạm Văn Minh)
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát “Cả nhà thương nhau”.của tác giả Phạm Văn Minh
- Trẻ biết lắng nghe cô hát, hát được theo cô cả bài.
- Thích được nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô (vỗ tay, lắc lư đầu..) .
- Trẻ biết yêu quí cha,mẹ và những người thân trong gia đình.
II.Chuẩn bị:
Một số hình ảnh gia đình của trẻ.
Băng nhạc không lời bài hát “Cả nhà thương nhau”.
III.Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Xem hình ảnh về gia đình
Cho trẻ xem hình ảnh gia đình một vài bạn trong lớp. Trò chuyện với trẻ:
+ Đây là ai?
+ Gia đình bạn đang làm gì?
+ Nhà con có những ai?
+ Con giống ai?
+ Trong nhà con thương ai nhất? Vì sao?
Hoạt động 2: Dạy hát: Cả nhà thương nhau.
- Cô giới thiệu tên bài hát “Cả nhà thương nhau”, tên tác giả Phạm Văn Minh.
- Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần. Hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
Cô hát lại cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát cùng cô.
Cô hỏi lại trẻ tên bài hát, cô giải thích nội dung bài hát: Bố mẹ rất thương yêu con, các con phải biết thương yêu bố mẹ, khi đi xa thì nhớ, khi gần nhau thì rất vui.
Cho cả lớp cùng hát với cô ( 2 lần )
Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức: tốp, nhóm, cá nhân hát cùng cô kết hợp thể hiện động tác minh họa.
Cho trẻ hát lại theo nhạc không lời.
Hoạt động 3: Nghe hát: “Mai ba mẹ đi xa” của tác giả Ngọc Lễ
- Cô giới thiệu tên bài hát “Mai ba mẹ di xa” của tác giả Ngọc Lễ
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Hỏi trẻ: Cô vừa hát xong bài hát gì?
- Lần 2: Cô mở nhạc khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
*Kết thúc: cô nhận xét tuyên dương trẻ
Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Lĩnh vực phát triển thể chất:
XẾP NHÀ CHO BÉ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết xếp chồng hình tam giác lên hình vuông thành cái nhà.
- Rèn kỹ năng xếp chồng các khối gỗ lên nhau
- Trẻ biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Các mẫu khối gỗ vuông, tam giác màu xanh, màu đỏ.
- Đồ chơi
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà :
- Cô cho trẻ xem tranh vẻ ngôi nhà . Hỏi trẻ:
+ Cái gì đây ?
+ Nhà để làm gì?
+ Làm gì để ngôi nhà sạch sẽ ?
- Ngôi nhà để ở, các em phải biết giữ không vẻ bậy lên tường, không thải rác trong nhà .
* Hoạt dộng 2: Xếp nhà cho bé
- Cô làm mẫu giả thích “ Cô cầm khối gỗ vuông bàng ngón trỏ và ngón cái rồi đặt xuống sàn thật ngay ngắn , rồi cầm khối gỗ tam giác xếp chồng lên cho đều không bị lệch, cô đã xếp nhà cho búp bê xong rồi
- Cô phát gỗ cho trẻ xếp.
- Trong khi trẻ thực hiện cô hỏi trẻ :
+
File đính kèm:
- chu de gia dinh(3).doc