Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm giao thông

 ĐÓN TRẺ:

 - Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường thuỷ, đường hàng không: Tàu thuỷ, thuyền buồm, ca nô, đò. Các loại máy bay.

 - Nêu một số đặc điểm nổi bật như: Màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động

 - Giáo dục trẻ biết một số hành vi văn minh khi đi trên các phương tiện giao thông, biết giữ gìn cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:

 *Phát triển nhận thức:

 KPKH: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG THUỶ, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1/Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết và gọi tên một số PTGT đường thuỷ, đường hàng không. Biết được một số đặc điểm nổi bật như : âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động và các bộ phận chính của các PTGT đó.

* Kỹ năng:

 - Luyện kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.

 - Có kỹ năng so sánh, phân biệt PTGT đường thuỷ và PTGT đường hàng không.

 - Luyện trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

* Giáo dục:

 - Giáo dục trẻ biết kính trọng người điều khiển các PTGT.

 - Biết một số hành vi văn minh khi đi trên các PTGT, biết giữ gìn an toàn cho bản thân.

2/Chuẩn bị:

 - Hình ảnh cài vi tính: Tàu, thuyền, ca nô, đò, các loại máy bay.

 - Một số đồ chơi về các PTGT “ Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, tàu hoả

 - Lô tô các loại PTGT và bến xe, bến tàu, sân bay

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 9 tháng 4 năm 2012 ******************* Đón trẻ: - Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường thuỷ, đường hàng không: Tàu thuỷ, thuyền buồm, ca nô, đò. Các loại máy bay. - Nêu một số đặc điểm nổi bật như: Màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động - Giáo dục trẻ biết một số hành vi văn minh khi đi trên các phương tiện giao thông, biết giữ gìn cho bản thân. Hoạt động có chủ định: *Phát triển nhận thức: KPKH: Làm quen với một số PTGT đường thuỷ, Đường hàng không 1/Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi tên một số PTGT đường thuỷ, đường hàng không. Biết được một số đặc điểm nổi bật như : âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động và các bộ phận chính của các PTGT đó. * Kỹ năng: - Luyện kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Có kỹ năng so sánh, phân biệt PTGT đường thuỷ và PTGT đường hàng không. - Luyện trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết kính trọng người điều khiển các PTGT. - Biết một số hành vi văn minh khi đi trên các PTGT, biết giữ gìn an toàn cho bản thân. 2/Chuẩn bị: - Hình ảnh cài vi tính: Tàu, thuyền, ca nô, đò, các loại máy bay. - Một số đồ chơi về các PTGT “ Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, tàu hoả - Lô tô các loại PTGT và bến xe, bến tàu, sân bay 3/ Tiến hành: Hoạt động của cô: Hoạt động1: ổn định tổ chức, giới thiệu bài: - Cho trẻ hát bài: “ Những phương tiện giao thông” + Hỏi trẻ vừa hát bài gì? + Trong bài hát có những PTGT gì? Là PTGT đường gì? + Hôm nay chúng ta cùng làm quen với các PTGT đường thuỷ, đường hàng không. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại: * Cho trẻ làm quen với PTGT đường thuỷ “ Thuyền buồm, tàu thuỷ” + Những phương tiện này chạy ở đâu? và dùng để làm gì? - Lần lượt đưa từng loại cho trẻ quan sát và nhận xét: Tàu thuỷ: + Ai có nhận xét gì về tàu thuỷ? + Tàu thuỷ chạy ở đâu? + Tàu thuỷ chạy bằng gì? + Tàu thuỷ dùng để làm gì? Tàu thuỷ là PTGT đường gì? “ Tương tự cho trẻ quan sát và nhận xét Thuyền buồm” - Giới thiệu thêm một số thuyền, tàu có hình dạng khác nhau, tiếp tục cho trẻ nhận xét sau đó cô cung cấp lại.(Vi tính) - Mở rộng: Ngoài các loại phương tiện trên còn có những phương tiện nào thuộc PTGT đường thuỷ nữa? - Cho trẻ chơi chèo thuyền - Cô đọc câu đố: “ Không phải là chim ......Khắp mọi nơi” Đố trẻ là cái gì? - Tương tự cho trẻ quan sát, nhận xét máy bay. + Máy bay là PTGT đường gì? + T/C: Máy bay cất cánh, máy bay hạ cánh. Hoạt động 3: So sánh máy bay và thuyền buồm : “tìm ra điểm giống nhau và khác nhau” Hoạt động 4: Luyện tập * Luyện tập - T/C : + Về đúng bến HĐcủa trẻ: - Trẻ hát vui vẻ. - Trẻ trả lời theo hiểu biết. - Chạy dưới nước, để chở hàng, chở khách - Tập thể, cá nhân nhận xét - Chạy dưới nước - Nhiên liệu - PTGT đường thủy - Trẻ quan sát và nhận xét - Trẻ kể theo hiểu biết Trẻ chơi trò chơi - Máy bay - Trẻ quan sát và nhận xét - Đường hàng không -Trẻ tìm ra điểm khác nhau và giống nhau - Trẻ chơi trò chơi Hoạt ngoài trời: - HĐCMĐ: Quan sát máy bay đồ chơi. - Chơi vận động : Máy bay - Chơi tự do: Cô quản trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ Hoạt động góc: - Góc phân vai: Đóng vai anh phi công lái máy bay chở khách đi du lịch. - Góc xây dựng: Xây sân bay Vinh - Góc nghệ thuật: Tô màu các loại PTGT - Góc học tập, đọc sách: Chơi lô tô phân loại PTGT, Xem sách tranh các PTGT Hoạt động chiều: - Giải câu đố về phương tiện giao thông - Chơi tự chọn - Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ Nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. Thứ 3 ngày 10 tháng 4 năm 2012 ********************* Đón trẻ: - Trò chuyện cùng trẻ: Sáng nay ai đưa con đi học, đi bằng phương tiện gì? - Đến lớp có vui không? Vì sao? - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè Hoạt động có chủ định: Phát triển thể chất: VĐCB: Ném xa T/C: Ô tô và chim sẽ 1/ Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tập các động tác BTPTC theo bài hát “Bác đưa thư vui tính” - Trẻ biết dùng sức mạnh của cánh tay để ném túi cát ra xa. - Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi trò chơi: Ô tô và chim sẽ. * Kỹ năng : - Luyện kỹ năng ném xa đúng kỹ thuật. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ mạnh dạn, có nề nếp trong khi chơi tập, 2/ Chuẩn bị: Cô: Trẻ: - Phấn vẽ, Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ. - Quần áo trẻ gọn gàng. 3/ Tiến hành: Hoạt động của cô: Hoạt động 1: ổn định tổ chức, giới thiệu bài : - Cho trẻ xếp hàng theo 3 tổ. - Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức cuộc thi: “Ném xa” cho các chú phi công. - Để cuộc thi thành công các chú cùng khởi động cho khoẻ người. Hoạt động 2: Khởi động - Cho trẻ đi, chạy, kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô, sau đó về đứng thành 3 hàng ngang theo tổ. Hoạt động3: Trọng động: a/ BTPTC: - Tập theo nhịp bài hát: “ Bác đưa thư vui tính” b/ Vận động cơ bản: Ném xa - Giới thiệu vận động - Cô làm mẫu 2 lần “ Lần 1 không phân tích” Lần 2 phân tích: Cô đứng chân trước chân sau, mắt nhìn thẳng về phía trước Tay cùng với chân sau cầm túi cát, đưa từ trước ra sau rồi lên cao dùng sức mạnh của tay để ném túi cát ra xa. - Cho 2 trẻ khá lên làm. * Trẻ thực hiện: - Lần lượt cho trẻ lên thực hiện: “ Chú ý sửa sai cho trẻ” - Cho nhóm, hai đội thi đua nhau. - Cho 2 trẻ làm lại lần cuối. - Cho trẻ nhắc lại tên đề tài. c/ Trò chơi: “ Ô tô và chim sẽ” - Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi. Hoạt động 4: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng quanh sân tập. Hoạt động của trẻ: - Trẻ xếp hàng theo tổ - Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập các động tác theo lời bài hát. - Trẻ lắng nghe và quan sát 2 Trẻ lên thực hiện cả lớp q s - Lần lượt lên thực hiện - Nhóm, đội lên thực hiện 2 trẻ lên thực hiện. - Nhắc lại tên đề tài - Trẻ chơi trò chơi. Trẻ đi nhẹ nhàng Hoạt động ngoài trời: - HĐCMĐ: Vẽ máy bay trên sân - Trò chơi vận động: Máy bay - Chơi tự do: Cho trẻ chơi với đồ chơi trên sân. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán vé tàu, thuyền, đóng vai bác lái thuyền - Góc xây dựng: Xây sân bay Vinh - Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu thuyền. - Góc học tập, đọc sách: Chơi với lô tô, xem sách tranh các PTGT Hoạt động chiều: - Làm quen với bài thơ: “ Bé và mẹ” + Giới thiệu tên bài thơ + Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần + Cho trẻ đọc theo cô 2-3 lần. + Hỏi trẻ bài thơ nhắc nhỡ bé điều gì? + Cho cả lớp đọc lại 2-3 lần - Chơi tự chọn - Vệ sinh, nêu gương trả trẻ. Nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. Thứ 4 ngày 11 tháng 4 năm 2012 ************************* Đón trẻ: - Trò chuyện với trẻ về các PTGT đường thuỷ, đường hàng không . - Cho trẻ xem tranh các loại PTGT. - Chơi làm tiếng động cơ của các phương tiện giao thông. - Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu, thuyền phải cẩn thận để đảm bảo an toàn. * Phát triển thẩm mỹ: Âm nhạc: Dạy hát: Em đi chơi thuyền(TT) Nghe: Anh phi công ơi T/C: Ai nhanh nhất 1/ Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và hát thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát “Em đi chơi thuyền” - Biết hưởng ứng cùng cô bài “ Anh phi công ” Kỹ năng: - Luyện trẻ hát đúng, rõ lời và hát đúng giai điệu bài: “Em đi chơi thuyền” - Trẻ chơi trò chơi thành thạo. Giáo dục: - Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu thuyền phải cẩn thận để đảm bảo an toàn. 2/Chuẩn bị: - Đàn ghi bài hát: “Em đi chơi thuyền, anh phi công ” - Một số vòng thể dục để chơi trò chơi. 3/ Tiến hành: Hoạt động của cô: Hoạt động 1: ổn định tổ chức, giới thiệu bài: - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Chèo thuyền” - Thuyền là PTGT đường gì? - Hỏi trẻ đã được đi chơi thuyền chưa? ở đâu? - ở công viên có rất nhiều loại thuyền, khi đi chơi thuyền phải cẩn thận, ngồi ngay ngắn để đảm bảo an toàn. Hoạt động 2 : Dạy hát bài: Em đi chơi thuyền“TT” - Cô hát mẫu một lần - Cho cả lớp hát theo cô“2 lần” - Cho trẻ hát theo tay cô bắt nhịp “2 lần” - Cho 3 tổ thi nhau hát “theo đàn” - Cho nhóm lên biểu diễn. - Cho cá nhân hát. - Cho cả lớp hát . Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giã Hoạt động 3: Nghe hát: Anh phi công“NDKH” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát 2 lần kết hợp đệm đàn. - Lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng cô. Hoạt động 4 : T/C: Ai nhanh nhất - Cô nêu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. - Kết thúc : Cho cả lớp hát bài: “Em đi chơi thuyền” Hoạt động của trẻ: - Cả lớp chơi trò chơi . -Trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe - Lớp hát 2 lần - Lớp hát - 3 tổ hát theo đàn 2 nhóm, cá nhân hát - Cả lớp hát - Trẻ QS và lắng nghe. - Trẻ hát và VĐ theo cô - Trẻ lắng nghe 2-3 trẻ nhắc lại cách chơi - Chơi trò chơi. - Trẻ hát kết hợp vđ Hoạt động ngòài trời: - HĐCMĐ: Cho trẻ quan sát thời tiết - Chơi vận động : thuyền vào bến - Chơi tự do: Cô quản trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ . Hoạt động góc: - Góc phân vai: Đóng vai anh phi công lái máy bay. - Góc xây dựng: Xây sân bay Vinh - Góc nghệ thuật: Nặn các PTGT - Góc học tập, đọc sách: Chơi lô tô phân loại PTGT Hoạt động chiều: - Cho trẻ làm vở LQVT - Chơi tự chọn. - Vệ sinh nêu gương, trả trẻ. Nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 2012 ********************** Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về một số luật lệ giao thông: Hỏi trẻ khi đi qua ngã tư đường phố: đèn gì bật lên thì được đi, còn đèn đỏ, đèn vàng thì sao? Đi bộ thì đi ở đâu? - Giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật lệ giao thông. Hoạt động có chủ định: * Phát triển ngôn ngữ: Thơ: Bé và mẹ(Loại tiết đa số trẻ chưa biết) 1/ Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ. * Kỹ năng: - Luyện kỹ năng đọc thơ rõ ràng và đọc thuộc bài thơ - Luyện phát âm chuẩn một số từ: “Thầm thì, sang, dắt” * Giáo dục: - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời và biết một số luật lệ giao thông. 2/Chuẩn bị: - Cài vào vi tính : Hình ảnh về nội dung bài thơ. - Đàn ghi bài hát: “Nhớ lời cô dặn” 3/ Tiến hành: Hoạt động của cô: Hoạt động1: ổn định, trò chuyện, giới thiệu bài: - Cho trẻ hát bài: “ Nhớ lời cô dặn” - Hỏi trẻ : Trong bài hát cô giáo dặn các con điều gì? - Vì sao đi bộ phải đi trên vỉa hè? Hoạt động 2: Cô đọc mẫu “2 lần” - Lần 1 đọc diễn cảm. - Lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh ở vi tính Hoạt động 3: - Trích dẫn, đàm thoại: + Bài thơ nói về ai? + Bài thơ kể chuyện gì giữa bé và mẹ? - Trích: “Tan học......Nhắc nhỡ” + Mẹ nhắc bé điều gì? -Trích: “Mẹ luôn ....Phải đợi.đèn xanh...được đi” + Bé thầm thì với mẹ như thế nào? - Cô nhấn mạnh lại nội dung bài thơ. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc cùng cô 2 lần. - Cho 3 tổ thi đua nhau đọc “ Cô chú ý sửa sai” - Cho 3 tổ đọc nối tiếp. - Cho nhóm bạn trai, bạn gái đọc. - Cá nhân đọc. - Cả lớp đọc lại lần cuối. - Giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật lệ giao thông. *Kết thúc: Cho trẻ chơi “ Tín hiệu” HĐcủa trẻ: - Trẻ hát theo đàn Đi bộ đi trên vỉa hè, không được đi dưới lòng đường. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và quan sát - Bé và mẹ - Trẻ trả lời Đi trên vỉa hè …đèn xanh mới được đi. - Con nhớ rồi mẹ ạ - Lớp đọc 2 lần - 3 tổ đọc - Đọc nối tiếp - Nhóm, cá nhân đọc - Lớp đọc - Trẻ chơi trò chơi Hoạt động ngoài trời: - HĐCMĐ: Cho trẻ vẽ các loại PTGT theo ý thích - TCVĐ: Bánh xe quay - Chơi tự do: Cho trẻ chơi với đồ chơi trên sân. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Bán vé máy bay, Đóng vai anh phi công chở khách đi du lịch. - Góc xây dựng: Xây sân bay Vinh - Góc nghệ thuật: Vẽ các PTGT - Góc học tập, đọc sách: Xem sách, tranh ảnh về PTGT Hoạt động chiều: - Hát và vận động bài: Em đi chơi thuyền + Cô cất nhịp cho cả lớp hát “ 1lần” + Cô hát kết hợp vỗ tay theo nhịp cho trẻ xem. + Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 2-3 lần + Cho tổ, nhóm hát và vận động. + Cả lớp hát và vận động lần cuối. - Chơi tự chọn - Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ. Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………. Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2012 ********************** Đón trẻ: - Trò chuyện về các loại PTGT. - Cho trẻ xem tranh về các loại PTGT: Đàm thoại cùng trẻ một số đặc điểm nổi bật của các phương tiện . - Giáo dục trẻ biết giữ an toàn khi đi trên các PTGT. Hoạt động có chủ định: *Phát triển nhận thức: Toán : Ôn tập nhận biết hình vuông, tròn, tam giác, chử nhật. Tiếp tục tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng 1/ Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhận biết các hình dạng và màu sắc của hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chử nhật. - Trẻ biết sử dụng các hình để xếp thành các phương tiện giao thông. * Kỹ năng: - Luyện trẻ nhận biết các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chử nhật - Kỹ năng sắp xếp các mảnh rời để tạo thành các hình. - Kỹ năng sắp xếp các hình để tạo ra các phương tiện giao thông. * Giáo dục: Trẻ có nề nếp trong giờ học, biết thu giọn đồ dùng cùng cô. 2/ Chuẩn bị: Cô: Trẻ: - Một số đồ chơi để quanh lớp có dạng các hình Mỗi trẻ 1 hình tròn, hình tam - Một số hình cắt rời giác, hình chử nhật, hình - Các hình dán quanh lớp làm bến xe vuông 3/ Tiến hành: Hoạt động của cô: Hoạt động1: ổn định, Trò chuyện- Giới thiệu bài: - Cho trẻ chơi trò chơi lái xe đi tham quan, vừa đi vừa hát bài( Đi tham quan) đến chổ tham quan mỗi bạn mua cho mình 1 rổ đồ chơi. Hoạt động 2: Ôn nhận biết các hình - Trò chơi: Ai đoán giỏi Cô đưa chiếc khăn hỏi trẻ chiếc khăn này có dạng hình gì? ( Tương tự cho trẻ đoán quả bóng, quyển vở..) Cho trẻ tìm quanh lớp có đồ chơi gì có dạng hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chử nhật. - Trò chơi: Thi ai chọn nhanh Cô gọi tên các hình trẻ chọn theo yêu cầu của cô Cô nêu màu sắc trẻ chọn hình và gọi tên hình Cô nêu đặc điểm của các hình trẻ chọn hình và gọi tên - Trò chơi : Ghép đúng hình ban đầu Cho trẻ ghép các mảnh rời tạo thành các hình ban đầu Chia trẻ thành 2 đội, lên thi đua nhau ghép, đội nào ghép nhanh, đẹp, đúng, thì đội đó thắng cuộc. Hoạt động 3: Tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng. - Trò chơi: Ghép các hình thành các phương tiện giao thông * Kết thúc: - Trò chơi: Về đúng bến Mỗi trẻ 1 hình, vừa đi vùa hát em tập lái ô tô, khi có hiệu lệnh trẻ lái xe chạy nhanh về đúng bến có hình giống của trẻ. Hoạt động của trẻ: - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đoán các đồ vật theo yêu cầu của cô - 3- 4 trẻ tìm, cả lớp nhận xét - Trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô. Trẻ đứng thành 2 đội (Đội nam, đội nữ) lên chơi trò chơi. - Trẻ xếp ô tô, tàu hỏa, thuyền buồm. - Trẻ chơi trò chơi. Hoạt động ngoài trời: - HĐCMĐ: Cho trẻ quan sát sân an toàn giao thông. - Trò chơi vận động: Tín hiệu - Chơi tự do: cho trẻ chơi với đồ chơi trên sân. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Chơi đóng vai anh phi công lái máy bay. - Góc xây dựng: Xây ngả tư đường phố. - Góc nghệ thuật: Trẻ tập cắt tranh ảnh các PTGT - Góc học tập, đọc sách: Xem các PTGT(Vi tính) Hoạt động chiều: - Vui liên hoan văn nghệ - Nêu gương cuối tuần - Cô cùng trẻ trang trí trò chuyện về chủ điểm sau. Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docchu diem giao thong.doc