Tên gọi: trẻ biết gọi tên của một số loại hoa quen thuộc mà bé thích. Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc, hình dạng, hoa nhiều cánh, hoa ích cánh. Trò chuyện: về lợi ích của cây hoa đối với cuộc sống xung quanh trẻ.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Hoa đẹp trong vườn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh:
Tuần 2: Từ ngày 12/11 đến này 16/11/2012.
MẠNG NỘI DUNG
HOA ĐẸP TROMG VƯỜN
Tên gọi: trẻ biết gọi tên của một số loại hoa quen thuộc mà bé thích.
Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc, hình dạng, hoa nhiều cánh, hoa ích cánh.
Trò chuyện: về lợi ích của cây hoa đối với cuộc sống xung quanh trẻ.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
HOA ĐẸP TRONG VƯỜN
PT nhận thức:
- Tổ chức cho trẻ trò chuyện , xem tranh, phim về một số loại hoa bé thích .
- Tìm hiểu về một số loại hoa quen thuộc.
PT tình cảm – xã hội:
- Trò chuyện về các loại hoa.
- Giúp trẻ bày tỏ thái đôc đúng đắn khi chăm sóc cây, không hái hoa bẻ cành.
PT ngôn ngữ
- Kể và đàm thoại với trẻ về bài thơ: “Hoa kết trái”.
- Trò chuyện về những vấn đề liên quan đến chủ điểm.
PT thể chất:
- Tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng
- Cho trẻ thực hiện bài vận động cơ bản: Đi có bê vật trên tay.
ĐÓN TRẺ- HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN
I. YÊU CẦU
- Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp.
- Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định.
- Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặt gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích.
III. HƯỚNG DẪN
- Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết chào khách, bạn đến thăm lớp.
- Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ.
- Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản,, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô.
THỂ DỤC SÁNG
I. YÊU CẦU
- Trẻ tập đúng động tác theo yêu cầu của cô.
- Thực hiện đúng theo hiệu lệnh, chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp nhịp nhàng.
II. CHUẨN BỊ
- Sân bãi sạch sẽ
- Cô thuộc các động tác thể dục.
III. HƯỚNG DẪN
1. Khởi động
- Đội hình vòng tròn
2. Trọng động
- Đội hình vòng tròn
Bài tập phát triển chung: Ngữi hoa
Hô hấp: Ngữi hoa
Tay vai : Đưa hai tay về trước Thay đổi theo tháng
Bụng : Cúi người xuống
Chân : Đứng nhúng chân
3. Hồi tĩnh
- Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng, chơi trò chơi uống nước cam.
TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt.
- Biết tự kể các bộ phận trên cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ, sổ theo dõi trẻ.
- Lớp học trang trí theo chủ điểm.
III. HƯỚNG DẪN
- Cô gợi ý trò chuyện nội dung chủ điểm, điểm danh bằng nhiều hình thức, trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt, ngày thứ 2 đầu tuần cô dành 5 -7 phút để trẻ tự kể các bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Cô gợi ý trẻ tự kể, đưa ra một số tiêu chuẩn thi đua khích lệ trẻ bước vào tuần học mới một cách hào hứng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng.
- Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô.
- Biết được đặc điểm, hình dáng, ích lợi của từng đối tượng quan sát.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, vật thật, trò chơi,… cho đối tượng quan sát phù hợp với từng chủ đề.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động.
- Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát.
III. HƯỚNG DẪN
1. Quan sát có mục đích:
- Nêu đặc điểm, hiện tượng, màu sắc.
- Biết ích lợi của vật đó.
2. Trò chơi vận động:
* Gieo hạt.
* Chim sẻ và ô tô.
* Con bọ dừa.
* Mèo và chim sẻ.
KẾ HOẠCH TUẦN
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Cho trẻ chơi tự do
TDBS
- Ngửi hoa
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát hoa hồng
- Quan sát hoa mai
- Quan sát hoa sen
- Quan sát hoa cúc
- Quan sát hoa đồng tiền
Hoạt động có chủ đích
PTTC
Vận động
Đi và bê vật bằng hai tay
PTNT
NBTN
Trò chuyện về hoa hồng
PTTM
Âm nhạc
Hát: Tay thơm, tay ngoan
PTNT
NBPB
Nhận biết cao thấp
PTNN
Thơ
Hoa kết trái
Hoạt động góc
- Thao tác vai: Nấu ăn cho bé
- Góc xây dựng: Xây vườn cây - vườn hoa.
- Góc sách: Xem tranh về các loại hoa, quả. Ghép tranh các loại hoa- quả.
- Góc nghệ thuật: Xâu vòng hoa. Nặn quả
Chơi tập buổi chiều
- Trò chơi:
Bóng tròn to
- Trò chơi: Gieo hạt
- Trò chơi:
Nu na nu nống
- Trò chơi: Lộn cầu vông
- Trò chơi:
Tập tầm vông
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc phân vai
- Nấu ăn cho bé
- Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình.
- chơi tốt các trò chơi
- Bàn ghế, dụng cụ nấu ăn.
- Búp bê
- Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình.
- Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây vườn cây - vườn hoa.
- Trẻ biết sử dụng một số khối gạch để xây vườn cây – công viên
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ
- Gạch, cây xanh, hoa.
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết.
- Trẻ biết giử gìn sản phẩm của mình làm ra.
Góc sách
- Xem tranh về một số hoa quả, ghép tranh một số hoa, quả
- Trẻ biết gọi tên một số loại hoa, quả trẻ b.iết
- Tranh ảnh cho trẻ quan sát.
- Tranh ghép về các loại hoa, quả
- Gợi ý trẻ về tên của các loại hoa, quả.
- Trẻ nhận ra các loại hoa quả
Góc nghệ thuật
- Nặn quả, xâu vòng hoa.
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng xoay tròn để nặn quả.
- Trẻ biết cầm dây, hoa để xâu
- Đất nặn, bảng con, đĩa đựng sản phẩm.
- Dây xâu, hoa
- Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác
*********************
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát Hoa Hồng
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của hoa hồng mà trẻ biết.
- Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghỉ của mình.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ Chim sẻ và ô tô”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
PTTC
VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI: Đi và bê vật bằng hai tay
1. Mục đích
- Tập đi đúng hướng và mang vật trên tay.
2. Chuẩn bị
- Vạch xuất phát,
- Một số loại quả.
- Rổ đựng quả
* Nội dung tích hợp: MTXQ: Trò chuyện về một số loại quả.
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động .
- Trò chuyện cùng với trẻ:
- Các con ơi bạn Thỏ Ngọc mời lớp mình đến dự sinh nhật của bạn ấy. Bây giờ cô cùng các con đi siêu thị để mua quà tặng cho bạn Thỏ Ngọc nhe!
- Trẻ đi kết hợp các kiểu chân: Đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, sau đó chậm dần và đứng thành vòng tròn.
Hoạt động 2: rèn luyện sức khỏe
- Bài tập phát triển chung: Ngữi hoa
- Vận động cơ bản: Đi và bê vật bằng hai tay
- Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc
- Các bạn ơi cô có chọn được một số loại trái cây làm quà cho bạn Thỏ Ngọc. từng bạn sẻ lên mang một quả đến tặng bạn thỏ
- Cô mời trẻ khá lên thục hiện + Cô giải thích cho trẻ nghe: Tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên,hai tay cầm quả đi thẳng đến chổ của bạn thỏ và tặng cho bạn
- Sau đó lần lượt cho từng trẻ thực hiện.
- Mỗi trẻ được tập 2-3 lần.
- Mời trẻ khá lên thực hiện.
* Trò chơi vận động: Lăn bóng.
- Để buổi tiệc thêm vui cô sẻ tổ chức cho các bạn một trò chơi có tên “ lăn bóng”
- Cô giới thiệu luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 3: Cùng nhau thư giản
- Cô cho trẻ đi vòng sân khoảng 1 phút.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé
- Góc xây dựng: Xây vườn cây – vườn hoa
- Góc nghệ thuật: Nặn quả , xâu vòng hoa
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Bóng tròn to.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
***************
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát Hoa Mai
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của hoa mai mà trẻ biết.
- Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghỉ của mình.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ Chim sẻ và ô tô”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT
HOẠT ĐỘNG: NBTN
ĐỀ TÀI: Trò chuyện về hoa hồng
1. Mục đích
- Trẻ biết gọi đúng tên vật quan sát, đặc điểm, hình dạng, màu sắc.
- Nói được tên lợi ích của hoa trong cuộc sống
- GD bảo vệ môi trường
2. Chuẩn bị
- Giáo án điển tử
- Tranh hoa hồng, hoa mai
- Mô hình vườn hoa
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Tay thơm tay ngoan
- Trò chơi: Gieo hạt
- Truyện: Sự tích hoa hồng
- Thơ: Hoa kết trái
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Đi dã ngoại
- Cô và trẻ cùng hát bài: Tay thơm tay ngoan.
- Cô cùng trẻ đi đến thăm vườn hoa.
Hoạt động 2: Bé biết gì về hoa hồng
- Cô cho trẻ quan sát mô hình vườn hoa.
- Cô kể một đoạn truyện sự tích hoa hồng.
- Cô cho trẻ xem hình hoa hồng trên màn hình.
- Đây là hoa gì đây?
- Hoa có màu gì?
- Cô chỉ từng đặc điểm của hoa: cánh hoa, lá, nhụy, đài, thân, hỏi trẻ để trẻ trả lời sau khi trẻ trả lời cô mời cả lớp nhắc lại từ trẻ vừa nói.
- Cô có lợi gì cho chúng ta?
GD: Hoa làm cho khu vườn thêm đẹp, giúp không khí trong lành, hoa còn được cắm trong nhà, trong phòng để trang trí, hoa còn được làm quà để tặng cho những người thân yêu: tặng cho bà, cho mẹ trong ngày 8/3. Tặng cho cô trong ngày 20/11.Hoa mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta vì vậy các con không nên hái hoa bẻ cành, phải chăm sóc cây để cây có thêm nhiều hoa đẹp.
- Ngoài hoa hồng các con còn biết thêm hoa gì nữa.
- Cô yêu cầu trẻ kể một số loại hoa mà trẻ biết.
- Cô giới thiệu cho trẻ thêm một số loại hoa trên màn hình và yêu cầu trẻ gọi tên hoa cùng cô
Hoạt động 3: Bé yêu thông minh
- Cô yêu cầu trẻ chọn hoa hồng đưa lên và gọi tên
Hoạt động 4: Cùng nhau thi tài
- Cô chia lớp thành 2 đội yêu cầu trẻ chọn hoa hồng để vào rổ. Trẻ phải thực hiện động tác bò trong đường hẹp để mang hoa cho vào rổ. Đội nào chọn đúng và nhiều hoa thì đội đó chiến thắng.
- Cô nhận xét kết quả
Kết thúc: Cô và trẻ đọc thơ: “Hoa kết trái”.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu Trẻ thực hiện được các vai chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé
- Góc xây dựng: Xây vườn cây, vườn hoa.
- Góc nghệ thuật: Nặn quả, xâu vòng hoa
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Con bọ dừa.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ.
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ.
Rửa tay sau khi chơi.
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
********************
Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát Hoa Sen
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của hoa sen mà trẻ biết.
- Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghỉ của mình
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Tay đẹp”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: Hát “Tay thơm, tay ngoan”.
1. Mục đích
- Trẻ biết hát theo cô cả bài hát.
- Biết chú ý nghe và nhận ra giai điệu bài hát.
2. Chuẩn bị
- Trống lắc, phách tre
- Mô hình vườn hoa
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ
- Cô cho trẻ đi thăm vườn hoa
- Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả và .
- Cô hát chậm, to rỏ lời. Sau đó cô cho trẻ hát cùng cô từ 2- 3 lần từ đầu cho đến cuối bài hát
- Trong lúc trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm.
Hoạt động 2: Lằng nghe giai điệu
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Màu hoa
- Cô nói nội dung bài hát sau đó hát cho trẻ nghe 1-2 lần . Khuyến khích trẻ múa minh họa cho bài hát.
Hoạt động 3: Hãy lắng nghe
- Cô cho trẻ tham gia trò chơi trúc xanh. Sau mổi ô cửa sẻ xuất hiện hình một hình ảnh trẻ phải hát bài hát đúng như hình đã gợi ý. Cuối cùng xuất hiện hình nền cả lớp cùng hát bài “Tay thơm tay ngoan”
- Cô khuyến khích động viên trẻ tham gia trò chơi..
VI. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu Trẻ thực hiện được các vai chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé
- Góc xây dựng: Xây vườn cây, xây vườn hoa.
- Góc nghệ thuật: Nặn quả, xâu vòng hoa
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
********************
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát quả xoài
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của hoa Cúc mà trẻ biết.
- Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghỉ của mình
2. Hoạt động 2: trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT
HOẠT ĐỘNG: NBPB
ĐỀ TÀI: Phân biệt cao - thấp
1. Mục đích
- Phát triển khả năng nhận thức của trẻ.
- Giúp trẻ bước đầu làm quen với các thuật ngữ toán học : Cao - thấp.
2. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử
- Hoa cao, hoa thấp.
- Mô hình vườn cây
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Bé đi tham quan
- Cô cùng trẻ đi đến thăm vườn hoa của bạn Ly Ly.
- Cô và trẻ cùng đi và hát bài: Đi tham quan.
Hoạt động 2: Bé yêu học toán
- Các con nhìn xem trước mắt các con có gì? (Cô cho trẻ kể những gì trẻ thấy)
- Các cây hoa thế nào với nhau?
- Cây hoa màu nào cao hơn?
- Cây hoa màu nào thấp hơn?
- Vì sao con biết cây hoa màu xanh cao hơn?
- Cho trẻ làm quen với từ cao hơn, thấp hơn.
- Tương tự cô cho trẻ so sánh một số hình trên máy: 2 cây xanh, hai ngôi nhà…cô yêu cầu trẻ lên chỉ theo yêu cầu của cô.
Hoạt động 3: Bé yêu trổ tài
- Cô yêu cầu trẻ chọn cây cao hơn đưa lên và nói: Cao hơn.
- Cô yêu cầu trẻ chọn cây thấp hơn đưa lên và nói: Thấp hơn
Hoạt động 4: Ai nhanh hơn
- Cô để hai ngôi nhà cao – thấp trẻ đi tụ do trong phòng và cô yêu cầu trẻ đội mủ màu xanh về ngôi nhà cao, trẻ đội mũ màu đỏ về ngôi nhà thấp.
Kết thúc: Cô nhận xét kết quả.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu Trẻ thực hiện được các vai chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé
- Góc xây dựng: Xây vườn cây, xây vườn hoa.
- Góc nghệ thuật: Nặn quả, xâu vòng hoa.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Lộn cầu vòng
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
********************
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh:Cô gọi tên điểm danh trẻ.Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát quả dưa hấu
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của hoa đồng tiền mà trẻ biết.
- Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghỉ của mình
2. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian “Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNN
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Thơ: Hoa Kết Trái
1. Mục đích
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ
- Giúp trẻ thuộc bài thơ ngắn
2. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử.
- Mô hình vườn hoa
* Nội dung tích hợp: thể dục “bật qua suối”
3. Tiến hành
Hoạt động 1:.Bé đi tham quan
- Cô cho trẻ đi tham quan vườn hoa
- Cô và trẻ cùng bật qua suối.
- Cô hỏi trẻ về vườn hoa: màu sắc của hoa, lợi ích của hoa đốivới cuộc sống xung quanh trẻ.
- Cô giới thiệu bài thơ: Hoa Kết Trái..
Hoạt động 2: Lắng nghe giai điệu
- Lần 1: Cô đọc kết hợp trình chiếu
- lần 2: Cô đọc diển cảm.
Hoạt động 3: Bé yêu đọc thơ
- Cô chia nhóm ra đọc
- Cô mời nhóm bạn trai đọc
- Cô mời nhóm bạn gái đọc
- Cô mời trẻ khá đọc
Hoạt động 4: Thử tài bé yêu
- Các con vừa đọc bài thơ có tên gì?
- Trong bài thơ nói về điều gì?
- Có các loại hoa nào?
- Màu hoa như thế nào?
- Muốn cây ra hoa kết trái thì các con phải như thế nào?
Kết thúc
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Nấu ăn cho em bé
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, xây vườn cây ăn quả.
- Góc nghệ thuật: Nặn quả, xâu vòng hoa.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Dung dăng dung dẽ
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
BGH KÝ DUYỆT
GIÁO VIÊN SOẠN
File đính kèm:
- cay va nhung bong hoa dep tuan 2.doc