I-Yêu cầu:
- Trẻ biết dán được một con bướm.
- Rèn kỹ năng bôi hồ, cách bố trí để tạo thành một con bướm.
- Giáo dục trẻ biết quý sản phẩm làm ra.
II- Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Hồ dán, đầy đủ các bộ phận của bướm cho mỗi trẻ.
- Giấy A4, giấy lõi.
- Máy, băng nhạc.
III- Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
- Cho trẻ ăn sáng.
- Trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động học:
2.1. Hoạt động mở đầu:
- Nhạc “ Gọi bướm”
- Cháu vừa hát xong bài gì?
2.2. Hoạt động trọng tâm:
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Hoạt động: Tạo hình, dán con bướm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày tháng năm
Hoạt động: Tạo hình, dán con bướm
I-Yêu cầu:
- Trẻ biết dán được một con bướm.
- Rèn kỹ năng bôi hồ, cách bố trí để tạo thành một con bướm.
- Giáo dục trẻ biết quý sản phẩm làm ra.
II- Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Hồ dán, đầy đủ các bộ phận của bướm cho mỗi trẻ.
- Giấy A4, giấy lõi.
- Máy, băng nhạc.
III- Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
- Cho trẻ ăn sáng.
- Trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động học:
2.1. Hoạt động mở đầu:
- Nhạc “ Gọi bướm”
- Cháu vừa hát xong bài gì?
2.2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Cho trẻ xem tranh và hướng dẫn.
- Các con xem con bướm cô dán có đẹp không?
- Vì sao đẹp?
- Cô gợi hỏi về mầu sắc cánh bướm.
- Bây giờ các con có thích dán con bướm giống cô không?
- Cho trẻ đọc thơ “ Ong và bướm” và vào chỗ ngồi.
- Muốn dán được con bướm các con chú ý xem cô dán trước nhé.
- Cô dán lần 1 không phân tích.
- Cô dán lần 2 vừa dán vừa phân tích.
+ Trước hết các con dán thân con bướm: Các con lật bên trái lên và bôi hồ rồi dán vào giữa tờ giấy, sau đó dán các cánh bướm, cô cũng làm tương tự.
+ Gọi vài cháu nhác lại cách dán.
+ Trước khi cho cháu dán con bướm cho cháu xếp thành con bướm trước
vào giấy.
* Hoạt động 2:Trẻ thực hiện
- Cô mở nhạc nhẹ.
- Cô quan sát động viên từng cháu, nhắc nhở giúp cháu hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 3:Nhận Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Cháu nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
- Cô nhận xét chung.
- Giáo dục.
2.3. Hoạt động kết thúc:
- Cho cháu hát một bài và nghỉ.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động mục đích: Tìm hiểu về côn trùng.
- Hoạt động trò chơi: Trò chơi bắt bướm.
4. Trẻ chơi ở góc:
- Góc nghệ thuật: Vẽ tô mầu các côn trùng.
- Góc văn học: Xem sách.
-Gócphân vai :Gia đình
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn xế, vệ sinh.
- Ôn bài buổi sáng.
- Trả trẻ.
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
* Hoạt động phát sinh:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày tháng năm
Hoạt động : Dạy múa: Gọi bướm
I-Yêu cầu:
- Trẻ hát thuộc và cảm nhận giai điệu của bài hát, hát rõ lời, đúng, diễn cảm theo nhịp điệu của bài.Biết tên bài hát và tên tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng múa minh hoạ và cảm nhận nhịp điệu của bài hát nghe.
- Giáo dục cháu con bướm thuộc nhóm côn trùng có lợi.
II- Chuẩn bị:
- Máy, băng nhạc.
- Mũ múa, trang trí một mảng tường có nhiều loại côn trùng.
III- Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
- Cho trẻ ăn sáng.
- Trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động học:
2.1. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ nghe giai điệu bài “ Gọi bướm”, đố trẻ các con vừa nghe giai điệu của bài gì?
- Vậy chúng ta cùng hát bài “ Gọi bướm” nào. Trẻ nhún nhảy hát tự do về đội hình chữ U.
2.2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Dạy trẻ múa minh hoạ.
Hôm nay cô dạy các cháu hát múa minh hoạ bài “ Gọi bướm”.
- Cô múa minh hoạ bài “ Gọi bướm” lần 1.
- Cô múa minh hoạ lần 2 vừa múa vừa phân tích.
. Câu “ Kìa con...bướm vàng”: Tay trái chống hông, tay phải làm động tác chỉ ngón trỏ 3 lần, mắt nhìn thẳng và ngược lại.
. Câu “ Xoè...đôi cánh”: Hai tay dang ngang và vẫy tay 4 lần, đồng thời nghiêng người sang 2 bên, chân ký nhẹ.
. Câu “ Con bướm...kìa”: Hai tay giơ lên cao, làm động tác xoè tay lắc, mắt nhìn theo tay, chân ký nhẹ vào chữ “ Bay”, “Kìa”.
. Câu “Em ngồi xem”: Hai tay bắt chéo trước ngực, chân kéo vào chữ “Xem”.
* Hoạt động 2
Cô dạy trẻ từng động tác.
- Cả lớp múa 2 lần.
- Thi đua từng tổ.
- Gọi từng cá nhân.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Chị ong nâu nâu”.
- Lần 1: Cô hát kết hợp làm điệu bộ.
- Lần 2: Mở nhạc cho trẻ nghe và làm điệu bộ minh hoạ.
2.3. Hoạt động kết thúc:
Cho cả lớp hát bài :Gọi bướm.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động mục đích: Trò chuyện về các con côn trùng như gọi tên, đặc điểm.
- Hoạt động trò chơi: Cho bé chơi tự do.
4. Trẻ chơi ở góc:
- Góc văn học: Cho trẻ xem tranh album.
- Góc phân vai: Cho trẻ đóng vai gia đình.
-Góc nghệ thuật :Biểu diễn văn nghệ
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn xế, vệ sinh.
- Ôn bài buổi sáng.
- Trả trẻ.
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
* Hoạt động phát sinh:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày tháng năm
Hoạt động: Ném trúng đích nằm ngang xa 1 - 1,5m
I-Yêu cầu:
- Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang, đúng kỹ thuật.
- Trẻ biết ném đúng kỹ thuật
- Có ý thức tập thể duc, biết tập thể dục giúp cho cơ thể phát triển và khoẻ mạnh.
II- Chuẩn bị:
- 10 túi cát.
- Đích nằm ngang.
- Vạch chân.
III- Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
- Cho trẻ ăn sáng.
- Trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động học:
2.1. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ xem tranh vẽ đích nằm ngang, muốn ném đích nằm ngang phải làm gì?
2.2. Hoạt động trọng tâm:
* Khởi động:
Cho cháu đi vòng tròn theo các kiểu chân: Mũi bàn chân, nhón gót chân, đi nâng cao đùi, chạy, dàn hàng.
* Trọng động:
- Bài tập phát triển chung:
. Tay vai: Tay đưa ra trước lên cao ( 4L-4N ).
. Chân: Ngồi khụy gối ( 4L-4N ).
. Bụng lườn: Cúi gập người ( 2L-4N ).
. Bụng: Bật tại chỗ ( 2L-4N ).
- Vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang, đích xa 1 – 1,5m.
. Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
. Cô làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích: Muốn ném trúng đích nằm ngang: Con cầm túi cát tay phải, đưa thẳnh về trước, chân đướng ngang vạch chuẩn, chân trước chân sau. Mắt nhìn thẳng.
Khi có hiệu lệnh của cô: Cháu cầm túi cát từ từ đưa xuống, đưa ra sau và sau đó dùng lực ném trúng ngay về đích, chân sau bước về phía trước, sau đó về cuối hàng đứng.
. Mời 2 cháu lên ném thử.
. Lần lượt mời cháu lên thực hiện.
. Thi đua giữa 2 tổ.
- Trò chơi: Cáo ơi ngủ à.
* Hồi tĩnh: Cho cháu hít thở sâu.
2.3.Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ xoa bóp tay chân.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động mục đích: Cho trẻ tìm hiểu về côn trùng.
- Hoạt động trò chơi: Nhặt lá vàng trong sân.
4. Trẻ chơi ở góc:
- Góc xây dựng: Xây công viên.
- Góc thiên nhiên: Trẻ quan sát vườn hoa có bướm đang bay.
-Góc văn học :Xem abulm
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn xế, vệ sinh.
- Ôn bài buổi sáng.
- Trả trẻ.
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
* Hoạt động phát sinh:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày tháng năm
Hoạt động : Thơ: Ong và bướm
I-Yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ và tên tác giả.Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Rèn ngôn ngữ nói mạch lạc, luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Giáo dục cháu chăm chỉ như ong, không la cà như bướm.
II- Chuẩn bị:
- Một tranh viết bài thơ, một tranh vẽ nội dung.
- Mỗi trẻ 1 quyển album.
- hình ảnh ong và bướ.
III- Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
- Cho trẻ ăn sáng.
- Trò chuyện cùng trẻ.
2. Hoạt động chủ định:
2.1. Hoạt động mở đầu:
- Nhạc “Kìa con bướm vàng” cháu hát theo nhạc và làm điệu bộ.
- Các co vừa hát bài hát nói về con gì?
2.2. Hoạt động học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ và đọc mẫu
- Cũng có bài thơ nói về “Ong và bướm” do chú “Phạm Hổ” sáng tác, chú đã nói về 1 con bướm rất xinh đẹp đang bay lượn ở 1 vườn hoa để tìm nhụy, hút mật, thật là dễ thương. Cũng có vườn hoa ấy có 1 chị ong đang đi qua, bướm liền rủ ong đi chơi. Nhưng chị ong không đi chơi vì còn bận.
- Bài thơ được viết thành những câu thơ rất hay cô sẽ đọc cho các con nghe nhé!
.Lần 1:Cô đọc diễn cảm.
.Lần 2 :Cô đọc kết hợp tranh
* Hoạt động 2:
.+ Đàm thoại trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Các con nhìn vào tranh vẽ và cho cô biết, tranh vẽ về gì? ( Về ong và bướm đang bay lượn).
- Cháu nào đọc những câu thơ nói về ong và bướm? ( 1 cháu đọc )
- Đúng rồi “Con bướm trắng...đi chơi”.
- Cháu nào giỏi cho cô biết ong trả lời thế nào? ( Tôi còn bận ).
- Cháu nào đọc những câu thơ ong trả lời bướm.
“Tôi còn bận...mẹ không thích” ( một cháu đọc ).
- Đúng rồi! Cô đọc lại trích dẫn cho cháu hiểu.
- Cháu nào cho cô biết ong và bướm thuộc nhóm gì?
- Đúng rồi! Ong và bướm thuộc nhóm côn trùng. Ong chăm chỉ làm mật, còn bướm thì la cà hết vườn hoa này đến vườn hoa khác. Thế các con học tập con gì nào?
* Hoạt động 3:Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc 1 lần, cô chú ý sửa sai.
- Nhạc cháu hát và chuyển thành 3 đội. 3 đội thi nhau đọc.
- Đọc nối tiếp.
- Đọc cá nhân.
* Hoạt động 4:
Trò chơi: Thi nhau dán ong và bướm.
2.3. Hoạt động kết thúc:
.Cô cho cháu hát bài :Chi ong nâu nâu .
3. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động mục đích: Tìm hiểu về ong và bướm.
- Hoạt động trò chơi: Ai nhanh nhất.
4. Trẻ chơi ở góc:
- Góc văn học: Cho trẻ xem tranh các con côn trùng.
- Góc phân vai: Cho trẻ đóng vai gia đình.
-Góc nghệ thuật:Tô màu một số con côn trung .
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn xế, vệ sinh.
- Ôn bài buổi sáng.
- Trả trẻ.
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
* Hoạt động phát sinh:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày tháng năm
Hoạt động: Quan sát trò chuyện về một số côn trùng
I-Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm về một số côn trùng.Biết được con có lợi, con có hại.
- Biết so sánh được sự khác nhau về hình dáng và mầu sắc.
- Giáo dục cháu biết tiêu diệt những con có hại như: Ruồi, muỗi... Và biết quý nhưng con có lợi.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các con côn trùng.
- Mỗi trẻ một quyển album.
- Máy, băng nhạc
III- Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động đón trẻ:
- Cho trẻ ăn sáng.
- Trò chuyện cùng trẻ.
* Thể dục buổi sáng.
.Hô hấp :Thổi bóng bay
.. Tay vai: Tay đưa ra trước lên cao ( 4L-4N ).
. Chân: Ngồi khụy gối ( 4L-4N ).
. Bụng lườn: Cúi gập người ( 2L-4N ).
. Bụng: Bật tại chỗ ( 2L-4N .
2. Hoạt động học:
2.1. Hoạt động mở đầu:
Nhạc “ Con chuồn chuồn” cháu hát theo nhạc.
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Con chuồn chuồn thuộc nhóm gì?
2.2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại.
Ngoài con chuồn chuồn còn một số côn trùng nữa, cô mời các con xem con gì đây?
- Cô đưa tranh con bướm lên cho cả lớp cùng xem.
- Con gì đang bay đến vườn hoa đây?
. Con bướm có mấy cánh? Đầu bướm có cái gì?
. Bướm có mầu gì?
. Bướm đậu trong những bông hoa để làm gì?
. Bướm có lợi hay có hại?
. Con ong có mấy phần?
. Ong bay đến hoa để làm gì?
. Ong làm gì để hút mật?
. Ong hút mật làm thành tổ ong cho ta nhiều mật ong dùng để làm thuốc đấy. Vậy ong có lợi hay có hại?
- Con gì bay đến nữa đây?
. Con chuồn chuồn có mấy phần?
. Cháu nào lên chỉ cho cô và các bạn xem đâu là cánh, đâu là đuôi, đâu là đầu con chuồn chuồn?
. Con chuồn chuồn có lợi vì nó có thể dự báo thời tiết, do vậy có câu ca dao “ Chuồn chuồn bay... thì râm”.
- Ngoài những côn trùng trên còn một số con như ruồi, muỗi, châu chấu..
* Hoạt động 2
- So sánh con ong với con ruồi.
. Giống nhau: Đều có cánh và bay được.
. Khác nhau: Con ong có lợi, con ruồi có hại.
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- Gạch bỏ những côn trùng có hại.
- Thi nhau bật lên gắn những côn trùng theo yêu cầu của cô.
2.3. Hoạt động kết thúc:
- Cho cháu đọc thơ “ Ong và bướm” và nghỉ.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động mục đích: Hát bài “Con chuồn chuồn”.
- Hoạt động trò chơi: Cho trẻ chơi mèo đuổi chuột.
4. Trẻ chơi ở góc:
- Góc văn học: Cho trẻ xem tranh các côn trùng có cánh.
- Góc phân vai: Cho trẻ đóng vai gia đình.
-Góc xây dựng :xây công viên .
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn xế, vệ sinh.
- Ôn bài buổi sáng.
- Trả trẻ.
* Nội dung đánh giá cuối ngày:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
* Hoạt động phát sinh:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
File đính kèm:
- CON TRUNG.doc