Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Một số con vật sống trong rừng

I/ Mục đích yêu cầu.

 1. Kiến thức : Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những dặc điểm, (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, vận động, ăn uống.) của một số con vật sống trong rừng như : voi, hổ, khỉ.

 - Biết được sự đa dạng, phong phú của động vật sống trong rừng.

 2. Kỹ năng : Trẻ biết kỹ năng so sánh và bước đầu phân nhóm.

 3. Giáo dục : Trẻ có thái độ đúng đối với các con vật khi đi tham quan, xem xiếc

II/ Chuẩn bị :

- Tranh ảnh về các con vật voi, hổ, khỉ, gấu. và một số con vật khác sống trong rừng.

- Tranh lô tô cho trẻ về một số con vật trên.

- NDTH : Âm nhạc,

III/ Tiến hành :

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 49343 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Một số con vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN : THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG. Ngày soạn : 07 /12/ 2009 Ngày giảng : 09 / 12 / 2009 Người dạy : Nguyễn Thị Xuyến. Lớp dạy : Lớp Mẫu giáo 4 tuổi. Thời gian : 20 - 25 phút. Tiết 1: MÔN DẠY : MTXQ BÀI DẠY : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG. I/ Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức : Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những dặc điểm, (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, vận động, ăn uống.) của một số con vật sống trong rừng như : voi, hổ, khỉ.. - Biết được sự đa dạng, phong phú của động vật sống trong rừng. 2. Kỹ năng : Trẻ biết kỹ năng so sánh và bước đầu phân nhóm. 3. Giáo dục : Trẻ có thái độ đúng đối với các con vật khi đi tham quan, xem xiếc… II/ Chuẩn bị : Tranh ảnh về các con vật voi, hổ, khỉ, gấu. và một số con vật khác sống trong rừng. Tranh lô tô cho trẻ về một số con vật trên. NDTH : Âm nhạc, III/ Tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1 : Bé tham quan vườn bách thú. - Cô cho trẻ hát bài “Chú voi con” đàm thoại nội dung bài hát. - Cô đóng vai người hướng dẫn du khách và cho trẻ đi tham quan mô hình vườn bách thú và đàm thoại cùng trẻ về một số con vật có trong vườn bách thú. Cô cho trẻ về chỗ ngồi. 2/ Hoạt động 2 : Bé biết tên những con vật gì? - Cô hỏi : các cháu vừa được đi tham quan vườn gì về? - Bạn nào giỏi hãy kể lại cho cô và cả lớp nghe xem có những con vật gì thường sống ở trong rừng? Cô mời 2-3 trẻ kể lại. => Cô chốt lại : Tất cả những con vật mà các bạn vừa kể xong đều là những con vật sống ở trong rừng đấy. Vậy muốn biết những con vật đó sống như thế nào và chúng có những đặc điểm gì nổi bật, bây giờ cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng nhé. 3/ Hoạt động 3 : Cùng khám phá. - Cô giới thiệu bức tranh con voi cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : - Con gì đây? (Cô cho trẻ nhắc lại 2-3 lần) Con voi có những đặc điểm gì? Voi còn có những bộ phận gì? Vòi voi như thế nào? Voi dùng vòi để làm gì? Voi thường sống ở đâu? Voi ăn gì? Và thường biết làm gì? Con voi đẻ trứng hay đẻ con? => Cô chốt lại : Đây là bức tranh con voi. Con voi gồm có phần đầu, mình và đuôi. Phần đầu voi có ngà, có vòi rất to và dài, có 2 tai to. Vòi voi dùng vòi để hút nước và ăn cỏ. Có đôi tai rất to và có đôi ngà cong dài và trắng. Phần mình còn có chân, có 4 chân rất to như 4 cái cột nhà.. Phần đuôi có lông dài như cái chổi. con voi thường sống ở trong rừng và biết đẻ con, con voi rất thích ăn mía và lá cây, ăn cỏ và kéo gỗ rất khỏe. + Mở rộng trong phạm vi hẹp : Voi còn có voi mẹ voi con… + Tương tự cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về con khỉ, Cô đọc câu đố : “Con gì chân khéo như tay Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo” (Là con gì?) Cô cho trẻ đoán và kết hợp xem tranh. Cô hỏi : Con gì đây? (Cô hỏi 2-3 lần) Con khỉ gồm có những phần gì? Con khỉ còn biết làm gì? Con khỉ thường hay ăn cái gì?... Con khỉ đẻ trứng hay đẻ con? Khỉ sống ở đâu? Khỉ là con vật hung dữ hay hiền lành?... => Con khỉ gồm có các phần : đầu, mình, đuôi. Khỉ rất thích leo trèo trên cây, biết đánh đu, thích ăn chuối và hoa quả… Con khỉ là con vật hiền lành. Khỉ còn được người đưa về nhà nuôi và huấn luyện để làm xiếc như khỉ biết đi xe đạp, biết nhảy vòng… + Tương tự cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về con Gấu, con hổ. - Cô cho trẻ cùng bắt chước một số dáng đi của các con vật. => Tất cả những con vật mà các cháu vừa quan sát đều là những con vật sống trong rừng. Nhưng chúng đều có tên gọi và có những đặc điểm khác nhau về hình dáng màu sắc và tính nết. Có một số con vật ngươi ta có thể nuôi dạy để chúng biểu diễn trong các rạp xiếc hoặc mang về nuôi ở trong vườn bách thú. * Cô treo các bức tranh mà trẻ vừa quan sát lên bảng. Sau đó cô cất dần các bức tranh và đố trẻ con gì vừa biến mất. và để lại 2 tranh gấu và voi để so sánh. * So sánh : Con Voi và con Hổ + Giống nhau : Đều là con vật sống ở trong rừng và phải tự kiếm sống, tự bảo vệ mình, đều có 4 chân và đẻ con. + Khác nhau : con voi to, có vòi, có ngà và biết kéo gỗ, con voi ăn cỏ. Con Hổ bé hơn con voi hổ không có vòi, không có ngà và không biết kéo gỗ hổ có móng vuốt rất sắc và còn biết ăn thịt, con hổ là con vật hung dữ… => Cô khái quát lại những đặc điểm giống và khác nhau giữa con voi và con hổ * Mở rộng trong phạm vi rộng : Ngoài những con vật như voi, hổ, khỉ, gấu ra các cháu còn biết thêm những con vật gì sống trong rừng nữa. cô cho trẻ kể và cho trẻ kết hợp xem tranh những con vật đó. Như : huơu, chim, cáo… => Cô chốt lại : Tất cả những con vật đó tuy chúng có tên gọi riêng và có những đặc điểm khác nhau và tính nết cũng khác nhau. Nhưng chúng đều có một điểm chung là đều là những con vật sống ở trong rừng và đều phải tự kiếm sống. - Giáo dục chung: Chúng rất đa dạng phong phú, chúng ta phải biết bảo vệ chúng và không được săn bắn chúng bừa bãi… 4/ Hoạt động 4 : Xem ai nhanh tay tinh mắt. *Trò chơi “Thi ai chọn nhanh” Cô phát tranh lô tô cho trẻ và cô nói cách chơi : * Cách chơi : Cô cho trẻ xếp các bức tranh lô tô ra trước mặt. Lần 1 : Cô nói tên con vật, trẻ giơ tranh lô tô. Lần 2 : Cô nói đặc điểm trẻ giơ tranh và nói tên con vật. - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần. * Trò chơi “tìm đúng nhà” - Cô dán những bức tranh các con vật để tựng trưng cho ngôi nhà cảu con vật đó. + Cách chơi : Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “tìm nhà” trẻ có thẻ của con vật nào sẽ chạy về ngôi nhà có biểu tượng của con vật đó. + Luật chơi : Trẻ phải về đúng nhà nếu nhầm sẽ phải nhảy lò cò và tìm về đúng nhà của mình. Cô cho trẻ chơi 2 lần và đổi thẻ và chơi tiếp 1 lần. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, kiểm tra trẻ chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi. * Kết thúc : Cô cho trẻ lên tàu đi thăm vườn bách thú./. - Trẻ hát và đàm thoại. Trẻ đi thăm mô hình. Trẻ đàm thoại - Vườn bách thú - Trẻ kể lại Nghe cô chốt lại Con Voi Đầu, mình, chân - Vòi voi to và dài - Dùng vòi để ăn và uống - Sống ở trong rừng - Voi ăn cỏ và biết kéo gỗ - Đẻ con Nghe cô chốt lại Trẻ nghe và đoán Con khỉ Đầu, mình, đuôi Biết leo trèo Ăn hoa quả.. - Đẻ con. Sống ở trong rừng - Hiền lành Nghe cô chốt lại Tương tự trẻ đàm thoại về đặc điểm. - Nghe cô chốt lại Trẻ chơi và đoán Trẻ so sánh Giống nhau Khác nhau Nghe cô khái quát. Trẻ cùng mở rộng Nghe cô chốt lại Nghe cô giáo dục. Nghe cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi. Trẻ cùng chơi Trẻ nghe cô giới thiệu và nói cách chơi. Trẻ cùng chơi. - Nghe cô nhận xét và chơi - Chuyển hoạt động./. Ngày soạn : 07/12/2009 Ngày giảng : 09/12/2009 Lớp dạy : Lớp MG 3 Tuổi. Thời gian : 15 - 20 phút. Tiết 2 MÔN : ÂM NHẠC Bài : NH : Thật đáng chê Hát : Đàn vịt con ÔVĐ : Cô và mẹ. I/ Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức : Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát. Trẻ được nghe trọn vẹn bài hát “Thật đáng chê”. Trẻ hát đúng lời bài hát “Đàn vịt con”. Biết hát vận động theo nhạc bài “Cô và mẹ”. 2. Kỹ năng : Luyện kỹ năng nghe hát cho trẻ. Trẻ biết chú ý nghe cô hát và nhận ra giai điệu bài hát. 3. Thái độ : Trẻ hứng thú lắng nghe cô hát và hào hứng tham gia vào giờ học. II/ Chuẩn bị : Cô hát thuộc bài hát “Thật đáng chê” để hát cho trẻ nghe. NDTH : Môn : MTXQ. III/ Tiến hành : Hoạt động của cô Họat động của trẻ 1/ Hoạt động 1 : Bé trò chuyện cùng cô. - Cô cho trẻ ngồi ngay ngắn và cho trẻ đọc bài thơ: “Chim chích bông” Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài thơ. - Cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ về con cò và đàm thoại : Cô hỏi : Con gì đây? - Con cò có những phần nào? - Mỏ cò như thế nào? Chân cò như thế nào? - Cô nói : Con cò có mỏ và chân rất dài và con cò thường đi mò cua bắt cá để ăn. Nhưng chú cò còn rất ăn tham thường hay uống nước lã và ăn quả xanh nên mới bị đau bụng. Và còn có cả con chim chích chòe nữa đi học thì không chịu đội mũ nên đã bị ốm đấy. Vậy muốn biết con cò và con chim chích chòe đã bị các bạn cười chê như thế nào, bây giờ các cháu hãy ngồi ngoan và lắng nghe cô thể hiện qua lời bài hát “Thật đáng chê” theo làn điệu Bắc kim thang của dân ca Nam Bộ. Lời của chú Việt Anh nhé. 2/ Hoạt động 2 : Cô làm ca sĩ. - Cô hát lần 1. Cô giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca. - Cô hát lần 2. Cô hỏi lại tên bài hát, tên làn điệu. - Cô giảng nội dung. “Đây là một trong những làn điệu dân ca Nam Bộ, theo điệu Bắc kim thang do chú Việt Anh đặt lời. Bài hát rất vui, ngộ nghĩnh”. - Cô hát lần 3. Kết hợp làm điệu bộ mimnh họa. - Các cháu ạ. Con chim chích chòe và con cò thật là đáng chê vì không nghe lời đúng không nào. Vậy qua bài hát này các cháu phải ngoan và phải biết vâng lời ông, bà, cha, mẹ, cô giáo, khi đi nắng phải biết đội mũ cho khỏi bị ốm và không được uống nước lã và quả xanh như bạn cò rất dễ bị đau bụng đấy các cháu nhớ chưa? - Hai bạn ấy đều không nghe lời nên đã bị mọi người cười chê. Còn những bạn vịt con cũng rất thích đi chơi nhưng trước khi đi mẹ vịt đã dặn vịt con như thế nào. Bây giờ xin mời các ca sĩ nhí chúng mình hãy cùng thể hiện thật to bài. “Đàn vịt con” của nhạc sĩ Mộng Lân cho cô và cả lớp cùng nghe nào. 3/ Hoạt động 3 : Bé cũng làm ca sĩ. - Cô cho cả lớp hát bài “Đàn vịt con” 2-3 lần. - Cô mời 1-2 nhóm hát. - Mời tổ hát. - Cô mời 2-3 cá nhân trẻ hát. - Cô cho cả lớp hát lại 1 lần. + Cô hỏi trẻ lại tên bài hát, tên tác giả. - Các chú vịt con đều rất ngoan và vì đã biết vâng lời mẹ và cô giáo đấy. Những chú vịt con không chỉ ngoan mà còn rất giỏi đều rất yêu mẹ và yêu cô giáo. Vì thế các chú vịt muốn nhờ chúng mình cùng hát và vỗ tay theo nhịp lời bài hát “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên để thể hiện những tình cảm của mình đối với cô và mẹ đấy. 4/ Hoạt động 4 : - Bây giờ cả lớp mình hãy cùng hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô và mẹ” thật đều nhé. - Cô cho cả lớp hát vỗ tay theo nhịp bài hát 2-3 lần. - Cô cho nhóm, tổ hát vỗ tay theo nhịp luân phiên. - Mời cá nhân trẻ hát vỗ tay 2-3 trẻ. - Cô cho cả lớp hát vỗ tay lại 1 lần. - Cô hỏi lại tên bài hát, tên tác giả. * Nhận xét : Cô thấy các con học rất ngoan và giỏi cô khen các con nào. Bây giờ các con hãy giả vờ làm những chú vịt con ra sân chơi nào. * Kết thúc : Chuyển hoạt động khác./. Trẻ đọc thơ và đàm thoại nội dung. Trẻ quan sát và đàm thoại. Trẻ nghe cô nói Trẻ nghe cô hát Nghe cô hát và giảng nội dung. Trẻ nghe cô nói. Nghe cô giáo dục Nghe cô giói thiệu Cả lớp hát. Nhóm hát. Tổ hát. Cá nhân trẻ hát. Cả lớp hát lại. Trẻ trả lời. Trẻ nghe cô nói. Cả lớp hát vận động Tổ nhóm hát VĐ Cá nhân hát VĐ Cả lớp hát VĐ lại. Nghe cô nhận xét. - Chuyển hoạt động./.

File đính kèm:

  • docGa thi giao vien gioi cap huyen mon MTXQ.doc
Giáo án liên quan