Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ điểm 3: Gia đình

Hát bài “ Ai thương con nhiều hơn “ trẻ biết gia đình là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, được yêu thương, chăm sóc, bao bọc và trẻ hiểu gia đình có rất nhiều người sống chung, ở chung một nhà .Từ đó hình thành thái độ và hành vi thiện cảm đối với cuộc sống xung quanh và cháu hiểu rõ về gia đình mình qua các chủ đề nhánh sau :

 CHỦ ĐỀ “ GIA ĐÌNH BÉ ”

-Trẻ biết gia đình bé có ba – mẹ - anh ( chị ) – em , hiểu được các mối quan hệ trong gia đình.Biết như thế nào là gia đình nhỏ, gia đình lớnvà gia đình đông con – gia đình ít con .

-Biết công việc của các thành viên trong gia đình.

-Biết thể hiện yêu thương , quan tâm, chia sẻ với mọi người

trong gia đình bằng các cử chỉ, hành động và lời nói.

-Biết kính trọng, chào hỏi, xưng hô lễ phép với người trên và mọingười xung quanh.

 

doc71 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ điểm 3: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 NHỮNG SINH HOẠT VỀ GIA ĐÌNH BÉ (05/11- 09/11) TUẦN 1 GIA ĐÌNH BÉ (15/10 – 19/10) TUẦN 2 NHÀ CỦA BÉ (22/10-26/10) TUẦN 3 ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ (29/10- 02/11) Thực hiện trong : 4 tuần ( Từ ngày 15/10 – 09/11/2012 ) Hát bài “ Ai thương con nhiều hơn “ trẻ biết gia đình là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, được yêu thương, chăm sóc, bao bọc và trẻ hiểu gia đình có rất nhiều người sống chung, ở chung một nhà .Từ đó hình thành thái độ và hành vi thiện cảm đối với cuộc sống xung quanh và cháu hiểu rõ về gia đình mình qua các chủ đề nhánh sau : CHỦ ĐỀ “ GIA ĐÌNH BÉ ” -Trẻ biết gia đình bé có ba – mẹ - anh ( chị ) – em , hiểu được các mối quan hệ trong gia đình.Biết như thế nào là gia đình nhỏ, gia đình lớnvà gia đình đông con – gia đình ít con . -Biết công việc của các thành viên trong gia đình. -Biết thể hiện yêu thương , quan tâm, chia sẻ với mọi người trong gia đình bằng các cử chỉ, hành động và lời nói. -Biết kính trọng, chào hỏi, xưng hô lễ phép với người trên và mọingười xung quanh. -Biết đếm các thành viên trong gia đình. -Nhận biết chữ số tương ứng với số lượng tương ứng trong phạm vi 5. -Biết so sánh chiều cao của 3 thành viên/ đồ dùng gia đình và nói được các từ : cao nhất, cao hơn, thấp nhất. CHỦ ĐỀ “ NHÀ CỦA BÉ” -Trẻ biết địa chỉ của gia đình bé ở và hiểu các thành viên trong gia đình sống trong cùng một ngôi nhà. -Trẻ biết kể được 1 số kiểu nhà khác nhau, các phần của nhà, các khu vực của khu nhà, các đồ dùng có trong mỗi phòng. -Biết được một số nghề làm nên ngôi nhà: thợ mộc, thợ xây, thợ sơn… -Biết cách sắp xếp, trang trí ngôi nhà thông qua các trò chơi ở góc gia đình. -Tạo ra các hình mới( ngôi nhà, đồ dùng gia đình…) từ các hình tròn, hình vuông, tam giác.Nói được đặc điểm bề ngoài, nổi bật của các hình, phân loại các hình theo tên gọi, kích thước. -Hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực, hát, múa và vẽ, nặn, cắt , dán… CHỦ ĐỀ “ ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ VÀ THỰC PHẨM GIA ĐÌNH BÉ ” -Trẻ biết trong gia đình bé có đồ dùng để mặc – để đội, để nấu, để ăn uống, đồ dùng vệ sinh, đồ dùng giải trí, đồ dùng để ngủ… qua đó trẻ biết chất liệu của các đồ dùng, nguyên vật liệu để làm ra các đồ dùng đó và trẻ biết công dụng và biết cách bảo quản , sử dụng cho hợp lý. -Phân loại đồ dùng theo công dụng, chất liệu và biết cần giữ gìn, sử dụng tiết kiệm các phương tiện, đồ dùng trong gia đình. -Biết so sánh đồ dùng theo kích thước và chiều cao của 2,3 đối tượng. -Trẻ biết được các món ăn hằng ngày của gia đình làm từ những thực phẩm nào ra, có những chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì thế trẻ phải ăn nhiều loại thực phẩm. -Trẻ biết cách chế biến 1 số món đơn giản… 1/ Phát triển thể chất: -Biết tên 1 số thực phẩm quen thuộc, 1 số món ăn hàng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản. -Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe. -Biết làm 1 số công việc tự phục vụ đơn giản: đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, mặc quần áo -Có 1 số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết -Biết sử dụng hợp lý các dụng cụ ăn uống và 1 số vật dụng trong gia đình. -Biết phối hợp các vận động cơ bản : bò thấp chui qua cổng, ném xa bằng 1 tay, tung bóng với người đối diện; bò, trườn chui qua cổng. - Thực hiện 1 số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. 2/ Phát triển nhận thức: -Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình. -Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ. -Biết các nhu cầu của gia đình( nhu cầu về nhà ở, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn , ngủ, nghỉ ngơi, được quan tâm,yêu thương và chăm sóc lẫn nhau ) -Phát hiện sự thay đổi rõ nét trong gia đình : thêm người, có những đồ dùng mới… -Nhận biết điểm giống và khác nhau của bản thân so với những người thân trong gia đình. -Nhận biết điểm giống và khác nhau của 1 số đồ dùng gia đìn -Biết được chức năng, chất liệu và cách sử dụng của 1 số đồ dùng, đồ chơi ở gia đình.Phân loại đồ dùng trong gia đình theo 1 -2 dấu hiệu. - Biết phân biệt hình vuông , hình tam giác và nói được 1 số đặc điểm cơ bản của chúng. -Biết nhận ra số lượng, chữ số và số thứ tự trong phạm vi 3 -Biết nhận ra sự khác biệt về chiều cao, chiều rộng của 3 thành viên hoặc đồ dùng trong gia đình. 3/ Phát triển ngôn ngữ: -Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.Biết lắng nghe, dặt và trả lời các câu hỏi. -Nghe, hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người lớn -Thích xem các loại sách, tranh, ảnh về gia đình -Kể lại được 1 số sự kiện của gia đình theo đúng trình tự có logic -Đọc 1 số bài thơ, kể lại chuyện đã được nghe 1 cách rõ rang , diễn cảm. -Biết xưng hô phù hợp với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh. -Nhận biết ký hiệu nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra vào 4/ Phát triển tình cảm – xã hội : -Biết yêu thương , tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình. - Có 1 số kỹ năng ứng xử phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam( lễ phép với người lớn, nhường nhịn em bé, yêu thương, quan tâm đến mọi người trong gia đình và người thân). -Nhận biết cảm xúc của người thân và thể hiện cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình thông qua lời nói, cử chỉ, hành động -Biết thực hiện 1 số qui tắc trong gia đình : tắt nước khi rửa tay xong, tắt điện – quạt khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy định -Vui vẻ, mạnh dạn trong sinh hoạt hàng ngày 5/ Phát triển thẩm mĩ : -Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. -Biết vẽ , nặn, cắt, xé dán, xếp hình về các đồ dùng, đồ chơi, các thành viên trong gia đình. -Thích hát múa và biết thể hiện cảm xúc với các bài hát, bản nhạc. KẾ HOẠCH TUẦN ( Hoạt động sáng) TUẦN 7: GIA ĐÌNH BÉ Ngày Hoạt động Thứ 2 (15/10) Thứ 3 (16/10) Thứ 4 (17/10) Thứ 5 (18/10) Thứ 6 (19/10) Đón trẻ Trò chuyện Thể dục sáng -Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp như có bức tranh về gia đình lớn, có nhiều đồ dùng đồ chơi về gia đình -Trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm, sở thích của những người thân trong gia đình, hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. Biết như thế nào là gia đình nhỏ gia đình lớn.Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người trong gia đình. - Hô Hấp : Ngửi hoa ; - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân - Chân : ngồi khuỵu gối ; - Bụng : đứng cúi gập người về trước;- Bật : nhảy chân sáo Hoạt động học PT ngôn ngữ: - Truyện: Tích Chu PT thẩm mĩ: -Vẽ chiếc khăn tặng mẹ. PT nhận thức -Đếm đến 3.Nhận biết chữ số 3. PT nhận thức: -TC về gia đình của bé PT thẩm mĩ: -TTVĐ : Cháu yêu bà -Nghe : Tổ ấm gia đình -TC: ai nhanh nhất Hoạt động ngoài trời - Đọc thơ: Mẹ và con -TCDG:Kéo cưa lừa xẻ -Hát: Ai thương con nhiều hơn -Vẽ ngôi nhà của bé. - Nhặt lá vàng rơi -TC: Dán nhà bằng lá cho bé - Đọc truyện “ Vẽ chân dung mẹ” -TC: Cướp cờ -Đọc đồng dao: Đi cầu đi quán -TCDG: Chiếm nhà -Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng, vòng, lá cây Chơi và Hoạt động góc Góc xây dựng -Xếp và xây nhà ; Xếp đường vào nhà bé; Lắp ghép hình người Góc phân vai -Mẹ con; Cửa hàng hoa quả; Nấu ăn cho bé Góc học tập sách -Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình. -Đọc thơ, ca dao, tục ngữ về gia đình. Góc nghệ thuật -Tô màu hình người thân -Nặn quà tặng người thân Góc Thiên nhiên -Xếp và dán hình người từ các hình hình học khác nhau -Chăm sóc cây cảnh Vệ sinh, ăn trưa , ngủ trưa -Rửa tay, ăn trưa -Đánh răng, đi tiểu và đi ngủ Ăn phụ -Vận động nhẹ; ăn phụ Hoạt động chiều -VSRM: Làm thế nào cho răng sạch ( T3) - Thơ “ lấy tăm cho bà” PT thể chất: - Bò thấp chui qua cổng -Nhà con có những ai? Có tất cả bao nhiêu người? - Nhà con ở đâu? Số điện thoại nhà con là số nào? Trả trẻ Vệ sinh, nêu gương,chơi tự do chuẩn bị ra về Khởi động : -Cô mở nhạc các bài hát theo chủ đề gia đình bài “ Ai thương con nhiều hơn” cho cháu khởi động tự do theo nhạc -Cô lắc trống lắc trẻ về 3 hàng Trọng động : Bài tập phát triển chung : - Hô Hấp : Ngửi hoa . - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân. - Chân : ngồi khuỵu gối . - Bụng : đứng cúi gập người về trước . - Bật : nhảy chân sáo. Trò chơi : Tìm đúng nhà Hồi tỉnh : Cháu đi hít thở nhẹ nhàng tự do Thứ 2 : 15/10/2012 TRÒ CHUYỆN – ĐÓN TRẺ -Gia đình con có những ai ? có tất cả mấy người? Tương ứng với số mấy ? - Gia đình con là gia đình lớn hay gia đình nhỏ? tại sao con biết ? -Theo con, gia đình như thế nào gọi là gia đình ít con ? gia đình đông con? -Con phải thế nào đối với ông bà, cha mẹ ? HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện : Tích Chu Kết hợp : ÂN -LQVT I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Kiến thức : -Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ Tích Chu “ và biết mô phỏng 1 số động tác : chim bay, khóc và biết bắt chước giọng nói của bà, Tích chu. - Trẻ cảm nhận được ngữ điệu với giọng kể truyền cảm của cô qua tác phẩm “ Tích Chu “ . - Trẻ hiểu được từ ngữ đặc biệt (Vất vả, gập gềnh) Kỹ năng: - Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng. -Rèn kỹ năng mô phỏng 1 số động tác theo nhân vật trong chuyện . - Rèn cách kể theo tranh và nói trọn câu , rõ ràng chíng xác. Giáo dục : - Trẻ phải biết yêu thương người thân trong gia đình, biết vâng lời và không lười biếng. -Thông qua câu chuyện Tích Chu trẻ học được 1 điều là biết quan tâm, chăm sóc bà. Biết yêu thương và giúp đỡ bà. II/ CHUẨN BỊ : Cô : - Rối cây - Tranh truyện Tích Chu Trẻ : Mũ cậu bé, mũ chim * Lồng ghép: GDKNS III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1 :Bé nói gì ? -Đọc thơ “lấy tăm cho bà “ và hỏi trẻ : Con sống chung với bà nội hay bà ngoại ?ở nhà c/c làm những công việc gì để giúp bà ?Khi bà ốm thì sao ? - Cô có một truyện kể về một cậu bé, để xem cậu bé có biết giúp bà không c/c lắng nghe cô kể nhé ! * Hoạt động 2 : Cô kể thế nào? - Cô kể theo rối cây và hỏi trẻ : cô kể cho c/c nghe truyện gì ? trong truyện có ai ?có bao nhiêu nhân vật ? - Cô kể rối theo tranh kết hợp đàm thoại,giải thích: Tại sao bà tích chu bị ốm ?Con hiểu thế nào là “ vất vả “? Tích chu làm gì khi bà ốm ? tại sao bà tích chu lại hoá thành chim ? Theo con, động tác chim bay thế nào ? Tích chu là người thế nào ? khi thấy bà hóa thành chim tích chu khóc và gọi bà thế nào ?Tích chu làm gì để cứu bà ? tại sao đường lên suối tiên lại gập gềnh , khúc khuỷu ? từ khi cứu được bà sống lại tích chu là người thế nào ? c/c học được điều gì ở bạn tích chu ? - Hát bài : Cháu yêu bà * Hoạt động 3 : Ai kể hay nhất - Cô gợi ý cho trẻ kể lại truyện theo nội dung tranh vài lần - Cô quan sát, hướng dẫn , sửa sai cho từng nhóm * Hoạt động 5 : Bé trổ tài - Cô tổ chức cho trẻ thể hiện các vai trong câu truyện tích chu theo sự hiểu biết cuả trẻ, cô quan sát, gợi ý cho trẻ đóng -Cháu hát và tham gia trả lời -Cháu lắng nghe cô giới thiệu -Cháu nghe cô kể chuyện “ tích chu ” Trong truyện có bà, tích chu, bà tiên, con chim. Có 4 nhân vật, -Cháu quan sát và trả lời -Cháu mô phỏng động tác chim bay, khóc gọi bà. -Cháu hát và về 2 vòng tròn -Cháu về nhóm xem tranh và rối kể lại theo sự hiểu biết -Cháu chơi đóng kịch - Đọc thơ: Mẹ và con -TCDG:Kéo cưa lừa xẻ -Kết hợp : MTXQ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức : - Trẻ biết đọc diễn cảm và thuộc thơ bài “ Mẹ và con” -Trẻ biết bắt thành từng cặp để chơi trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ “ - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên khi chơi tự do ngoài trời. 2.Kỹ năng : - Rèn cách đọc thơ đúng vần , đúng điệu và ngắt nhịp đúng chỗ. - Rèn sự phối hợp nhịp nhàng giữa lời đọc đồng dao và hành động chơi “ kéo cưa lừa xẻ “ -Phát triển ngôn ngữ mạch lạch, vốn từ cho trẻ. 3.Giáo dục : - Trẻ biết yêu thương và kính trọng mẹ . Vì mẹ là người cao cả nhất trên đời, mẹ luôn hy sinh tất cả giành cho con - Trẻ có tinh thần tập thể khi chơi cùng nhau và biết chia sẻ cùng nhau khi chơi. - Trẻ được vui chơi thoải mái và an toàn trong khi chơi tự do. - Cháu biết phối hợp cùng nhau trong quá trình chơi. - Xếp và xây nhà ; Xếp đường vào nhà bé -Mẹ con; Nấu ăn cho bé -Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình. -Tô màu hình người thân;Nặn quà tặng người thân -Xếp và dán hình người từ các hình hình học khác nhau. I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức : -Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để “Xếp và xây nhà ; Xếp đường vào nhà bé “. -Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng khi chơi trò chơi “Mẹ con; Nấu ăn cho bé” -Trẻ biết kể lại nội dung tranh khi “Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình “. - Trẻ biết tô màu sáng tạo và biết nặn 1 số món quà tặng người thân trong gia đình : “Tô màu hình người thân;Nặn quà tặng người thân “ -Trẻ biết sử dụng các hình hình học để dán và xếp hình người. Kĩ năng : -Sử dụng đồ dùng, đồ chơi 1 cách sáng tạo -Rèn cách phân vai chơi, cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thể hiện ý tưởng chơi. -Rèn sự khéo léo khi khi tô màu và nặn. -Rèn khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc khi kể lại chuyện về gia đình bé và xem tranh ảnh -Rèn khả năng khéo léo khi dán và xếp hình người. Giáo dục : -Trẻ biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi tham gia chơi ở các góc. -Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi 1 cách tuần tự, chi tiết, độc lập và biết thể hiện 1 số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi. -Biết lấy và cất đồ dùng đúng qui định -Trẻ biết thỏa thuận ,hòa đồng , chơi cùng nhau và gìn giữ đồ dùng đồ chơi. II/ CHUẨN BỊ : - Sỏi, gạch, hình khối, xốp, cổng, hàng rào , hoa - Tranh tô màu về gia đình, bàn ghế, màu sáp – dĩa , đất nặn - Dụng cụ nấu ăn, búp bê. - Tranh ảnh về gia đình . - Kéo, hồ, các hình hình học bằng mủ, giấy cát tông. * Nội dung lồng ghép- tích hợp : -LQVT : Số lượng trong phạm vi 5 - Giáo dục lễ giáo. III / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU * Hoạt động 1 : Gia đình bé - Hát bài “ Đi học về “ -Đi học về con chào hỏi những ai ? vậy nhà con có ai ? có tất cả mấy người ? con là con thứ mấy trong gia đình ? con thương ai nhất ? vì sao? -Theo con, mọi người trong gia đình như thế nào với nhau ? - Trò chơi “ nhảy cóc “ * Hoạt động 2 : Lớp có những góc chơi gì ? - Theo con, lớp mình có những góc chơi nào ? có tất cả mấy góc? Con thích chơi góc nào ? vì sao ? - C/c nghĩ xem hôm nay các góc chơi , chơi các trò chơi gì ? -À ! cô thống nhất với các ý kiến của c/c là : - Góc xây dựng : Xếp và xây nhà ; Xếp đường vào nhà bé (con đã bao giờ xếp và xây nhà chưa ? con sử dụng nguyên vật liệu gì để xếp và xây ? ) - Góc phân vai : Chơi mẹ con; Nấu ăn cho bé ( theo con, chơi mẹ con chơi đóng vai thế nào ? mẹ thường làm gì ? còn bé thì sao ? mẹ thường nấu gì cho bé ăn ?) -Góc sách : Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình( con xem tranh gì ? nội dung tranh nói về điều gì ? trong gia đình, con thường làm gì giúp ba mẹ ?) - Nghệ thuật : Tô màu hình người thân;Nặn quà tặng người thân (theo con,con nặn gì tặng ba mẹ, ông bà ? con có tranh gì thế ? đó có phải là gia đình con không ? con tô màu tranh như thế nào ?) - Thiên nhiên : Xếp và dán hình người từ các hình hình học khác nhau ( theo con , xếp dán hình người con làm thế nào ? con dùng các hình gì để xếp và dán ?) - Trong khi chơi, c/c phải như thế nào? -Chơi xong ,c/c phải như thế nào ? * Hoạt động 3 : Bé thích chơi góc nào? - Đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán” - Cô quan sát , gợi ý khi trẻ về nhóm chơi ( dàn xếp góc chơi và thỏa thuận vai chơi ) * Hoạt động 4 : Bé chơi thế nào ? - Cô quan sát, nhắc nhở, tạo tình huống , đặt câu hỏi khuyến khích trẻ tham gia tích cực ,sáng tạo và tham gia chơi cùng trẻ -Góc nào trẻ còn lung túng, chơi chưa thành tạo thì cô chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực. *Hoạt động 5 : Ai ngoan nhất ! - Trò chơi “ bà ba đi chợ “ -Cô hỏi trẻ : Con chơi ở góc nào ? góc c/c làm được những gì trong khi chơi? Con làm được gì? Thế còn các góc khác thì sao? Góc nào chơi chưa ngoan? Bạn nào còn tranh giành đồ chơi với nhau? Các góc khi chơi xong thì làm gì ? - Cô nhận xét cả lớp -Trẻ hát cùng cô. -Con chào ba mẹ ( ông bà ) -Cháu kể - Phải yêu thương, quan tâm , chăm sóc lẫn nhau. -Cả lớp chơi cùng cô. -Cháu kể - Cháu nói tên các góc chơi 1 cách tự do theo sự thích của trẻ - cháu lắng nghe cô nói tên các góc chơi và trẻ nhắc lại tên các góc chơi - Cháu nói theo sự hiểu biết của trẻ -Cháu tham gia trả lời các câu hỏi. -Phải biết chơi cùng nhau, nhắc nhở nhau thực hiện đúng vai chơi. -Khi chơi xong phải cất đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp đúng nơi qui định - Cháu về các góc chơi , tự phân công công việc cho nhau, chọn nhóm trưởng - Cháu tham gia chơi -Cháu vừa đi vừa nắm đuôi nhau thành vòng tròn để tham quan các góc chơi. - Cháu tham gia nhận xét , đánh giá. Thứ 3 : 16 /10 /2012 TRÒ CHUYỆN – ĐÓN TRẺ -Gia đình con có mấy người con ? con là con thứ mấy trong gia đình? -Trong gia đình , con thường phụ giúp ba mẹ ( ông bà ) việc gì ? con có thích được ba mẹ và mọi người khen không ? -Theo con, mình làm anh ( chị ) thì thế nào với em ? -Thế con có biết bài thơ, bài hát nào nói về gia đình không ?qua bài thơ, bài hát muốn giáo dục c/c điều gì ? HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Vẽ chiếc khăn tặng mẹ Kết hợp : LQVT I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức : - Trẻ biết 1 số đặc điểm bên ngoài của chiếc khăn( màu sắc , hình dạng , có các nét trang trí trên khăn ) - Biết vẽ chiếc khăn bằng những hình chữ nhật, hình vuông. 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ nét thẳng để tạo thành chiếc khăn hình chữ nhật , hình vuông và dùng nét xiên, công , tron vẽ trang trí trên chiếc khăn. - Rèn sự khéo léo, tự tin khi vẽ . -Phát huy óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo ở trẻ. 3.Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra - Biết ngồi học ngay ngắn và tích cực trong hoạt động, - Biết công dụng của chiếc khăn và cách sử dụng khăn. II/ CHUẨN BỊ : * Cô : - 5 bức tranh vẽ chiếc khăn -1 cái túi và 2 cái khăn. - Máy cát sét và đĩa không lời * Trẻ : - Giấy A4, màu sáp - Bàn , ghế * Lồng ghép : KNS III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1 : Chiếc túi bí mật - Trò chơi “ tập tầm vông “ .C/c đoán xem tay nào cô có giấu gì ? À ! cô có 1 lá thư và trong lá thư bạn Thiện nói tặng cho lớp mình 1 chiếc túi bí mật .C/c đoán thử xem trong chiếc túi có gì ? -Cô và c/c cùng khám phá xem trong chiếc túi bí mật có gì nhé. Chúng ta cùng đếm và mở ra hỏi trẻ : đây là cái gì ? chiếc khăn dùng để làm gì ? -Chiếc khăn con thấy giống hình gì ? màu sắc của khăn thế nào ? trên khăn trang trí hình gì ? * Hoạt động 2: Bé mô tả các bức tranh - Hát bài “chiếc khăn tay” - Cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm là : mô tả lại những gì cháu quan sát được trong bức tranh. - Cô quan sát và gợi ý cho các nhóm - C/c vừa quan sát tranh vẽ gì ? màu sắc của các chiếc khăn thế nào? Theo con, cô dùng các nét nào để vẽ thành chiếc khăn ? thế các chiếc khăn của cô có dạng hình gì ?tại sao con biết chiếc khăn có dạng hình vuông , hình chữ nhật ? -C/c có thích vẽ khăn tặng mẹ không ? con thích vẽ khăn gì ? -Khi vẽ c/c ngồi thế nào ? cầm bút bằng tay nào ? -Đọc thơ “ yêu mẹ “ * Hoạt động 3 : Bé khéo tay - Cô mở nhạc nhở tạo tâm thế thoải mái cho trẻ làm - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ vẽ và cách trang trí phù hợp với loại khăn mà trẻ vẽ. - Nhắc nhở trẻ vẽ một cách sáng tạo - Đọc đồng dao “ dung dăng dung dẻ “ *Hoạt động 4 : Bức tranh nào của bé. - C/c nhìn xem các bức tranh này như thế nào? con thích bức tranh của bạn nào nhất ? tại sao ? còn bức tranh nào của con ? con dùng mất nét thẳng đrre tạo thành chiếc khăn? Khăn con hình gì ? màu khăn thế nào? - Cô nhận xét, đánh giá cả lớp - Trẻ tham gia chơi cùng cô -Cháu khám phá và đếm mở túi cùng cô -Cái khăn , dùng để lau. -Hình vuông và hình chữ nhật… -Cháu về 3 vòng tròn xem tranh -Cháu tham gia thảo luận cùng nhau -Cháu tham gia trả lời -Cháu tham gia nói ý tưởng của mình trước khi vào vẽ -Cháu vào bàn thực hiện -Cháu vẽ khăn tặng mẹ -Cháu tham gia mang sản phẩm lên trưng bày -Cháu tham gia nhận xét tranh của mình và của bạn -Cháu chú ý lắng nghe cô nhận xét HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Hát “ Ai thương con nhiều hơn” -Vẽ ngôi nhà của bé -Kết hợp : LQVT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Kiến thức : Trẻ thuộc lời bài hát và nhớ tên bài hát “ ai thương con nhiều hơn”. Trẻ biết sử dụng các hình hình học để vẽ ngôi nhà của bé. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên khi chơi tự do ngoài trời. Kỹ năng : Rèn cách hát đúng lời, đúng nhịp theo bài hát. Rèn sự khéo léo khi phối hợp các hình tạo ra ngôi nhà và tô màu sáng tạo. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp. Giáo dục : Biết giữ gìn đồ chơi, biết tôn trọng sản phẩm mình làm ra. Cháu biết chơi cùng nhau, biết nhường nhịn nhau khi chơi. Biết thu dọn đồ dùng gọn gàng ngăn nắp khi chơi xong đúng nơi qui định. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TC - XH Mẹ con; Nấu ăn cho bé Xếp và xây nhà ; Lắp ghép hình người Đọc thơ, ca dao, tục ngữ về gia đình. Tô màu hình người thân;Nặn quà tặng người thân Chăm sóc cây cảnh. Thứ 4 : 17 / 10 /2012 TRÒ CHUYỆN – ĐÓN TRẺ -Cô đố bé trong gia đình có ba, mẹ và bé thì gọi là gia đình gì ? theo con , gia đình ít con có từ mấy người con ? có cuộc sống thế nào ? còn gia đình đông con thì thế nào? -Hàng ngày ai đưa đón con ? khi ngồi trên xe bé ngồi thế nào ? vì sao ? khi bé thấy đèn đỏ bé nhắc ba mẹ thế nào? HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đếm đến 3. Nhận biết chữ số 3 Kết hợp : ÂN I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức : - Trẻ biết đếm đến 3 và nhận biết được chữ số 3. - Trẻ biết tìm gia đình bé có số lượng người là 3. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng đếm,quan sát, so sánh. - Rèn khả năng nhanh nhẹn, phán đoán trong các hoạt động 3. Giáo dục - Trẻ biết yêu quí gia đình bé và biết vâng lời cha mẹ, người lớn. - Trẻ chú ý, tích cực trong giờ học. II/ CHUẨN BỊ : * Cô : - Tranh lô tô về gia đình, chữ số từ 1 - 3 - Bảng, phấn * Trẻ : - Hình xốp gia đình bé -Tập, màu sáp, bàn ghế bằng số trẻ . * Lồng ghép : VS - KNS III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1 : Tìm đúng nhà -Tìm nhà , tìm nhà .Tìm nhà gia đình ít con ( gia đình đông con ).C/c đếm xem gia đình ít con có mấy người con ? còn gia đình đông con có mấy người con ? -Hát bài “ Cả nhà đều yêu “ * Hoạt động 2 : Bé nào đếm giỏi. -Bạn nào đếm xem biết gia đình bạn Thảo có mấy người ? tương ứng với số mấy ? Bạn nào tìm cho cô chữ số 3 gắn lên gia đình bạn Thảo nè ! - Đây là tranh gia đình nhà bạn nào? Nhà bạn Khang có mấy người? tương ứng với số mấy ? -Bây giờ bạn nào nói cho cô biết , nhà con có ai ? có tất cả mấy người? * Hoạt động 3 : Bé đua tài -Cách chơi : Cô có rất nhiều hình về các thành viên trong gia đình. Các bé chia làm 2 đội lên thi đua nhau xếp mỗi gia đình có số lượng 3 lên bảng . Trong vòng 30 giây đội nào xếp được nhiều gia đình nhất là đội đó tài nhất. -Cô tổ chức cho cháu chơi vài lần, quan sát và nhận xét sau mỗi lần cháu chơi. - Tục ngữ “ công cha “ * Hoạt động 4: Ai nhanh hơn - Bạn nào cho cô biết trong tập con có số mấy ? tương ứng với mấy ngón tay ? có những đồ dùng gì ? có số lượng là mấy ? theo con, sẽ làm gì với các bài tập này . Con hãy tô màu chữ số 3, 3 ngón tay và các đồ vật có số lượng là 3 nhé . - Cô quan sát, sửa sai cho cháu khi làm bài tập và nhận xét khi các cháu thực hành xong. -Cháu tham gia chơi trò chơi “ tìm đúng nhà” -Cháu tham gia đếm và kiểm tra từng gia đình. -Cháu về đội hình chữ U -Mời vài cháu đếm -Cả lớp đếm cùng cô vài lần. -Mời 1 cháu lên tìm và gắn lên -Có 3 người , tương ứng với chữ số 3 -Mời 3 – 4 cháu nói về gia đình -Cả lớp đếm lại từng gia đình bạn vừa nói. -Cháu lắng nghe cô nói cách chơi -Cháu tham gia chơi và nhận xét sau mỗi lần chơi. -Cháu về bàn ngồi. -Cháu chú ý nghe cô hướng dãn cách thực hiện làm bài tập trong vở -Cháu thực hành HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Nhặt lá vàng rơi. -TC : Dán nhà bằng lá cho bé -Kết hợp : LQVT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Kiến thức : Trẻ biết tại sao lá lại có màu vàng, biết tên lá của cây hoa nào. Trẻ biết chơi dùng lá vàng dán thành nhà cho bé. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên khi chơi tự do ngoài trời. Kỹ năng : Rèn khả năng phán đoán phân loại lá . Rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và khéo léo trong khi chơi “ dán nhà bằng lá cho bé “ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp. Giáo dục : Trẻ biết giữ gìn trường lớp luôn sạch sẽ và biết giữ gìn môi trường xanh sạ

File đính kèm:

  • docchu de gia dinh(4).doc
Giáo án liên quan