Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Tuần 1 - Làm quen văn học - Chuyện ba cô gái

I. Mục đích yêu cầu

Hoạt động 1

• Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và biết rằng ăn ở hiền với cha mẹ sẽ được mọi người thương yêu.

• Luyện cho trẻ tính có tính hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ

• Giáo dục cháu biết vâng lời, thương yêu và kình trọng ông bà, cha mẹ.

Hoạt động 2

• Giúp cháu ném đúng tư thế, ném xa, chạy nhanh 10m.

• Luyện trẻ kỹ năng phát triển các cơ tay vai, lưng bụng.

• Giáo dục cháu tính kiên nhẫn, bền bỉ, nhanh nhẹn.

II. Các hoạt động trong ngày

o Đón trẻ, trò chuyện, chơi tự do

o Cô trò chuyện với cháu: về nhà bé được xây bằng gì?

o Chơi tự do

o TDBS: 34532

o Điểm danh

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Tuần 1 - Làm quen văn học - Chuyện ba cô gái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP Thời gian: Thứ ba 03/11/2009 Chủ đề nhánh: Gia đình sống chung một ngôi nhà Hoạt động có chủ đích HĐ1: LQVH: Chuyện “3 cô gái” HĐ2: TD: Ném xa 1 tay – chạy nhanh 10m. Mục đích yêu cầu Hoạt động 1 Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và biết rằng ăn ở hiền với cha mẹ sẽ được mọi người thương yêu. Luyện cho trẻ tính có tính hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ Giáo dục cháu biết vâng lời, thương yêu và kình trọng ông bà, cha mẹ. Hoạt động 2 Giúp cháu ném đúng tư thế, ném xa, chạy nhanh 10m. Luyện trẻ kỹ năng phát triển các cơ tay vai, lưng bụng. Giáo dục cháu tính kiên nhẫn, bền bỉ, nhanh nhẹn. Các hoạt động trong ngày Đón trẻ, trò chuyện, chơi tự do Cô trò chuyện với cháu: về nhà bé được xây bằng gì? Chơi tự do TDBS: 34532 Điểm danh LÀM QUEN VĂN HỌC CHUYỆN BA CÔ GÁI HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Chuẩn bị: Không gian tổ chức: Ở trong lớp. Đồ dùng phương tiện: Tranh kể chuyện. Mão nhện, mão rùa, mão sóc, bao thư. Bài hát: “Bà cháu, cả nhà thương nhau, cô và mẹ” Thơ: “Cả nhà vui” Phương pháp hoạt động: Phương pháp trực quan Phương pháp đàm thoại Phương pháp thực hành. Tiến hành tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ Hoạt động mở đầu Cô cháu hát bài “Cả nhà thương nhau” Các con ơi, trong gia đình mình gồm có những ai? Thường ở nhà ai nấu cơm cho các con ăn, ai chăm sóc các con? Các con có thương yêu cha mẹ mình không? Cô có câu chuyện nói về mẹ rất hay, các con có thích nghe không? Hát bài “Mẹ và cô” về đội hình 3 hàng ngang. Hoạt động trọng tâm * Kể chuyện Cô kể chuyện lần 1 trọn lời + diễn cảm Các con biết cô vừa kể chuyện gì không? Vì sao mọi người thương yêu cô út? Cô kể lần 2 + minh họa tranh. Cô kể chuyện lần 3 + tranh rời. * Đàm thoại Các con ơi, bà mẹ có mấy người con? Bà đối với các con như thế nào? Khi nghe tin bà bệnh, chị cả có về thăm bà ngay không? Chị cả biến thành con gì? Chị hai có về thăm bà ngay không? Chị hai biến thành con gì? Ai đã về ngay thăm mẹ? Vì vậy cho nên cô út được mọi người thương yêu và cô út sống trọn đời bên mẹ, thế các con có thương yêu mẹ mình không? Thương yêu mẹ thì chúng ta phải làm gì? * Trò chơi: Cô giới thiệu: đóng kịch lại câu chuyện. Cô giải thích cách chơi: + Một cháu vai chị cả. + Một cháu vai chị hai. + Một cháu vai cô út. + Một cháu vai sóc. Cô là người dẫn dắt chuyện. Cháu đóng kịch một vài lần. Kết thúc Đọc thơ “Cả nhà vui” Tuyên dương, lớp nghỉ Kết quả: - Các cháu kể - Các cháu trả lời - Dạ thích - Đội hình 3 hàng ngang - Các cháu trả lời - Cô út hiếu thảo - 3 người con - Rất thương yêu - Dạ không - Con rùa - Dạ không - Con nhện - Cô út - Các cháu trả lời NÉM XA 1 TAY CHẠY NHANH 10 M THỂ DỤC HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Chuẩn bị: Môi trường hoạt động: ngoài sân rộng rãi, thoáng mát. Đồ dùng: Lon đựng cờ Vạch mức Túi cát Bài hát “Đường em đi, ngã tư đường phố, quả bóng tròn”. Phương pháp hoạt động: Phương pháp trực quan. Phương pháp thực hành. Phương pháp động viên khích lệ. Tiến hành tổ chức các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ Hoạt động mở đầu Trẻ đi vòng tròn vừa hát bài “Đường em đi”, đi bằng các kiểu chân: gót chân, mũi chân, lòng bàn chân rồi đứng lại thành vòng tròn, quay mặt vào nhau dãn hàng ra để tập bài tập phát triển chung Hoạt động trọng tâm Bài tập phát triển chung:34532 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Mỗi động tác tập 2 lần 4 nhịp. Riêng động tác tay + chân + lườn. Vận động cơ bản Cháu đi về đội hình 2 hàng ngang để chuẩn bị bài tập VĐCB Cô giới thiệu: tên đề tài “Ném xa bằng 1 tay” Cô ném mẫu lần 1 Cô ném mẫu lần 2 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Cô giải thích: bước tới vạch mức, chân đứng trước, chân đứng sau, tay cùng chân đứng sau cầm vật ném đưa lên trước đồng thời hạ xuống ra sau lên cao ngang tầm tai bước chân lên một bước ném. Khi ném xong, chạy nhanh đến lon cờ nhặt 1 cây cờ và chạy nhanh về vạch mức. Cháu khá xung phong ném. Các cháu lần lượt ném. Cô mời cháu khá ném lại lần cuối + cô nói lại kỹ năng ném. Trò chơi Cô giới thiệu trò chơi: chuyền bóng Cháu hát “Quả bóng tròn” trờ về đội hình O. Cô giới thiệu: chuyền bóng qua trái, qua phải. Cô giải thích cách chơi: Cô cầm quả bóng chuyền qua bên trái của cô, bạn đó đón bóng chuyền cho bạn kế tiếp, bằng 2 tay và cứ thế chuyền tiếp trở lại cho cô. Nếu bạn nào bị rớt bóng thì cò cò 1 vòng. Cháu chơi thử 1 lần. Cháu chơi thật vài lần. Báo hiệu hết giờ cho lần cuối Hồi tĩnh Các cháu đi chậm, hít thở nhẹ nhàng rồi nghỉ. Kết thúc Tuyên dương nhẹ nhàng, nghỉ. Kết quả: - Các cháu đồng thanh - Các cháu đồng thanh Hoạt động chuyển tiết Ăn giữa buổi. HĐNT Trò chuyện về ngôi nhà của bé. Chơi “về đúng nhà”. Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG GÓC Trọng tâm: Xây dựng: vườn cây nhà bé Phân vai: phòng khám bệnh Học tập: đếm nói tương ứng đồ dùng Nghệ thuật: tô màu tranh gia đình Thiên nhiên: gieo hạt TRẢ TRẺ Vệ sinh, nêu gương trả trẻ. Đánh giá các hoạt động trong ngày Nội dung chưa dạy được ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… Những thay đổi cần thiết ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ……………………………………………………………… ………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc03 11 09.doc