MĨ THUẬT 1 : VẼ GÀ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Giúp HS biết quan sát và nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của con gà.
-Giúp HS nắm được cách vẽ gà theo các bước.
2.Kĩ năng
-Học sinh vẽ được một con gà và tô màu hoàn chỉnh.
-Rèn kĩ năng quan sát và vẽ con vật.
3.Giáo dục
-Hiểu được tác dụng của con gà.
-HS biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 1 kì 2 - Trường tiểu học Thái Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ tư ngày 09 tháng 01 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Vẽ gà
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết quan sát và nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của con gà.
-Giúp HS nắm được cách vẽ gà theo các bước.
2.Kĩ năng
-Học sinh vẽ được một con gà và tô màu hoàn chỉnh.
-Rèn kĩ năng quan sát và vẽ con vật.
3.Giáo dục
-Hiểu được tác dụng của con gà.
-HS biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Một số tranh ảnh các con vật.
-Một số bài vẽ con vật của học sinh màu sắc đẹp.
-Tranh gợi ý các bước cách vẽ con vật.
2.Học sinh
-Sưu tầm tranh ảnh con vật.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
*Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cách vẽ con vật.
-Gồm 4 bước.
B1.Vẽ các bộ phận chính trước.
B2.Vẽ các bộ phận phụ.
B3.Sửa hình.
B4.Tìm chọn và tô màu.
Gọi học sinh nhận xét .
-Bạn trả lời đúng rồi.
*Kiểm tra đồ dùng học tập.
*HS chuẩn bị đồ dùng.
3.Bài mới.
a.Quan sát, nhận xét.
* Cho HS quan sát ảnh con gà.
*HS quan sát.
? Em hãy cho biết bức ảnh chụp con vật gì ?
-Chụp con gà trống.
? Em thấy con gà trống những đặc điểm gì ?
-Con gà trống có cái mào đỏ, mình thon, đuôi dài.
? Em hẫy kể tên một số màu sắc trên bộ lông của con gà ?
-Bộ lông rực rỡ với nhều màu sắc như đỏ, vàng xanh tím than, tím, màu da cam...
? Con gà có mấy bộ phận chính ?
-Có 3 bộ phận chính (Đầu, thân)
? Ngoài ra còn những bộ phận nào khác.
-Mào, mỏ, mắt, chân, cánh, đuôi...
? Nêu tác dụng của con gà ?
-Gáy báo thức, mổ thịt.
b.Cách vẽ.
*Gọi 1 HS nhắc lại các bước cách vẽ con vật.
*HS nhắc lại các bước.
-B1.Vẽ các bộ phân chính (Đầu, thân)
-B2.Vẽ các chi tiết mắt, mỏ, mào, chân -cánh, đuôi.
-B3.Sửa hình.
-B4.Tìm chọn và tô màu.
Lưu ý: Nếu vẽ con gà mái vẽ đuôi ngắn hơn, mình tròn hơn và bộ lông tô ít màu sắc.
*Cho HS tham khảo một số bài vẽ gà của học sinh.
*HS quan sát cách vẽ hình và tô màu.
c.Thực hành.
-Hướng dẫn học sinh vẽ gà theo các bước.
-Học sinh nêu yêu cầu và làm bài thực hành.
-Gợi ý giúp học sinh vẽ thêm cây, hoa lá cho bức tranh thêm sinh động.
d.Nhận xét, đánh giá.
-Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-Gợi ý câu hỏi giúp học sinh đánh giá .
-Nhận xét tìm chọn bài vẽ tiêu biểu.
-HS ghi bài .
Tuần 20
Thứ tư ngày 16 tháng 01 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Vẽ hoặc nặn quả chuối
(Đổi- Vẽ quả chuối)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết quan sát và nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của quả chuối.
-Giúp HS nắm được cách vẽ quả chuối.
2.Kĩ năng
-Học sinh vẽ được một quả chuối và tô màu hoàn chỉnh.
-Rèn kĩ năng quan sát và vẽ quả cây.
3.Giáo dục
-Hiểu được tác dụng của quả chuối.
-HS biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Một số tranh ảnh chụp quả chuối.
-Một số bài vẽ quả chuối của học sinh màu sắc đẹp.
-Tranh gợi ý các bước cách vẽ .
2.Học sinh
-Sưu tầm tranh ảnh và bài vẽ quả chuối của học sinh.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
*Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cách vẽ con vật.
-Gồm 4 bước.
B1.Vẽ các bộ phận chính trước.
B2.Vẽ các bộ phận phụ.
B3.Sửa hình.
B4.Tìm chọn và tô màu.
*Gọi học sinh nhận xét .
*Bạn trả lời đúng rồi.
*Kiểm tra đồ dùng học tập.
*HS chuẩn bị đồ dùng.
3.Bài mới
a.Quan sát, nhận xét.
*Cho học sinh quan sát ảnh chụp quả chuối.
*Học sinh quan sát đặc điểm hình dáng và màu sắc.
? Quả chuối có mấy phần là những phần nào?
-Có hai phần là phần thân quả và cuống của quả.
? Quả chuối khi chín có màu sắc như thế nào?
-Quả chuối khi chín có màu vàng tươi.
? Quả chuối hi ăn có mùi vị như thế nào ?
-Ngọt, thơm.
? Nêu tác dụng của quả chuối?
-Dùng để ăn tráng miệng sau bưa cơm.
*Cho học sinh quan sát một số bài vẽ quả chuối của học sinh.
*Học sinh quan sát.
b.Cách vẽ.
? Nêu cách vẽ qủa cây?
-Gồm 3 bước.
B1.Vẽ phác khung hình của quả.
B2.Vẽ phác hình quả.
B3.Sửa hình cho đẹp và tô màu.
*Giáo viên minh hoạ các bước cách vẽ.
*Học sinh quan sát.
c.Thực hành.
-Hướng dẫn sắp xếp hình vẽ phù hợp với trang giấy.
-Học sinh nêu yêu cầu và làm bài thực hành.
-Hướng dẫn tìm chọn màu và tô màu.
-Hướng dẫn học sinh yếu hoàn thành bài vẽ.
d.Nhận xét, đánh giá.
-Hướng dẫn câu hỏi để HS quan sát,.
-Học sinh trưng bày và nhận xét bài.
-Về nhà : Sưu tầm tranh phong cảnh.
Tuần 21
Thứ tư ngày 23 tháng 01 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết quan sát và nhận biết được hình ảnh, bố cục và nội dung của bức tranh.
-Giúp HS nắm được cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh.
2.Kĩ năng
-Học sinh biết tìm chọn và tô màu kín tranh.
-Rèn kĩ năng tô màu vào hình.
3.Giáo dục
-Hiểu được tác dụng của màu sắc.
-HS hiểu được vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Một số tranh, ảnh phong cảnh.
-Một số bài vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh của học sinh.
-Tranh gợi ý các bước cách vẽ màu.
2.Học sinh
-Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đồ dùng học tập.
3.Bài mới
a.Quan sát, nhận xét.
*Cho HS quan sát trong vở tập vẽ.
*Học sinh quan sát hình vẽ phong cảnh.
? Hình vẽ phong cảnh vẽ những gì ?
-Vẽ cây, vẽ nhà, dãy núi và những đám mây trên trời.
? Ngoài ra còn có những hình ảnh gì khác ?
-Ngoài cảnh vật còn có hình ảnh người.
? Hình ảnh nào được vẽ to, rõ trong tranh, vì sao ?
-Hình ảnh ngôi nhà, cây được vẽ to, rõ trong tranh vì đó là những hình ảnh chính của bức tranh.
? Hình ảnh chính thường được tô màu thế nào ?
-Thường được tô màu tươi sáng nổi bật hơn các hình ảnh phụ.
b.Cách vẽ.
-Chọn và tô màu hình ảnh chính trước.
-Học sinh nhắc lại các bước cách vẽ.
-Tô màu hình ảnh phụ.
-Tìm chọn và to màu nền.
c.Thực hành.
-Hướng dẫn tìm chọn màu sắc phù hợp với nội dung của tranh để tô.
-Học sinh nêu yêu cầu và làm bài thực hành.
-Hướng dẫn HS yếu hoàn thành bài.
d.Nhận xét, đánh giá.
Tuần 22
Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2008
Mĩ thuật 1 : vẽ vật nuôi trong nhà
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết quan sát và nhận biết được đặc điểm, hình dáng của một số con nuôi trong gia đình.
-Giúp HS nắm được cách vẽ con vật nuôi theo các bước.
2.Kĩ năng
-Học sinh tự chọn và vẽ được một con vật nuôi rồi tô màu hoàn chỉnh.
-Rèn kĩ năng quan sát và vẽ con vật.
3.Giáo dục
HS biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Một số tranh ảnh các con vật nuôi trong gia đình.
-Một số bài vẽ con vật của học sinh màu sắc đẹp.
-Tranh gợi ý các bước cách vẽ con vật.
2.Học sinh
Sưu tầm tranh ảnh con vật nuôi.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hs chuẩn bị đồ dùng học tập.
3.Bài mới
a.Quan sát, nhận xét.
*GV treo ảnh chụp một số con vật.
? Em hãy cho biết trên bảng thầy có hình ảnh của những con vật nào ?
*Hs quan sát
-Con mèo, con thỏ, con gà...
? Những con vật này có những đặc điểm gì ?
-Con mèo, mình thon, đuôi dài tai ngắn và đôi mắt đen rất tinh nhanh.
-Con thỏ có cái tai rất to và dài, đuôi ngắn mình tròn.
-Con gà trống có cái mào đỏ, đuôi dài, mình thon, lông nhiều màu sắc.
? Em hãy cho biết con vật có mấy bộ phận chính, là những bộ phận nào ?
Con vật có 3 bộ phận chính là đầu, thân và đuôi.
? Ngoài ra chúng còn có các bộ phận nào nữa ?
? Kể tên màu sắc của các con vật ?
-Mắt, mũi, miệng, tai, chân.
-Con mèo màu vàng, con thỏ màu trắng, con gà có nhiều màu vàng, tím xanh, đỏ.
? Những con vật này được nuôi ở đâu
-Nuôi trong gia đình.
*Gọi Hs kể tên con vật định chọn để vẽ.
*Hs kể tên con vật định vẽ.
b.Cách vẽ.
*Gọi học sinh nhắc lại các bước cách vẽ con vật.
-B1. Vẽ phác hình các bộ phận chính (đầu, thân và đuôi)
-B2. Vẽ tiếp các chi tiết (mắt, mũi, miệng, tai, chân...
-B3. Sửa hình cho đẹp.
-B4.Tìm chọnvà tô màu.
*Lưu ý tô màu con vật nổi bật hơn màu nền.
*Gọi 1 HS nhắc lại cả 4 bước cách vẽ.
*1HS nhắc lại.
c.Thực hành.
? Em hãy nêu yêu cầu của bài thực hành ngày hôm nay ?
-Vẽ con vật nuôi trong nhà.
-Gợi ý giúp HS tìm chọn con vật quen thuộc để vẽ.
-Hướng dẫn HS sắp xếp hình vẽ phù hợp với trang giấy.
-HS làm bài thực hành.
-Hướng dẫn chọn màu phù hợp để tô.
d.Đánh giá, nhận xét.
*Hướng dẫn HS tìm chọn và trưng bày bài vẽ của nhóm mình.
*HS quan sát đánh giá tìm chọn nhóm có nhiều bài vẽ đẹp nhất.
*Nhận xét tiết học, tuyên dương nhóm vẽ tiêu biểu.
*Tuyên dương.
*Về nhà : Tập nặn một con vật theo ý thích.
*HS ghi bài.
Tuần 23
Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Xem tranh các con vật
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết quan sát và nhận biết được hình ảnh, màu sắc, nội dung của tranh vẽ các con vật.
-Giúp HS nắm được cách đánh giá tranh .
2.Kĩ năng
Học sinh rèn kĩ năng quan sát và cảm nhận.
3.Giáo dục
HS biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Một số tranh ảnh con vật màu sắc đẹp.
-Một số bài vẽ con vật của học sinh màu sắc đẹp.
2.Học sinh
-Sưu tầm tranh ảnh vẽ con vật.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hs chuẩn bị đồ dùng học tập.
3.Bài mới
a.Hướng dẫn xem tranh.
*Tranh 1: Các con vật (Tranh sáp màu và bút dạ của Phạm Cẩm Hà)
*Học sinh quan sát.
? Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật gì ?
-Bạn vẽ con gà, con mèo, con trâu, con bướm và con chim.
? Hình ảnh nào là chủ yếu trong tranh ?
-Hình ảnh các con vật.
? Em hãy kể tên một số màu sắc được tô ở trong tranh ?
-Màu vàng, màu đỏ, màu xanh, màu nâu, màu da cam...
? Em có thích bức tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao?
-Em rất thích vì bạn vẽ các con vật quen thuộc.
*Tranh 2: Đàn gà (Tranh sáp màu và bút dạ của Thanh Hữu)
? Bạn Thanh Hữu đã vẽ những hình ảnh gì ở trong tranh ?
-Bạn vẽ hình ảnh đàn gà.
? Đàn gà được vẽ như thế nào ?
-Được vẽ rất đông đúc với đầy đủ gà trống, gà mái và đàn gà con.
? Màu sắc trong tranh được tô như thế nào ?
-Gà trống được tô tô bộ lông màu xanh da trời, gà mái được tô màu tím và đàn gà con được tô một màu vàng óng trông rất đẹp.
*Cho học sinh quan sát một số tranh vẽ con vật của học sinh cũ vẽ.
*Học sinh quan sát tham khảo hình vẽ, màu sắc.
b.Thực hành.
? Nêu yêu cầu bài thực hành ?
-Tự chọn và vẽ tranh con vật.
-Hướng dẫn học sinh tìm chọn và vẽ tranh con vật quen thuộc.
-Hướng dẫn tìm chọn màu để tô.
-Học sinh làm bài thực hành.
-Gợi ý giúp học sinh yếu hoàn thành bài vẽ của mình.
c.Nhận xét, đánh giá.
-Hướng dẫn trưng bày kết quả học tập.
-Học sinh trưng bày sản phẩm.
-Gợi ý câu hỏi giúp học sinh nhận xét bài thực hành và tìm chọn bài vẽ tiêu biểu.
-Nhận xét kết quả theo nhóm.
Về nhà: Quan sát nhà và cây cối.
HS ghi bài.
Tuần 24
Thứ tư ngày 20 tháng 02 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Vẽ tranh
Vẽ cây, vẽ nhà
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết cách qua sát và nhận biết được đặc điểm của cây và nhà.
-Giúp HS nắm được cách vẽ cây, vẽ nhà.
2.Kĩ năng
-Học sinh vẽ cây, vẽ nhà và tô màu hoàn chỉnh
-Rèn kĩ năng tưởng tượng và vẽ tranh.
3.Giáo dục
Học sinh biết yêu quý cây cối và ngôi nhà của mình.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Bài vẽ cây, vẽ nhà màu sắc đẹp.
-Bài vẽ cây, vẽ nhà của học sinh.
-Tranh gợi ý các bước cách vẽ.
2.Học sinh
-Sưu tầm bài vẽ cây, vẽ nhà.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học tập
HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
3.Bài mới
a.Quan sát, nhận xét.
*Cho HS quan sát tranh vẽ cây, vẽ nhà.
*HS quan sát tranh.
? Em thấy bức tranh được vẽ những hình ảnh gì ?
-Ngôi nhà và cây.
? Ngôi nhà được vẽ ở vị trí nào trong tranh ?
? Ngoài ra còn có những hình ảnh nào ?
-Ngôi nhà được vẽ to, rõ ở vị trí giữa tranh.
-Em bé, cây hoa, đàn chim, ông mặt trời và những đám mây.
? Em hãy kể tên một số màu sắc được sử dụng trong tranh ?
-Đỏ, vàng, xanh da trời, xanh lá cây, tím
và màu nâu đậm.
b.Cách vẽ.
B1.Vẽ phác hình ảnh ngôi nhà và cây.
B2.Vẽ các chi tiết, hoa, con vật...
B3.Sửa hình cho đẹp.
B4.Tìm chọn và tô màu.
-HS quan sát nhắc lại các bước cách vẽ.
c.Thực hành.
-Hướng dẫn HS sắp xếp bố cục vừa với khổ giấy.
-HS nêu yêu cầu bài thực hành.
-Giúp HS tìm chọn màu phù hợp nội dung để tô.
-HS làm bài thực hành.
-Hướng dẫn HS yếu hoàn thành bài vẽ.
d.Nhận xét đánh giá.
-Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-Gợi ý câu hỏi giúp học sinh đánh giá bài.
-Nhận xét tìm chọn bài vẽ tiêu biểu.
-Về nhà : Sưu tầm tranh dân gian.
-HS ghi bài .
Nhận xét của Ban Giám hiệu
*Ưu điểm. .....................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
*Nhược điểm. ..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá chung
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
Thái Hà, ngày..............tháng............năm 200......
Người kiểm tra
...........................................................................................................................
Tuần 25
Thứ tư ngày 27 tháng 02 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Vẽ trang trí
Vẽ màu vào hình tranh dân gian
(Lợn ăn cây ráy)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS hiểu được đặc điểm và màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ.
-Giúp HS biết tìm chọn màu sắc để tô vào tranh Lợn ăn cây ráy.
2.Kĩ năng
Học sinh tìm chọn và tô màu kín tranh.
3.Giáo dục
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của dòng tranh dân gian Đông Hồ và có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc của dân tộc.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ.
-Tranh Lợn ăn cây ráy trong bộ đồ dùng mĩ thuật lớp 1.
-Một số bài vẽ tô màu vào hình có sẵn của học sinh.
2.Học sinh
-Sưu tầm tranh Lợn ăn cây ráy.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
? Giờ trước các em được học bài gì ?
-Vẽ cây vẽ nhà.
Nhận xét, tuyên dương học sinh học bài cũ tốt.
3.Bài mới
a.Quan sát, nhận xét.
*Cho HS xem hình vẽ có sẵn trong vở tập vẽ.
-Trong tranh vẽ những hình ảnh gì ?
-HS quan sát.
-Con lợn lái đang ăn cây ráy.
-Hình ảnh con lợn được vẽ thế nào ?
-Con lợn được vẽ to, rõ chiếm phần lớn diện tích của bức tranh.
? Đường nét của bức tranh đươc vẽ như thế nào ?
-Bức tranh được vẽ bằng những nét viền đen mềm mại, rõ ràng.
? Em thấy con lợn lái thường có bộ lông màu gì ?
-Bộ lông của nó có nhiều màu khác nhau sắc khác nhau trắng, vàng, nâu đen...
*Cho HS tham khảo một số bài vẽ tô màu vào tranh dân gian.
b.Cách vẽ.
*HS quan sát.
-B1.Chọn màu tô hình ảnh chính trước.
-HS nhắc lại.
B2.Tô màu vào cảnh vật xung quanh.
-HS nhắc lại các bước.
B3.Tìm chọn màu nền phù hợp để tô.
Lưu ý: Tô màu hình ảnh chính tươi sáng, màu nền tô nhẹ để làm nổi bật hình ảnh chính của bức tranh.
c.Thực hành.
-Nêu yêu cầu bài thực hành ?
-Gợi ý giúp HS tìm chọn màu sắc phù hợp với nội dung tranh để tô.
-Vẽ màu vào hình có sẵn, Gà mái.
-Gợi ý giúp các em vẽ màu theo cảm nhận riêng của mình.
-HS làm bài thực hành.
-Quan tâm giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài vẽ.
d.Nhận xét, đánh giá.
-GV chấm bài.
-Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ của nhóm mình.
-HS trưng bày bài thực hành.
-Nhận xét tuyên dương nhóm có nhiều bài vẽ đẹp.
-Về nhà : Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ.
-HS ghi bài.
-Quan sát vườn hoa.
Tuần 26
Thứ tư ngày 27 tháng 02 năm 2008
Mĩ thuật 1 : Vẽ tranh
Vẽ chim và hoa
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
-Giúp HS biết tìm chọn nội dung phù hợp để vẽ tranh.
-Giúp HS nắm được cách vẽ tranh Chim và hoa.
2.Kĩ năng
-Học sinh vẽ được tranh Chim và hoa rồi tô màu hoàn chỉnh
-Rèn kĩ năng tưởng tượng và vẽ tranh.
3.Giáo dục
Học sinh biết yêu quý cây hoa và con vật.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Bài tranh Chim và hoa màu sắc đẹp.
-Bài vẽ tranh Chim và hoa của học sinh.
-Tranh gợi ý các bước cách vẽ.
2.Học sinh
-Sưu tầm bài vẽ Chim và hoa.
-Chì, tẩy, màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học tập
HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
3.Bài mới
a.Quan sát, nhận xét.
*Cho HS quan sát tranh vẽ chim và hoa.
*HS quan sát tranh.
? Em thấy bức tranh được vẽ những hình ảnh gì ?
-Ngôi nhà cây, chim và hoa.
? Chim và hoa được vẽ ở những vị trí nào trong tranh.
? Ngoài ra còn có những hình ảnh nào ?
-Chim và hoa được vẽ to, rõ ở vị trí giữa tranh.
-Em bé, cây, nhà ông mặt trời và những đám mây.
? Em hãy kể tên một số màu sắc được sử dụng trong tranh ?
-Đỏ, vàng, xanh da trời, xanh lá cây, tím
và màu nâu đậm.
b.Cách vẽ.
B1.Vẽ phác hình ảnh chính phụ.
B2.Vẽ các chi tiết, cây, nhà, ...
B3.Sửa hình cho đẹp.
B4.Tìm chọn và tô màu.
-HS quan sát nhắc lại các bước cách vẽ.
c.Thực hành.
-Hướng dẫn HS sắp xếp bố cục vừa với khổ giấy.
-HS nêu yêu cầu bài thực hành.
-Giúp HS tìm chọn màu phù hợp nội dung để tô.
-HS làm bài thực hành.
-Hướng dẫn HS yếu hoàn thành bài vẽ.
d.Nhận xét đánh giá.
-Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-Gợi ý câu hỏi giúp học sinh đánh giá bài.
-Nhận xét tìm chọn bài vẽ tiêu biểu.
-Về nhà : Quan sát cái Ôtô.
-HS ghi bài .
Nhận xét của Ban Giám hiệu
*Ưu điểm. .....................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
*Nhược điểm. ..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá chung
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
Thái Hà, ngày..............tháng............năm 200......
Người kiểm tra
...........................................................................................................................
Đây là bộ giáo án soạn để giảng dạy hằng ngày.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Ngô Chinh Nam
Đơn vị trường Tiểu học xã Thái Hà-Thái Thụy-Thái Bình
File đính kèm:
- GIAO AN MI THUAT LOP 1(1).doc