BÀI 1: Vẽ trang trí
VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
I- MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.
- Phấn màu
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy và màu vẽ
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 - Trường Tiểu học Hà Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Từ ngày 10 đến 14 tháng 9 năm 2007
Bài 1: Vẽ trang trí
vẽ đậm, vẽ nhạt
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.
- Phấn màu
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy và màu vẽ
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu hình minh hoạ ba sắc độ để học sinh thấy được độ đậm, đậm vừa và độ nhạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý học sinh nhận biết:
+ Độ đậm
+ Độ đậm vừa
+ Độ nhạt.
- Giáo viên tóm tắt:
+ Trong tranh, ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau.
+ Có 3 sắc độ chính: Đậm - Đậm vừa - Nhạt.
+ Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau để cho bài vẽ sinh động hơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đậm, vẽ nhạt:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở Vở tập vẽ 2 xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài.
+ ở phần thực hành vẽ hình 3 bông hoa giống nhau
+ Yêu cầu của bài tập:
* Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa, nhị, lá
* Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau (theo thứ tự: Đậm, đậm vừa, nhạt của 3 màu).
* Có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như hình 2,3,4.
- Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ để học sinh biết cách vẽ:
+ Các độ đậm nhạt:
* Độ đậm - Độ vừa - Độ nhạt
+ Cách vẽ:
* Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày
* Độ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa.
* Có thể vẽ bằng chì đen hoặc bằng màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
Bài tập: Vẽ đậm, vẽ nhạt vào 3 bông hoa.
Nhắc nhở HS :
+ Chọn màu (có thể là chì đen hoặc bút viết).
+ Vẽ các độ đậm nhạt theo cảm nhận riêng.
- Quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài ngay trên lớp .
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ mà mình ưa thích.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách, báo và tìm ra độ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau.
- Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Tuần 2 : Từ ngày 17 đến 21 tháng 9 năm 2007
bài 2: Thường thức mĩ thuật
xem tranh thiếu nhi
(Tranh đôi bạn của Phương Liên)
I- Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
- Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh in trong Vở Tập vẽ 2
- Một vài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và của thiếu nhi Việt Nam.
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ 2
- Sưu tầm tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế (nếu có điều kiện).
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giới thiệu một vài bức tranh thiếu nhi Việt Nam để học sinh nhận biết: Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi Quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh:
Giáo viên giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) và nêu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho học sinh quan sát suy nghĩ và tìm câu trả lời.
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh.
+ Em có thích những bức tranh này không, vì sao?
- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt (như cỏ, cây màu xanh, áo, mũ màu vàng cam...). Tranh của bạn Phương Liên, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ tranh.
- Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
Tuần 3 : Từ ngày 24 đến 28 tháng 9 năm 2007
bài 3: Vẽ theo mẫu
vẽ lá cây
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẽ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được 1 lá cây và vẽ được màu theo ý thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Một vài loại lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- 2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2.
- Một số lá cây.
- Bút chì, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét::
* Giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó.
? Nêu tên các loại lá trên.
? Các loại lá cây trên có giống nhau không ? Khác nhau ở chỗ nào ?
* Giáo viên kết luận: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lá cây:
*Giới thiệu mẫu để cả lớp quan sát rồi minh họa lên bảng theo từng bước sau.
+ Quan sát kỹ chiếc lá để tìm ra đặc điểm của chiếc lá.
+ Vẽ khung hình của chiếc lá rồi vẽ phác hình dáng chung của chiếc lá.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích (có thể vẽ lá màu xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ ...).
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
*Yêu cầu cả lớp quan sát bài vẽ của HS năm trước.
*Nhắc nhở HS.
+ Vẽ hình vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ 2.
+ Quan sát kỹ chiếc lá trước khi vẽ.
+ Thực hiện bài vẽ theo từng bước Thầy đã hướng dẫn.
+ Vẽ màu theo ý thích: Có màu đậm, có màu nhạt.
*Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
*Chọn một số bài có ưu, có nhược để cả lớp nhận xét về.
+ Hình dáng - Đặc điểm – Màu sắc.
*Cùng với HS xếp loại các bài vẽ – Khen ngợi những HS hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài và những HS có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò:
- Quan sát hình dáng màu sắc một vài loại cây khác nhau.
- Sưu tầm tranh, ảnh về cây.
Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
Tuần 4 : Từ ngày 01 đến 05 tháng 10 năm 2007
bài 4: Vẽ tranh
đề tài vườn cây đơn giản
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết một số loại cây trong vườn.
- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh, ảnh về các loại cây.
- Hình hướng dẫn cách vẽ vườn cây.
- Tranh của học sinh những năm trước.
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Xung quanh ta có rất nhiều loại cây cối khác nhau, cây có tác dụng toả bóng mát, cây bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ... để vẽ được những loại cây đó các em cần quan sát những đặc điểm hình dáng màu sắc của các loại cây.
* Giới thiệu tranh ảnh các loại cây để các em nhận biết rõ hơn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài::
*Giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi gợi ý học sinh trả lời:
+ Trong tranh, ảnh này có những cây gì?
+ Em hãy kể những loại cây mà em biết, tên cây, hình dáng, đặc điểm.
+ Em sẽ chọn những cây gì để vẽ tranh.
* Giáo viên tóm tắt.
+ Vườn cây có nhiều loại cây hoặc có một loại cây (Dừa hoặc na, mít, soài...).
+ Loại cây có hoa, có quả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh vườn cây đơn giản:
*Minh họa lên bảng theo từng bước sau (minh họa đến đâu, diễn giải đến đó)
+ Phải nhớ được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại cây định vẽ.
+ Vẽ hình dáng các loại cây đơn giản khác nhau.
+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: Hoa, quả, thúng, sọt đựng quả, người hái quả ...
+ Vẽ màu theo ý thích (không vẽ màu các cây giống nhau, có đậm có nhạt)
*Yêu cầu cả lớp quan sát bài vẽ vườn cây của học sinh lớp trước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
Bài tập: Vẽ tranh đề tài vườn cây đơn giản.
*Nhắc nhở HS :
+ Sắp xếp các hình vẽ phù hợp với phần giấy.
+ Thực hiện bài tập theo từng bước Thầy đã hướng dẫn.
*Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xé,t đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ vườn cây đơn giản đã hoàn thành và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về bố cục, cách vẽ màu.
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp.
* Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, màu sắc một số con vật.
- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
Tuần 5 : Từ ngày 08 đến 12 tháng 10 năm 2007
bài 5: Tập nặn tạo dáng tự do
nặn hoặc vẽ xé dán con vật
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được đặc điểm một số con vật.
- Biết cách nặn con vật.
- Nặn được con vật theo ý thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.
- Bài tập nặn hoàn chỉnh.
- Đất nặn.
2- Học sinh:
- Tranh ảnh về các con vật.
- Đất nặn.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên bắt cái cho các em hát một bài hát về con vật và yêu cầu các em gọi tên con vật trong bài hát.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét:
- Giáo viên giói thiệu một số bài nặn, tranh vẽ, xé dán về con vật và gợi ý để học sinh nhận biết:
+ Tên con vật?
+ Hình dáng, đặc điểm?
+ Các phần chính của con vật?
+ Màu sắc của con vật?
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể ra một vài con vật quen thuộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn con vật:
- Giáo viên cho học sinh chọn con vật mà các em định nặn hoặc vẽ, xé dán.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của vật.
* Cách nặn:
*Nặn minh họa cho cả lớp quan sát theo 2 cách sau:
- Có 2 cách nặn:
+ Nặn đầu, thân, chân ... rồi ghép dính lại thành hình con vật.
+ Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo thành hình dáng con vật.
* Lưu ý:
+ Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
+ Nên dùng dao trong hộp đất hoăc tự làm bằng tre, nứa để cắt, gọt đất theo đặc điểm con vật.
+ Sau khi đã có hình con vật, tiếp tục điều chỉnh, thêm bớt chi tiết và tạo dáng cho con vật sinh động hơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
Bài tập: Nặn con vật mà em yêu thích.
+ Giáo viên hướng dẫn thực hành:
- Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật mà mình định nặn.
- Thực hiện bài tập theo từng bước Thầy đã hướng dẫn.
- Gợi ý học sinh cách tạo dáng con vật.
- Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh bày bài tập nặn thành các đê tài. Ví dụ: (chọi trâu, đàn voi, đàn gà nhà em ...).
- Học sinh tự giới thiệu bài nặn hoặc vẽ tranh, xé dán con vật của mình.
- Gợi ý học sinh nhận xét và tìm ra bài tập hoàn thành tốt.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật
- Tìm và xem tranh dân gian.
Tuần 6 : Từ ngày 15 đến 19 tháng 10 năm 2007
Bài 6: Vẽ trang trí
màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn
(Hình tranh Vinh hoa - Phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I- Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1.
- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, tím, xanh lá cây.
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn (phóng to để học sinh quan sát, nhận xét).
- Một số tranh, ảnh có hoa, quả, đồ vật với các màu: Đỏ, vàng, xanh lam, da cam, tím, xanh lá cây.
- Một số tranh dân gian: Gà mái, lợn nái, vinh hoa, phú quý ...
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ.
- Màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh để học sinh nhận biết:
+ Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa, quả, cây, đất, trời, mây, núi, các con vật ... đều có màu sắc đẹp.
+ Đồ vật dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu như: Quyển sách, cái bút, cặp sách, quần áo ...
- Giáo viên tóm tắt: Màu sắc làm cho cuộc sống đẹp hơn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
* Gợi ý để học sinh nhận ra các màu:
+ Màu đỏ,màu vàng, màu lam.
+ Màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây.
*Yêu cầu học sinh tìm các màu trên ở hộp chì màu, sáp màu.
*Giới thiệu hình minh hoạ rồi gợi ý để học sinh thấy:
+ Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng.
+ Màu tím do màu đỏ pha với màu lam.
+ Màu xanh lá cây do màu lam pha với màu vàng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ và gợi ý để học sinh nhận ra các hình: Em bé, con gà trống, bông hoa cúc ... Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Tranh có tên là: Vinh hoa.
- Gợi ý học sinh cách vẽ màu: Em bé, con gà, hoa cúc và nền tranh.
- Giáo viên nhắc học sinh chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn trong Vở tập vẽ 2.
- Giáo viên gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu vào đúng hình ở tranh.
- Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
*Hướng dẫn học sinh nhận xét về:
+ Màu sắc
+ Cách vẽ màu
*Gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ màu đẹp.
* Dặn dò:
- Quan sát và gọi tên màu ở hoa, quả, lá.
- Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Tuần 7 : Từ ngày 22 đến 26 tháng 10 năm 2007
bài 7: Vẽ tranh
Đề tài em đi học
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được nội dung đề tài Em đi học.
- Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh.
- Vẽ được tranh đề tài Em đi học
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh về đề tài Em đi học
- Các bước minh hoạ hướng dẫn cách vẽ .
2- Học sinh:
- Giấy vẽ, vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Giáo viên giới thiệu tranh về đề tài em đi học rồi đặt câu hỏi:
? Bức tranh trên vẽ về đề tài gì.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài:
*Giới thiệu tranh, ảnh về đề tài”Em đi học” rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhớ lại hình ảnh lúc đến trường.
? Hằng ngày, em thường đi học cùng ai?
? Khi đi học, em ăn mặc như thế nào và mang theo gì? (quần áo, mũ ...).
? Phong cảnh hai bên đường như thế nào?
? Màu sắc cây cối, nhà cửa, đồng ruộng hoặc phố xá như thế nào?
* Bổ sung thêm một số hình ảnh để HS hiểu rõ hơn về đề tài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
*Minh họa và diễn giải cụ thể theo từng bước sau:
Vẽ hình:
+ Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài Em đi học
+ Xác định rõ hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
+ Có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đi đến trường.
+ Hình ảnh chính vẽ trước ( đúng nội dung đề tài )
+ Mỗi bạn một dáng, mặc quần áo khác nhau (hoặc mặc đồng phục.).
- Vẽ màu
Vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt sao cho tranh rõ nội dung.
*Yêu cầu cả lớp quan sát bài vẽ của các bạn năm trước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
Bài tập: Vẽ tranh đề tài Em đi học.
*Yêu cầu vẽ hình phù hợp với phần giấy trong vở tập vẽ .
*Nhắc nhở HS :
+ Thực hiện bài vẽ theo từng bước Thầy đã hướng dẫn.
+ Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
*Chọn một số bài vẽ và gợi ý để học sinh nhận xét, đánh giá về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ (người, nhà, cây ...) trong tranh.
+ Cách vẽ màu (có đậm, nhạt, màu tươi sáng, sinh động ...).
*Khen ngợi và khích lệ những học sinh có bài vẽ đẹp
* Dặn dò:
- Hoàn thành bài ở nhà (nếu chưa xong).
- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.
Tuần 8 : Từ ngày 29 tháng 10 đến 02 tháng 11 năm 2007
Bài 8: Thường thức mĩ thật
Xem tranh Tiếng đàn bầu
(Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
I- Mục tiêu:
- Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ.
- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
- Yêu mến anh bộ đội
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- Một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phonh cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu ...).
- Tranh của thiếu nhi.
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ 2
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh Tiếng đàn bầu trong Vở tập vẽ 2 để học sinh nhận biết thêm về các loại tranh: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt và các chất liệu (màu bột, sơn dầu ...).
- Yêu cầu học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Tên của bức tranh là gì ?
+ Các hình ảnh, màu sắc trong tranh thế nào ?
+ Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ có rõ không ?
Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở Vở tập vẽ 2 rồi trả lời các câu hỏi :
+ Em hãy nêu tên bức tranh vẽ tên hoạ sĩ ?
+ Tranh vẽ mấy người?
+ Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?
+ Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao.
+ Trong tranh, hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào?
- Giáo viên gợi ý để từng học sinh trả lời theo suy nghĩ riêng của mình.
- Giáo viên bổ sung:
+ Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây
+ Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả; ơ ! bố ...
+ Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em qùy bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh rất sinh động. Tiếng đàn bầu là bức tranh đẹp, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
- Giáo viên có thể chỉ rõ HS thấy trong tranh còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. Hình ảnh này càng tạo cho tiếng đàn hay hơn và không khí thêm ấm áp. Ngoài ra, bức tranh dân gian Gà mái treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét chung tiếy học.
- Khen ngợi những HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò:
- Sưu tầm thêm tranh in trên sách, báo.
- Tập nhận xét tranh dựa theo các câu hỏi như bài học hôm nay.
- Quan sát các loại mũ (nón)
Tuần 9 : Từ ngày 05 đến 09 tháng 11 năm 2007
Bài 9: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái mũ
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ.
- Vẽ được cái mũ theo mẫu
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- Tranh, ảnh các loại mũ.
- Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ
- Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước.
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu một số dạng mũ khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm hình dáng của các loại mũ.
Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm hiểu về cái mũ:
+ Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết.
+ Hình dáng các loại mũ có khác nhau không?
+ Mũ thường có màu gì?
* Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ giới thiệu các loại mũ và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng. Ví dụ: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bộ đội, ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái mũ:
* Giới thiệu chiếc mũ mẫu rồi minh họa lên bảng theo các bước sau.
+Vẽ khung hình.
+ Vẽ phác hình dáng chung của mẫu.
+ Vẽ các chi tiết cho giống cái mũ.
+ Sau khi vẽ xong hình, có thể trang trí cái mũ cho đẹp bằng màu sắc tự chọn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy quy định.
- Vẽ các bộ phận của cái mũ và trang trí, vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ về:
+ Hình vẽ (đúng, đẹp).
+ Trang trí (có nét riêng)
- Yêu cầu học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình, sau đó bổ sung, tổng kết bài học.
* Dặn dò:
- Sưu tầm chân dung.
Tuần 10 : Từ ngày 12 đến 16 tháng 11 năm 2007
Bài 10: Vẽ tranh
Đề tài tranh chân dung
I- Mục tiêu:
- Học sinh tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.
- Làm quen với cách vẽ chân dung.
- Vẽ được một bức chân dung theo ý thích.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau.
- Một số bài vẽ chân dung học sinh.
2- Học sinh:
- Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, màu vẽ các loại.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giới thiệu tranh ảnh chân dung để các em nhận biết được đặc điểm của từng khuôn mặt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tranh chân dung:
* Giới thiệu một số tranh chân dung và gợi ý để học sinh thấy được:
+ Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. Có thể chỉ vẽ khuôn mặt, vẽ một phần thân (bán thân) hoặc toàn thân.
+ Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ.
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người.
+ Hình khuôn mặt người? (hình trái xoan, lưỡi cày, vuông chữ điền, ...).
+ Những phần chính trên khuôn mặt? (mắt, mũi, miệng, ...).
+ Mắt, mùi, miệng, .... của mọi người có giống nhau không? (Giáo viên cho HS quan sát bạn để nhận ra: có người mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp ...).
- Vẽ tranh chân dung, ngoài khuôn mặt, còn có thể vẽ gì nữa? (có thể vẽ cổ, vai, một phần thân hoặc toàn thân).
- Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà, cha, mẹ và bạn bè.
*Gợi tả thêm về sự phong phú của khuôn mặt người .
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ chân dung:
*Cho học sinh xem một vài chân dung có nhiều cách bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS nhận xét:
+ Bức tranh nào đẹp? Vì sao?
+ Em thích bức tranh nào?
*Minh họa cách vẽ chân dung lên bảng:
+ Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
+ Vẽ cổ, vai.
+ Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết.
+ Vẽ màu: Màu tóc, màu da, màu áo, màu nền.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
*Yêu cầu HS vẽ chân dung người mà em yêu thích ( Có thể là ông, bà, bố, mẹ,...)
*Nhắc nhở HS :
+ Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai.
+ Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, tai ... sao cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ xong hình rồi vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
*Giáo viên chọn và hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp:
+ Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của các bộ phận trên khuôn mặt).
+ Màu sắc.
*Giáo viên khen ngợi HS có bài vẽ đẹp và gợi ý cho những HS chưa hoàn thành bài để về nhà vẽ tiếp.
* Dặn dò:
Vẽ chân dung người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ...)
Tuần 11 : Từ ngày 19 đến 23 tháng 11 năm 2007
Bài 11: Vẽ trang trí
vẽ tiếp hoạ tiết
vào đường diềm và vẽ màu
-
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của đường diềm.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- Một vài đồ vật có trang trí đường diềm như: Cái đĩa, cái quạt, giấy khen, cái khay ...
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm.
- Bài vẽ đường diềm của HS năm trước.
- Phấn màu.
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 .
- Thước, bút chì, màu vẽ .
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm để các em nhận biết được cách trang trí đường diềm.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
* Giáo viên cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như: áo, váy, thổ cẩm hoặc đĩa, bát, lọ, khăn, ... và gợi ý để HS nhận biết thêm về đường diềm:
+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Các họa tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu:
*Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập rồi treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ:
+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng;
+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết.
*Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 ở Vở tập vẽ 2.
+ Hình 1: Hình vẽ “hoa thị” hãy vẽ tiếp hình để có đường diềm (vẽ theo nét chấm
File đính kèm:
- Giao an My thuat lop 2 Moi.doc