Giáo án Mĩ thuật 4 bài 13: vẽ trang trí trang trí đường diềm

Bài 13: Vẽ trang trí

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

I/- MỤC TIÊU:

Học sinh hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm.

 Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm.

 Học sinh trang trí được đường diềm đơn giản.

 *Học sinh khá-giỏi:

 Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 4 bài 13: vẽ trang trí trang trí đường diềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tuần 13-Tiết 13) Từ: 11-15/11/2013. Bài 13: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I/- MỤC TIÊU: Học sinh hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm. Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm. Học sinh trang trí được đường diềm đơn giản. *Học sinh khá-giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ. II/- CHUẨN BỊ: Giáo viên: + Chuẩn bị một số đồ vật hoặc ảnh có trang trí đường diềm (giấy khen, dĩa, khăn, áo...) + Hình minh họa cách vẽ đường diềm. + Một số bài trang trí đường diềm của học sinh Học sinh: + Vở tập vẽ, giấy vẽ, màu vẽ, thước kẻ, bút chì, gôm. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Kiểm tra đồ dùng học tập. (1 phút) Giới thiệu bài: (1 phút) Giáo viên cho học sinh xem 2 đồ vật có trang trí và vật không có trang trí. Học sinh nhận xét. Giáo viên vào bài. Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh *Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: (5 phút) + Giáo viên giới thiệu 2 bài đường diềm để học sinh nhận ra. Hỏi học sinh: + 2 bài đường diềm cách sắp xếp họa tiết giống hay khác nhau? Kể ra? + Người ta sử dụng họa tiết gì để trang trí đường diềm? + Họa tiết giống nhau được vẽ như thế nào? + Cho học sinh khác nhận xét ĐS. + Nhận xét ĐS câu trả lời hs. + Giáo viên bổ sung, phân tích, minh họa và kết luận. + Cho hs quan sát một số đồ vật có sử dụng trang trí đường diềm. - HS quan sát, nhận xét. - 02 bài đường diềm cách sắp xếp họa tiết khác nhau. + 1 bài họa tiết được vẽ lại nhiều lần. + 1 bài xen kẻ họa tiết. - Hoa, lá, quả, con vật. - Họa tiết giống nhau được vẽ bằng nhau. - Học sinh nhận xét. - Học sinh quan sát. *Hoạt động 2: Cách trang trí: (5 phút) + Cho học sinh xem hình minh họa cách trang trí đường diềm. + Cho học sinh xem sản phẩm của học sinh năm trước và nhận xét. + Cho học sinh khác nhận xét ĐS. Nhận xét ĐS câu trả lời học sinh. + Giáo viên bổ sung, phân tích, minh họa và kết luận. - HS quan sát. - HS quan sát nhận xét. - Học sinh nhận xét. *Hoạt động 3: Thực hành: (18 phút) + Yêu cầu hs vẽ theo cách vẽ. + Cho học sinh xem 1 bài và hướng dẫn học sinh cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu, động viên hs. - Học sinh thực hành. *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: (3 phút) + Giáo viên tổ chức trưng bày sản phẩm của học sinh. + GV đưa ra tiêu chí đánh giá: + Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ, xếp loại. Rút kinh nhiệm chung, động viên hs. - HS trưng bày sản phẩm. - Học sinh cùng Giáo viên tham gia nhận xét – đánh giá bài vẽ. Giáo dục học sinh qua bài học. (1 pht) Dặn dò: (1 phút) Về làm tiếp bài và xem trước nội dung bài 14 chuẩn bị ĐDHT. Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat tuan 13(3).doc
Giáo án liên quan