I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây.
- Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2
- Tranh ảnh về hoa lá.
- Một số bài vẽ lá cây, hoa.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 2
- Lá cây, hoa hoặc tranh ảnh về lá cây, hoa.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ, kéo, .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
8 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1
BÀI 6: ÔNG MẶT TRỜI VUI TÍNH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
HS cần đạt được:
- Nhận ra và nêu được hình dạng và màu sắc của Mặt Trời.
- Phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để vẽ Mặt Trời và vẽ màu theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: - Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức: + Hoạt động cá nhân.
+ hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: - Sách dạy mĩ thuật lớp 1.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 1.
- Giấy vẽ, màu vẽ, CD hỏng, ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Khởi động: Cho cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”. GV giới thiệu vào bài.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi gợi mở.
+ Em thấy Mặt Trời có dạng hình gì?
+ Em thấy Mặt Trời có những màu gì?
+ Màu sắc của Mặt Trời mang lại cho em cảm giác thế nào? (cảm giác nóng bức, ấm áp hay mát dịu...)
+ Em có nhìn thất những tia nắng và vầng ánh sáng tỏa ra từ Mặt Trời không?
+ Em thấy có những hình ảnh gì xung quanh Mặt Trời? Màu sắc của những hình ảnh đó như thế nào?
+ Theo em Mặt Trời mọc và lặn vào thời gian nào trong ngày?
- GV nhận xét và chốt lại nội dung.
-Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 sách học MT1 và nêu câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm.
+ Em thấy có những hình ảnh gì trong các bài vẽ?
+ Mặt Trời trong các bài vẽ có khuôn mặt thể hiện cảm xúc như thế nào?
+ Em thấy Mặt Trời và các hình ảnh ở các bài vẽ khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét chốt ý.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.3 để nhận biết cách vẽ Mặt Trời.
+ Vẽ hình chính (VD: Vẽ Mặt Trời hình tròn).
+ Vẽ các chi tiết phụ theo ý thích (mắt, mũi, miệng, râu, tóc, mây,...).
+ Vẽ màu hoàn thiện bài vẽ.
* Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS hát
- Các nhóm phân công nhiệm vụ.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS quan sát hình 6.2 sách học MT1 và nêu câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm.
(Mặt Trời, tia nắng, mây, trời, biển, núi, cây,..)
(Vui, buồn, ngộ nghĩnh,..)
( Khác nhau ở hình vẽ, cách thể hiện tia nắng và màu sắc,...)
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh quan sát hình 6.3 để nhận biết cách vẽ Mặt Trời.
- HS quan sát và nhắc lại cách vẽ.
KHỐI 2
BÀI 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU
(3 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây.
- Biết cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2
- Tranh ảnh về hoa lá.
- Một số bài vẽ lá cây, hoa.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 2
- Lá cây, hoa hoặc tranh ảnh về lá cây, hoa.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ, kéo, ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
*Khởi động:
- Kiểm tra đồ dùng.
- GV cho HS vẽ lên bảng con một cái lá, hoặc nhánh hoa, sau đó giới thiệu
Hoạt đông 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu về hoa, lá trong tự nhiên.
- Lá cây gồm những bộ phận nào? Hình dáng như thế nào?
- Hoa có những bộ phận nào? Màu sắc như thế nào?
- Em có thấy những nét trang trí trên hoa, lá không?
-Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 sách học MT2 để tìm hiểu về cách trang trí hoa, lá ( đường nét, màu sắc,...) Em thấy hoa lá được trang trí bằng những nét gì? Màu sắc như thế nào?
- Em hãy chỉ ra những nét màu đậm và nét màu nhạt, những nét to và nét nhỏ được vẽ trên hoa, lá.
- GV nhận xét chốt ý.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện.
- Cho HS quan sát hình 6.3 và 6.4 sách học MT2 để tìm hiểu về cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- GV minh họa cách vẽ hoa, lá.
+Vẽ phác dáng chung của hoa, lá.
+Vẽ thêm các bộ phận chi tiết: cuống lá, gân lá.
+Trang trí thêm và vẽ màu.
*Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra và báo cáo.
- HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu về hoa, lá trong tự nhiên.
- Lá có các bộ phận: phiến lá, gân lá, cuống lá. Có lá đơn, lá kép. Hình dáng khác nhau.
- Nhụy hoa, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa. Hoa có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.
- HS quan sát hình 6.2 sách học MT2 để tìm hiểu về cách trang trí hoa, lá (đường nét, màu sắc,...)
- HS quan sát hình 6.3 và 6.4 sách học MT2 để tìm hiểu về cách vẽ và trang trí hoa, lá.
- HS nhắc lại cách vẽ:
+ Vẽ hình hoa, lá bằng những nét cong.
+ Vẽ các bộ phận của hoa, lá (cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa, đài hoa, cuống hoa, thân lá, gân lá, cuống lá).
+ Vẽ thêm nét trang trí trên hoa, lá và vẽ màu.
KHỐI 3:
Bài 6: BỐN MÙA
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông).
- Bước đầu biết sử dụng màu nóng, màu lạnh và vẽ được bức tranh các mùa trong năm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. Tiếp cận theo chủ đề.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 3
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
+ Các hình ảnh về cảnh đẹp bốn mùa trong năm.
+ Một số bài vẽ của HS và hình minh hoạ cách thực hiện.
2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ dán
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 2
*Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra đồ dùng:
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
* GV cho HS ngồi theo nhóm, hoạt động cá nhân
- GV nêu lại chủ đề bài học, hướng cho các em lựa chọn chủ đề và cách thực hiện.
- Có thể vẽ trên giấy rồi xé tạo nhân vật cho riêng mình, hoặc có thể tạo hình bằng giấy màu, vải, đất nặn, các vật liệu khác
- GV cho HS hoạt động cá nhân.
+ Tạo hình ảnh
+ Tách các hình ảnh khỏi tờ giấy ban đầu.
* Cho HS hoạt động theo nhóm
- Từ hình tượng độc lập, sắp xếp hình ảnh thành bức tranh tập thể
- Cho HS các nhóm vẽ hoặc gắn thêm hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động.
-Vẽ màu phù hợp với nội dung tranh.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò hôm sau: Cùng bạn trưng bày tác phẩm của nhóm mình.
- Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo.
- HS ngồi theo nhóm
- HS nêu lại chủ đề bài học và bàn bạc lựa chọn cách thực hiện
- HS hoạt động cá nhân.
- HS cùng nhau sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh tập thể.
- HS thêm hình ảnh cho tranh.
- Các nhóm vẽ màu cho phù hợp với nội dung tranh.
KHỐI 4
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI
(3 tiết).
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau.
- Tạo hình bằng dây thép hoặc nặn được một dáng hoạt độngcủa người theo ý thích.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:
Có thể sử dụng quy trình : +Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.
+ Điêu khắc, tạo hình không gian
2. Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4
+ Tranh ảnh, sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp nội dung chủ đề.
+ Những hình ảnh tạo hình của HS năm trước.
2. Học sinh : + Sách học mĩ thuật 4.
+ dây thép mềm (dễ uốn), giấy báo, giấy màu, vải, kéo, hồ dán...
+ Đất nặn, các vật tìm được như que, ống hút, len, sợi...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 2
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đồ dùng:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
+ Cách tạo dáng người bằng đất nặn:
- Yêu cầu HS quan sát H5.4 SHMTL4 và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn.
GV tóm tắt: Cách tạo dáng người bằng đất nặn:
- Nặn các bộ phận chính( đầu, mình, chân, tay,...)
- Ghép dính các bộ phận thành hình người.
- Tạo thêm các chi tiết như tóc, bàn tay, bàn chân, mắt, mũi, miệng.
- Tạo dáng phù hợp với hoạt động của nhân vật: chạy, nhảy, ngồi, nằm
- Nặn thêm một số hình ảnh khác giúp dáng người sinh động hơn và sắp xếp các sản phẩm nặn thành chủ đề theo thích.
+ Tạo dáng người bàng dây thép, giấy cuộn:
- Yêu cầu HS quan sát H5.5 SHMTL4 để nhận biết cách tạo dáng người.
- Yêu cầu HS quan sát H5.6 SHMTL4 để
Biết cách dùng giấy cuộn quấn bên ngoài dáng người bằng dây thép để tạo khối cho nhân vật và vẽ màu, trang trí thêm cho nhân vật bằng giấy màu, vải, sợi ... làm cho hình khối nhân vật sinh đông hơn.
*Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giấy, dây thép, keo dán, bìa, kéo,vải, kéo...
- HS quan sát H5.4 SHMTL4 và nêu cách tạo dáng người bằng đất nặn.
- HS nêu lại cách thực hiện tạo dáng người bằng đất nặn.
- HS quan sát H5.5 SHMTL4 để nhận biết cách tạo dáng người.
- HS quan sát H5.6 SHMTL4 để
Biết cách dùng giấy cuộn quấn bên ngoài dáng người bàng dây thép.
KHỐI 5
Bài 5: TRƯỜNG EM
( 4 tiết )
I.MỤC TIÊU:
- Khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình sản phẩm hai chiều, ba chiều.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp:
Có thể vận dụng các quy trình :
+ Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.
+ Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không.
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 5
- Một số hình ảnh về trường học
+ Hình minh hoạ hoặc sản phẩm về chủ đề trường học.
2. Học sinh :
- Sách học mĩ thuật 5.
- Đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, các vật tìm được: giấy báo, bìa, dây thép
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
*Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu các nhóm nhắc lại chủ đề mà từng nhóm chọn.
- Yêu cầu HS thảo luận và thống nhất nội dung, vật liệu, hình thức thể hiện, sau đó phân công nhiệm vụ để tạo thành sản phẩm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để phân công các thành viên trong nhóm tạo hình cá nhân để tạo kho hình ảnh.
- Gợi ý tạo dáng phù hợp với chủ đề mà nhóm mình chọn.
* Hoạt động nhóm:
- Hướng dẫn, gợi ý các nhóm tập hợp các sảm phẩm cá nhân và lựa chọn sắp xếp để tạo thành nội dung chủ đề trường em.
- GV quan sát hướng dẫn HS.
*Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Dặn chuẩn bị sản phẩm để tuần sau trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra, báo cáo.
- Các nhóm nhắc lại chủ đề mà cnhóm chọn.
- HS thảo luận và thống nhất nội dung, vật liệu, hình thức thể hiện, sau đó phân công nhiệm vụ để tạo thành sản phẩm.
- Học sinh thảo luận nhóm để phân công các thành viên trong nhóm tạo hình cá nhân để tạo kho hình ảnh.
- Lựa chọn sắp xếp các sản phẩm các nhân tạo thành sản phẩm tập thể.Tạo không gian, chi tiết cho sinh động.
- HS thực hiện theo nhóm.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_13_nam_hoc_2017_2018.doc