I. Mục tiêu:Giúp học sinh
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không nô đùa gần ao hồ, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện quy tắc an toàn về phòng tránh đuối nước.
- GDKNS cho HS phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước.
* Mục tiêu riêng với em yếu: Có thể nêu được một việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
II.Chuan bị:Tranh minh họa
III.Các hoạt động dạy – học
28 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiểu học Tổng hợp - Tuần 9 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Sáng Thứ 2 ngày 21tháng 10 năm 2013
Lịch sử (L5)
Cách mạng mùa thu
I - Mục tiêu
- Tương thuật lại đươc sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở mật thám,... Chiều ngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8 -1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành lại chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám .
II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ (SGK)
III.Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài:
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội. Biết ngày nổ ra khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Liên hệ với các cuộc nổi dạy khởi nghĩa ở địa phương.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV nêu câu hỏi: Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào ? kết quả ra sao?
Gợi ý trả lời:
+ Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội được miêu tả trong SGK.
+ Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng.
+ kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Ta đã giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại Hà Nội.
HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?(HS khá giỏi)
Gợi ý trả lời:
+ Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có vị trí như thế nào ? (Nếu không giành được chính quyền ở Hà Nội thì các địa phương khác sẽ ra sao)
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào tới tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV giới thiệu nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế (23 - 8) và Sài Gòn (25-8).
- Liên hệ thực tế ở địa phương, GV nêu câu hỏi: Em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê hương em? (HS khá giỏi)
Gợi ý: GV cho HS nêu hiểu biết của mình (phát biểu hoặc đọc bài viết đã được sưu tầm), sau đó sử dụng những tư liệu lịch sử địa phương để liên hệ về Thời gian, không khí khởi nghĩa cướp chính quyền ở quê hương.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám bằng cách nêu các vấn đề cho HS suy nghĩ, thảo luận.
+ Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ? (Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng)
+ Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì ? Kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà ? (giành độc lập, tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ)
Hoạt động nối tiếp:GV nhận xét tiết học
Đạo đức (L4)
Tiết kiệm thời giờ. (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí .
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng : Tranh minh hoạ (SGK)
2. Dự kiến HTT C dạy học: Đồng loạt – nhóm – cá nhân
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ 1: Củng cố kiến thức cũ
Tại sao cần phải tiết kiệm tiền của
HĐ 2. Giới thiệu bài (Trực tiếp)
HĐ 3. HD HS tìm hiểu ND bài:
Kể chuyện “ Một phút”
- GV kể mẫu( Dùng tranh minh hoạ SGK)
- HS đọc, kể phân vai theo nhóm
- 2 nhóm thể hiện lại.
- Mi- chi- a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
- Chuyện gì xảy ra với Mi- chi- a trong đợt thi trượt tuyết?
- Sau chuyện đó Mi- chi- a đã hiểu ra điều gì?
- Thời gian có quan trọng không? Chúng ta cần làm gì với thời gian.
HĐ 4: Thảo luận nhóm.
( BT 2- SGK)
- Mỗi nhóm nhận yêu cầu thảo luận 1 tình huống.
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
HS nêu ghi nhớ.
GV tiểu kết.
HĐ 4: Bày tỏ thái độ ( BT3- SGK)
GV nêu lần lượt từng tình huống cho HS trả lời.
+ HD HS nêu ghi nhớ.
- Tìm thêm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm thời giờ?
Hoạt động tiếp nối:
- HD HS tự liên hệ.
- Lập thời gian biểu hàng ngày.
Chiều
Đạo đức (L5)
Tình bạn (tiết 1)
I - Mục tiêu
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết,thân ái giúp đỡ lẫn nhau,nhất là những khi khó khăn,hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II:Đồ dùng : Tranh minh hoạ (SGK) .
III.Các hoạt động dạy – học
Tiết 1
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Bài hát nói lên điều gì?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em có biết điều đó từ đâu?
3. GV kết luận
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
1. GV đọc một lần truyện Đôi bạn
2. GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện
3. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi ở trang 17, SGK.
4. GV kết luận
Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK
1. HS làm bài tập 2(làm việc cá nhân).
2. HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
3. GV mời một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý: Sau mỗi tình huống, GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ (Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể)
4. GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
Tình huống (a): Chúc mừng ban.
Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn
Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn
Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Tình huống (đ) Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm
Tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn
Hoạt động tiếp nối:GV nhận xét tiết học.
.................................................................................................................................................
Sáng Thứ 3 ngày 22 Thang 10 năm 2013
Khoa học
Phòng tránh tai nạn đuối nước
I. Mục tiêu:Giúp học sinh
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không nô đùa gần ao hồ, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện quy tắc an toàn về phòng tránh đuối nước.
- GDKNS cho HS phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước.
* Mục tiêu riêng với em yếu: Có thể nêu được một việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
II.Chuan bị :Tranh minh họa
III.Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Đối với người bị bệnh thông thường cần ăn uồng như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
Giới thiệu bài (1’)
HĐ1 (8’) Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
- Chia nhóm cho các nhóm thảo luận
? Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi em Hạnh nêu lại.
* GV kết luận.
HĐ2 (8’) Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
- Chia nhóm đôi, cho các nhóm thảo luận
? Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi em Hạnh nêu lại*
GV kết luận.
HĐ3 (12’) Xử lý tình huống
- Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận và tập xử lý, đóng vai tình huống
TH1: Hùng và Nam vừa đi chơi bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
TH2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan, bạn sẽ làm gì?
TH3: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Tuấn và các bạn của Tuấn nên làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động nối tiếp (2’)
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
Khoa học (l5)
thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS
I- Mục tiêu
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIVvà gia đình của họ.
II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 36,37 SGK
- 5 tấm bìa cho hoạt động đóngvai “Tôi bị nhiễm HIV”
- Giấy và bút màu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: trò chơi tiếp sức“HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua.”
-GV hướng dẫn HS chơi
-HS chơi – GV nhận xét
b) Kẻ sẵn trên bảng nội dung giống nhau như sau:
Bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua”
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
Các hành vi không lây nhiễm HIV
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 9 hoặc 10 HS tham gia chơi.
- HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có nội dung . Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền”, mỗi đội gắn vào 1 bảng.
- Khi GV hô “bắt đầu”: Người thứ nhất của mỗi đội rút ra một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh, gắn tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Người thứ nhất gắn xong rồi đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất và tiếp đến là người thứ ba,
- Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành chơi
Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
Bước 3: Cùng kiểm tra
- GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi của các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa.
- GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi.
- Nếu có tấm phiếu hành vi đặt sai chỗ, GV nhấc ra, hỏi cả lớp nên đặt ở đâu, sau đó đặt đúng chỗ. Đối với những trường hợp HS không biết đặt ở đâu hoặc không cùng ý kiến về chỗ đặt, GV giải đáp (dựa vào đáp án).
Kết luận:
Hoạt động 2: Đóng vai “tôi bị nhiễm HIV”.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV mời 5 HS tham gia đóng vai: 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4 HS khác sẽ thể hiện hành vi ứng xử với HS bị nhiễm HIV như đã ghi trong các phiếu gợi ý.
Người số 1: Trong vai ngừơi bị nhiễm HIV, là HS mới chuyển đến.
Người số 2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ.
Người số 3: Đến gần người bạn mới đến học, định làm quen, khi biết bạn bị nhiễm HIV cũng thay đổi thái độ vì sợ lây.
NGười số 4: Đóng vai GV, sau khi đọc xong tờ giấy nói: “ Nhất định em đã tiêm trích ma tuý rồi. Tôi sẽ quyết định chuyển em đi lớp khác”, sau đó đi ra khỏi phòng.
Người số 5: Thể hiện thái độ hỗ trợ, cảm thông.
- GV cần khuyến khích HS sáng tạo trong các vai diễn của mình trên cơ sở các gợi ý đã nêu.
Các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, cách nào không nên .
Bước 2: Đóng vai và quan sát
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
- Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
- Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống? (câu này nên hỏi người đóng vai HIV trước)
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nói về nội dung của từng hình
- Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?
- Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Tại sao?
Bước 2: đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình; các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp:GV nhận xét tiết học.
Kĩ thuật (l4)
Khâu đột thưa (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết cách cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể thưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng: Các hình minh hoạ SGK, mẫu khâu đột thưa Kim, chỉ, vải khõu, kộo
2. Dự kiến HTTC dạy học: Đồng loạt – nhóm – cá nhân
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ 1: Củng cố kiến thức cũ
Nhắc lại qui trỡnh kĩ thuật khõu đột thưa.
HĐ 2: GV giới thiệu, nờu mục tiờu bài dạy.
HĐ 3: Thực hành khõu đột thưa
- GV củng cố kĩ thuật khõu đột thưa:
- GV thao tỏc mẫu 3- 4 mũi khõu đột thưa.
- GV nờu y/c và thời gian thực hành.
- GV quan sỏt, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đỳng.
HĐ4: Đỏnh giỏ kết quả thực hành
- Tổ chức cho HS trỡnh bày sản phẩm đó thực hiện .
- HD HS tự đỏnh giỏ SP của nhau.
- GV nhận xột chung, tuyờn dương HS cú sản phẩm đẹp.
HĐ nối tiếp
- Hệ thống lại nội dung và nhận xột giờ học .
- Dặn CB bài sau.
Chiều Thứ 4ngày 23tháng 10 năm 2013
Kỹ thuật (l5)
Luộc rau
I - Mục tiêu
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị vàcác bước luộc rau.
- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình
II.Đồ dùng : Tranh minh hoạ (SGK)
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau. (thông qua nhiệm vụ GV giao ở giờ học trước, tìm hiểu công việc luộc rau ở gia đình).
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 (SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhắc lại cách sơ chế rau đã học ở bài 8.
- HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b (SGK) để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc, trong đó có loại rau mà GV đã chuẩn bị.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. GV nhận xét và uốn nắn thao tác chưa đúng. hướng dẫn thêm một số thao tác như ngắt cuộng rau muống, cắt rau cải thành những đoạn ngắn; tước xơ ở vỏ qủa đậu cô ve,
Lưu ý HS: Đối với một số loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve, nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡng của rau.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách luộc rau
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 (SGK) và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau. Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.
+ Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh.
+ Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào.
+ Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều.
+ Đun to và đều lửa.
+Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm.
+ Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt ra đĩa, có thể cho quả sấu, me,vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nước luộc để nguội để nước luộc có vị chua.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động nối tiếp:GV nhận xét tiết học.
...................................................................................................................
Thứ 5 ngày 2 4Thang 10 năm 2013
Sáng Khoa học (L5)
Phongtránh bị xâm hại
I- Mục tiêu
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân bị xâm hại
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi biết nguy cơ bị xâm hại
II. Chuẩn bị:
1- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 38,39 SGK
- Một số tình huống để đóng vai
2-Dự kiến hình thức dạy học:
Cá nhân,nhóm.
III. Cỏc hoạt động dạy học.
Khởi động: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn trò chơi
Bước 2: Thực hiện chơi như hướng dẫn trên.
Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS : Các em rút ra bài học gì qua trò chơi?
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển những mình quan sát các hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung của từng hình.
- Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Bước 2: Các nhóm làm viẹc theo hướng dẫn trên
GV có thể đi đến các nhóm gợi ý các em đưa thêm các tình huống khác với những tình huống đã vẽ trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GVkết luận:
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt ,sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do;
+Một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại (Xem mục Bạn cần biết trang 39 SGK)
Hoạt động 2: đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ mặt tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân.,..?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét góp ý kiến.
- Tiếp theo, GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần làm gì?
-GV kết luận
Bước 3: Vẽ bàn tay tin cậy
Bước 1: GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân
- Mỗi em vẽ bàn tay ghi tên một người mà mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy A4. ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
Bước 2: Làm việc theo cặp
HS trao đổi hình vẽ “ Bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
GV gọi một vài HS nói về “bàn tay tin cậy”
-GV kết luận
Hoạt động nôí tiếp:GV nhận xét tiết học.
Khoa học (L4)
ễn tập : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá, phòng tai nạn đuối nước.
- Dinh dưỡng hợp lí.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học: Các phiếu câu hỏi.
2. Dự kiến HTTC dạy học: Đồng loạt – nhóm – cá nhân
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ 1:) Củng cố kiến thức cũ ( 2’)
Để phòng tránh tai nạn đuối nước các em cần làm gì?
HĐ 2: Giới thiệu bài (Trực tiếp)
HĐ 3:T/C: “Ai nhanh, ai đúng” ( 15’)
- GV nêu yêu cầu chơi “ hái hoa”
C1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
C2: Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống?
C3: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu?
C4: Tại sao chúng ta cần phối hợp ăn nhiều loại thức ăn?
+ Sau mỗi lần HS trả lời. GV cùng HS dưới lớp nhận xét.
HĐ 4: Thảo luận theo nhóm ( 17 ph)
GV nêu yêu cầu thảo luận.
- Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
- Nêu cách phòng tránh bệnh béo phì?
- Trước và sau bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng lớp nhận xét
HĐ nối tiếp:
- Gọi HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí.
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. Mục tiêu :
-Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12sứ quân .
-Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12sứ quân .
* Mục tiêu riêng với em yếu: Nắm được 1nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12sứ quân .
II.Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ (5phút):
H: Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước, Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
Giói thiệu bài - Ghi bảng: (1phút)
Hoạt động1 (10phút) Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
- Đinh Bộ Lĩnh đó có công gì?
- Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
- HD cho em Hạnh.
* GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 2: .(15 phút ) Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu Phiếu học tập:
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
- Yêu cầu đại diện các nhóm thông báo kết qủa làm việc của cả nhóm trước cả lớp.
* GV nhận xét, chốt kiến thức
3 Hoạt động nối tiếp :(3phút)
- Y/c 2 HS nêu Ghi nhớ (SGK)
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
............................................................................................................................................
Sáng Thứ 6 ngày 25 thang 10năm 2013
Địa lý (l4)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYấN
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
-Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất :cung cấp gỗ ,lâm sản ,nhiều thú quý ,...
-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng .
-Biết sông ở Tây Nguyên :có nhiều thác ghềnh, có thể phát triển thuỷ điện
-Mô tả sơ lược :rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm ,nhiều loại cây ,tạo thành nhiều tầng ...),rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô )
-Chỉ trên bản đồ (lược đồ )và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông XrêPốk, sông Đồng Nai
-HS khá giỏi :+Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ
+Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá.
* Mục tiêu riêng với em yeu: Nêu được một hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
II.Đồ dùng dạy học : Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
-Tranh ,ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ (3phút):
Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển trồng cây CN và chăn nuôi bò?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi bảng: 1phút
3 . Khai thác sức nước
Hoạt động1 (14phút) : Làm việc theo nhóm.
- GV cho HS quan sát lược đồ H4 –SGK và thảo luận các câu hỏi:
H: Nêu tên và chỉ 1 số con sông chính ở TN trên bản đồ?
- Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
- Tại sao các con sông ở Tây Nguyên lại lắm thác ghềnh?
- Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
- Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân XD có tác dụng gì?
- Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ H4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
* GV nhận xét, kết luận.
4.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
Hoạt động 2: (50 phút ) Làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS quan sát H6, H7 và đọc mục 4 –SGK trả lời các câu hỏi sau:
H: Tây Nguyên có những loại rừng nào?
- Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
- Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp?
- Lập bảng so sánh 2 loại rừng ?
- Giúp HS xác lập mqh giữa khí hậu và thực vật ?
- Y/c HS đọc mục SGK, quan sát các hình H8, H9, H10 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:
- Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
- Gỗ được dùng làm gì?
- Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá?
- Thế nào là du canh, du cư?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
* GV kết luận
Hoạt động nối tiếp:(2phút)
- Giáo viên tổng kết nội dung kiến thức chính của bài.
- Dặn học sinh học bài, chuẩn bị bài sau.
Địa lý (L5)
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I - Mục tiêu
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi
+ Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn
- Sử dụng bảng số liệu, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư
II- Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- Bản đồ mật độ dân số Việt Nam.
2. Dự kiến hình thức dạy học:
- Cặp,đồng loạt,cá nhân.
III.Các hoạt động dạy - học
1. Các dân tộc
Hoạt động 1 (làm việc theo cặp)
Bước 1:
HS dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta.
Bước 2:
GV yêu cầu 1 HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ những vùng phân bố chủ yếu của người Kinh, những vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người.
2. Mật độ dân số.
* Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- GV hỏi: Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
- GV giải thích thêm: Để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
Ví dụ: Dân số của một huyện A là 30 000 người. Diện tích đất tự nhiên của huyện A là 300 km2. Mật độ dân số huyệ
File đính kèm:
- giao_an_tieu_hoc_tong_hop_tuan_9_nam_hoc_2013_2014.doc