Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu

I. MỤC TIÊU:

Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề: “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.

Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhón mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Phương pháp:

 Có thể sử dụng quy trình : +Xây dựng cốt truyện

+ Tạo hình ba chiều- Tiếp cận theo chủ đề.

+ Tạo hình con rối- Nghệ thuật biểu diễn.

2. Hình thức tổ chức:

 Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4

- Tranh ảnh, clip, sản phẩm tạo hình về chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.

- Những sản phẩm tạo hình của HS năm trước và một số dáng người phù hợp nội dung chủ đề từ bài trước.

2. Học sinh :

+ Sách học mĩ thuật 4.

+ Giấy vẽ,màu vẽ, dây thép mềm (dễ uốn), giấy báo, giấy màu, vải, kéo, hồ dán.

+ Đất nặn, các vật tìm được như que, ống hút, len, sợi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc9 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1 BÀI 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Nêu được nội dung, hình ảnh và màu sắc trên bức tranh. - Mô phỏng lại tác phẩm được xem hoặc thể hiện được hình ảnh con vật bằng cách thức vẽ hoặc sử dụng đất nặn. - Giới thiệu nhận xét, và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. Phương pháp: - Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau. 2. Hình thức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - Sách dạy mĩ thuật lớp 1. - Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. - Tranh thiếu nhi vẽ con vật. - Hình hướng dẫn vẽ, nặn. - Hình minh hoạ sản phẩm của học sinh. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 1. - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định tổ chức lớp: - GV cho cả lớp hát bài hát về con vật. * Kiểm tra đồ dùng: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. GV: Cho HS lựa chọn 1 trong các cách thức sau để thể hiện tạo hình sản phẩm. - Vẽ mô phỏng lại bức tranh được xem hoặc vẽ các con vật theo ý thích. - Sử dụng đất nặn để tạo hình. GV lưu ý: + Thể hiện đúng nội dung chủ đề các con vật + Tạo hình con vật cân đối trong phạm vi tờ giấy, bìa, bảng con. + Sau khi tạo hình các con vật, có thể tạo thêm các hình ảnh khác, kết hợp màu sắc đậm nhạt cho sản phẩm thêm sinh động. - GV quan sát hướng dẫn HS. *Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm. - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình, HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Em có nhận xét gì về sản phẩm của mình? (Hình vẽ, màu sắc, cách sắp xếp hình ảnh,...) + Em học hỏi được điều gì từ những bức tranh em được quan sát đầu giờ học? + Vì sao em lại thích thể hiện lại bức tranh? + Vì sao em lại sáng tạo sản phẩm theo cách riêng của mình? Các con vật trong sản phẩm của em đang làm gì? + Em muốn kể câu chuyện gì về các con vật? + Em tưởng tượng xem các con vật tự giới thiệu về bản thân chúng như thế nào? + Các con vật sẽ nói gì với nhau? + Em thích bức tranh nào của các bạn trong lớp? Em có nhận xét gì về bức tranh của bạn? - GV đánh giá sản phẩm của HS * Vận dụng sáng tạo: - GV cho HS tham khảo sản phẩm tạo hình các con với Hình 7.6 SHMTL1. - GV yêu cầu HS thực hiện việc sáng tạo các con vật theo bước sau: - Vẽ hình ra và vẽ màu vào con vật trên giấy / bìa. - Cắt hình con vật rời khỏi tờ giấy/ bìa - Dán que vào mặt sau của hình vẽ. + Tìm lời thoại của nhân vật ( con vật) và biểu diễn đóng vai con vật * Tổng kết chủ đề: GV tổng kết lại chủ đề vừa học. - Cả lớp hát. - Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra, báo cáo. - HS thảo luận lựa chọn 1 trong các cách thức để thể hiện tạo hình sản phẩm. - HS nêu sự lựa chọn cách làm của mình. - HS tạo hình sản phẩm theo sự lựa chọn của mình. *HS thuyết trình về sản phẩm của mình, HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - HS trưng bày sản phẩm theo sự hướng dẫn của GV. - HS dựa vào các câu hỏi gợi ý và giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của mình. - HS nhận xét lẫn nhau. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình vào SHMTL1. - HS tham khảo sản phẩm tạo hình các con với Hình 7.6 SHMTL1. KHỐI 2 Bài 7: CON VẬT THÂN THUỘC (3 Tiết) I. MỤC TIÊU: HS cần đạt được: - Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của một số con vật thân thuộc. - Vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc. - Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng cốt truyện. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN * Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Tranh ảnh con vật. * Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ, giấy màu, keo, chì, tẩy, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS *Khởi động: - GV cho HS lên thi vẽ nhanh con vật. - GV giới thiệu chủ đề. * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. - GV dùng những câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu về các con vật. - Cho HS thi kể tên các con vật mà học sinh biết. - Kể tên các con vật trong hình 7.1 SHMTL2. - Em thích con vật nào trong hình? - Mô tả lại các con vật mà em thích? - Ngoài các con vật này ra em còn biết con vật nào khác? - Các con vật này giống hay khác nhau? - Hình dáng, màu sắc như thế nào? - Những con vật nào là con vật thân thuộc? - Các sản phẩm ở hình 7.2 được tạo từ chất liệu gì? * GV tóm tắt: - Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều con vật quen thuộc như: trâu, bò, lợn, gà... Moiix con đều có hình dáng, màu sắc khác nhau: con vật có hai chân, con vật có 4 chân, con vật có sừng, con vật có cánh,... - Để tạo hình con vật cần nắm được đặc điểm, hình dáng và hoạt động của con vật. Có thể tạo hình bằng nhiều hình thức như vẽ, xẽ dán, nặn,...bằng chất liệu khác nhau như giấy màu, giấy báo, lá cây, đất nặn,... - GV cho HS đọc phần ghi nhớ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện. - GV nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS tạo hình con vật. + Em định tạo con vật gì? + Hình dáng, đặc điểm con vật như thế nào? + Các em sẽ vẽ bộ phận nào của con vật trước, bộ phận nào sau? + Em sẽ làm gì để thể hịên được đặc điểm của con vật? - Hướng dẫn HS quan sát hình 7.3, 7.4 và 7.5 SHMTL2. để hiểu được cách tạo hình con vật. - GV tóm tắt cách thực hiện tạo hình con vật. - Yêu cầu HS quan sát hình 7.6 SHMTL2. để có thêm ý tưởng tạo hình con vật. * Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. - Hai HS lên bảng thi vẽ. - HS thi kể tên các con vật mà học sinh biết. - HS Kể tên các con vật trong hình 7.1 SHMTL2. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS đọc phần ghi nhớ. - HS quan sát và trả lời. - Con mèo. - Con mèo đầu tròn, mình dài, đuôi dài - Đầu mình, chân, đuôi trước, tiếp theo vẽ tai, mắt, mũi,miệng, râu - Vẽ màu. - HS đọc phần ghi nhớ. - HS quan sát hình 7.6 SHMTL2. để có thêm ý tưởng tạo hình con vật. KHỐI 3 Bài 7: LỄ HỘI QUÊ EM (4 tiết) I. Mục tiêu: Nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. Chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “ Lế hội quê em”. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. Phương pháp: sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. Tiếp cận theo chủ đề. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 3 - Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. + Một số bài vẽ của HS về chủ đề “ Lễ hội” - Hình minh hoạ hướng dẫn cách thực hiện. 2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 3. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ dán - Tranh, ảnh về “ Lễ hội”. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện - GV cho HS quan sát hình 7.3 SHMTL3/Tr36 và hướng dẫn cách tạo dáng người và vẽ dáng người đang hoạt động. * Cách tạo dáng người: - GV cho 2 HS tình nguyện đứng làm mẫu ở giữa. HS khác ngồi xung quanh quan sát và vẽ ( Khoảng 5 phút) - Có thể vẽ dáng người bằng trí nhớ qua việc đã từng nhìn thấy. * Cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội: - Cho HS quan sát hình 7.4 SGK/Tr36 - Vẽ, xé hoặc cắt dán, nặn các nhân vật, con vật, cảnh vật để tạo kho hình ảnh - Lựa chọn nội dung và hình ảnh để sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn của nhóm. - Vẽ thêm các hình ảnh, chi tiết khác tạo không gian, bối cảnh để làm rõ nội dung và vẽ màu hoàn thiện bức tranh. - GV cho HS nêu lại cách thực hiện bức tranh tập thể với chủ đề “ Lễ hội quê em” ở SGK/Tr36. - GV nhắc lại cách thực hiện một bức tranh tập thể để HS ghi nhớ. * Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn dò tiết học sau: Đem theo kéo, hồ dán, giấy màu, bút màu - Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. - HS quan sát hình 7.3 SHMTL3/Tr36 và hướng dẫn cách tạo dáng người và vẽ dáng người đang hoạt động. - 2 HS làm mẫu, HS còn lại quan sát và vẽ - HS có thể nhớ lại hình ảnh và vẽ. - HS quan sát và nhận biết cách tạo bức tranh tập thể về chủ đề lễ hội. - HS làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm, lựa chọn nội dung, hình ảnh phù hợp và sắp xếp vào tờ giấy của nhóm -Thêm hình ảnh phụ và vẽ màu - HS nhắc lại cách thực hiện - HS ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. - HS ghi nhớ KHỐI 4 BÀI 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN ( 4 tiết) I. MỤC TIÊU: Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề: “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”. Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhón mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: Có thể sử dụng quy trình : +Xây dựng cốt truyện + Tạo hình ba chiều- Tiếp cận theo chủ đề. + Tạo hình con rối- Nghệ thuật biểu diễn. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4 - Tranh ảnh, clip, sản phẩm tạo hình về chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. - Những sản phẩm tạo hình của HS năm trước và một số dáng người phù hợp nội dung chủ đề từ bài trước. 2. Học sinh : + Sách học mĩ thuật 4. + Giấy vẽ,màu vẽ, dây thép mềm (dễ uốn), giấy báo, giấy màu, vải, kéo, hồ dán... + Đất nặn, các vật tìm được như que, ống hút, len, sợi... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh *Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện. - GV hướng dẫn HS tìm cách thể hiện chủ đề: Nội dung hoạt động, nhân vật, bối cảnh, các hình ảnh khác. - GV yêu cầu quan sát hình 6.3 SGK để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm (vẽ, xé dán,) với chủ đề ngày tết, lễ hội và mùa xuân). - GV hướng dẫn HS thực hiện. * Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn dò tiết học hôm sau - Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. - HS tìm cách thể hiện chủ đề: Nội dung hoạt động, nhân vật, bối cảnh, các hình ảnh khác. - HS quan sát hình 6.3 SGK để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm (vẽ, xé dán,) với chủ đề ngày tết, lễ hội và mùa xuân). - HS nhắc ại cách thực hiện - HS lựa chọn cách thực hiện. KHỐI 5 BÀI 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - HS biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng Quân đội Nhân dân Việt Nam. - HS thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị : - Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Tranh, ảnh hoặc video, sản phẩm của học sinh về chủ đề bộ đội . - Tranh vẽ biểu cảm của học sinh. 2.HS chuẩn bị : - Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, vải, giấy bồi, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. - Lựa chọn nội dung, hình thức để thể hiện sản phẩm theo nhóm. *Hoạt động cá nhân. -Tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người theo quan sát. + GV cho một vài HS đứng tạo một số dáng hoạt động khác nhau của chú bộ đội (đi, đứng, ngồi, cúi,...) làm mẫu. + GV cho các HS khác vẽ kí họa dáng người theo mẫu. - Hướng dẫn HS vẽ thêm chi tiết cho trang phục như mũ, giày, ba lô,... để xây dựng kho hình ảnh và lựa chọn màu sắc phù hợp với hình kí họa tạo dáng chú bộ đội ( có thể chọn hình thức xé dán, hoặc nặn theo các dáng của hình kí họa. - Gợi ý HS có thể vẽ dáng hoạt động của chú bộ đội theo trí nhớ hoặc theo tưởng tượng. * Hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận để lựa chọn nội dung của bức tranh (chú bộ đội giúp dân, chú bộ đội với thiếu nhi,...) - Yêu cầu HS lựa chọn các hình ảnh trong kho hình ảnh để sắp xếp thành một bố cục theo nội dung đã thống nhất. - Gọi ý HS thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh. *Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - GV cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình, HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Bức tranh nhóm em có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? Nhóm em đã thể hiện màu sắc như thế nào? + Nhóm em đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm? + Nhóm em muốn kể câu chuyện gì về các chú bộ đội trong tranh? Nhóm em lựa chọn hình thức sắm vai, thuyết trình hay đóng kịch để thể hiện? + Các thành viên trong nhóm được phân công nhiệm vụ gì? Ai thuyết trình? Ai sắm vai? Ai sắm vi nhân vật với lời thoại như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá. * Vận dụng sáng tạo: Tạo sản phẩm chú bộ đội bằng các chất liệu khác như đất nặn, giấy màu, dây thép, giấy bồi, các vật liệu dễ tìm khác. * Nhận xét - Dặn dò: - Gv đánh giá giờ học. - Dặn hs bảo quản bài vẽ, tìm biểu cảm em muốn thể hiện, chuẩn bị màu vẽ, keo dán, kéo, bìa cứng, các vật liệu khác...cho tiết sau vẽ màu vào tranh chân dung của mình và vận dụng sáng tạo. - Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. - HS vẽ kí họa dáng người theo quan sát. - Một vài HS đứng tạo một số dáng hoạt động khác nhau của chú bộ đội (đi, đứng, ngồi, cúi,...) làm mẫu. - Các HS khác vẽ kí họa dáng người theo mẫu. - HS vẽ thêm chi tiết cho trang phục như mũ, giày, ba lô,... để xây dựng kho hình ảnh và lựa chọn màu sắc phù hợp với hình kí họa tạo dáng chú bộ đội ( có thể chọn hình thức xé dán, hoặc nặn theo các dáng của hình kí họa. - HS thảo luận để lựa chọn nội dung của bức tranh (chú bộ đội giúp dân, chú bộ đội với thiếu nhi,...) - Lựa chọn các hình ảnh trong kho hình ảnh để sắp xếp thành một bố cục theo nội dung đã thống nhất. - HS thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh. - HS trưng bày và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình. - HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình, HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - Ghi nhận xét, đánh giá của giáo viên vào dòng tiếp theo trong sách HMT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_16_nam_hoc_2017_2018.doc