I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm quen được với 1 số tranh ảnh nước ngoài
- Giúp HS nêu được chủ đề,mô tả hình ảnh,nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh theo chu đề “ vẻ đẹp cuộc sống” thông qua bố cục,đường nét,màu sắc
- HS mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ, xé dán.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp:: Sử dụng quy trình liên kết với sản phẩm.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên:
- Sách học mĩ thuật lớp 3.
- Tranh ảnh, hình vẽ về 1 số loại tranh ảnh cuộc sống, thiên nhiên, con người. - Bài vẽ của HS (nếu có).
* Học sinh:
- Sách học Mĩ thuật lớp 3.
- Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, đất nặn
- Một số tranh thiế nhi nế có.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
7 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1:
BÀI 11: VƯỜN RAU CỦA BÁC NÔNG DÂN
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng, màu sắc của một số loại rau, củ quả. - Vẽ hoặc nặn được một số loại rau, củ, quả theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: - Sử dụng quy trình Tiếp cận chủ đề.
2. Hình thức: - Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh về một số loại rau, củ quả
- Một số bài nặn rau, củ, quả của học sinh.
- Một số loại rau, củ, quả thật.
- Sách học Mĩ thuật lớp 1.
- Các bước vẽ hoặc nặn rau, củ, quả.
2. Học sinh.
- Sách học Mĩ thuật lớp 1, chì, màu, kéo, đất nặn, giấy màu, bìa, hồ....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 3
Giáo viên
Học sinh
*Kiểm tra đồ dùng học tập: kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh; kiểm tra đồ dùng học tập.
*Hoạt động 4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện sản phẩm của nhóm không? Em có cảm nhận gì về bài vẽ của nhóm?
+ Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của nhóm?
+ Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp (Nhóm) Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động 5: Đánh giá:
- YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT(Tr 53)
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành bài của nhóm, sự cố gắng của các thành viên trong nhóm, chốt lại kiến thức chung của chủ đề.. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài.
Vận dụng sáng tạo:
- GV hướng dấn HS tham khảo bức tranh ở hình 11.7 và vẽ một bức tranh về chăm sóc vườn rau
- GV chia Hs theo nhóm 4 hoặc nhóm 6
Ý nghĩa giáo dục của bài học:
- Qua bài học này cho các em thấy được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và công dụng của mỗi loại rau, củ, quả. Là một người HS cần phải tích cực chăm sóc bảo và sử dụng có hiệu quả các loại rau, củ quả trong thiên nhiên.
Dặn dò:
- Vệ sinh lớp học
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm bằng cách lưu vào tủ cá nhân hoặc trang trí trên lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau “Em và những người thân yêu”
- Đại diện nhóm kiểm tra, báo cáo.
- HS thực hiện
- Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV
- Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về sản phẩ của nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.
- HS thực hiện đánh giá.
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
KHỐI 2
Bài 11
MÔI TRƯỜNG QUANH EM
(3 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được: môi trường thiên nhiên là tất cả cây cỏ, hoa lá, sông biển, không khíbao quanh chúng ta;
- Thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường;
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp:: + Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Tranh ảnh về chủ đề môi trường.
- Hình minh hoạ cách vẽ.
- Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra đồ dùng học tập: kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh; kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- Cho học sinh quan sát một số tranh về môi trường và yêu cầu thảo luận theo nhóm:
+ Có những hình ảnh gì trong các bức tranh?
+ Những hình ảnh đó có đẹp không? Môi trường ở đó như thế nào?
+ Em mong muốn được sống trong môi trường như thế nào?
+ Em và mọi người xung quanh thường làm gì để môi trường sống của mình luôn xanh-sạch- đẹp?
- Cho học sinh quan sát Hình 12.2 tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ môi trường:
+ Em thấy các bạn học sinh đang làm gì?
+ Các hoạt động đó có ý nghĩa gì?
+ Em còn làm được những việc gì khác nữa để bảo vệ môi trường?
- Chỉ định 01 học sinh.
- Cho học sinh quan sát Hình 12.3 để tìm hiểu tranh vẽ về chủ đề môi trường. Hỏi:
+ Trong các bức tranh có vẽ những hình ảnh gì?
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Các bức thanh thể hiện điều gì?
- Chỉ định 01 học sinh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Hoạt động cá nhân:
+ Cho học sinh quan sát Hình 12.4 để tham khảo cách thực hiện bức tranh theo chủ đề Môi trường quanh em; chỉ định 01 học sinh đọc phần ghi nhớ.
+ Cho học sinh quan sát Hình 12.5, tham khảo một số tranh của các bạn để có thêm ý tưởng vẽ tranh theo chủ đề Môi trường quanh em.
- Hoạt động nhóm:
+ Cho học sinh quan sát Hình 12.6 để tham khảo cách thực hiện sáng tạo bức tranh của nhóm.
* Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng tuần sau.
- Đại diện nhóm kiểm tra, báo cáo.
- Quan sát tranh để tìm hiểu về môi trường.
- Trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện nhóm trả lời;
+ Nhận xét.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Đọc phần ghi nhớ trong sách.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Đọc phần ghi nhớ trong sách.
- Quan sát, theo dõi; đọc phần ghi nhớ trong sách.
- Quan sát, theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
- Quan sát và lựa chọn chủ đề cho bức tranh của nhóm.
- Đọc phần ghi nhớ trong sách.
KHỐI 3:
BÀI 11: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG
(3 tiết).
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm quen được với 1 số tranh ảnh nước ngoài
- Giúp HS nêu được chủ đề,mô tả hình ảnh,nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh theo chu đề “ vẻ đẹp cuộc sống” thông qua bố cục,đường nét,màu sắc
- HS mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ, xé dán...
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp:: Sử dụng quy trình liên kết với sản phẩm.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên:
- Sách học mĩ thuật lớp 3.
- Tranh ảnh, hình vẽ về 1 số loại tranh ảnh cuộc sống, thiên nhiên, con người. - Bài vẽ của HS (nếu có).
* Học sinh:
- Sách học Mĩ thuật lớp 3.
- Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, đất nặn
- Một số tranh thiế nhi nế có.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra đồ dùng của HS.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV nhắc lại các bước thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.4 (trang 56) để chọn chủ đề phù hợp cho bức tranh(ưu tiên nhóm xé dán)
-Yêu cầu HS thực hiện trên giấy A4
- Trong quá trình làm việc GV cho khuyến khích các e tham quan trao đổi giữa các bạn để sản phẩm của mình đa dạng và phong phú hơn.
- Vừa quan sát vừa giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
* Dặn dò:
Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau ‘ Trang phục của em”
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo.
- HS nêu lại cách thực hiện theo các bước
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS thực hành theo nhóm.
KHỐI 4
Bài 10: TĨNH VẬT
( 3 tiết ) .
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được tranh tĩnh vật vẽ theo quan sát và tranh tĩnh vật biểu cảm .
- HS vẽ được bức tranh tĩnh vật theo quan sát và biểu cảm theo ý thích .
- HS giới thiệu ,nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình ,của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: - Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4
- Mẫu thật về một số đồ vật
- Một số tranh tĩnh vật
- Tranh minh họa cách vẽ
- Bài vẽ của HS năm trước
2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 4.
- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 2
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
* Khởi động:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
HĐ3: Hướng dẫn thực hành :
*Vẽ tranh tĩnh vật :
- GV cùng HS bày mẫu
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu để thể hiện được đặc điểm của mẫu .
- Vẽ hình cân đối, thể hiện màu sắc hài hòa trên giấy vẽ
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật.
* Vẽ tranh tĩnh vật biểu cảm
- GV giới thiệu tranh H10.4
- GV hướng dẫn cách vẽ tranh tĩnh vật biểu cảm .
+ Tập trung quan sát vật mẫu, không nhìn giấy, mắt nhìn đến đâu thì tay vẽ đến đó, vẽ các nét liền mạch, không nhấc bút trong khi vẽ .
+ Vẽ thêm nét và màu theo cảm xúc .
- GV giới thiệu tranh tĩnh vật vẽ biểu cảm .
* Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng tuần sau.
- Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- HS ngồi theo nhóm
- Quan sát
- HS cùng bày mẫu với GV
- Quan sát kĩ vật mẫu để nắm được hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu .
- HS tham khảo bài vẽ rồi thực hành .
KHỐI 5
CUỘC SỐNG QUANH EM
( 3 tiết )
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các hoạt dộng diễn ra xung quanh em.
- Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thong qua các hình thức tạo hình: vẽ, xé, dán, nặn
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : Có thể vận dụng quy trình:
+ Vẽ cùng nhau.
+ Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.
+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
- Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1.GV : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5.
- Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí đẹp.
- Hình minh hoạ cách tạo hình một số sản phẩm mĩ thuật phù hợp với chủ đề.
2. HS chuẩn bị : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, các vật liệu tìm được (giấy báo, giấy gói quà, giấy gói hoa, vải vụn,sợi len)...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 3
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
*Khởi động:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Yêu cầu HS khác cùng tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- GV đặt cẩu hỏi gợi mở:
+ Em thể hiện nội dung gì qua sản phẩm của mình?
+ Em thể hiện các hình ảnh, màu sắc như thế nào?
+ Các nhân vật trong sản phẩm là ai? Họ có mối quan hệ như thế nào?
+ Em muốn truyền tải những thông điệp gì thông qua sản phẩm của nhóm?
Em chọn hình thức nào để chia sẻ sản phẩm của nhóm? (thuyết trình, kể chuyện, sắm vai,biểu diễn,...)
* Tổng kết chủ đề:
- GV nhận xét, đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
* Vận dụng - sáng tạo:
- Gợi ý HS vẽ bức tranh thể hiện hoạt động yêu thích của mình.
* Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng tuần sau.
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS thuyết trình về sản phẩm của mình.
- HS khác cùng tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- HS tự đánh giá vào SHMTL5
- HS ghi đánh giá của GV vào SHMTL5.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_28_nam_hoc_2017_2018.doc