Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm - Năm học 2017-2018 - Đỗ Văn Chi

- Chọn 1 HS làm mẫu vẽ.

- Yêu cầu HSQS mắt và tay của GV để tìm hiểu cách vẽ.

? Sau khi QS bức chân dung cô vừa vẽ em có cảm xúc gì?

? Khi vẽ mắt cô nhìn vào đâu? Có nhìn vào trang giấy lúc vẽ không?

- Yêu cầu HS:

+ Từng cặp HS ngồi xoay mặt đối diện với nhau.

+ Tập trung QS khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy.

+ Mắt đưa đến đâu, tay đưa theo đó, vẽ theo cảm nhận từ QS và truyền cảm xúc xuống bàn tay, không nhấc bút khỏi giấy.

? Em đã vẽ bức chân dung bạn như thế nào?

? Em có cảm nhận như thế nào khi tham gia trải nghiệm cách vẽ không nhìn giấy?

? Hình em vẽ có quá nhỏ hay quá to so với tờ giấy không? Em làm gì để hình vẽ của mình cân đối với phần giấy?

- Gọi 2 HS lên bảng và hướng dẫn QS khuôn mặt trước khi vẽ.

? Em QS thấy những bộ phận gì trên khuôn mặt? Các bộ phận đó nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt?

? Hình dáng khuôn mặt của bạn như thế nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm - Năm học 2017-2018 - Đỗ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG BIÊN- QUẬN LONG BIÊN GV: Đỗ Văn Chi Năm học: 2016 - 2017 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MĨ THUẬT – LỚP 3 TUẦN 8,9 CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (2 tiết) Mục tiêu: Bước đầu làm quen với chân dung biểu cảm. Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ biểu cảm. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Đồ dùng và phương tiện dạy học GV: - Sách học mĩ thuật lớp 3. - Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. HS: - Sách Học Mĩ thuật lớp 3 - Bút chì, màu vẽ, giấy A3, hồ dán, kéo Các hoạt động dạy – học chủ yếu Thời gian Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 35ph 2-3ph TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG - Quan sát hình ảnh khuôn mặt với những biểu cảm khác nhau và nhận xét cảm xúc của từng khuôn mặt. - GV giới thiệu vào chủ đề. Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe 10-12ph B. NỘI DUNG 1. Tìm học *Bước đầu làm quen với chân dung biểu cảm. - Chia nhóm. - QS hình 4.1 và so sánh hai bức tranh. ? Cảm xúc của em như thế nào sau khi QS 2 bức tranh? ? Cách vẽ của 2 bức tranh có giống nhau không? - QS hình 4.2 để hiểu hơn về tranh chân dung biểu cảm. - GVTT: + Tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở các đường nét và màu sắc. + Tranh chân dung biểu cảm được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy để ghi lại cảm nhận của người vẽ về đặc điểm của người được vẽ. Cảm xúc của nhân vật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc theo cảm nhận của người vẽ. Quan sát HS thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe 5-6ph 2. Cách thực hiện * Biết cách vẽ chân dung biểu cảm - Chọn 1 HS làm mẫu vẽ. - Yêu cầu HSQS mắt và tay của GV để tìm hiểu cách vẽ. ? Sau khi QS bức chân dung cô vừa vẽ em có cảm xúc gì? ? Khi vẽ mắt cô nhìn vào đâu? Có nhìn vào trang giấy lúc vẽ không? - Yêu cầu HS: + Từng cặp HS ngồi xoay mặt đối diện với nhau. + Tập trung QS khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy. + Mắt đưa đến đâu, tay đưa theo đó, vẽ theo cảm nhận từ QS và truyền cảm xúc xuống bàn tay, không nhấc bút khỏi giấy. ? Em đã vẽ bức chân dung bạn như thế nào? ? Em có cảm nhận như thế nào khi tham gia trải nghiệm cách vẽ không nhìn giấy? ? Hình em vẽ có quá nhỏ hay quá to so với tờ giấy không? Em làm gì để hình vẽ của mình cân đối với phần giấy? - Gọi 2 HS lên bảng và hướng dẫn QS khuôn mặt trước khi vẽ. ? Em QS thấy những bộ phận gì trên khuôn mặt? Các bộ phận đó nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt? ? Hình dáng khuôn mặt của bạn như thế nào? ? Tóc của bạn ngắn hay dài? * Cách thể hiện đường nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm. - QS một số bài vừa vẽ để tìm hiểu nét vẽ biểu cảm. - Vẽ minh họa thêm nét biểu cảm vào bài vẽ để HSQS. ? Hình vẽ có cân đối với tờ giấy không? ? Sau khi thêm các nét vào bức chân dung em có nhận xét gì? Các nét được vẽ như thế nào? ? Em đoán xem nhân vật trong tranh đang vui hay buồn, cáu giận hay lo lắng? Theo em làm thế nào để thể hiện những cảm xúc đó? ? Sau khi thêm nét vẽ, cảm xúc của nhân vật có rõ ràng hơn không? - QS hình 4.5, 4.6 để ghi nhớ và tìm hểu nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của các đường nét trong các hình không nhìn giấy. - QS hình 4.7 để nhận biết thêm về cách vẽ màu tranh chân dung biểu cảm. ? Khuôn mặt dduocj vẽ bởi những màu sắc gì? ? Màu sắc trong bức tranh được thể hiện như thế nào? - GVTT: + Để làm rõ cảm xúc của nhân vật được vẽ, nhấn mạnh các nét vẽ biểu cảm trên các bộ phận của khuôn mặt. + Màu sắc trong tranh biểu cảm được vẽ thoải mái, tự do...,có thể sử dụng màu đậm, nhạt, sáng, tối rõ ràng và sắc màu tương phản để biểu cảm về hình khối, sắc màu trên khuôn mặt theo ý thích. 1 HS làm mẫu. - HSQS cách vẽ. - HSTH. - HSQS theo hướng dẫn. - HSQS. - HSQS. - HSQS- TL - HSQS- TL - HS nghe. 12-14ph 3. Thực hành * Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. . - Yêu cầu HS từng cặp đôi xoay mặt đối diện nhau. - Tập trung QS khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy. - Vẽ thêm nét và vẽ màu vào bài vẽ. HS thực hành 4-5ph C. NHẬN XÉT *Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn Hướng dẫn các nhóm tự lên treo sản phẩm của mình và tự giới thiệu sản phẩm của mình. Gợi ý HS nhận xét sản phẩm của bạn: GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS Nhận xét chung tiết học. Thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe và nhận xét theo gợi ý. Lắng nghe Dặn dò KẾT THÚC TIẾT 1 Lưu giữ sản phẩm và chuẩn bị kéo, hồ dán, màu vẽ cho giờ học sau Thực hiện theo yêu cầu của GV 35ph 2-5ph TIẾT 2 A.KHỞI ĐỘNG Tổ chức hát GV dẫn dắt vào nội dung bài học – Ghi bảng tên chủ đề. Lắng nghe Lắng nghe và thực hiện 8- 10ph B. NỘI DUNG 1. Vẽ theo nhạc - Cho HS quan sát một số sản phẩm được sử dụng từ sản phẩm vẽ theo nhạc và hỏi HS : + Cách tạo ra sản phẩm? + GV khen HS và chốt lại kiến thức. -Hướng dẫn HS vẽ theo nhạc -Bật nhạc cho HS. -Chú ý nhắc HS nhạc nhanh vẽ nhanh, chậm vẽ chậm. Thay đổi màu liên tục. -Hết nhạc dừng lại. Quan sát HS TL Trả lời Quan sat Thực hiện vẽ theo nhạc, nhún nhảy theo điệu nhạc 15-18ph 2. Thực hành trang trí tranh chân dung bằng sản phẩm vẽ theo nhạc GV hướng dẫn cắt khung Yêu cầu HS sử dụng bài vẽ theo nhạc vừa vẽ để cắt khung trang trí. Vẽ chân dung biểu cảm người mình yêu thích vào khung trang mình vừa cắt. Có thể vẽ thêm họa tiết hoa lá trên giấy vẽ theo nhạc để cắt ra và trang trí lên khung tranh. Quan sát Thực hiện theo yêu cầu của GV Làm bài theo cá nhân 5-7ph C. NHẬN XÉT Trưng bày, giới thiệu sản phẩm HDHS trưng bày sản phẩm. - HDHS thuyết trình về sản phẩm của mình. ? Cảm nhận của em khi tham gia hoạt động vẽ tranh biểu cảm như thế nào? ? Em có thích bức tranh của mình không? Nhân vật trong tranh của em là ai? Có giống với tính cách ngoài đời của nhân vật không? ? Tính cách của nhân vật trong tranh như thế nào? ? Vì sao em sử dụng màu sắc đó? ? Em thích bài vẽ nào nhất trong số bài vẽ của các bạn? Vì sao? ? Cảm nhận của em như thế nào khi được bạn vẽ chân dung biểu cảm? Hãy giới thiệu về bản thân mình với cô và các bạn như: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu, ước mơ....của mình. ? Em sẽ sử dụng tác phẩm của mình để làm gì? Qua bài học hôm nay, em muốn chia sẻ điều gì với cô và các bạn? Gợi ý HS nhận xét GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS Nhận xét chung tiết học Thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV Lắng nghe Dặn dò Chuẩn bị màu, giấy vẽ cho giờ học sau Thực hiện theo yêu cầu của GV

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_4_chan_dung_bieu_cam_nam_hoc_2.doc
Giáo án liên quan