Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 28: Vẽ theo mẫu "Mẫu có hai đồ vật"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh biết nhân chia các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.

- Học sinh vẽ được đậm nhạt ở các mức độ đậm - đậm vừa – nhạt tương đối giống mẫu.

- Học sinh biết giữ gìn và bảo quản đồ vật trong gia đình, nhà trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Mẫu vẽ (bài 27)

- Hình minh hoạ vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu có mặt phẳng, đứng, xiên, nghiêng, cong chất liệu khác nhau.

- Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ đậm nhạt của bài vẽ theo mẫu.

- Một số bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh

- Bài vẽ hình tiết 27.

- Bút chì đen, tẩy.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (2)

- Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu: Mộu có 2 đồ vật?

-> 1 HS trình bày -> GV bổ sung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 28: Vẽ theo mẫu "Mẫu có hai đồ vật", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / / 200 Ngày giảng: / /200 Tuần 28: Bài 28: Vẽ Theo mẫu Mẫu có hai đồ vật (Tiết 2 vẽ đậm nhạt) I. Mục tiêu bài học: - Học sinh biết nhân chia các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu. - Học sinh vẽ được đậm nhạt ở các mức độ đậm - đậm vừa – nhạt tương đối giống mẫu. - Học sinh biết giữ gìn và bảo quản đồ vật trong gia đình, nhà trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Mẫu vẽ (bài 27) - Hình minh hoạ vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu có mặt phẳng, đứng, xiên, nghiêng, cong chất liệu khác nhau. - Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ đậm nhạt của bài vẽ theo mẫu. - Một số bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh - Bài vẽ hình tiết 27. - Bút chì đen, tẩy. III. Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức (1) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu: Mộu có 2 đồ vật? -> 1 HS trình bày -> GV bổ sung. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nộ dung HĐ1: Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài: Bài 27 các em đã vẽ được hoàn chỉnh hình theo mẫu, để bài vẽ đẹp hơn nữa, giống mẫu hơn nữa chúng ta phải làm gì? HS: Vẽ đậm nhạt. - GV: Cách vẽ đậm nhạt như thế nào cho đẹp bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm ra cách vẽ. HĐ2: Hướng dẫn cách phác mảng đậm nhạt. - GV đặt mẫu và điều chỉnh ánh sáng. - HS nhìn mẫu, chỉnh sửa lại hình. - GV gợi ý, HS tìm ra các độ đậm nhạt. - Em hãy nhận xét gì về các độ đậm nhạt của mẫu? HS: Quan sát mẫu trả lời. - GV giới thiệu cách phác mảng đậm nhạt qua hình minh hoạ (trực quan). HĐ3: Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt - GV hướng dẫn HS quan sát so sánh độ đậm nhạt ở mẫu: Nên vẽ nét cong ở mặt cong, nét thẳng ở mặt đứng: Nét nghiêng ở mặt nghiêng. - Vẽ độ đậm trước, từ đó so sánh tìm ra các độ đậm nhạt khác. - GV đưa ra trực quan hình minh hoạ các độ đậm nhạt. - Giới thiệu một số bài vẽ đậm nhạt để HS tham khảo. - GV minh hoạ nhanh lại các bước vẽ. - GV cho HS xem thêm một số bài vẽ tĩnh vật màu. HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài - GV gợi ý HS cách phác mảng cách vẽ đậm nhạt. - Hướng dẫn HS so sánh độ đậm nhạt, nhấn mạnh độ đậm, tẩy sáng làm bài vẽ sinh động. - Vẽ đậm nhạt ở nền-> Bài vẽ có không gian. 1’ 5’ 5’ 2’ I. Quan sát nhận xét: - Độ đậm, đậm vừa, nhạt và sáng. - Vị trí của các mảng đậm nhạt ở một vài hướng vẽ khác nhau. II. Cách vẽ. B1: Nhìn mẫu điều chỉnh lại hình (H4a) B2: Vẽ phác mảng hình đậm nhạt (H4b) B3: Vẽ đậm nhạt: Diễn tả được độ sáng tối trên vật mẫu (H 4c). B4: Hoàn thành bài vẽ. 4. Luyện tập (23’) - Nhìn mẫu: (Phích+ Hình cầu) vẽ dậm nhạt bằng chì đen. - Cả lớp vẽ bài theo từng cá nhân. 5. Củng cố (3’) - GV chọn một số bài hoàn thành trưng bày lên trước lớp hướng dẫn HS nhận xét: Bố cục, cách vẽ đậm nhạt -> Tìm ra bài đẹp theo cảm nhận riêng của mình. - GV nhận xét bổ sung kiến thức còn thiếu hụt của một số HS. IV. Đánh giá kết thúc bài học, hướng dẫn học tập ở nhà (2’) - GV nhận xét đánh giá chung tiết học, ý thức học tập, sự nhận thức của HS kết quả đạt được qua tiết học. BTVN: Tự bày mẫu có 2 đến 3 đồ vật rồi quan sát, nhận xét bố cục màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu. CBBS: Đọc trước bài 29.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_bai_28_ve_theo_mau_mau_co_hai_do_vat.doc