Kiểm tra, Đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật trung học cơ sở

1. Về kiến thức

- Có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành những hiểu biết cơ bản, cần thiết về bố cục, đường nét, hình khối, đậm, nhạt, màu sắc, bố cục.

- Có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và thế giới.

2. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy trí tưởng tượng sáng tạo, thực hành các bài Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập tạo dáng ở mức đơn đơn giản và phân tích được sơ lược một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Biết vận dụng kĩ năng đó vào cuộc sống.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra, Đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viện khoa học giáo dục việt nam Dự án phát triển trung học cơ sở 2 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn mĩ thuật Trung học cơ sở - Đàm Luyện - Nguyễn Quốc Toản - Bạch Ngọc Diệp Hà Nội, 2008 PHầN I MộT Số VấN Đề CHUNG Về KIểM TRA, ĐáNH GIá kết quả học TậP môn mĩ thuật thcs Mục tiêu MụC TIÊU CHUNG CủA CHƯƠNG TRìNH mĩ thuật THCS Môn Mĩ thuật ở trường THCS nhằm giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành những hiểu biết cơ bản, cần thiết về bố cục, đường nét, hình khối, đậm, nhạt, màu sắc, bố cục... - Có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và thế giới. 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy trí tưởng tượng sáng tạo, thực hành các bài Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập tạo dáng ở mức đơn đơn giản và phân tích được sơ lược một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Biết vận dụng kĩ năng đó vào cuộc sống. 3. Về thái độ Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người, vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật, nâng cao nhận thức thẩm mĩ. B. mục tiêu Cụ THể CủA CHƯƠNG TRìNH mĩ thuật lớp 6, 7, 8, 9 1. Mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 6 1.1. Kiến thức Học sinh nắm được một số kiến thức ban đầu về Phối cảnh; Cách vẽ theo mẫu; Cách tìm chọn nội dung đề tài và hình tượng phù hợp với nội dung tranh. Hiểu về sắp xếp bố cục trong trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng và tranh đề tài. Hiểu được cái đẹp của đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc và bố cục ở bài vẽ. Bước đầu cảm thụ được các tác phẩm mĩ thuật trong nước và thế giới. 1.2. Kĩ năng Học sinh vẽ được các hình khối cơ bản và một số đồ vật bằng chì. Thực hiện được các bài trang trí theo yêu cầu; vẽ tranh đúng đề tài. Bước đầu nhận biết và phân tích sơ lược các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, gốm... thời cổ đại, thời Lý. Hiểu được tranh dân gian Việt Nam và mĩ thuật thế giới cổ đại Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. 1.3. Thái độ Học sinh biết cảm thụ, suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và yêu thích, quý trọng cái đẹp nói chung, cái đẹp truyền thống của dân tộc nói riêng. Bộc lộ thái đúng đắn trước nền Mĩ thuật cổ nhân loại. 2. Mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 7 2.1. Kiến thức Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về vẽ hình, diễn tả đậm nhạt bằng màu của bài vẽ theo mẫu. Biết kí hoạ một số dáng đơn giản; hiểu được hoạ tiết trang trí, cách tạo dáng và trang trí đồ vật ứng dụng. Biết cách chọn nội dung, sắp xếp bố cục và vẽ màu để phục vụ bài vẽ tranh đề tài; Có hiểu biết sơ lược mĩ thuật thời Trần, mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 và mĩ thuật Phục Hưng ý. 2.2. Kĩ năng Học sinh vẽ được bài tĩnh vật màu; kí họa được một số dáng đơn giản; Hoàn thành bài trang trí ứng dụng và vẽ được tranh đúng đề tài; Hiểu về tác giả và phân tích được tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật. 2.3. Thái độ Học sinh yêu quí, trân trọng cái đẹp và ý thức trước vẻ đẹp trong cuộc sống. Có thói quen tạo ra cái đẹp theo cảm nhận riêng, giúp HS có khả năng suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất con người lao động mới – năng động, sáng tạo để có sản phẩm đẹp, chất lượng. 3. Mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 8 3.1. Kiến thức Học sinh nắm được kiến thức vẽ tĩnh vật. Hiểu sơ qua về tỉ lệ mặt người, tỉ lệ cơ thể người. Biết cách tạo dáng và trang trí ứng dụng theo yêu cầu. Hiểu nội dung đề tài và chọn hình tượng để vẽ tranh. Biết phân tích một số công trình, tác phẩm mĩ thuật của Việt Nam và thế giới. 3.2. Kĩ năng Học sinh vẽ được bài tĩnh vật bằng chì và màu; vẽ được chân dung và một số dáng người đơn giản; Thực hiện tạo dáng và trang trí được các sản phẩm ứng dụng; diễn tả tranh đúng thể loại; bước đầu phân tích giá trị nghệ thuật của một số công trình, tác phẩm tiêu biển của mĩ thuật thời Lê; mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, hội hoạ hiện đại phương Tây thế kỉ XIX và tìm hiểu một số danh hoạ tiêu biểu của thời kì này. 3.3. Thái độ Học sinh có thói quen làm việc khoa học: suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và yêu quí cái đẹp; có ý thức giữ gìn, bảo vệ cái đẹp nói dung, cái đẹp nghệ thuật truyền thống của dân tộc nói riêng. Cảm nhận được sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa thông qua các tác phẩm trong và ngoài nước. 4. Mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 9 4.1. Kiến thức Học sinh nắm được kiến thức vẽ tĩnh vật, vẽ chân dung, vẽ dáng người.. Biết cách tạo dáng và trang trí một số sản phẩm ứng dụng, hiểu sơ lược về trang trí hội trường. Hiểu ý nghĩa của hình ảnh, biểu tượng trong trang trí và vẽ tranh. Biết vẽ tranh đẹp, sinh động. Nắm được một số nét cơ bản về mĩ thuật cổ Việt Nam và nền mĩ thuật châu á. 4.2. Kĩ năng Học sinh thể hiện được bài vẽ tĩnh vật theo tương quan. Vẽ được một số chân dung và dáng người tiêu biểu. Trang trí bài ứng dụng theo yêu cầu. Sắp xếp được bố cục tranh sinh động, hấp dẫn, đúng đề tài. Có khả năng phân tích, suy luận và tập hợp thông tin để hiểu hơn về nghệ thuật dân tộc Việt Nam và khu vực châu á. Bước đầu cảm thụ vẻ đẹp đa dạng của nghệ thuật tạo hình theo ý riêng. 4.3. Thái độ Học sinh yêu quý, trân trọng cái đẹp và ý thức trước vẻ đẹp trong cuộc sống. Có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác. Cảm nhận đúng đắn vẻ đẹp của bài vẽ và một số tác phẩm mĩ thuật trong chương trình. Có ý thức vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày. Góp phần hình thành phẩm chất con người lao động mới - năng động, sáng tạo để có sản phẩm đẹp, chất lượng. ii. thực trạng đánh giá kết quả học mĩ thuật hiện nay Hiện nay dạy học mĩ thuật ở THCS còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học chức năng, thiết bị dạy và học; nhiều trường thiếu giáo viên chuyên trách hoặc thực hiện dạy học chưa thể hiện đặc thù bộ môn... Do đó chất lượng dạy học mĩ thuật còn bị hạn chế, chưa phản ánh được đúng khả năng của học sinh - lứa tuổi thích hoạt động nghệ thuật nói chung, tạo hình nói riêng. Vì thế đánh giá kết quả học mĩ thuật của học sinh hiện nay là: 1. Giáo viên đã chú ý đánh giá kết quả học tập mĩ thuật của học sinh qua mỗi bài, mỗi phân môn. Song mới chỉ chú ý đánh giá kết quả cuối cùng ở từng bài học cụ thể, mà chưa quan tâm đến kinh nghiệm học tập của học sinh, chưa chú ý đến đánh giá cả quá trình, đánh giá hướng tới sự phát triển cá nhân, đánh giá hướng tới sự cảm thụ và thông qua đánh giá tăng cường mức độ quan tâm đến học sinh. Nhiều trường hợp giáo viên chủ quan trong đánh giá, dựa vào cảm tính, chưa chú ý đến mục tiêu giáo dục thẩm mĩ của môn học được thể hiện ở từng loại bài, từng thời điểm, thể hiện ở sự thiếu quan tâm đến tổ chức đánh giá - cho học sinh nhận xét, phân tích, tự xếp loại sản phẩm theo cảm nhận riêng. Vì thế học sinh chưa thỏa mãn với cách đánh giá của giáo viên, chưa phát huy được tính độc lập suy nghĩ học tập của học sinh. 2. Đánh giá kết quả học mĩ thuật giáo viên đều dựa vào các bài thực hành, ít chú ý đến kiểm tra nhận thức qua các câu hỏi. Nếu có cũng chỉ đánh giá ở mức nhớ, thuộc bài - những kiến thức trong sách vở mà thôi, ít quan tâm đến những câu trả lời có tính suy luận, theo nhận thức riêng. 3. Việc đánh giá kết quả học mĩ thuật còn thể hiện ở: a) Với các bài lí thuyết, có hai cách: - Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá. - Giáo viên tóm tắt, bổ sung và xếp loại. b) Với các bài thực hành, thường là: - Giáo viên cho điểm một số bài tập khi giờ học kết thúc. - Thu bài về nhà chấm (xếp loại) và trả bài vào giờ học sau. c) Những hạn chế Tuy giáo viên đã chú ý đến đánh giá kết quả học tập của học sinh, song còn bộc lộ những nhược điểm sau: - Học sinh trả lời "theo sách", giáo viên bổ sung, tóm tắt cũng không ngoài nội dung đã có trong sách, ít phát triển, mở rộng để kiến thức phong phú hơn. - Thiếu sự tranh luận góp ý thêm trong học sinh. - Các câu hỏi thường rất cụ thể thiếu tính khái quát, chưa có tính phát triển, hạn chế suy luận, mở rộng kiến thức cho học sinh. - Nhiều trường hợp giáo viên chấm bài chưa khách quan, thường dựa vào cảm tính - "thiên" về màu sắc (rực rỡ hay trầm), về hình tượng hoặc đường nét, bố cục, ... mà có cách cho điểm khác nhau, nhưng ít phân tích cụ thể. Vì vậy học sinh chỉ nhận được đánh giá (cao, thấp) nhưng không biết lí do vì sao. Nhìn chung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mĩ thuật còn nặng về các bài thực hành, mới chỉ chú ý đến kĩ năng thể hiện hình ảnh trên bài vẽ – phần nổi của quá trình nhận thức mà chưa chú ý đến hành động cụ thể của học sinh trước cảnh quan môi trường, thái độ tham gia vào các hoạt động chung và khả năng vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập thường ngày - phần chìm trong nhận thức thẩm mĩ để đánh giá. Phần chìm rất khó thấy, nhưng lại có ở đa số học sinh và rất quan trọng, bởi nó là mục tiêu của môn Mĩ thuật ở trường phổ thông. iiI. định hướng chung về đổi mới đánh giá kết quả học mĩ thuật của học sinh 1. Hướng dẫn chung về tư tưởng đổi mới kiểm tra đánh giá vận dụng vào môn mĩ thuật - Đánh giá hướng tới sự phát triển cá nhân, coi trọng khả năng tự rèn luyện, đánh giá và tự đánh giá của người học. Mĩ thuật là môn học phụ thuộc vào năng khiếu, hứng thú và điều kiện học tập, vì vậy đánh giá hướng tới từng cá nhân, tại thời điểm và trong điều kiện cụ thể là điều cần thiết, để người học nhận biết và chủ động hơn trong quá trình biểu đạt năng lực bản thân. Đánh giá không áp đặt hay so sánh giữa các cá nhân với nhau, để tránh tình trạng học sinh ganh đua hay mặc cảm tự ti... làm giảm hứng thú học tập. Đánh giá kết quả trong điều kiện thực có, không thực hiện đánh giá hoặc có những đòi hỏi vượt quá năng lực và điều kiện của học sinh. Như vậy mới khuyến khích học sinh chủ động học tập theo năng lực cá nhân và điều kiện thực tế. - Đánh giá hướng tới sự cảm thụ. Tìm hiểu, cảm thụ và gây thiện cảm với đối tượng để thực hiện bài vẽ là đặc trưng của môn Mĩ thuật. Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn hướng học sinh cảm thụ những vẻ đẹp vốn có của đối tượng, để hình thành các giá trị thẩm mĩ thông qua đường nét, màu sắc, hình ảnh, tỉ lệ... phục vụ cho bài vẽ đúng vẽ đẹp, vì vậy trong đánh giá cũng cần quan tâm đặc biệt tới mặt cảm thụ của học sinh. Có nghĩa là đánh giá cần hướng tới cách thức đánh giá mang lại cơ hội cảm thụ cho người được đánh giá. Như vậy học sinh không chỉ là chủ thể sáng tạo mà còn là chủ thể đầu tiên cảm thụ chính những “tác phẩm” do mình tạo ra. Cách đánh giá này sẽ khuyến khích học sinh yêu thích với bài học, khả năng cảm thụ vì thế được nhân lên - Coi trọng việc kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng - Đánh giá đảm bảo chất lượng đánh giá - Mở rộng phạm vi đánh giá - Đánh giá kết quả học tập của học sinh đồng thời là đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Qua đó giáo viên thấy được những cái được, những thiếu sót về nội dung, về phương pháp giảng dạy, về mục tiêu của bộ môn để phát huy bổ sung kịp thời. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm động viên, khích lệ các em học tập là chủ yếu, duy trì hứng thú sao cho học sinh thích học, chịu khó suy nghĩ, say sưa tìm tòi, sáng tạo theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của mình và yêu mến cái đẹp. Không nên lấy đánh giá để "rèn" hay "phạt", làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh. Bởi mĩ thuật là môn học Nghệ thuật. Tuy có cung cấp kiến thức chung cho tất cả, nhưng sản phẩm lại không có "đáp số chung", tùy thuộc vào sự ham thích của học sinh, vào sự dẫn giải, gợi mở của giáo viên, vào sự tìm tòi, cảm nhận riêng của mỗi em mà có "đáp số riêng" - cái đẹp nhiều hình nhiều vẻ, thể hiện ở cách khai thác nội dung, cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu. - Đánh giá đảm bảo mục tiêu môn học, có nghĩa là đánh giá kết quả môn mĩ thuật của học sinh cần chú ý : + Dựa vào mục tiêu của môn mĩ thuật : Tạo ra cái đẹp nhiều hình nhiều vẻ. Cảm nhận về cái đẹp ở học sinh. + Dựa vào trọng tâm của từng bài (theo mục tiêu đã đề ra), từng thời gian, tại thời điểm hoặc mỗi loại bài khác nhau, không chung chung. + Dựa vào sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập. + Động viên, khích lệ học sinh có suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo riêng - tìm ra cái mới, cái lạ trong cách trả lời hay thể hiện ở bài tập. + Khả năng và ý thức vận dụng cái đẹp vào cuộc sống - Đánh giá có sự phối hợp để tăng cường mức độ quan tâm tới HS. Môn Mĩ thuật chủ yếu là hoạt động thực hành, những yêu cầu về kiến thức- kĩ năng- thái độ của bài học được thể hiện thông qua các hoạt động học tập, trang trí trường lớp, trong sinh hoạt vui chơi, lao động... Từ những hoạt động này, giáo viên dạy Mĩ thuật cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn... quan tâm theo dõi những biểu hiện của học sinh để đánh giá, bởi chỉ đánh giá trong giờ học, trên bài vẽ thì chưa đảm bảo tính chính xác của đánh giá. Việc tăng cường mức độ quan tâm theo sát được đối tượng học sinh, sẽ giúp giáo viên hiểu rõ và nhớ được đặc điểm từng em để có những điều chỉnh hay động viên khích lệ kịp thời. Hơn nữa sự tham gia của nhiều lực lượng vào quá trình đánh giá buộc học sinh phải luôn tự giác, điều chỉnh hành vi, thái độ trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. 2. Nội dung đánh giá - Nhận thức về cái đẹp Nhận thức về cái đẹp được thể hiện ở học sinh qua trạng thái tinh thần như : chú ý, tập trung quan sát, suy nghĩ, hồ hởi, phấn khởi hoặc thờ ơ với bài học... Từ đó sẽ có những phản ứng sôi nổi : thắc mắc, trao đổi, phát biểu hoặc im lặng hay tỏ ra lo sợ với nhận thức của mình. - Hành động thể hiện cái đẹp + Học sinh làm bài với trạng thái tâm lí thoải mái, tự tin tìm ra cách khai thác nội dung đề tài, bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu hay tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài. Ngược lại học sinh làm bài với tâm trạng gò ép, lặp lại hình hướng dẫn, khuôn sáo theo nếp cũ, không có tìm tòi - làm cho xong. Những trạng thái tâm lí trên sẽ được thể hiện ở kết quả bài vẽ. Khi giảng bài, hướng dẫn thực hành, giáo viên cần thấy được các trạng thái đó ở học sinh. Từ đó giáo viên sẽ biết được học sinh đã tiếp thu kiến thức ở mức độ nào. Trên cơ sở đó để giáo viên điều chỉnh, bổ sung và có cách hướng dẫn cho phù hợp, đồng thời giúp cho việc đánh giá kết quả học tập sát với học sinh và đúng hơn. + Nhận thức thẩm mĩ của học sinh được vận dụng vào học tập sinh hoạt hằng ngày, tại cộng đồng trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy ngoài giờ học trên lớp, giáo viên dạy mĩ thuật cần mở rộng phạm vi đánh giá: kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, học sinh, cộng đồng... quan sát hành vi của học sinh qua các trình bày sách vở, tham gia các hoạt động khác của nhà trường, tại cộng đồng để nhận biết chính xác những chuyển biến trong hành động và nhận thức của học sinh, bởi hành vi "vì cái đẹp" cần được thấm và còn được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, ngay cả đối với những học sinh yếu về khả năng thể hiện trong các bài thực hành. Khi đánh giá kết quả học mĩ thuật cần chú ý về nhận thức, về kết quả bài tập và hành vi thể hiện về cái đẹp. 3. Một số định hướng đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng Mĩ thuật là "nghệ thuật của thị giác" - nhìn ra cái đẹp, để lĩnh hội, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp, đồng thời phát hiện cái chưa đẹp, chưa hợp lí để sửa chữa, bổ sung kịp thời. Tiêu chí về cái đẹp là những qui định chung, có thể là trừu tượng, không có công thức chính xác, nhưng cũng có thể "cân đong, đo đếm" được một số nội dung cơ bản. Khi xem xét đánh giá cần vận dụng những tiêu chí một cách linh hoạt vào từng bài, sản phẩm hay tác phẩm cụ thể, không rập khuôn máy móc. Đánh giá các bài vẽ của học sinh còn phụ thuộc vào mục tiêu đề ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng bài, loại bài cho từng thời điểm... như vậy sẽ có mức độ khác nhau của các tiêu chí. Sau đây xin giới thiệu các tiêu chí đánh giá qua các phân môn Mĩ thuật: a) Bố cục Bố cục là sắp xếp hình mảng, hình vẽ, đường nét, màu sắc trong phạm vi cho phép sao cho đẹp, thuận mắt và nói lên được ý định của người thể hiện, đồng thời tạo cảm xúc thẩm mĩ cho người xem. Trong bố cục còn có đậm - nhạt, đậm và nhạt có thể làm cho bố cục đẹp và cân đối hơn. Với mĩ thuật, bố cục của các loại bài có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó gây ấn tượng đầu tiên cho người xem. Vì vậy bố cục có những yêu cầu sau đây : * Vẽ trang trí - Sắp xếp bố cục mảng hình chính cần rõ, nổi trọng tâm của bài, có "diện tích" lớn vừa phải, vì đó là trọng tâm thu hút người xem. Trong trang trí cơ bản: hình vuông, hình tròn... mảng chính thường to, ở giữa. Mảng phụ nhỏ hơn ăn nhập với mảng hình chính, bổ sung cho mảng chính làm tăng sự hấp dẫn của mảng chính và tôn vẻ đẹp của bài. - Bố cục mảng chính quá to, sẽ tạo cảm giác họa tiết trang trí chiếm choán hết phần hình trang trí. Ngược lại, tổng thể hình trang trí sẽ khó đẹp khi mảng chính quá nhỏ. - Trong trang trí ứng dụng cần sắp xếp bố cục các mảng hình chính ở những vị trí trung tâm và phù hợp với từng loại trang trí (vận dụng các cách sắp xếp một cách linh hoạt). * Vẽ theo mẫu Sắp xếp bố cục cần : - Tỉ lệ với tờ giấy vẽ - Hình vẽ thường ở khoảng giữa tờ giấy. Tùy theo cấu trúc của mẫu mà có khoảng trống nền rộng hay hẹp, nhiều hay ít... ở bên trái, hay bên phải; ở trên hoặc ở dưới. Hình vẽ sao cho cân đối, dễ nhìn, thuận mắt, tránh vẽ ở chính giữa và các khoảng trống nền "bằng nhau" về diện tích. - Mảng, hình đặc cần có tỉ lệ với khoảng trống nền ở phía trên và dưới, ở bên phải và bên trái thích hợp, làm cho bài thoáng, dễ nhìn. Nếu mảng, hình to quá sẽ chật chội, gây cảm giác khó chịu; ngược lại nếu mảng hình nhỏ quá bài vẽ trở nên trống chếnh; hoặc lệch sang trái, sang phải hoặc lên trên, xuống dưới sẽ làm cho bài vẽ mất cân đối. * Vẽ tranh - Bố cục tranh thực chất là sắp xếp hình mảng và hình tượng (các mảng nhân vật, cảnh vật...) màu sắc, đậm nhạt, mảng đặc (mảng hình vẽ), mảng trống (khoảng trống nền) sao cho tranh có chính, có phụ hợp lí thể hiện được nội dung, tư tưởng, tình cảm của người vẽ. - Bố cục mảng hình chính làm rõ nội dung chủ đề, cách sắp xếp vị trí các mảng to, mảng nhỏ ở chỗ nào trên mặt phẳng tranh đều do người thể hiện quyết định, sao cho các mảng hình có sự liên kết với nhau, bổ sung cho nhau. Tránh sắp xếp dàn trải, độc lập với nhau giữa các mảng hình như liệt kê, kể lể sự việc. Mảng hình ở vị trí phù hợp với ý định của người trình bày, khi ấy mảng hình có thể là nhỏ, vừa phải, miễn sao thu hút được người xem. - Mảng hình chính thường được sắp xếp ở trọng tâm bức tranh. b) Mảng Mảng là phần bao quát mà trong đó có một hình hoặc nhiều hình liên kết với nhau. Mảng to, mảng nhỏ, làm cho bài vẽ có trọng tâm, rõ chủ đề. Mảng trong các phân môn đều cần đẹp, đa dạng. Mỗi hình dáng của mảng đều cho những cảm giác khác nhau: hình tròn gây cảm giác động; hình tứ giác tạo nên thế chắc khỏe, tĩnh lặng; hình tam giác biểu hiện sự vững chãi, chắc chắn... Các mảng cần thay đổi về dáng thế, vị trí (cao thấp), diện tích (to nhỏ) để bài vẽ có nhịp điệu. c) Hình vẽ Hình vẽ cần vẽ được đặc điểm của đối tượng (hoa lá, cây, đồ vật, động vật...) và biểu hiện được dáng động, dáng tĩnh. * Vẽ trang trí Hình vẽ (hoạ tiết) đã được đơn giản và cách điệu. Hình vẽ có thể là họa tiết hoa lá, chim muông, động vật, côn trùng, đôi khi cả hình người. Hình vẽ họa tiết dù mô phỏng hay cách điệu, chi tiết hay khái quát đều giữ được đặc điểm của đối tượng - nhận ra hình vẽ đó là gì. * Vẽ theo mẫu Hình vẽ cần lột tả được đối tượng, rõ nét điển hình nhất của mẫu về đặc điểm hình dáng, tương quan tỉ lệ, thể hiện được cấu trúc của đồ vật. * Vẽ tranh Hình vẽ (hình tượng) cần khái quát, điển hình (đôi khi không yêu cầu chi tiết). Hình vẽ thể hiện đúng động tác (đi, đứng, chạy nhảy...) theo hoạt động của nhân vật. d) Nét vẽ Nét vẽ tự nhiên, thoải mái, có đậm có nhạt, phong phú, phối hợp nhịp nhàng giữa nét dọc, nét nghiêng, nét ngang, nét lượn... Nét vẽ đơn điệu sẽ làm cho bài vẽ cứng, buồn hoặc rối mắt khó nhìn. * Vẽ trang trí Nét vẽ họa tiết trong bài trang trí cần dứt khoát rõ ràng, nét vẽ có thể đậm đều hoặc là nét mảnh còn phụ thuộc vào ý đồ của người trang trí. Trong trang trí nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc... cùng phối hợp để tạo nên vẻ đẹp cho hình trang trí. Đối với bài trang trí cơ bản, nét vẽ hình đối xứng qua trục giống nhau. Nét vẽ tự nhiên, thoáng đạt được sử dụng trong trang trí tự do. Họa tiết hình hình học (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật) thường sử dụng đồ dùng học tập (compa, êke, thước kẻ) để vẽ nét được chuẩn xác. * Vẽ theo mẫu Đối với bài vẽ theo mẫu, nét vẽ phải được thể hiện bằng tay (không dùng thước), có đậm có nhạt, nét vẽ theo cảm xúc (có nét cong, nét thẳng, nét to, nét nhỏ, nét mờ...), nét vẽ không chỉ thể hiện rõ hình mẫu, mà thông qua nét vẽ người xem còn cảm nhận được khối, ánh sáng, không gian và đậm nhạt của hình. * Vẽ tranh Hình của bài vẽ tranh đa dạng phong phú và được phối hợp nhiều loại nét với nhau, vì vậy nét vẽ hoạt và tự nhiên theo cảm xúc của người vẽ. Nét vẽ đậm hay nhạt còn thể hiện không gian ước lệ trong tranh. e) Màu sắc Màu sắc làm cho bài vẽ hấp dẫn, đẹp hơn. Màu ở bài vẽ không nhất thiết là đúng như thực (lá xanh, hoa đỏ ...), có thể vẽ màu theo ý thích, vẽ theo tâm trạng (vui, buồn, sôi động hay trầm lắng...), cái đó tùy thuộc vào nội dung chủ đề và ý thích của người thể hiện. Nhìn chung, màu sắc ở bài vẽ cần có đậm, nhạt và phối hợp nhịp nhàng giữa màu nóng và màu lạnh - Bài vẽ phải tạo được hòa sắc. * Vẽ trang trí Màu sắc có thể là rực rỡ hay trầm; có thể dùng màu theo ý thích, phù hợp nội dung trang trí, cần có đậm nhạt làm rõ trọng tâm. * Vẽ theo mẫu Màu sắc cần thể hiện được đặc điểm của đối tượng, đồng thời có được mối quan hệ giữa các màu trong bài vẽ theo tương quan chung, không tách bạch giữ các màu, như: hoa màu đỏ, lá màu xanh, lọ trắng ... * Vẽ tranh Màu trong tranh phụ thuộc vào chủ đề, cảm xúc của người vẽ, không nên rập khuôn như thực tế. Màu sắc cần thể hiện được nội dung chủ đề, rõ trọng tâm có đậm, nhạt, có mảng to, mảng nhỏ hài hòa. Khi vẽ màu nên nhìn tổng thể màu trong bài tránh màu quá tương phản, đối chọi hoặc đơn điệu nghèo nàn về sắc độ. 4. Hình thức đánh giá kết quả học tập mĩ thuật a) Kiểm tra Kiểm tra là công việc cần thiết đối với bất kì môn học nào. Kiểm tra để biết được khả năng lĩnh hội và từ đó đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng, khách quan hơn. Với môn Mĩ thuật thì kiểm tra vào lúc nào, như thế nào sẽ có hiệu quả hơn? - Kiểm tra trước khi dạy bài mới Hình thức kiểm tra này không nhất thiết thành nếp, lặp lại ở tất cả các bài dạy. Bởi hình thức kiểm tra này đôi khi gây tâm trạng lo sợ cho học sinh, như vậy không có lợi cho các em chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Học sinh đến lớp là để được học và lĩnh hội một cách tự giác. Với môn Mĩ thuật, khi nào học sinh thấy thích học thì đều mang lại kết quả học tập cao hơn. Do đó, kiểm tra trước giờ học có thể kiểm tra đồ dùng học tập: sách, vở, những gì cần mang theo như mẫu, tư liệu (tranh, ảnh sưu tầm ...). Trước khi dạy bài mới, giáo viên nên có câu hỏi nhẹ nhàng. Ví dụ : "Nào, các em đã chuẩn bị cho bài học chưa ?". Kiến thức môn mĩ thuật không có những công thức bất di bất dịch, dựa vào những hiểu biết chung, học sinh sẽ vận dụng một cách sáng tạo vào từng bài vẽ cụ thể. Không nhất thiết phải nhớ một cách máy móc, cứng nhắc với kiến thức của mĩ thuật. Đồng thời kiến thức mĩ thuật được nhắc lại ở mỗi bài, qua cách thể hiện học sinh sẽ nhớ và bổ sung dần kiến thức và hình thành các kĩ năng làm bài. - Kiểm tra qua các bài thực hành (Hình thức kiểm tra thường xuyên). Mĩ thuật là môn học thực hành, trên cơ sở làm bài tập, kiến thức sẽ khắc sâu và nâng cao. Qua các bài tập, giáo viên có thể vừa cung cấp, vừa bổ sung và kiểm tra kiến thức của học sinh. Đây là cách dạy, cách học mang tính đặc thù của môn mĩ thuật - dạy và học trên thực tế ở mỗi bài vẽ. Khi kiểm tra qua các bài tập, giáo viên chú ý: + Trọng tâm phù hợp với mức độ bài học và đánh giá qua các ngôn ngữ tạo hình: Thời gian đầu chú ý về bố cục hình mảng, sau đến họa tiết và màu sắc (vẽ trang trí). Các bài sau: đánh giá tổng thể. Cũng như vậy, với vẽ theo mẫu, thời kì đầu cần chú ý đánh giá về cách vẽ hình, đặc điểm mẫu sau đến đậm nhạt, cuối cùng đến tổng thể bài vẽ. Vẽ tranh, bước đầu chú ý nhận xét về bố cục mảng hình, sau đến xây dựng hình tượng và cách thể hiện màu, hòa sắc, đậm nhạt. Đối với những học sinh khá, có năng khiếu, giáo viên nên đánh giá tổng thể bài vẽ (bố cục, hình vẽ, màu sắc, đậm nhạt) để giúp học sinh khác học tập rút kinh nghiệm. + Trường hợp học sinh có tiến bộ : giáo viên cần động viên để các em tự tin và cố gắng hơn. + Trường hợp học sinh có khả năng và cách thể hiện độc đáo về bố cục, xây dựng hình tượng và cách vẽ màu : giáo viên cần khích lệ, đồng thời cung cấp thêm về kiến thức để các em có điều kiện phát triển hơn. + Trường hợp học sinh yếu kém, dụt dè thiếu tự tin: giáo viên cần có cách đánh giá hướng tới sự phát triển cá nhân. Cụ thể: giáo viên nên trao đổi cởi mở để xóa bỏ rào cản tự ti, bình ổn tâm lí giúp HS mạnh dạm trong giao tiếp, sau đó gợi ý HS vẽ những hình đơn giản trước, bổ sung hình vẽ chi tiết sau. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cần nhận xét động viên khích lệ kịp thời, với cách thức như vậy sẽ giúp học sinh vững tâm hơn và chủ động tham gia học tập, tự

File đính kèm:

  • doctt bgh.doc