Giáo án Mĩ thuật tiểu học tuần 8

Lớp 1 (Tiết 2,3) MĨ THUẬT

Bài 8: VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được hình vuông và hình chữ nhật.

- Biết cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật.

- Vẽ được các hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.

HS khá ,giỏi; Vẽ cân đối được họa tiết dạng hình vuông, hình chữ nhật có sẵn và vẽ màu theo ý thích .

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật

- Hình minh hoạ .

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật tiểu học tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Buổi sáng Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010 Lớp 1 (Tiết 2,3) Mĩ thuật Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình vuông và hình chữ nhật. - Biết cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Vẽ được các hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích. HS khá ,giỏi; Vẽ cân đối được họa tiết dạng hình vuông, hình chữ nhật có sẵn và vẽ màu theo ý thích . II. Chuẩn bị: - Đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật - Hình minh hoạ . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1.Giới thiệu hình vuông và hình CN. - Em quan sát xung quanh ta có những đồ vật nào là hình CN, đồ vật nào là hình vuông? - Kể tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình CN - Hình chữ nhật có các cạnh đối diện như thế nào? (chỉ vào cái bảng) - Còn hình vuông thì sao? Chỉ vào viên gạch hoa - GV giới thiệu đặc điểm của hình vuông và hình CN. Hoạt động 2. Cách vẽ: - Giáo viên vẽ từng bước lên bảng. - Vẽ 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc trước cách đều nhau. - Vẽ tiếp 2 nét còn lại - ở hình vuông cần lưu ý vẽ nét cuối cùng cần xác định ở vị trí nào sẽ được hình vuông Hoạt động 3. Thực hành: - Em vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào của ngôi nhà. - Vẽ thêm bờ rào, mặt trời, cây, mây...cho bức tranh sinh động hơn. - Vẽ màu theo ý thích. HS khá ,giỏi; Vẽ cân đối được họa tiết dạng hình vuông, hình chữ nhật có sẵn và vẽ màu theo ý thích . * Đối với những HS yếu cần hướng dẫn rõ ràng cácnét ngang, nét dọc... - Quan sát hướng dẫn, gợi mở, động viên, khích lệ. Hoạt động 4. Nhận xét và đánh giá: HS nhận xét, GV tổng hợp bổ sung và đánh giá. ______________________________________________ Buổi chiều Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2012 Lớp 1 (Tiết1, 2) Luyện Mĩ thuật Bài: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình vuông và hình chữ nhật. - Biết cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Vẽ được các hình vuông, hình chữ nhật và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: - Đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1.Giới thiệu hình vuông và hình CN. - Em quan sát xung quanh ta có những đồ vật nào là hình CN, đồ vật nào là hình vuông? - Kể tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình CN - Hình chữ nhật có các cạnh đối diện như thế nào? (chỉ vào cái bảng) - Còn hình vuông thì sao? Chỉ vào viên gạch hoa - GV giới thiệu đặc điểm của hình vuông và hình CN. Hoạt động 2. Cách vẽ: - Giáo viên vẽ từng bước lên bảng. - Vẽ 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc trước cách đều nhau. - Vẽ tiếp 2 nét còn lại - ở hình vuông cần lưu ý vẽ nét cuối cùng cần xác định ở vị trí nào sẽ được hình vuông Hoạt động 3. Thực hành: _Học sinh vẽ hình vuông ,hình chữ nhật theo ý thích - Vẽ xong màu theo ý thích. .* Đối với những HS yếu cần hướng dẫn rõ ràng các nét ngang, nét dọc... - Quan sát hướng dẫn, gợi mở, động viên, khích lệ. Hoạt động 4. Nhận xét và đánh giá: HS nhận xét, GV tổng hợp bổ sung và đánh giá. Học sinh tìm ra bài vẽ mình thích và xếp loại . GV nhận xét và xếp loại khen những học sinh có bài vẽ đẹp . \ Giáo viên khen những học sinh có bài đẹp Tuần 8 : Từ ngày 29 tháng 10 đến 02 tháng 11 năm 2007 Bài 8: Thường thức mĩ thật Xem tranh Tiếng đàn bầu (Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt) I- Mục tiêu: - Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ. - Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh. - Yêu mến anh bộ đội II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phonh cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu ...). - Tranh của thiếu nhi. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 2 - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh Tiếng đàn bầu trong Vở tập vẽ 2 để học sinh nhận biết thêm về các loại tranh: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt và các chất liệu (màu bột, sơn dầu ...). - Yêu cầu học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi: + Tên của bức tranh là gì ? + Các hình ảnh, màu sắc trong tranh thế nào ? + Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ có rõ không ? Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở Vở tập vẽ 2 rồi trả lời các câu hỏi : + Em hãy nêu tên bức tranh vẽ tên hoạ sĩ ? + Tranh vẽ mấy người? + Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì? + Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao. + Trong tranh, hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào? - Giáo viên gợi ý để từng học sinh trả lời theo suy nghĩ riêng của mình. - Giáo viên bổ sung: + Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây + Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả; ơ ! bố ... + Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em qùy bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh rất sinh động. Tiếng đàn bầu là bức tranh đẹp, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi. - Giáo viên có thể chỉ rõ HS thấy trong tranh còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. Hình ảnh này càng tạo cho tiếng đàn hay hơn và không khí thêm ấm áp. Ngoài ra, bức tranh dân gian Gà mái treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiếy học. - Khen ngợi những HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài. * Dặn dò: - Sưu tầm thêm tranh in trên sách, báo. - Tập nhận xét tranh dựa theo các câu hỏi như bài học hôm nay. - Quan sát các loại mũ (nón) Lớp 3 (Tiết 4,5 ) Mĩ thuật Bài 8: vẽ tranh Vẽ chân dung I. Mục tiêu: - Hiểu đắc điểm hình dáng khuôn mặt người . - Biết cách vẽ chân dung. -Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè . HS giỏi khá ; Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng ,sắp xếp hình vẽ cân đối ,màu sắc phù hợp . II. Chuẩn bị: - Sưu tầm tranh ảnh về chân dung III.Các hoạt động dạy - học: * Giới thiệu bài: Mỗi người đều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng: khuôn mặt tròn, trái xoan, vuông...tóc thì cũng có người tóc ngắn tóc dài...Bài học hôm nay chúng ta đi vào diễn tả đặc điểm riêng của từng người thông qua bài vẽ chân dung. Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh chân dung: Cho học sinh quan sát tranh đã chuẩn bị và đặt câu hỏi: - Các bức tranh này vẽ nữa người, vẽ khuôn mặt, hay vẽ toàn thân Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt là chủ yếu để thể hiện được đặc điểm của mỗi người. - Ngoài khuôn mặt ra còn vẽ những gì nữa ? (cổ, vai, thân) - Nét mặt của người trong tranh như thế nào? (buồn, vui, nam hay nữ) - Em thích vẽ về ai và hãy miêu tả về người đó ? Hoạt động 2: Cách vẽ - Giáo viên vẽ minh hoạ lên bảng cho học sinh quan sát: vẽ bao quát rồi vẽ chi tiết - Nhớ lại hình ảnh người mình định vẽ rồi vẽ hoặc trực tiếp quan sát các bạn để vẽ. - Em dự định vẽ chính diện hay nghiêng ? Vẽ chân dung tức là vẽ chân thật dung nhan của người được vẽ. Chủ yếu là diễn tả nét mặt Hoạt động 3: Thực hành: - Có thể cho học sinh ngồi 2 bàn quay mặt nhìn nhau để vẽ - Quan sát, động viên, gợi ý, khích lệ. - Hướng dẫn các em vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá: -Gv chọn một số bài cho cả lớp quan sát nhận xét. Học sinh tìm ra bài vẽ mình thích và xếp loại . GV nhận xét và xếp loại khen những học sinh có bài vẽ đẹp . Lớp 4 (Tiết 3 ) Mĩ thuật Bài 8: Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc I.Mục tiêu: Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật. Biết cách nặn con vật theo ý thích. Nặn được con vật theo ý thích HS giỏi khỏ; Hỡnh nặn cõn đối gần giống con vật mẫu . II. Chuẩn bị: Tranh ảnh các con vật quen thuộc. Hình nặn gợi ý cách nặn con vật . III. Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: Mỗi con vật có đặc điểm riêng của nó. Em cần suy nghĩ kỹ các đặc điểm đó của con vật thì nặn hoặc vẽ nó sẽ giống và đẹp hơn Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: Cho học sinh quan sát tranh, ảnh kết hợp đặt câu hỏi: - Đây là con vật gì ? - Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào ? -Màu sắc của nó ra sao? -Hình dáng, tư thế của các con vật khi hoạt động như thế nào ? -Em thích nặn con vật nào ? -Em sẽ nặn con vật đó trong hoạt động nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên gợi ý cho các em về những đặc điểm nỗi bật của con vật. Hoạt động 2: Cách nặn con vật Giáo viên dùng đất nặn mẫu và yêu cầu học sinh quan sát. Có 2 cách nặn: +/ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại: -Nặn các bộ phận chính của con vật (thân, đầu ). -Nặn các bộ phận khác. (chân, tai, đuôi ) -Ghép dính các bộ phận đó lại. -Tạo dáng và sửa hoàn chỉnh con vật. +/ Nặn các con vật từ một thỏi đất -Cần lưu ý các thao tác ghép, dính các bộ phận, sửa, nắn để tạo dáng cho con vật sinh động hơn. Hoạt động 3: Thực hành: .-Em nặn con vật theo ý thích. -Chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh xung quanh. -Gợi ý cho những học sinh làm chậm nên chọn những con vật có hình dáng đơn giản. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV yêu cầu học sinh bày sản phẩm lên bàn theo tổ. - Cho học sinh nhận xét giữa các tổ. Giáo viên góp ý, khen ngợi động viên học sinh --------- Buổi chiều Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2010 Lớp 5 (Tiết 1,2) Mĩ thuật Bài 8: Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu I.Mục tiêu: 7 -Hiểu hỡnh dỏng ,đặc điểm của vật mẫu cú dỏng hỡnh trụ và hỡnh cầu . -Biết cỏch vẽ vật mẫu cú dạng hỡnh trụ và hỡnh cầu. -Vẽ được hỡnh theo mẫu cú dạng hỡnh trụ và hỡnh cầu. HS giỏi khỏ ;Sắp xếp hỡnh vẽ cõn đối ,hỡnh vẽ gần với mẫu. II.Chuẩn bị: -Vật mẫu hình trụ và hình cầu để vẽ -Hình gợi ý cách vẽ III.Các hoạt động dạy - học Giới thiệu bài : GV giới thiệu mẫu vẽ, bày mẫu, nêu mục tiêu, yêu cầu, hướng sự chú ý của HS vào bài . Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK để nhận xét về hình dáng, đặc điểm cũng như màu sắc của mẫu -ở vị trí ngồi của em em thấy mẫu như thế nào? -Vật nào nằm trước, vật nào nằm sau? -Vật nằm trước che vật nằm sau có nhiều không? Gọi 3 - 4 HS trả lời, GV tóm tắt: *Tuỳ từng vị trí ngồi khác nhau các em sẽ nhìn thấy mẫu khác nhau, nhìn thấy như thế nào thì vẽ như thế đó. Hoạt động 2: Cách vẽ: -GV giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ để cũng cố thêm kiến thức cho HS cũng như để HS nhớ lại cách vẽ từ bao quát đến chi tiết: +Vẽ khung hình chung và khung hình riêng từng vật mẫu. +Tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và vẽ phác hình bằng nét thẳng. +Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho giống. -GV gợi ý một số HS vẽ đậm nhạt bằng chì đen: +Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt. +Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt. -Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành: -Cho HS xem một số bài của anh, chị năm trước. -Các em cần quan sát kĩ mẫu và cố gắng vẽ theo đúng vị trí ngồi, hướng nhìn của mình. -Luôn luôn so sánh, đối chiếu tỉ lệ giữa 2 vật mẫu như đã hướng dẫn ở trên. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: -GV cùng HS trưng bày các bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: +Bố cục +Tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ. +Độ đậm nhạt. -GV nhận xét, bổ sung và chỉ ra những bài vẽ đẹp và những thiếu sót chung -Gợi ý HS sắp xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.

File đính kèm:

  • docthuymt t8.doc
Giáo án liên quan