A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua bài học sinh hiểu được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức để hạn chế tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng bằng những việc làm cụ thể
B. Chuẩn bị:
1. Phương pháp
- Giảng giải, đàm thoại, trắc nghiệm, phiếu học tập
2. Đồ dùng dạy học
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 8794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: SVTH:
Lớp : GVHD:
Mụn: Ngày soạn:
GIÁO ÁN
Bài 15 : Điều kiện phát sinh phát triển
của sâu bệnh hại cây trồng
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua bài học sinh hiểu được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức để hạn chế tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng bằng những việc làm cụ thể
B. Chuẩn bị:
1. Phương pháp
- Giảng giải, đàm thoại, trắc nghiệm, phiếu học tập
2. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh, SGK và một số tranh ảnh ngoài thực tế.
- Băng hình.
3. Tư liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo - thông tin bổ sung.
4. Trọng tâm:
- Gồm 4 phần.
C. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức.
- Quan sát tổng quát trên lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy tìm hiểu ở gia đình hoặc địa phương em đã làm gì để hạn chế sâu bệnh gây hại?
- Theo em sâu bệnh phát triển phụ thuộc vào điều kiện nào?
Giáo viên nhận xét hai câu trả lời trên và bổ sung đặc biệt là câu 2 và vào bài mới.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Nguồn sõu bệnh hại
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung
Hỏi: Em hãy tìm hiểu các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng?
Hỏi: Em hãy tìm hiểu nguồn sâu bệnh gồm những thành phần nào?
Hỏi: Điều kiện để chúng tồn tại là gì?
Hỏi: Để ngăn chặn tác hại của sâu bệnh chúng ta phải làm gì?
Hãy trả lời vào phiếu học tập sau:
Biện pháp kỹ thuật
Tác dụng
- Cho học sinh xem một số tranh vẽ về nguồn sâu bệnh gây hại.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời vào phiếu học tập
- Học sinh quan sát thấy được mức độ da dạng của nguồn sâu bệnh.
I. Nguồn sâu bệnh gây hại
- Trứng nhộng của côn trùng.
- Bào tử của các loại bệnh.
- Chúng tồn tại trong đất, bụi cây, bờ ruộng, những hạt giống, cây, con nhiễm bệnh.
Biện pháp KT
Tác dụng
1. Làm đất (cày, bừa, )
- Làm cho đất tơi xốp, cây sinh trưởng tốt, tăng sức chống chịu với ngoại cảnh.
- Tiêu diệt nguồn sâu bệnh.
2. Vệ sinh đồng ruộng
- Tiêu diệt mầm mống của sâu bệnh.
3. Sử dụng giống chống sâu bệnh
- Loại trừ khả năng mang bệnh ở giống cây trồng
4. Gieo trồng đúng thời vụ
- Cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
5. Bón phân hợp lý, chăm sóc kịp thời
- Cây trồng sinh trưởng tốt, đúng thời vụ, có sức đề kháng tốt đối với sâu bệnh.
6. Luân canh trồng xen
- Cách ly và cô lập nguồn sâu bệnh.
Hoạt động 2:Điều kiện khí hậu về đất đai
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung
Hỏi: Trong thực tế em thấy với điều kiện ntn thì sâu bệnh phát triển mạnh? Tại sao?
Giáo viên bổ sung: Vào những ngày mưa phùn, to: 25 – 30o C thì sâu bệnh phát triển mạnh nhất.
Tại sao nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến sâu bệnh?
Hỏi: chúng ta cần phải làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh?
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về bệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa sâu đục thân và
Hỏi: Đất đai có ảnh hưởng đến sâu bệnh ntn?
Biện pháp hạn chế sâu bệnh phát triển
- Học sinh trao đổi theo nhóm và trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời theo nhóm, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
II. Điều kiện khí hậu về đất đai
1. Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, không khí và lượng mưa.
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh trong giới hạn nhất định.
- Mỗi loại sâu bệnh thích ứng với nhiệt độ trong giới hạn nhất định.
- Độ ẩm, lượng mưa quyết định lượng nước trong cơ thể sâu bệnh.
Ví dụ:
to: 25 – 30o Nấm phát triển mạnh
ẩm độ cao
Nhưng nếu to: 45 – 50oà Nấm chết
to và ẩm độ thích hợp à cây trồng sinh trưởng tốt à Sâu bệnh phát triển mạnh.
2. Đất đai
- Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ nhiễm sâu bệnh.
Ví dụ: + Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá.
+ Đất chua cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa.
- Biện pháp cải tạo đất.
Hoạt động 3:Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung
Hỏi: Ngoài hai điều kiện trên, sâu bệnh phát triển còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh theo nhóm. (điền ảnh hưởng của các yếu tố và lấy ví dụ).
Các yếu tố
ảnh hưởng của các yếu tố
Ví dụ
1. Sử dụng hạt giống và cây con nhiễm bệnh
2. Chế độ chăm sóc mất cân đối
3. Những vết thương do cơ giới và ngập úng
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời theo nhóm
- Học sinh trả lời.
III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
Các yếu tố
ảnh hưởng của các yếu tố
Ví dụ
1. Sử dụng hạt giống và cây con nhiễm bệnh
- Là nguồn sâu bệnh để chúng phát triển.
- Khi gieo giống thóc đã nhiễm nấm thì bệnh nấm sẽ phát triển.
2. Chế độ chăm sóc mất cân đối
Làm cho cây trồng phát triển không bình thường
- Bón nhiều đạmà cây lốp lá tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
3. Những vết thương do cơ giới và ngập úng
- Tạo điều kiện thuận lợi cho VSV xâm nhập vào cây trồng.
- Lá lúa bị rách à các VSV dễ xâm nhập và gây bệnh
Hoạt động 4:Điều kiện để sâu bệnh phát triển:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung
Hỏi: Có nguồn bệnh rồi thì khi nào sâu bệnh phát triển thành dịch lớn
Hỏi: Để hạn chế dịch do sâu bệnh gây nên chúng ta phải làm gì?
Cho HS xem H15.2 trong SGK thấy được tác hại của ổ dịch.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác cho nhận xét và bổ sung.
Học sinh trả lời
IV. Điều kiện để sâu bệnh phát triển:
- Có nguồn bệnh.
- Điều kiện thuận lợi: Thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp ổ dịch sẽ sinh sản nhanh, sau vài ngày lan khắp cánh đồng.
- Để hạn chế dịch sâu bệnh ta phải: phát hiện sớm, diệt trừ kịp thời và tận gốc.
D. Củng cố:
- Tóm tắt những điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh.
- Những biện pháp cơ bản để hạn chế tác hại của sâu bệnh.
E. Công việc về nhà:
- Học theo câu hỏi SGK.
- Liên hệ tình hình phát triển sâu bệnh ở địa phương.
- Chuẩn bị một số mẫu về sâu bệnh hại cây trồng.
- Đọc trước bài mới.
File đính kèm:
- bai 15 dieu kien phat trien cua sau benh hai caytrong.doc