I. Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
1. Kiến thức.
Nêu được khái niệm khảo nghiệm giống cây trồng.
Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Nêu được các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng và so sánh được sự giống và khác nhau của các loại thí nghiệm : thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật và thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
Xác định được các khâu của quy trình khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện được kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh
Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy công nghệ.
3. Thái độ.
Từ quy trình khảo sát nghiêm ngặt giống mới để khi đưa vào sản xuất đại trà mà có lòng tin vào giống mới rõ nguồn gốc và cần kiểm tra với giống không rõ nguồn gốc.
Có ý thức tuyên truyền cho gia đình biết lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng để áp dụng vào trồng trọt ở gia đình mình
50 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 2 đến bài 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành số 1
Chương I. Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương.
Bài 2 : Khảo nghiệm giống cây trồng
Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
Kiến thức.
Nêu được khái niệm khảo nghiệm giống cây trồng.
Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Nêu được các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng và so sánh được sự giống và khác nhau của các loại thí nghiệm : thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật và thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
Xác định được các khâu của quy trình khảo nghiệm giống cây trồng.
Kĩ năng.
Rèn luyện được kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh
Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy công nghệ.
3. Thái độ.
Từ quy trình khảo sát nghiêm ngặt giống mới để khi đưa vào sản xuất đại trà mà có lòng tin vào giống mới rõ nguồn gốc và cần kiểm tra với giống không rõ nguồn gốc.
Có ý thức tuyên truyền cho gia đình biết lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng để áp dụng vào trồng trọt ở gia đình mình
Phương tiện dạy học.
- Hình 2.1 ; 2.2 ; 2.3 SGK phóng to.
- Phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học.
Vấn đáp – tìm tòi.
Phân tích cấu trúc nội dung.
Khái niệm
Giống cây trồng : là tập hợp quần thể cây trồng cùng loài; được hình thành củng cố; phát triển trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nhất định chúng có cùng nguồn gốc, cấu trúc di truyền, khả năng chống chịu tương tự nhau.
Khảo nghiệm giống cây trồng : là xem xét, theo dõi các chỉ tiêu sinh học, kinh tế kỹ thuật của một giống, qua đó đánh giá , xác nhận để đưa vào sản xuất.
Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
1. Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Đánh giá giống mới.
- Công nhận giống mới phù hợp với từng vùng sinh thái và hệ thống luân canh.
2. Ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Cung cấp thông tin về yêu cầu kĩ thuật, có hướng dẫn sử dụng thích hợp.
Các loại thí nghiệm khảo nghiêm giống cây trồng.
Đặc điểm
Loại
Thí nghiệm
Cơ quan thực hiện
Mục đích thí nghiệm
Các chỉ tiêu để đánh giá
So sánh giống
Cơ quan chọn giống
So sánh với giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà có số liệu đề nghị trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia khảo nghiệm
Các chỉ tiêu kinh tế và sinh học: sinh trưởng và phát triển, năng suất, chất lượng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi
Kiểm tra
kĩ thuật
Trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia
Kiểm tra, xác nhận giống
Các chỉ tiêu kĩ thuật(Qui trình kĩ thuật gieo giống)
Sản xuất quảng cáo
Cơ quan chọn tạo giống
Quảng cáo với khác hàng và nhân giống đại trà
Các chỉ tiêu năng suất
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu thành tựu và hạn chế của nghành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta? Hãy kể tên một số sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến?
3. Đặt vấn đề.
Để có một vụ lúa cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt thì điều đầu tiên mà chúng ta cần đó chính là giống. Nhưng một giống mới để được đưa vào sản xuất đại tà thì phải trải qua những khảo nghiệm bằng các thí nghiệm do các cơ quan chuyên môn về giống của nhà nước như công ty Giống cây trồng trung ương, Trung tâm khảo nghiệm giống quốc giakiểm định chặt chẽ. Vậy khảo nghiệm giống là gì? Khảo nghiệm giống cây trồng được diễn ra như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
Bài 2 : Khảo nghiệm giống cây trồng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm giống và khảo nghiệm giống cây trồng.
Hoạt động dạy – học
Nội dung kiến thức
GV : Chúng ta thường hay nói đến các giống cây trồng như : giống Bưởi Diễn, giống Cam SànhVậy, giống cây trồng là gì?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết lại kiến thức.
GV : Các giống cây trồng khi được đem ra trồng đại trà thì phải được khảo nghiệm giống chặt chẽ. Khảo nghiệm giống cây trồng là gì?
HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét câu trả lời và tổng kết kiến thức. GV giải thích khái niệm.
Khái niệm
a) Giống cây trồng : là tập hợp quần thể cây trồng cùng loài; được hình thành củng cố; phát triển trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nhất định chúng có cùng nguồn gốc, cấu trúc di truyền, khả năng chống chịu tương tự nhau.
b) Khảo nghiệm giống cây trồng : là xem xét, theo dõi các chỉ tiêu sinh học, kinh tế kỹ thuật của một giống, qua đó đánh giá , xác nhận để đưa vào sản xuất.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
Hoạt động dạy – học
Nội dung kiến thức.
GV : Giả sử 1 giống lúa ở nước ngoài có sản lượng cao, chất lượng gạo tốt, ta nhập nội rồi đưa vào sản xuất đại trà ngay, không qua khảo nghiệm. Kết quả sẽ như thế nào? Vì sao?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi : có thể tốt nhưng thường không có hiệu quả vì không thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, không có quy trình kĩ thuật hợp lý.
GV nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết lại kiến thức.
Hỏi : Khảo nghiệm giống có mục đích gì?
HS nghiên cứu SGK tr9 và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét câu trả lời và tổng kết kiến thức.
GV : Kết quả của quá trình khảo nghiệm giống cây trồng giúp ích gì cho nhà quản lý và người sản xuất?
HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV tổng kết lại kiến thức
Kết luận : Như vậy một giống cây trồng mới chọn tạo hay nhập nội nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm giống.
Mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Mục đích.
- Đánh giá giống mới.
- Công nhận giống mới phù hợp với từng vùng sinh thái và hệ thống luân canh.
Ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Cung cấp thông tin về yêu cầu kĩ thuật, có hướng dẫn sử dụng thích hợp.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
Hoạt động dạy – học
Nội dung kiến thức
GV nêu vấn đề : Làm thế nào để giống mới được nhà nước công nhận và cho phép đưa vào sản xuất đại trà? Chúng ta sẽ nghiên cứu phần III. “ Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng”
GV(hỏi): Em hãy cho biết có các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng nào?
HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: 3 thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng trên chính là thể hiện các khâu của qui trình khảo nghiệm giống trước khi đưa giống vào sản xuất đại trà. Vậy đặc điểm của các thí nghiệm này như thế nào?
GV: Phát PHT, phân công nhóm hoàn thành PHT.
HS hoạt động nhóm, hoàn thành PHT.
GV yêu cầu mỗi nhóm bất kỳ trình bày về 1 phương pháp khảo nghiệm giống. Các nhóm khác nhận xét.
GV tổng kết lại PHT. GV: Trình bày lại về nội dung của từng loại thí nghiệm. GV lưu ý tính công nghệ của qui trình KNGCT.
GV giải thích cho HS hiểu thế nào là hội nghị đầu bờ. ( hình 2.3)
Hội nghị đầu bờ là hội nghị tổ chức báo cáo kết quả việc gieo trồng giống mới trên diện tích rộng, kết hợp với khảo sát thực tế trên đồng ruộng của các đại biểu, nhằm xác định tính ưu việt và quy trình kỹ thuật của giống, từ đó mà quảng cáo để giống được sử dụng rộng rãi.
GV giới thiệu thêm tranh ảnh về các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng hay băng hình về hội nghị đầu bờ mà GV sưu tầm được. GV cũng có thể giới thiệu bao bì của 1 số loại hạt giống được trồng rộng rãi.
Các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
Loại
Thí nghiệm
Cơ quan thực hiện
Mục đích thí nghiệm
Các chỉ tiêu để đánh giá
So sánh giống
Cơ quan chọn giống
So sánh với giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà có số liệu đề nghị trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia khảo nghiệm
Các chỉ tiêu kinh tế và sinh học: sinh trưởng và phát triển, năng suất, chất lượng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi
Kiểm tra
kĩ thuật
Trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia
Kiểm tra, xác nhận giống
Các chỉ tiêu kĩ thuật(Qui trình kĩ thuật gieo giống)
Sản xuất quảng cáo
Cơ quan chọn tạo giống
Quảng cáo với khác hàng và nhân giống đại trà
Các chỉ tiêu năng suất
Hoạt động 4 : củng cố kiến thức.
GV hỏi : trong việc khảo nghiệm giống cây trồng có thể đảo vị trí của 3 khâu trong quy trình được không? Tại sao?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
(Yêu cầu nêu được : ta không thể thay đổi thứ tự của các thí nghiệm nhưng có thể gộp thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 vào với nhau bởi trong quá trình làm thí nghiệm so sánh giống thì cũng đã có thể khảo sát được chất lượng của giống).
Hỏi : các thí nghiệm này được tiến hành ở cùng 1 địa phương hay tiến hành ở nhiều địa phương khác nhau?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV tổng kết lại kiến thức.
Hoạt động 5 : dặn dò.
Yêu cầu HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Bài thực hành số 2.
Bài 8: Xác định độ chua của đất.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh phải
Về kiến thức
Trình bày được qui trình xác định độ chua của đất
Xác định được PH của đất bằng các thiết bị thông thường
Giải thích được cơ sở khoa học của các kết quả thí nghiệm
b) Kĩ năng
Xác định được độ chua của một loại đất cụ thể
Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy công nghệ
c)Về ý thức
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống
Rèn luyện ý thức và thái độ làm việc khoa học và chính xác
Phương tiện dạy học
SGK
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ: 100g/ 1nhóm
Máy đo pH: 1 cái/ cả lớp (hay chỉ thị màu và thang so màu)
Đồng hồ bấm giây (đồng hồ đeo tay): 2 cái/ nhóm
Dung dịch kcl 1N: 200ml/ nhóm
Nước cất 500 ml/ nhóm
Bình tam giác dung tích 100 ml: 6 cái/ nhóm
Ống đong dung tích 50 ml: 2 cái/ nhóm
Cân kĩ thuật: 1 cái/ nhóm
Phương tiện thực hành có thể bổ sung nếu trường học không có đủ các điều kiện kĩ thuật:
thìa nhựa hay đĩa sứ
giấy thấm, kim mũi mác
bảng so mầu
thuốc chỉ thị mầu
nước cất
Bảng kết quả thí nghiệm “Phiếu thực hành:PTH”
Bảng đánh giá kết quả học sinh
Phương pháp dạy học.
Phương pháp làm mẫu bắt chước.
Tổ chức học tập theo nhóm ( thảo luận nhóm).
Trực quan kết hợp với vấn đáp tìm tòi.
Phân tích cấu trúc nội dung.
Nội dung của bài thực hành chủ yếu là kĩ năng thực hiện quy trình làm mẫu đất để đo độ pH trong dung dịch đất.
Quy trình tiến hành xác định độ chua của đất.
Chuẩn bị mẫu đất.
Chuẩn bị hóa chất.
Chuẩn bị các phương tiện cần thiết.
Trình tư thực hiện các thao tác để đo pH của dung dịch đất và độ chua của đất do các ion trong keo đất gây ra.
Sau khi chuẩn bị được mẫu tiến hành xác định độ pH của đất.
Tiến trình dạy học
1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? độ chua của đất được xác định bằng các chỉ số nào?
3. Tiến trình thực hành.
Đặt vấn đề : “ Tại sao trên mỗi loại đất nhất định ta chỉ trồng được 1 số loại cây? Nếu như ta trồng những cây khác thì có thể cây vẫn sống nhưng hiệu quả thu được không cao? Điều đó do tính chất nào của đất quyết định?
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. (yêu cầu nêu được : đó là do mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với mỗi loại đất nhất định, điều đó do độ chua của đất quyết định. Do vậy muốn trồng cây có hiệu quả tốt cần phải xác định độ chua của đất để tròng những cây thích hợp”
GV : Để xác định độ chua của đất ta phải làm ntn? Điều đó được giải quyết trong bài hôm nay.
Hoạt động 1 : hướng dẫn quy trình thực hành.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(đã căn dặn HS từ bài học ngày hôm trước ) VD: yêu cầu học sinh mang mẫu đất đến
- GV: Giới thiệu các dụng cụ, hoá chất( có các lưu ý kèm theo khi giới thiệu) VD: Cách cân và chỉnh cân cho đúng, cách sử dụng máy đo PH
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II (T25 + T26) Sau đó gọi HS viết qui trình các bước tiến hành thí nghiệm
- GV: tiến hành làm mẫu có lưu ý những thao tác khó, những điểm cần chú ý
VD: khi sử dụng ống đong để đong kcl thì phải sử dụng ống đong khác ống đong nước. Hay khi đặt bầu điên cực để đo pH
- GV : có thể yêu cầu HS làm lại một số thao tác
Trong điều kiện nhà trường không có đủ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm GV có thể hướng dẫn HS làm theo phương pháp xác định độ chua của đất đơn giản hơn
B1 : Chuẩn bị mẫu đất thí nghiệm.
B2 : dùng kim mũi mác lấy mẫu đất cho mẫu đất thí nghiệm vào thìa nhựa đã rửa bằng nước cất.
B3 : nhỏ từ từ từng giọt chỉ thị màu vào mẫu đất cho đến khi còn thừa 1 giọt.
B4 : Sau 1 phút nghiêng thìa cho chỉ thị màu chảy sang 1 phía.
B5 : So màu bằng thang chỉ thị màu.
B6 : Ghi kết quả.
- HS: Chuẩn bị đầy đủ theo sự dặn dò của GV
- HS: Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh nghiên cứu SGK; biết qui trình thực hiện các bước
Cân 2 mẫu đất(20g/ mẫu)
B1
Đổ mỗi mẫu vào một bình tam giácvà đánh số 1 ; 2
Đong 50 ml dung dịch kcl. 1N đổ vào bình đất 1
B2
Đong 50 ml dung dịch kcl 1N đổ vào bình đất 2
B3: Lắc đều 2 bình(15 phút)
B4: Đặt bầu điện cực vào giữa lọ dung dịch. Khi số đã ổn định trên máy 30(s) thì đọc độ pH.
- HS: Quan sát, lắng nghe
HS tiến hành 1 số thao tác.
Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS tiến hành thực hành.
- GV: chia nhóm, chia dụng cụ, hoá chất, phát mẫu PTH cho học sinh
- GV: Tổ chức hS thực hành
Lưu ý : trong lúc này GV cần quan sát xem các nhóm HS có làm đúng qui trình không; những thao tác khó kịp thời uốn ắn, sửa chữa cho HS
- GV: Nhắc nhở học sinh ghi kết quả vào trong PTH, và thảo luận nhóm để giả thích kết quả của nhóm thu được
HS: phân công nhóm, nhận dụng cụ hoá chất, nhận PTH
HS: Tiến hành thực hành
HS: Ghi kết quả thu được
Hoạt động 3 : tổng kết bài học
Hoạt động dạy Hoạt động học
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Và tổ chức thảo luận giải thích kết quả thí nghiệm.
- GV: nhận xét, đánh giá.
+ Đánh giá về kết quả thí nghiệm
+ Đánh giá về thực hành thí nghiệm của các nhóm theo bảng sau: Bảng đánh giá kết quả thực hành thí nghiệm của học sinh.
Nhóm
Các
chỉ tiêu đánh giá
Nhóm
I
Nhóm
II
Nhóm
III
Nhóm
IV
Ý thức thực hành
Tốt
Chưa tốt
Thực
hiện qui trình
Đúng
Chưa đúng
Kết quả
Đạt
Không đạt
GV:
Căn cứ vào pH chia đất
pH ≤ 4.5 → đất rất chua
pH: 4,6 – 5,5 → đất chua
pH: 5,6 – 6,5 → đất chua ít
pH: 6,6 – 7,5 → đất trung tính
pH: 7,6 – 8 đất → hơi kiềm
pH: 8,1 – 8,5 → đất kiềm
pH:>8,5: → đất rất kiềm
Phần lớn diện tích đất Việt Nam có phản ứng chua trừ đất phù sa sông Hồng có phản ứng trung tính
GV: Củng cố và ra bài tập về nhà
+ Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi sau:
Tại sao đất bị chua? Cách xác định độ chua của đất như thế nào?
Nêu ý nghĩa của pH - đất
Tại sao không bón đạm trước hoặc ngay sau khi bón vôi khử chua cho đất
+ Đọc trước bài 9: T27 + T28 + T29 +T30
GV: dặn dò học sinh thu dọn vệ sinh
HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích
HS: chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Học sinh lắng nghe.
HS : Thu dọn vệ sinh phòng thực hành
Bài thực hành số 3
Bài thực hành số 5 : Xác định sức sống của hạt.
Bài thực hành số 14 : Trồng cây trong dung dịch.
A . Bài thực hành số 5 : Xác định sức sống của hạt
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh phải
Về kiến thức
Trình bày được phương pháp xác định sức sống của hạt bằng thuốc thử Carmin
Xác định được tỉ lệ sống của 1 số loại hạt
Giải thích được cơ sở khoa học của kết quả thí nghiệm
Về kĩ năng
Xác định được sức sống của hạt. Nhuộm hạt đúng qui trình kĩ thuật. phân biệt được hạt sống hạt chết
Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy công nghệ
Về thái độ
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống
Rèn luyện ý thức, thái độ làm việc khoa học, chính xác
Rèn luyện tính cẩn thận, khéo lé, có ý thức tổ chức kỹ thuật, trật tự
Phương tiện thực hành.
SGK; Phiếu thực hành (PTH): 1 PTH(nhóm, Bảng đánh giá:1 bảng/ 1 nhóm)
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
Hạt giống(lúa, lạc, đậu đỗ): 50 hạt/nhóm(lưu ý có cả hạt sống và hạt không sống(các hạt bị sâu, mọt hay có thể luộc một số hạt lên). Và đã được xử lý trước khi mang đến lớp).
Thuốc thử (do gv chuẩn bị): 1 lọ/1 lớp
Hộp petri: 1hộp/nhóm
Panh (kẹp): 2 cái/nhóm
Lam kính: 2 cái/nhóm
Dao cắt hạt: 2 cái/nhóm
Giấy thấm : 4-5 tờ.
III. Phân tích cấu trức nội dung của bài.
Nội dung chính của bài này là :
Xác định sức sống của hạt bằng thuốc nhuộm Indicago cacmanh theo đúng quy trình kĩ thuật.
Tính được tỷ lệ hạt sống của 1 loại hạt nào đó trước khi gieo trồng.
IV. Phương pháp dạy học
Làm mẫu bắt chước
Tổ chức học tập theo nhóm
Trực quan kết hợp vấn đáp tìm tòi
V Tiến trình thực hành.
1. Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi : Trình bày quy trình sản xuất giống cây rừng? những khó khăn chính trong công tác sản xuất giống cây rừng?
3. Tiến trình thực hành.
Hoạt động 1 : Kiểm tra mẫu hạt mà HS đã chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV thông báo mục tiêu của bài thực hành :
Xác định được hạt sống hay hạt chết.
Tính được tỷ lệ hạt sống của mẫu thực hành.
GV: Hướng dẫn, giới thiệu các nguyên liệu dụng cụ, hoá chất. Có các lưu ý kèm theo khi giới thiệu.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục II – SGK. Sau đó gọi học sinh lên bảng viết qui trình các bước tiến hành thí nghiệm
GV: Tiến hành làm mẫu – thí nghiệm trong khi làm giáo viên nhấn mạnh các lưu ý trong thao tác thực hiện từng bước
+ B1: Lưu ý lau sach hạt trước khi cho vào hộp petri
+ B2: Phải đổ thuốc thử ngập hạt
+ B3: Khi lấy hạt ra phải lau sạch thuốc thử ở vỏ hạt trước khi cắt
+ B4: Lưu ý các cầm panh, giữ và cắt hạt. Quan sát hạt sống hay chết.
Nếu như trong trường hợp nhà trường không có thuốc thử thì có thể tiến hành làm thí nghiệm khác.
B1 : Ngâm hạt giống trong khay nước sạch. Thời gian ngâm tùy vào từng loại hạt: ngô ngâm 8-12h , Đậu, đỗ ngâm 1-2 h.
B2 : Vớt hạt ngâm ra để ráo nước.
B3 : gieo hạt giống vào khay đựng cát ẩm bằng cách ấn cho hạt giống ngập trong cát.
B4: Giữ khay cát đã gieo hạt ở nơi đủ ẩm và giữ ẩm thường xuyên.
B5: Sau 4 ngày tãi hạt giống ra khay đếm số hạt nảy mầm bình thường rồi tính tỷ lệ nảy mầm theo công thức.
A% = hạt nảy mầm/số hạt gieo * 100%
HS: Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ
HS: Nghiên cứu SGK; viết qui trình các bước
B1:
+ Lấy 50 hạt giống
+ Dùng giấy lau sạch
+ Xếp vào hộp petri
B2:
+ Đổ thuốc thử vào hộp
+ Ngâm 25- 30 phút
B3:
+ Lấy hạt ra
+ Dùng giấy thấm sạch vỏ hạt
B4:
+ Dùng pank kẹp chặt
+ Đặt lên lam kính và dùng dao cắtđôi hạt và quan sát phôi và nội nhũ
HS: Quan sát, lắng nghe
Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS tiến hành thực hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV: Chia nhóm, chia nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất, phát PTH cho HS
- GV: Tổ chức HS thực hành: lưu ý: quan sát, theo dõi HS tiến hành thực hành để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.
- GV: Nhắc nhở HS ghi kếtquả vào PTH, thảo luận nhóm và giải thích kết quả thực hành của nhóm
HS: Phân công nhóm; nhận nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất,PTH
HS: Tiến hành thực hành
- HS: Ghi kết quả vào PTH
Hoạt động 4: tổng kết bài thực hành
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
- GV: Tổ chức thảo luận nhóm và giải thích kết quả thí nghiệm qua câu hỏi:
Tại sao nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết và nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống?
Em có nhận xét gì về sức sống của 1 số hạt này?
GV: Nhận xét, bổ sung và đánh giá kết quả thực hành của học sinh theo bảng sau:
Nhóm
Các
chỉ tiêu
đánh giá
I
II
III
IV
thựchiện
qui trình
Đúng
Chưa đúng
Ý thức
thực hành
tốt
Chưa tốt
Kết quả
Đạt
Không đạt
GV: Dặn dò HS
+ Học kĩ bài
+ Đọc trước bài 6:
+ Thu dọn vệ sinh.
HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời
Vì carmin là một chất độc mà tế bào sống, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc
2.Sức sống của các loại hạt này đạt tỉ lệ khá cao( hay không cao) dựa trên kết quả thực hành của HS
- HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
HS: thu dọn vệ sinh phòng thực hành
B. Bài thực hành 14 : thực hành trồng cây trong dung dịch
Mục tiêu
Về kiến thức
Trình bày được qui trình công nghệ của việc trồng cây trong dung dịch.
Giải thích được cơ sở khoa học của các hiện tượng, các kết quả thí nghiệm.
Về kĩ năng
Trồng được cây trong dung dịch đúng kỹ thuật. Đảm bảo cây phát triển tốt.
Hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy công nghệ.
Về ý thức
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.
Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Phương tiện dạy học
SGK
Phiếu thực hành
Bảng đánh giá kết quả thí nghiệm của học sinh
4.Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
Bình thuỷ tinh hay bình nhựa(1 L) có nắp đậy, nắp có lỗ: 1 cái/nhóm.
Giấy đen bịt kín xung quanh bình: 1 tờ / nhóm.
Dung dịch dinh dưỡng Knôp: 1L / nhóm.
Cây thí nghiệm: 1 cây / nhóm.
Máy đo pH( hoặc thang so màu pH chuẩn, giấy quỳ): 1 cái / lớp.
Ống hút 10ml: 1 cái / nhóm.
Dung dịch H2S04 0,2% : 50 ml/ nhóm.
Dung dịch NaOH 0,2%: 50 ml/ nhóm.
Phương pháp dạy học
Làm mẫu bắt chước.
Tổ chức học tập theo nhóm.
Trực quan kết hợp vấn đáp tìm tòi.
Cốc thuỷ tinh100ml: 1 cái / nhóm.
Phân tích cấu trúc nội dung bài học.
Bài này có 2 nội dung cơ bản là :
Điều kiện sống của cây : đó là các thành phần các chất dinh dưỡng trong dung dịch, hàm lượng oxy trong bình trồng phải đáp ứng được các yêu cầu phát triển của cây. Do đó cần phải pha dung dịch vào bình chứa để đảm bảo các yêu cầu đó.
Kỹ thuật trồng cây trong dung dịch : phải chọn cây con khỏe, có bộ rễ phù hợp, đặt cây trong dung dung dịch với mức độ phù hợp để rễ có khả năng lấy chất dinh dưỡng và cả oxy, đồng thời phải giữ cây luôn đứng vững.
Tiến trình thực hành.
ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : nêu đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật chuyển hóa lân.
Tiến trình bài học.
Hoạt động 1 : kiểm tra mẫu thực vật đã yêu cầu HS chuẩn bị từ trước.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình thực hành.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành :
Trồng được cây trong dung dịch
Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
GV: Giới thiệu các nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất(kèm theo một số giải thích)
+ Bình có 2 nắp đậy, nắp có đục lỗ để làm gì?
→ Để trồng cây và thông khí
+ Sử dụng bình có màu đen hoặc bao giấy đen xung quanh có tác dụng gì?
→ Để ánh sáng không xuyên qua
+ Giới thiệu về dung dịch dinh dưỡng knôp và lưu ý khi pha trộn các thành phần tạo dung dịch dinh dưỡn knôp pha the trình tự nhất đinh để tránh hiện tượng kết tủa
+ Cách chọn cây thí nghiệm như thế nào?
Cây thời gian sinh trưởng ngắn → để rút ngắn thời gian theo dõi, quan sát.
Cây có rễ thẳng, trắng → trồng vào bình dễ dàng và rễ còn sống
+ Cách sử dụng máy đo pH; thang màu pH vv
- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu qui trình thực hành trong SGK, Sau đó gọi học sinh viết qui trình đó lên bảng.
- Tiến hành làm mẫu, khi tiến hành giáo viên lưu ý cho HS một số thao tác, kĩ thuật.
+ Cách kiểm tra và điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng.
+ Cách đo pH như thế nào?...
+ Cách điều chỉnh pH như thế nào cho được pH thích hợp
+ Cách luồn rễ cây qua lỗ ở nắp bình
+ Cách đặt rễ cây trong dung dịch: 1 phần rễ ngập trong dung dịch tác dung làm gì? (Giúp cây hút dinh dưỡng) Phần phía trên(Giúp cây hút 02 để hô hấp)
- Theo dõi sinh trưởng của cây theo các chỗ tiêu trong bảng SGK T46, theo các tuần và ghi lại kết quả
HS: Quan sát, theo dõi, lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của giáo viên
HS: Nghiên cứu qui trình thực hành trong SGK; viết qui trình đó lên bảng .
HS: Quan sát giáo viên làm mẫu; lưu ýcác thao tác kĩ thuật khó
Hoạt động 3 : tổ chức cho HS làm thực hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV: Chia nhóm, chia dụng cụ, hoá chất, phát PTH cho học sinh.
- GV: Tổ chức HS tiến hành thực hành giáo viên quan sát, uốn nắn
- GV: nhắc nhở HS ghi kết quả vào bài tường trình(PTH)
HS: Phân công nhóm, nhận dụng cụ hoá chất, PTH
HS: Tiến hành thực hành
HS: Ghi kết quả thu được vào PTH
Hoạt động 4 : tổng kết bài thực hành
GV: Thu nhận sản phẩm của HS
GV: Nhận xét, đánh giá, củng cố. Đánh giá quá trình làm việc của các nhóm.
Nhóm
Các
chỉ tiêu
đánh giá
I
II
III
IV
thựchiện
qui trình
Đúng
Chưa đúng
Ý thức
thực hành
tốt
Chưa tốt
Kết quả
Đạt
Không đạt
- GV: Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh sạch sẽ
HS: nộp sản phẩm
HS: Lắng nghe
- HS: Thu dọn, vệ sinh sạch sẽ
* Dặn dò.
GV dặn dò HS:
+ Học kĩ bài
+ Nghiên cứu trứoc bài 15 “T47 → T49”
Bài thực hành số 4
Bài 21 : Ôn tập chương I
Mục tiêu.
Sau bài này HS phải :
Kiến thức.
- Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất giống cây trồng và cây lâm nghiệp.
- Xác lập được mối quan hệ giữa 4 yếu tố: Giống, đất, phân bón, bảo vệ cây trồng. Từ đó nêu được qui trình trong sản xuất nông, lâm nghiệp
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Hình thành tư duy kĩ thuật và tư duy công nghệ.
3. Thái độ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong sản xuất nông , lâm nghiệp
- Có ý thức sử dụng các biện pháp kĩ thuật liên hoàn nhằm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm cây trồng, lâm nghịêp.
II. Phương pháp dạy học
Vấn đáp: Tái hiện thông báo
Vấn đáp: Khái quát, tổng hợp.
III. Những nội dung kiến thức chính.
Các khâu cơ bản trong quy trình sản xuất giống cây trồng và giống cây lâm nghiệp.
Những vấn đề trong việc sử dụng đất và bảo vệ đât nông nghiệp.
Sử dụng và sản xuất phân bón.
Vấn đề bảo vệ thực vật.
IV. Phương tiện dạy học.
Bảng hệ thống hóa kiến thức chương I.
V. Tiến t
File đính kèm:
- bai 2 cong nghe 10(1).doc