Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi

I. Mục tiêu

. 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS cần nắm chắc:

 - Kiến thức về các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi

 - Các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng phổ biến ở nước ta.

 2. Kỹ năng

 Rèn cho HS các kỹ năng:

 - Phân biệt được các phương pháp chọn lọc cơ bản, hiểu sâu sắc hơn về sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp.

 - Biết phân tích các chỉ tiêu trong đánh giá vật nuôi.

 3. Thái độ

 Bồi dưỡng cho HS ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn giống khi tiến hành chăn nuôi.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên

 - SGK, SGV, Giáo án

 - Phiếu học tập: Tìm hiểu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 8449 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2012 Ngày dạy: Lôùp daïy : Tiết PPCT: 20 Bài 23: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu . 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS cần nắm chắc: - Kiến thức về các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi - Các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng phổ biến ở nước ta. 2. Kỹ năng Rèn cho HS các kỹ năng: - Phân biệt được các phương pháp chọn lọc cơ bản, hiểu sâu sắc hơn về sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp. - Biết phân tích các chỉ tiêu trong đánh giá vật nuôi. 3. Thái độ Bồi dưỡng cho HS ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn giống khi tiến hành chăn nuôi. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - SGK, SGV, Giáo án - Phiếu học tập: Tìm hiểu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi. PPCL ND Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể Đối tượng Tiểu gia súc và gia cầm cái sinh sản Thường là đực giống Điều kiện áp dụng Khi chọn nhiều vật nuôi cùng lúc Khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao Cách tiến hành - Đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể về các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống. - Lựa chọn những cá thể đủ tiêu chuẩn để giữ lại làm giống. Gồm 3 bước: - Chọn lọc tổ tiên - Chọn lọc bản thân. - Kiểm tra đời sau Bản chất Chọn lọc dựa trên kiểu hình Chọn lọc căn cứ vào kiểu gen Ưu điểm - Nhanh, đơn giản - Ít tốn kém, dễ thực hiện Hiệu quả chọn lọc cao Nhược điểm Hiệu quả chọn lọc không cao - Tốn nhiều thời gian - Đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất tốt và trình độ KH – KT cao. 2. Học sinh - Đọc bài trước ở nhà và trả lời các câu hỏi có trong bài - Tìm hiểu các vấn đề thực tế có liên quan đến bài học. III. Phương pháp dạy học Trực quan + Vấn đáp IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Có những quy luật sinh trưởng, phát dục nào ở vật nuôi ? Cho ví dụ minh hoạ ? (?) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục ở vật nuôi ? 3. Bài mới Đặt vấn đề: Trong chăn nuôi, 3 yếu tố kỹ thuật cơ bản quyết định sự thành bại là giống, thức ăn và công tác thú y. Trong đó, giống đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa cách mạng trong nâng cao năng suất. Vì thế để phát triển chăn nuôi thì phải chú trọng đến công tác giống. Làm thế nào để chọn những giống tốt cho số lượng và chất lượng sản phẩm cao, hôm nay ta sẽ tìm hiểu qua bài 23: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chọn lọc giống vật nuôi GV: Trong cuộc sống chúng ta thường quen thuộc với các hoạt động chọn vật nuôi như chọn trâu để cày, lợn nuôi lấy thịt, gà nuôi đẻ trứng hay lấy thịt (?) Khi chọn gà nuôi lấy thịt và gà nuôi lấy trứng thì người ta chọn con giống như thế nào ? Có gì khác nhau ? (?) Sự lựa chọn vật nuôi với những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào yếu tố nào ? GV: Như vậy với những mục đích chăn nuôi khác nhau mà con người lựa chọn những vật nuôi có đặc điểm khác nhau. Đây chính là quá trình chọn lọc giống vật nuôi. (?) Chọn lọc giống vật nuôi là gì ? Hoạt động 2: Tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản trong chọn lọc giống vật nuôi (?) Có những chỉ tiêu cơ bản nào trong chọn lọc giống vật nuôi ? GV nêu ví dụ: đặc điểm 1 số giống lợn: + Lợn lanđrat: lông trắng, tai to cụp xuống, mình dài, chân cao. + Lợn duroc: màu lông vàng sẫm + Lợn móng cái: có mảng đen hình yên ngựa ở lưng (?) Từ các đặc điểm của các giống lợn trên, hãy cho biết căn cứ để phân biệt các giống lợn này với nhau là gì? (?) Chỉ tiêu ngoại hình có ý nghĩa gì trong chọn lọc giống vật nuôi ? GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trang 68 SGK. (?) Từ bài tập trên, cho biết người ta sử dụng phương pháp gì để đánh giá ngoại hình vật nuôi ? GV: Đây là một cách để xác định ngoại hình, thường được áp dụng với các chỉ tiêu về diện mạo như màu sắc, độ mịn mượt của lông, da. (?) Đối với các chỉ tiêu hình thể như chiều đo, hình khối của cơ thể thì phải dùng phương pháp gì ? Bổ sung: khi chọn trâu bò cày kéo thì phải chọn con có vòng ống chân nhỏ à người ta phải tiến hành đo vòng ống chân của các con vật để so sánh làm cơ sở để lựa chọn. GV: Yêu cầu HS n.cứu SGK (?) Em hiểu thế nào là thể chất ? (?) Thể chất được hình thành bởi những yếu tố nào? (?) Trong chăn nuôi chúng ta cần phải làm gì để tăng cường thể chất cho vật nuôi? (?) Thể chất có ý nghĩa như thế nào trong chọn lọc ? (?) Làm thế nào để xác định được chỉ tiêu này ? Bổ sung: thường có 4 kiểu thể chất là thô, thanh, săn, sổi tương ứng với các hướng sản xuất khác nhau. Chẳng hạn, thể cgất thô gồm những con vật có đặc điểm da khô, xương ít phát triển, ít mỡ. Đối tượng vật nuôi chủ yếu ở nhóm này là cừu cho lông. (?) Mối liên hệ giữa ngoại hình và thể chất ? GV: Yêu cầu HS nhắc lại k/n sinh trưởng, phát dục. (?) Làm thế nào để xác định được khả năng sinh trưởng của vật nuôi ? (?) Tại sao khi xác định khả năng sinh trưởng người ta lại phải xác định mức tiêu tốn thức ăn ? Bài tập:Một con lợn được nuôi từ tháng 2 (năng 20kg) đến tháng 6 (68kg) tiêu tốn hết 192kg thức ăn tổng hợp. Hãy xác định khả năng sinh trưởng của con lợn này? (?) Kết quả này có ý nghĩa gì trong chọn lọc ? (?) Phát dục là thời điểm con vật thành thục về cấu tạo và chức năng sinh lí, biểu hiện của con vật lúc này là gì ? Ví dụ: Bò lai sin đẻ lứa đầu lúc 35 tháng tuổi hay trâu đẻ lứa đầu lúc 41 tháng tuổi. (?) Làm thế nào để xác định chỉ tiêu phát dục ở vật nuôi? (?) Biết được đặc điểm phát dục của vật nuôi có ý nghĩa gì trong chọn lọc? (?) Hãy kể tên một số sản phẩm của vật nuôi ? (?) Khi đánh giá mức độ sản xuất của một giống gà cho trứng thì ta phải đánh giá những mặt nào? Đối với những sản phẩm là thịt thì căn cứ vào đâu để đánh giá? GV: Đối với các giống vật nuôi khác nhau sẽ có cách đánh giá sức sản xuất khác nhau. (?) Việc xác định các chỉ tiêu sức sản xuất có ý nghĩa gì trong chọn lọc giống vật nuôi ? Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi (?) Có những phương pháp chọn lọc giống vật nuôi nào? GV: Thực tế có rất nhiều phương pháp nhưng trong phạm vi bài học ta chỉ n.cứu 2 pp điển hình này. GV: Dán PHT, chia lớp thành các nhóm, thảo luận hoàn thành PHT trong 2 phút. Các nội dung cần n.cứu: + đối tượng + điều kiện áp dụng + cách tiến hành + bản chất + ưu, ngược điểm - TL: + gà lấy thịt: thân to thô, vuông vức, cổ dài trung bình, ngực nở, chân to, khối lượng lớn, dáng đi nặng nề. + gà đẻ trứng: thân thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, nhanh nhẹn - Phụ thuộc vào mục đích chăn nuôi. - TL: - Có 3 chỉ tiêu: + Ngoại hình, thể chất + Sinh trưởng, phát dục + Sức sản xuất - Dựa vào ngoại hình của con vật - TL: + phân biệt được giống này với giống khác + nhận định được tình trạng sức khoẻ, cấu trúc, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. + dự đoán được khả năng sản xuất của vật nuôi. - TL: + Bò hướng thịt: toàn thân sâu rộng, cơ phát triển + Bò hướng sữa: phần mông so với trước to hơn, vú phát triển, cơ ít phát triển - Nhìn, quan sát, so sánh - Đo chỉ tiêu và so sánh - TL - Tính di truyền và điều kiện sống. - Tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi như xây dựng chuồng trại rộng rãi, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ. - Thể chất biểu hiện được sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi. - Dùng giác quan để quan sát, dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi, dùng thước đo để đánh giá các chiều đo của cơ thể. - Liên quan chặt chẽ với nhau - N.cứu SGK TL: - Vì nếu con vật có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng lại tiêu tốn quá nhiều thức ăn thì cũng không mang lại lợi ích kinh tế. - Làm BT. Kết quả: 4kg thức ăn/ 1kg tăng trọng - So sánh, lựa chọn được con vật lớn nhanh, có mức tiêu tốn thức ăn thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Con vật bắt đầu thời kì sinh sản. - Theo dõi thời điểm con vật cho sản phẩm sinh dục đầu tiên. - Chọn được con vật phát triển hoàn thiện, biểu hiện rõ sự thành thục sinh dục, phù hợp với độ tuổi của từng giống. - Thịt, trứng, sữa, lông, da - TL: - Có thể đánh giá, chọn con vật cho sản phẩm có số lượng và chất lượng. - Có 2 PP: CL hàng loạt và CL cá thể I. Khái niệm chọn lọc giống vật nuôi Chọn lọc giống vật nuôi là quá trình con người lựa chọn những vật nuôi đực, cái đạt tiêu chuẩn theo mục đích chăn nuôi và giữ lại làm giống. II. Các chỉ tiêu cơ bản trong chọn lọc giống vật nuôi 1. Ngoại hình, thể chất a. Ngoại hình - K/n: ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống - Vai trò: + phân biệt được giống này với giống khác + nhận định được tình trạng sức khoẻ, cấu trúc, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. + dự đoán được khả năng sản xuất của vật nuôi. - Cách xác định: quan sát, đo các chiều đon của cơ thể và so sánh. b. Thể chất - K/n: thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi. - Vai trò: phản ánh sức sản xuất và khả năng thích nghi của con vật với điều kiện phát triển của cá thể. - Cách xác định: + Dùng giác quan để quan sát, dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi. + Dùng thước đo để đánh giá các chiều đo của cơ thể. * Mối quan hệ: Ngoại hình biểu hiện ra bên ngoài thống nhất với thể chất bên trong. 2. Khả năng sinh trưởng, phát dục * Khả năng sinh trưởng - Cách xác định: + Tốc độ tăng khối lượng cơ thể (g/ngày hay kg/tháng) + Mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn/ 1kg tăng trọng lượng) - Vai trò: Đánh giá được mức độ phát triển của vật nuôi, lựa chọn được con vật đạt giá trị cao. * Khả năng phát dục - Cách xác định: theo dõi, xác đinh thời điểm con vật cho sản phẩm sinh dục đầu tiên. - Vai trò: Đánh giá được mức độ phát triển hoàn thiện của cơ thể vật nuôi 3. Sức sản xuất - K/n: là mức độ sản xuất ra sản phẩm của vật nuôi. - Cách xác định: căn cứ vào sản phẩm của vật nuôi để có cách đánh giá phù hợp. - Vai trò: là căn cứ để chọn được các cá thể vật nuôi có mức độ cho sản phẩm cao và chất lượng sản phẩm tốt. III. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi PHT 4. Củng cố: - Các chỉ tiêu chính trong chọn lọc giống vật nuôi ? - Các phương pháp chủ yếu trong chọn lọc giống vật nuôi ? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài - Tìm hiểu đặc điểm các giống vật nuôi ở bài 24 V. Rút kinh nghiệm 1. Nội dung 2. Phương pháp

File đính kèm:

  • docBai 23 CHON LOC GIONG VAT NUOI.doc