Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng

I. Mục tiêu: Sau bài này, giáo viên cần phải làm cho học sinh:

1. Về kiến thức:

 - Biết được keo đất là gì?

 - Thế nào là khả năng hấp phụ của đất.

 - Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của dung dịch đất

 2. về kỹ năng:

 - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, khái quát, tổng hợp

3. Về thái độ:

 - Học sinh có ý thức tìm hiểu đặc điểm các loại đất trồng ở địa phương

II. Chuẩn bị:

1. Trọng tâm:

Phần I: Keo đất và khả năng hấp phụ của dung dịch đất

Phần II: Phản ứng của dung dịch đất

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mụn: Người soạn: Lớp: GVHD: Ngày soạn: SVTH: ` Bài 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG I. Mục tiêu: Sau bài này, giáo viên cần phải làm cho học sinh: 1. Về kiến thức: - Biết được keo đất là gì? - Thế nào là khả năng hấp phụ của đất. - Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của dung dịch đất 2. về kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, khái quát, tổng hợp 3. Về thái độ: - Học sinh có ý thức tìm hiểu đặc điểm các loại đất trồng ở địa phương II. Chuẩn bị: 1. Trọng tâm: Phần I: Keo đất và khả năng hấp phụ của dung dịch đất Phần II: Phản ứng của dung dịch đất 2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tìm tòi bộ phận.... 3. Đồ dùng: Tranh vẽ hình 7: sơ đồ cấu tạo của keo đất Tranh vẽ phương trình trao đổi ion khi bón vôi vào đất III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Câu 2: Trình bày qui trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào. 3. Hoạt động dạy học. ĐVĐ: Trong sản xuất trồng trọt, đất là môi trường sống của mọi loại cây trồng. Vì vậy muốn sản xuất trồng trọt có hiệu quả phải biết các tính chất của đất để từ đó có biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lý. Hoạt động 1: Tìm hiểu về keo đất và khả năng hấp phụ của đất Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV: Gọi 1 học sinh đọc khái niệm về keo đất - GV giải thích rõ khái niệm: + Về kích thước: Trong đất có rất nhiều hạt có kích thước khác nhau, hạt keo có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn 1àm(1àm = 10-3mm) + Trạng thái huyền phù: Trạng thái lơ lửng trong nước. - GV treo tranh hình 7/Tr22: + Hãy quan sát hình 7 và chỉ ra những điểm giống nhau giữa hai loại keo đất? + Vậy keo đất được cấu tạo bởi mấy phần? + Quan sát hình 7 và nghiên cứu SGK hãy chỉ ra vị trí và vai trò các lớp ion ? (GV giải thích thêm về sự bù điện tích giữa hai lớp ion ngoài cùng) GV nhấn mạnh thêm về vai trò của lớp ion khuyếch tán + quan sát hình 7 và chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại keo? - GV:Thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Do đâu đất có khả năng hấp phụ? - GV: Mối quan hệ giữa tính hấp phụ với số lượng hạt keo? - GV: Biện pháp để làm tăng khả năng hấp phụ cho đất? (GV gợi ý: đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì nhiều hạt keo) - HS lắng nghe - HS quan sát, thảo luận, trả lời - HS nghiên cứu, trả lời - HS quan sát, nghiên cứu SGK, trả lời - HS quan sát, thảo luận, trả lời. - HS trả lời - HS thảo luận, trả lời - HS liên hệ thực tế thảo luận, trả lời I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 1. Keo đất: a. Khái niệm: b. Cấu tạo keo đất: 2. Khả năng hấp phụ của đất Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS nhắc lại: + Khái niệm dung dịch đất đã học ở lớp 7? + Phản ứng của dung dịch đất? + Vai trò của nồng độ H+ và OH- trong việc quyết định phản ứng của dung dịch đất? - GV: Yếu tố nào quyết định độ chua hoạt tính? Yếu tố nào quyết định độ chua tiềm tàng? - GV: Tại sao gọi là độ chua hoạt tính? độ chua tiềm tàng? (GV gợi ý: độ chua hoạt tính do H+ hoà tan trong dung dịch đất gây nên, còn độ chua tiềm tàng do H+ và AL3+ hấp phụ trên bề mặt keo đất gây nên) - GV: Tại sao đất chứa nhiều muối Na2CO3, CaCO3 thì có tính kiềm? (GV gợi ý để HS viết phương trình) - GV: Nghiên cứu tính chua, tính kiềm của dung dịch đất nhằm mục đích gì? - GV: Em cho biết đặc điểm của 1 số loại đất trồng ở Việt Nam? - GV: Em cho biết biện pháp sử dụng hiệu quả những loại đất này? (GV gợi ý: Cây trồng phù hợp? biện pháp cải tạo?) - HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận, trả lời - HS nghiên cứu SGK, trả lời - HS nghiên cứu SGK, trả lời - HS nghiên cứu, thảo luận, trả lời - HS nghiên cứu SGK, trả lời - HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời - HS thảo luận, trả lời. II. Phản ứng của dung dịch đất: - Dung dịch đất: - Phản ứng của dung dịch đất: + [H+] > [OH-]: tính axít + [OH-] = [H+]: trung tính + [OH-] >[H+]: tính kiềm 1. Phản ứng chua của đất: a. Độ chua hoạt tính b. Độ chua tiềm tàng 2. Phản ứng kiềm của đất. * ý nghĩa của việc nghiên cứu phản ứng dung dịch đất: Hoạt động 3: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV: HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi sau: + Cho biết yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? + Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất? - GV: Sự khác nhau giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo? - GV: Vai trò của con người trọng việc hình thành và phát triển độ phì nhiêu của đất? - HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời. - HS thảo luận, trả lời - HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời - HS thảo luận, trả lời. III. Độ phì nhiêu của đất: 1. Khái niệm 2. Phân loại IV. Tổng kết đánh giá bài học 1. Cấu tạo, vai trò của keo đất? 2. Đất có mấy loại phản ứng? ý nghĩa của việc nghiên cứu phản ứng dung dịch đất 3. Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất? V. Về nhà - Trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc trước bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất

File đính kèm:

  • docbai 7 mot so tinh chat cua dat trong(1).doc