Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Học sinh biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.

- Học sinh biết được cách sử dụng một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng.

2- Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.

 3- Thái độ:

Có ý thức ham mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học để áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT ˜&™ Môn: CÔNG NGHỆ 10 Lớp: 10A Ngày dạy: 11/2010 Số tiết dạy: 1 Tên bài giảng: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Học sinh biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. - Học sinh biết được cách sử dụng một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp. 3- Thái độ: Có ý thức ham mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học để áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh vẽ H13/ SGK, Mẫu phân lân hữu cơ vi sinh, nhãn, bao bì đựng phân vi sinh. - Phiếu học tập Loại phân vi sinh vật Thành phần Sử dụng Phân vi sinh vật cố định đạm Phân vi sinh vật chuyển hóa lân Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình kết hợp đàm thoại để giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: - Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật. - Phân vi sinh vật cố định đạm. - Phân vi sinh vật chuyển hóa lân. V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) 1/ Kể tên một số loại phân hóa học, phân hữu cơ thường dùng ở địa phương. 2/ Dựa vào đặc điểm phân hữu cơ, em hãy cho biết vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Bón thúc có được không? Đáp án: 1/ Phân hóa học: Phân đạm sunphat, Supe lân, Urê, ... Phân hữu cơ: Phân chuông, phân xanh, phân bắc... 2/ Vì phân hữu cơ chứa những chất dinh dưỡng cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được. Không bón thúc được vì khó tan, hiệu quả chậm... 3- Nội dung bài mới: (35ph) TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10’ GV cho HS thảo luận các câu hỏi: Thế nào là công nghệ vi sinh? GV Cho HS quan sát các mẫu vật về phân vi sinh. Cho biết các loại phân vi sinh vật dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp? Nêu nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật? Sơ đồ tổng quát sản xuất phân vi sinh. Trộn chủng VSV đặc hiệu với chất nền Nhân các chủng VSV đặc hiệu Phân VSV đặc chủng Đọc SGK, quan sát vật mẫu, thảo luận và trả lời các câu hỏi GV đưa ra Nghe GV nêu câu hỏi, đọc SGK và phát biểu: Phân vi sinh vật chuyển hoá lân, cố định đạm, phân giải chất hữu cơ. HS vẽ sơ đồ vào vở I/ NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH VẬT 1- Khái niệm: Ứng dụng công nghệ vi sinh vật là vận dụng công nghệ vi sinh nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các loại phân vi sinh vật khác nhau phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. 2- Nguyên lí: Khi sản xuất một loại phân vi sinh vật nào đó , người ta nhân, sau đó phối trộn chủng vi sinh vật đặc hiệu với một chất nền. 25’ Phát phiếu học tập : Loại phân vi sinh vật Thành phần Sử dụng Phân vi sinh vật cố định đạm Phân vi sinh vật chuyển hoá lân Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ với các câu hỏi gợi ý: Hãy cho biết hiện nay chúng ta đang dùng những loại phân vi sinh vật cố định đạm nào? Cho biết thành phần của phân Nitragin, trong các thành phần đó, thành phần nào đóng vai trò chủ đạo? vì sao? Theo em phân Nitragin có thể bón cho cây họ đậu được không? Vì sao? BS: Phân Nitragin sản xuất bằng cách phân lập VSV cố định đạm cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu, nuôi dưỡng trong môi trưòng thích hợp tạo ra một lượng lớn VSV rồi trọn với than bùn khô, các chất khoáng, các nguyên tố vi lượng Nêu cách sử dụng phân Nitragin? Phân Nitragin và Azogin khác nhau ở điểm nào? GV cho HS thảo luận và trả lời: Phân vi sinh chuyển hoá lân có những dạng nào? Nêu sự khác nhau giữa chúng? Thành phần của phân lân hữu cơ do Việt Nam sản xuất? Sử dụng bảo quản phân lân hữu cơ vi sinh như thế nào? Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ có gì khác với phân vi sinh vật cố định đạm và VSV phân giải lân? Mục đích chính của việc bón phân VSV phân giải chất hữu cơ? Phân vi sinh chuyển hoá chất hữu cơ thường gặp có những loại nào? Được sử dụng như thế nào? Đọc SGK, thảo luận các câu hỏi gội ý và hoàn thành phiếu học tập HS liên hệ thực tế để trả lời: Các loại phân vi sinh khi dùng phải tránh ánh nắng mặt trời. Đọc kĩ phần 3 suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV Phân VSVchuyển hoá chất hữu cơ thường gặp là: Estrasol và Mana II/ MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG: 1- Phân vi sinh vật cố định đạm: - Là loại phân bón có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu (nitragin), hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác (azogin). - Thành phần chính của loại phân này gồm: + Than bùn. + Vi sinh vật nốt sần cây họ đậu. + Các chất khoáng. + Nguyên tố vi lượng. - Sử dụng: Tẩm hạt giống, tránh ánh nắng à gieo trồng và vùi vào trong đất ngay hoặc bón trực tiếp vào trong đất. 2- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: - Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photpho bacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (phân lân hữu cơ vi sinh). - Thành phần : + Than bùn. + Vi sinh vật chuyển hóa lân. (1glân hữu cơ có 0,5tỉ tế bào vi sinh vật). + Bột photphorit hoặc apatit. + Các nguyên tố khoáng và vi lượng. - Sử dụng: Tẩm hạt giống trước khi gieo (photpho bacterin) hoặc bón trực tiếp vào trong đất . 3- Phân vi sinh vật phân giải chât hữu cơ: - Là loại phân bón có chứa các loại vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. - Thành phần: Enzim do một số vi sinh vật tiết ra. - Bón vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng mà cây có thể hấp thụ được. - Bón trực tiếp vào đất 4- Củng cố và luyện tập:(4ph) 1/ Loại phân bón nào dưới đây chứa vi sinh vật cố dịnh đạm sống hội sinh với cây lúa? A.Lân hữu cơ vi sinh. B.Nitragin. C.Photpho bacterin. D.Azogin. 2/ Loại phân bón nào dưới đây chứa vi khuẩn họ đậu? A.Azogin. B.Nitragin. C.Photpho bacterin. D.Phân lân hữu cơ. Đáp án: 1/ D. 2/B. 5- Dặn dò:(1ph) - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị dụng cụ thực hành: Mỗi nhóm chuẩn bị một miếng xốp dày khoảng 0,5cm bằng bao diêm,một lọ nhựa dung tích 1000mlcó nắp đậy giữa nắp khoét một lỗ tròn đường kính 1,5cm hai bên đục hai lỗ nhỏ.một dao nhỏ sắc ,có thể dùng lưỡi dao cạo râu,giờ học sau mang đến lớp - Xem trước bài 14.

File đính kèm:

  • docBai 13.doc
Giáo án liên quan